Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh ở trường thpt Mường Lát

Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh ở trường thpt Mường Lát

 Những năm gần đây, người ta nói nhiều đến các giá trị đạo đức trong xã hội, đặc biệ là sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển thì nhiều biểu hiện tiêu cực của đạo đức xã hội càng được bộc lộ. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi, từ các cơ quan đến trường học thường xuyên có những phản ánh về những sự việc thể hiện sự xuống cấp của đạo đức – một vấn đề đáng buồn và đáng lên án của xã hội. Rồi người ta thường đổ lỗi hết cho nhà trường, cho giáo dục mà không hiểu được rằng vấn đề giáo dục đạo đức, tạo kĩ năng sống cho mỗi con người phải bắt đầu từ gia đình, từ các mối quan hệ cộng đồng, xã hội mà trường học chỉ là một phần trong số đó. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng đã chỉ ra rằng, “Con người cần có đạo đức”, “Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc”.

 Trường THPT Mường Lát là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước. Học sinh ở đây phần lớn là con em đồng bào dân tộc ít người, bản tính thường e dè, nhút nhát, thật thà, chất phác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế phát triển hơn, thu nhập của đồng bào cũng cao hơn, giao thông phát triển, đường sá đi lại thuận tiện hơn thì cũng nhiều vấn đề về đạo đức nảy sinh trong nhà trường như học sinh ứng xử thiếu văn hóa, vô lễ với giáo viên, nhân viên nhà trường, gây gổ đánh nhau, thờ ơ, vô cảm đứng ngoài sự việc

 

docx 15 trang thuychi01 9021
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh ở trường thpt Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
Người thực hiện: Quách Thị Trang
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 
	 Đơn vị công tác: trường THPT Mường Lát
 SKKN thuộc lĩnh vực: chủ nhiệm
 Mường Lát, tháng 5 năm 2019
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu.................................................................................................. . 2
1.1.Lí do chọn đề tài...............................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu........................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.4.Phương pháo nghiên cứu..................................................................3
2.Nội dung sáng kiến..................................................................................3
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài..................................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu..........................................7
 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giáo dục đạo đức, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mường Lát..................................................8
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................................13
 Tài liệu tham khảo.................................................................................14
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC RÈN LUYỆN 
ĐẠO ĐỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
	1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Những năm gần đây, người ta nói nhiều đến các giá trị đạo đức trong xã hội, đặc biệ là sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển thì nhiều biểu hiện tiêu cực của đạo đức xã hội càng được bộc lộ. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi, từ các cơ quan đến trường học thường xuyên có những phản ánh về những sự việc thể hiện sự xuống cấp của đạo đức – một vấn đề đáng buồn và đáng lên án của xã hội. Rồi người ta thường đổ lỗi hết cho nhà trường, cho giáo dục mà không hiểu được rằng vấn đề giáo dục đạo đức, tạo kĩ năng sống cho mỗi con người phải bắt đầu từ gia đình, từ các mối quan hệ cộng đồng, xã hội mà trường học chỉ là một phần trong số đó. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng đã chỉ ra rằng, “Con người cần có đạo đức”, “Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc”. 
	Trường THPT Mường Lát là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước. Học sinh ở đây phần lớn là con em đồng bào dân tộc ít người, bản tính thường e dè, nhút nhát, thật thà, chất phác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế phát triển hơn, thu nhập của đồng bào cũng cao hơn, giao thông phát triển, đường sá đi lại thuận tiện hơn thì cũng nhiều vấn đề về đạo đức nảy sinh trong nhà trường như học sinh ứng xử thiếu văn hóa, vô lễ với giáo viên, nhân viên nhà trường, gây gổ đánh nhau, thờ ơ, vô cảm đứng ngoài sự việc
	Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, tôi luôn mong muốn mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường phải trở thành người công dân tốt, một người có ích cho xã hội, vừa có tài nhưng phải vừa có đức. Vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT” làm đề tài nghiên cứu.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đạo đức là một khái niệm cũ, kĩ năng sống là một khái niệm mới hơn. Tuy nhiên trên thực tế hàng ngày mỗi người đã, đang đều hành động để thể hiện nó. Nhưng để nhận thức đầy đủ về đạo đức, kĩ năng sống cần thiết thì không phải ai cũng hiểu hết, đặc biệt là thế hệ trẻ lứa tuổi THPT, lứa tuổi đang có những thay đổi quan trọng về tâm sinh lí, lứa tuổi của những “bộn bề” lo toan chuẩn bị bước vào đời. Nghiên cứu vấn đề này, tôi mong muốn biết được những nhận thức của học sinh về vấn đề đạo đức, đạo đức xã hội và kĩ năng sống hiện nay, từ đó để có những biện pháp hướng dẫn, điều chỉnh những hành vi của các em từ xa theo đúng chuẩn mực xã hội, phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp thu thập, xử lí thông tin.
	Phương pháp điều tra.
	Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lí thông tin.
	Phương pháp thống kê.
	2. Nội dung sáng kiến
	2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
	2.1.1. Đạo đức xã hội là gì?
	Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.[1]
	Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:
	Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.[2]
	Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.[2]
	Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.[2]
	Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” .[3]
	Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.
	Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
	Ý thức đạo đức: “Là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; qua đó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Về mặt cấu trúc, ý thức đạo đức gồm tình cảm đạo đức, tri thức đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong đó, tình cảm thể hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức, tri thức đạo đức giúp con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm; lý tưởng đạo đức quyết định phương hướng, mục đích hoạt động của con người và ý thức đạo đức là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.[1]
	Hành vi đạo đức: “Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức” . Cụ thể hơn, hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức.[1]
	Để phân biệt một hành vi đạo đức hay phi đạo đức, không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của hành vi. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì lợi ích của người khác, của xã hội và mục đích cũng là mang lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.[1]
	Quan hệ đạo đức: Là hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức vận động, biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội hay hệ giá trị đạo đức của một giai cấp cũng có sự vận động, phát triển. Quan hệ đạo đức có các đặc tính là tính tự giác và tính tự nguyện. Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mỗi người trong những tình huống cụ thể khi tham gia vào quan hệ đạo đức. Tính tự nguyện thể hiện ở nhu cầu và ham muốn của bản thân mỗi người trong việc quan tâm, tương trợ, giúp đỡ người khác...[1]
	Ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức là những yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đạo đức, không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng với nhau.
	Đạo đức có chức năng giáo dục, điều chỉnh hành vi và nhận thức.
	- Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể; giúp con người xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội. Trên cơ sở ấy, con người tự xem xét, đánh giá được tư cách, ý thức và hành vi của bản thân. Nói cách khác, chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm giàu thêm “tính người” cho mỗi con người, được thực hiện thông qua quá trình giáo dục của xã hội và tự giác của mỗi cá nhân.[1]
	- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất, nhưng đó không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, hương ước, quy ước, nội quy... Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân.[1]
	Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện chủ yếu bằng hai phương thức: Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, đồng thời, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng; Hai là, bản thân chủ thể đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.[1]
	- Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thức và tự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi đến sự nhận biết, phân biệt những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình.[1]
	Ba chức năng của đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng khác. Từ đó, con người mới có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản thân để điều chỉnh hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội.[1]
	Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:[1]
	- Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.
	- Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.
	- Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.
	- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
	2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống
	Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày;  nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.[4]
	Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngàyKỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục[4]
	Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gianví dụ như trẻ em vùng biển thì có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. Kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.[4]
	– Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho học sinh tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. học sinh sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho các em nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
	– Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
	– Về giao tiếp - ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho các em biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
	– Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho học sinh có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho học sinh niềm ham mê học tập suốt đời.
	Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn trưởng thành bước vào môi trường học tập hoặc làm việc mới.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
	Trường THPT Mường Lát là trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện. So với các huyện khác trong tỉnh, số lượng học sinh THPT còn ít nhưng học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Các em là người các dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơ Mú, Mường và Kinh. Vì điều kiện đường sá đi lại khó khăn nên phần lớn các em xuống trường đi học phải ở trọ lại trong khu kí túc xá, làng học sinh của nhà trường, một số phải thuê trọ ở nhà dân. Học sinh lớp chủ nhiệm của tôi cũng không ngoại lệ. 
	Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của địa phương cũng có những chuyển biến tốt, mặt khác Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng cao nên điều kiện học tập của các em cũng bớt đi phần nào khó khăn. 
	Khi được phân công chủ nhiệm cách đây 3 năm, tôi nhận lớp với nhiều cái “hơn” so với các lớp khác: có nhiều dân tộc hơn gồm dân tộc Mông, Dao, Thái và đặc biệt số lượng học sinh người dân tộc Kinh nhiều nhất (11 em); là lớp duy nhất trong toàn khối có học sinh là người Kinh nên cũng là lớp năng động nhất, học tập sôi nổi mạnh dạn nhất nhưng cũng là lớp được đánh giá là “nghịch” nhất. Do đó, sau một thời gian làm quen với nhau trong lớp, sau sự bỡ ngỡ của những ngày đầu bước chân vào trường cấp 3, các em đã nhanh chóng hòa nhập được vào một môi trường mới. Song cũng từ đó các em cũng bộc lộ một số thói hư, tật xấu, sự yếu kém trong kĩ năng sống như còn có trường hợp vô lễ với giáo viên, tình trạng vi phạm nội quy còn thường xuyên diễn raMột số học sinh người Kinh còn có thái độ “coi thường” bạn bè người dân tộc về khả năng tiếp thu bài, về tính cách rụt rè, nhút nhát. Một số học sinh trong lớp bị các bạn chế nhạo, trêu đùa quá trớn nhưng không dám nói ra, không dám phản kháng dẫn đến tình trạng nội bộ lớp mất đoàn kết, chia bè, kết phái. Cũng vì những hành vi chưa đúng mực mà xếp loại hạnh kiểm cuối năm của lớp tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá còn cao (7/44 HS chiếm 15,9%).
	2.3. Các biện pháp đã sự dụng để giáo dục đạo đức, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh trong lớp
	2.3.1. GVCN chủ động làm “bạn”, chia sẻ với học sinh trong lớp 
	GVCN là người thường xuyên theo sát lớp chủ nhiệm trên mọi hoạt động, đồng thời phải nắm rõ tâm lí lứa tuổi của tuổi THPT: lứa tuổi muốn thể hiện mình là người lớn nhưn tâm sinh lí chưa hoàn thiện, chưa được người lớn công nhận nên hay gọi là cái tuổi “dở ông dở thằng”. GVCN phải nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lí học sinh bằng việc thường xuyên bám lớp, theo dõi các hoạt động của học sinh, nắm bắt những thay đổi nhỏ nhất trọng tâm lí của mỗi học sinh từ đó có biện pháp giúp các em có thể mở lòng tâm sự để có hướng khắc phục, giải quyết một cách tích cực nhất. Bởi ở lứa tuổi này, các em rất dễ bị tổn thương tâm lí khi áp lực học hành, áp lực từ cuộc sống mưu sinh, đặc biệt khi mà học sinh ở trường THPT Mường Lát cũng như học sinh lớp tôi chủ nhiệm nhiều em đã là trụ cột gia đình. Chẳng hạn như có trường hợp một học sinh trong lớp ngày thường lúc nào cũng tươi cười, năng động, nhưng có một thời gian em ít nói hẳn, đến lớp chỉ ngồi một góc, đôi mắt tỏ vẻ buồn và lo lắng. Quan sát thấy trong nhiều ngày liên tục, tôi nhận thấy có điều không ổn, vì vậy tôi đã gặp riêng em và hỏi chuyện. Lúc đầu em chỉ trả lời không có gì, nhưng sau vài câu hỏi thăm, động viên, em đã khóc và kể lại chuyện gia đình. Khi đã có được thông tin, tôi đã cố gắng trấn an em rồi động viên em để em hiểu được rằng đó là chuyện người lớn, và cuộc sống này những chuyện như vậy với người lớn là rất bình thường, rồi nó sẽ qua đi vì họ còn có em, họ sẽ không để em phải lo lắng. Không biết cô bé hiểu được bao nhiêu nhưng ngay ngày hôm sao em trở lại là chính em, hồn nhiên và vui vẻ. Còn nhớ có một học sinh nữ khi học được hơn một học kì thì em làm đơn gửi đến GVCN xin chuyển lớp, lí do là thường xuyên bị một nhóm bạn nam chọc ghẹo vì hoàn cảnh gia đình. Sau khi tìm hiểu sự việc, GVCN đã gặp riêng học sinh nữ, rồi gặp riêng nhóm học sinh nam, phân tích cho các em hiểu mỗi gia đình một hoàn cảnh, không ai hoàn hảo cả, những người thiệt thòi như bạn đáng để cho chúng ta yêu thương nhiều hơn là châm chọc. Sau một thời gian thấy các em cũng dần thay đổi. Giờ đây các em lại thành nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_y_thuc_ren_luyen_dao_duc_va_k.docx