SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT Triệu Sơn 6

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT Triệu Sơn 6

 Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) là một biện pháp trong hoạt động quản lý trường học, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý. Hơn thế nữa, KTNBTH là chức năng đích thực của quản lý nhà trường, là khâu đặc biệt quan trọng, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình thực thi nhiệm vụ .

Thực chất của quá trình quản lý là xử lí thông tin, thông tin là nguyên liệu của quản lý, chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng và hiệu quả của quản lý. Người quản lý phải biết tổ chức tốt công tác nắm thông tin cho chính mình. Muốn có thông tin chính xác, kịp thời thì biện pháp quan trọng nhất là phải thực hiện kiểm tra.

V.I. LêNin nhiều lần nhấn mạnh trong các tác phẩm của Người, cũng như trong thực tiễn hoạt động của Đảng cộng sản Bônsêvich rằng, mục đích của kiểm tra là

nhằm xây dựng “Khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản lý”. Vµ “Khi đường lối, chính sách đã được xác định phương hướng, được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”.[1]

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Lãnh đạo đúng nghĩa là giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng, phải tổ chức sự thi hành cho đúng và phải tổ chức sự kiểm soát. Người nhấn mạnh: Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra, nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách có đúng mấy cũng vô ích. Theo Bác, kiểm tra phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người. Kiểm tra phải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, sửa chữa mặt hạn chế. Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về sau khuyết điểm sẽ bớt đi.[2]

 

doc 21 trang thuychi01 4770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT Triệu Sơn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
 Người thực hiện: Đoàn Ngọc Thanh
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 6
 SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Quản lý giáo dục
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) là một biện pháp trong hoạt động quản lý trường học, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý. Hơn thế nữa, KTNBTH là chức năng đích thực của quản lý nhà trường, là khâu đặc biệt quan trọng, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình thực thi nhiệm vụ .
Thực chất của quá trình quản lý là xử lí thông tin, thông tin là nguyên liệu của quản lý, chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng và hiệu quả của quản lý. Người quản lý phải biết tổ chức tốt công tác nắm thông tin cho chính mình. Muốn có thông tin chính xác, kịp thời thì biện pháp quan trọng nhất là phải thực hiện kiểm tra. 
V.I. LêNin nhiều lần nhấn mạnh trong các tác phẩm của Người, cũng như trong thực tiễn hoạt động của Đảng cộng sản Bônsêvich rằng, mục đích của kiểm tra là 
nhằm xây dựng “Khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản lý”. Vµ “Khi đường lối, chính sách đã được xác định phương hướng, được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”.[1] 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Lãnh đạo đúng nghĩa là giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng, phải tổ chức sự thi hành cho đúng và phải tổ chức sự kiểm soát. Người nhấn mạnh: Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra, nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách có đúng mấy cũng vô ích. Theo Bác, kiểm tra phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người. Kiểm tra phải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, sửa chữa mặt hạn chế. Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về sau khuyết điểm sẽ bớt đi.[2]
 Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục” để phát triển sự nghiệp giáo dục. Dự thảo chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 đã nêu rõ 11 nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá.[3] 
 Từ những căn cứ nêu trên, có thể khẳng định kiểm tra là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của người lãnh đạo. Chỉ có đề ra chủ trương, mệnh lệnh mà không kiểm tra xem xét hiệu quả của nó để tổng kết, rút kinh nghiệm, uốn nắn, bổ sungthì lãnh đạo chỉ là nói suông, hô hào chung chung, mang tính chất khẩu hiệu, như vậy hiệu quả không cao thậm chí là ngược lại.
 Với đối tượng kiểm tra là con người thì KTNBTH tác động tới ‎‎‎ý thức và hành vi của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn giúp đỡ sửa chữa sai sót và tuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ dẫn đến tự kiểm tra đánh giá tốt của đối tượng. 
 Chức năng kiểm tra của người quản lý có tầm quan trọng là vậy, nhưng không phải hiệu trưởng nào cũng tự giác thực hiện công tác kiểm tra. Một số hiệu trưởng còn cho rằng kiểm tra đơn thuần là biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó là chức năng cơ bản của quản lý. Tuy nhiên mặt khác cũng đã thấy được tầm quan trọng của kiểm tra nhưng thời gian giành cho công tác này chưa đủ với vai trò và vị trí của nó so với các hoạt động quản lý khác. Biện pháp kiểm tra còn hình thức, không thiết thực, kém hiệu quả.
	Kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động đặc trưng của kiểm tra, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý tự hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Đồng thời KTNBTH là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.
	Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục THPT phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán bộ quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chức năng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung chương trình ở bậc THPT.
	Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở các Trường phổ thông hiện nay còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
	Đổi mới hoạt động kiểm tra, tìm ra các giải pháp để khắc phục tồn tại, yếu kém trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đổi mới công tác quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, làm cho giáo dục phát triển đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt đổi mới công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng là một trong các giải pháp để thực hiện thành công các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", " Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp", " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"[4] do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
	Đối với trường THPT Triệu sơn 6 công tác kiểm tra nội bộ có những đặc thù riêng về địa lí, trình độ, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy cần có những giải pháp đặc thù.
	Vì những lý do trên, để góp phần đổi mới công tác quản lý trường THPT Triệu sơn 6 nói riêng và đổi mới quản lý giáo dục THPT nói chung, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT Triệu sơn 6, làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017-2018
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý, kiểm tra nội bộ trường học Trường THPT Triệu sơn 6 
- Đề ra những giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục của nhà trường
- Tạo cơ sở và tiền đề cho công tác kiểm tra, tra đánh giá nội bộ trường học trong những năm tiếp theo
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Công tác kiểm tra đánh giá nội bộ trường học Trường THPT Triệu Sơn 6, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa
- Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: Quan sát, điều tra thực tế
- Phương pháp trắc nghiệm Test
- Phương pháp đánh giá định tính, đánh giá định lượng
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề
2.1.1. Cơ sở lý luận
 Kiểm tra nói chung và KTNBTH nói riêng xuất phát từ luận điểm cơ bản là: “ Sự liên hệ ngược”. Khái niệm được hiểu là “ Thông tin quay trở về với người ra quyết định sau một hành động”.[5]
 Cơ sở lý luận của KTNBTH là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược ( Kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học. Quản lý là một quá trình điều chỉnh và điều khiến, gồm các mối liên hệ thông tin thuận, ngược ( Hệ quản lý và hệ bị quản lý).
 Các mối liên hệ thông tin ngược ( trong, ngoài) là nền tảng của sự điều chỉnh gồm 2 quá trình: Điều chỉnh của hệ quản lý và tự điều chỉnh của hệ bị quản lý, chúng có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trường THPT Triệu sơn 6 tiền thân là trường THPT bán công Triệu sơn 2, được thành lập vào tháng 8 năm 2003 và được chuyển thành trường THPT Triệu sơn 6 từ năm 2010. Trường THPT Triệu sơn 6 được đóng trên địa bàn xã Dân Lực, nằm giữa hai trường THPT Triệu Sơn 1 và trường THPT Triệu Sơn 4 nên công tác tuyển sinh cũng gặp không ít những khó khăn, là một trong nhiều lý do ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của nhà trường. Địa bàn tuyển sinh của trường gồm 6 xã là: Dân Lực, Dân Quyền, Thọ Thế, Thọ Phú, Thọ Vực, Xuân Lộc. Triệu Sơn nói chung và các xã thuộc địa bàn tuyển sinh nói riêng phần lớn nhân dân là thuần nông, trồng trọt cây nông nghiệp, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, công tác xã hội hoá giáo dục phát triển chưa cao.
- Năm học 2017-2018 Trường THPT Triệu Sơn 6 có 15 lớp với tổng số gần 600 học sinh. Số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 37. Toàn bộ cán bộ giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Độ tuổi trung bình: 32,5 tuổi.
- Trong những năm học qua hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường THPT Triệu Sơn 6 được tiến hành thường xuyên hơn và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Và đạt được những kết quả cụ thể:
+ Năm học 2014 - 2015: Đã tiến hành kiểm tra chuyên đề được 60 lượt/ năm, chủ yếu là kiểm tra hồ sơ, giáo án và dự giờ thao giảng. Kiểm tra toàn diện được 08 giáo viên.
+ Năm học 2015 - 2016: Đã tiến hành kiểm tra chuyên đề được 68 lượt/ năm, chủ yếu là kiểm tra hồ sơ, giáo án và dự giờ thao giảng. Không kiểm tra toàn diện.
+ Năm học 2016 - 2017: Đã tiến hành kiểm tra chuyên đề được 68 lượt/ năm, chủ yếu là kiểm tra hồ sơ, giáo án và dự giờ thao giảng. Kiểm tra toàn diện được 07 giáo viên.
	 Nhận xét: Công tác kiểm tra của hiệu trưởng đầy đủ, đúng quy định. Tuy nhiên, việc đánh giá giáo viên còn dễ dãi (100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi).
2.2. Thực trạng vấn đề kiểm tra nội bộ trường học Trường THPT Triệu Sơn 6
2.2.1. Về nhận thức:
	Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của công tác quản lý kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Kiểm tra để dẫn tới kiểm điểm, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trường học. 
	Cán bộ quản lý còn cho rằng quản lý kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường. Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác.
	Cán bộ quản lý chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý, nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa rời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. 
	Giáo viên, học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý.
	Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý trong quá trình kiểm tra thường qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.
2.2.2. Về hoạt động:
 Hoạt động quản lý kiểm tra nội bộ chưa đầy đủ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ... và không thường xuyên. Các hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua trong năm, chuẩn bị kết thúc học kỳ và kết thúc năm học. 
 Hoạt động quản lý kiểm tra thường thiếu kế hoạch cụ thể, hoặc nếu có kế hoạch thì cũng rất sơ lược, chung chung, nhiều khi mang tính hình thức, đối phó với cấp trên. Chưa gắn kế hoạch kiểm tra nội bộ với kế hoạch năm học.
2.2.3. Về nghiệp vụ:
	Cán bộ quản lý chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá, khẳng định xem các bộ phận, cá nhân trong trường có hoạt động theo đúng mục tiêu, quyết định và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ, cần thiết, chưa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kiểm tra trong trường còn yếu, coi kiểm tra giảng dạy chỉ là dự vài giờ lên lớp.
	Lãnh đạo ít chú ý đến việc nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sư phạm trước và sau kiểm tra. Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học. 
2.2.4. Về chỉ đạo:
	Hiệu trưởng chưa thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học và hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, việc phân cấp trong kiểm tra chưa mạnh dạn và rõ ràng. 
2.3. Các giải pháp thực hiện
	2.3.1. Giải pháp quản lý công tác tư tưởng, nhận thức về kiểm tra nội bộ.
	Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của kiểm tra nội bộ trường học. Từ đó thấy rõ kiểm tra nội bộ không chỉ đơn thuần là một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua hay chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý, kiểm tra để đánh giá, kiểm tra để dẫn đến kiểm điểm. Mà nó là một trong bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý. 
	Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của hoạt động kiểm tra nội bộ, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân công trong quá trình kiểm tra, biến các quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Chỉ có thực hiện hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra thật sự nghiêm túc, khoa học thì mới hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.
2.3.2. Giải pháp quản lý chuyên môn nghiệp vụ.
	Để hoạt động kiểm tra chính xác, đạt hiệu quả cao phải làm cho mọi cán bộ, giáo viên thông thạo về nghiệp vụ kiểm tra.
	Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động kiểm tra nào cũng phải tiến hành theo bốn bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Xác định chuẩn kiểm tra
- Bước 2: Đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được)
- Bước 3: So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực
- Bước 4: Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và thực hiện theo quy trình (Gồm bốn khâu: Chuẩn bị kiểm tra, tiến hành kiểm tra, kết thúc kiểm tra và sau kiểm tra)
* Quản lý kiểm tra giáo viên:
	Kiểm tra giáo viên góp phần tác động để họ làm tốt quá trình giảng dạy và giáo dục, đồng thời xây dựng không khí sư phạm trong nhà trường. Hàng năm mỗi giáo viên đều được kiểm tra, đánh giá toàn diện hoặc kiểm tra, đánh giá từng mặt theo chuyên đề.
Kiểm tra toàn diện một giáo viên.
 Kiểm tra toàn diện một giáo viên dựa vào bốn nội dung cơ bản sau: 
	+ Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề).
	+ Kiểm tra việc tham gia các hoạt động giáo dục khác.
	+ Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh: thường xuyên, định kỳ, đột xuất).
	+ Kiểm tra việc tham gia các hoạt động giáo dục khác.
 - Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên. 
	+ Kiểm tra hồ sơ của giáo viên.
	+ Kiểm tra việc giảng bài trên lớp của giáo viên. 
	+ Đánh giá xếp loại giờ dạy.
 - Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên.
	Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong nhà trường phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng, cùng với hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THPT. Thực chất của hoạt động này là việc tổ chức giáo dục thông qua những hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt, qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã được xác định.
- Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá giáo viên sau một năm học.
	Việc đánh giá toàn diện một giáo viên thực hiện theo quy chế “Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”[6], ban hành theo quyết định số 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và hướng dẫn số 3040/BGD & ĐT - TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Quản lý kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn:
	Kiểm tra tổ chuyên môn của giáo viên giúp hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của một tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ các khâu của quá trình dạy học và giáo dục, mối quan hệ hoạt động của tập thể sư phạm và mối quan hệ tác động của tập thể đó đối với học sinh; thấy được tính thống nhất và tính hợp tác của mỗi giáo viên trong tập thể.
 - Nội dung kiểm tra:
	+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn...
	+Kiểm tra hồ sơ chuyên môn như kế hoạch của tổ, biên bản sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chất lượng giảng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm.
	+Kiểm tra nề nếp chuyên môn như soạn bài, chấm bài, dự giờ, thăm lớp 
	+Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như: sinh hoạt chuyên đề, hội giảng, sinh hoạt định kỳ (2 tuần/ lần). 
	+ Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh như phụ đạo, ngoại khoá, thực hành, xây dựng phong cách học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi...
 + Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn, tác dụng, uy tín trong và ngoài nhà trường.
 - Phương pháp kiểm tra.
	Đàm thoại trao đổi trực tiếp với tập thể hoặc cá nhân; xem xét, phân tích hồ sơ, tài liệu của từng cá nhân và biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn; dự giờ, dự sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm; nghe báo cáo chuyên đề hay tổng kết; điều tra thăm dò qua học sinh; tiến hành kiểm tra chéo giữa các tổ, nhóm chuyên môn.
 - Sử dụng kết quả kiểm tra.
	Kết quả kiểm tra tổ, nhóm chuyên môn là cơ sở để đánh giá hoạt động của tổ, nhóm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đồng thời đánh giá năng lực, khả năng tổ chức, điều hành của tổ trưởng.
* Quản lý công tác kiểm tra học sinh:
 - Kiểm tra toàn diện một học sinh.
	 Kiểm tra trình độ văn hoá, ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả học tập.
	+ Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, bảo vệ môi trường...
	+ Kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong việc tự học và trong các hoạt động tập thể.
 - Kiểm tra toàn diện một lớp học sinh: là kiểm tra những hoạt động và hiệu quả của những hoạt động ấy trong tập thể học sinh:
	+ Kiểm tra hoạt động học tập.
	+ Kiểm tra việc rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện.
	+ Kiểm tra việc sinh hoạt tập thể lớp.
	+ Kiểm tra việc xây dựng các tổ và cá nhân điển hình trong lớp.
	Thông qua kiểm tra, đánh giá hiệu trưởng phân loại được các lớp, cũng thông qua kiểm tra để tìm ra nguyên nhân của thành tích cũng như tồn tại, từ đó có những giải pháp nhằm phát huy những thành tích, khắc phục những yếu kém, tồn tại.
- Kết hợp kiểm tra của hiệu trưởng với việc kiểm tra của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
* Quản lý công tác kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và kiểm tra tài chính:
 	- Kiểm tra cơ sở vật chất.
- Kiểm tra thiết bị dạy học.
- Kiểm tra tài chính. 
2.3.3. Giải pháp kế hoạch hoá hoạt động kiểm tra nội bộ gắn với kế hoạch năm học:
 Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải dựa trên các cơ sở pháp lý đó là các nghị quyết, chỉ thị, công văn hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục. Phải căn cứ vào nghị quyết của đại hội chi bộ, đại hội cán bộ công chức, nhiệm vụ chính trị được giao. Phải phù hợp với tình hình, điều kiện cho phép của nhà trường và có tính khả thi.
	Việc lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về kế hoạch hoá, phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình và phương pháp lập kế hoạch.
	Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được treo ở văn phòng nhà trường. Kế hoạch phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra...
	Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo tính ổn định tương đối và được công khai ngay từ đầu năm học.
	Nội dung kiểm tra phải có tính thuyết ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kie.doc