SKKN Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội cho học viên trung tâm GDTX

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội cho học viên trung tâm GDTX

Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia , câu hỏi nghị luận xã hội có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 3 đến 4 điểm trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Trong đề thi môn Ngữ văn, câu hỏi nghị luận xã hội là phần mà thí sinh thích , bởi nó không bị gò bó, luôn đem đến sự mới mẻ và cũng là phần đề thi dễ “kiếm điểm”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận xã hội, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn.

Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận xã hội luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày. Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận xã hội, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn.

 

doc 15 trang thuychi01 9071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội cho học viên trung tâm GDTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDTX THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI TRONG 
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GDTX
Người thực hiện: Phạm Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục lục
2
I. Mở đầu
3
1.1. Lý do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu:
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. Nội dung sang kiến kinh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1. Thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế khi viết phần mở bài.
5
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận xã hội.
6
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1 Mở bài trực tiếp
7
2.3.2 Mở bài gián tiếp
8
2.3.3 Mở bài theo hướng phản đề
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
3.1. Kết luận
12
3.2. Kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo
14
I. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia , câu hỏi nghị luận xã hội có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 3 đến 4 điểm trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Trong đề thi môn Ngữ văn, câu hỏi nghị luận xã hội là phần mà thí sinh thích , bởi nó không bị gò bó, luôn đem đến sự mới mẻ và cũng là phần đề thi dễ “kiếm điểm”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận xã hội, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn. 
Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. 
Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận xã hội luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày. Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận xã hội, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn. 
Với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận xã hội nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung khiến tôi trăn trở, suy ngẫm, tìm tòi để đưa ra một hướng dạy học giúp học viên Trung tâm GDTX Thường Xuân nâng cao hiệu quả khi làm văn nghị luận xã hội,đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH Quốc Gia. Đó cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết mở bài trong văn nghị luận xã hội cho học viên Trung tâm GDTX ”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Rèn luyện kỹ năng viết mở bài trong văn nghị luận xã hội cho học viên Trung tâm GDTX Thường Xuân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đề tài này nhằm hướng dẫn học viên lớp 12 của Trung tâm GDTX Thường Xuân rèn luyện nâng cao kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 	 Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Mục tiêu dạy học không chỉ giúp học viên nắm được nội dung kiến thức mà phải hình thành cho học viên kỹ năng vận dụng vào thực tiễn với những dạng bài tập cụ thể. Việc vận dụng đòi hỏi phù hợp với yêu cầu của từng dạng đề, phù hợp với tính chất của kỳ thi. 
Nghị luận xã hội thực chất là đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ để bàn luận, đánh giá về một vấn đề xã hội thông qua hệ thống luận điểm. Những câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi giúp học viên có cơ hội thể hiện đầy đủ quan niệm, suy nghĩ, nhận thức của học viên về một vấn đề xã hội. Trong những kỳ thi tốt nghiệpTHPT Quốc Gia gần đây, dạng đề văn nghị luận xã hội ngày càng khó hơn, đa dạng hơn. Đề thi mang tính tổng hợp chứ không còn tách biệt giữa nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Câu hỏi nghị luận xã hội hết sức đa dạng. Khi làm bài phải phụ thuộc vào cách nhìn nhận của học viên về những vấn đề xã hội. Trước một vấn đề, mỗi học viên có thể có cách tiếp cận không giống nhau. Vì thế, việc dẫn dắt của học viên vào vấn đề cũng khác nhau. 
Trong bài làm văn nghị luận xã hội, phần mở bài có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công cho cả bài văn. Phần mở bài vừa làm cơ sở cho phần thân bài, vừa tạo tâm thế, gợi cảm hứng cho người đọc. Phần mở bài phải đạt những yêu cầu nêu được vấn đề một cách ngắn gọn, định hướng cách giải quyết vấn đề đặt ra của đề bài. Tuy nhiên, trong thang điểm, phần mở bài nhiều khi không đưa vào đáp án nhưng trong quá trình chấm, mở bài đảm bảo yêu cầu đúng, đủ, hay sẽ đạt điểm số nhất định. Để một mở bài hay, hấp dẫn người đọc, đòi hỏi mở bài phải có tính sáng tạo. Mỗi dạng đề văn nghị luận xã hội thường có những cách mở bài phù hợp. Từ yêu cầu, tính chất của kỳ thi tốt nghiệp sẽ đòi hỏi học viên cách mở bài tương ứng. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Trong phân phối chương trình Ngữ văn hiện nay, phần làm văn nghị luận xã hội chỉ được sắp xếp với một thời lượng tương đối ít . Chỉ trong vài tiết học, giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn cho nhiều đối tượng học viên một cách đầy đủ, chi tiết. Học viên cũng không có nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng làm bài qua việc vận dụng vào những bài tập cụ thể. 
Hiện nay, khi dạy học, phần lớn giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng viết mở bài của học viên. Chính vì thế, khi viết mở bài học viên thường lúng túng, thiếu kỹ năng cho nên những bài làm văn nghị luận xã hội ít khi đem đến sự mới mẻ, sáng tạo thậm chí trở nên nhàm chán cho người đọc. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, khi làm bài nghị luận xã hội học viên thường lúng túng chọn cách mở bài dẫn đến mất nhiều thời gian để viết mở bài (thực tế nhiều học viên phải mất từ 15 đến 20 phút mới có thể viết được phẩn mở bài). Điều này cho thấy, học viên vừa thiếu kỹ năng phân tích đề, tìm hiểu đề vừa không có kỹ năng diễn đạt, trình bày bài viết, trước hết là kỹ năng viết phần mở bài. Để một mở bài hay, học viên cần được trang bị kiến thức và kỹ năng viết được nhiều cách mở bài khác nhau. 
Đề văn nghị luận xã hội có nhiều hình thức khác nhau. Chính vì thế, các kiểu mở bài cũng hết sức đa dạng. Tuy nhiên, trong thực tế, mở bài của đề văn xã hội đều theo những yêu cầu nhất định. Hiện nay, đa số học viên lựa chọn cách mở bài trực tiếp. Cách mở bài này đơn giản, dễ vận dụng nhưng học viên mắc nhiều lỗi cơ bản. Thực ra, với đề văn nghị luận xã hội có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách sẽ đáp ứng yêu cầu nhất định về tính chất của kỳ thi, đồng thời mỗi học viên sẽ có những khả năng riêng khi lựa chọn mở bài.
2.2.1 Thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế khi viết phần mở bài.
- Thực trạng viết mở bài văn nghị luận xã hội cho học viên:
	Đề văn nghị luận xã hội đem đến một sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận, trong quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn. Những bài làm văn nghị luận xã hội hay của học sinh đã góp phần tạo nên những làn sóng dư luận tích cực về đổi mới dạy học Ngữ văn trong đời sống. Nhiều bài văn nghị luận xã hội cho ta thấy được cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ với nhiều sáng tạo trong phần mở bài. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, những bài viết hay với cách mở bài sáng tạo đã kích thích hứng thú cho học sinh. 
Trái lại, thực tế của nhiều năm dạy học tại Trung tâm GDTX Thường Xuân, tôi nhận thấy, phần mở bài trong bài làm văn nghị luận xã hội của học viên còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Nhiều học viên không biết mở bài. Thực ra, trong quá trình học, học viên phần lớn chưa chú ý mở bài sao cho đúng, cho hay. Một số lỗi thường gặp của học viên khi viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội: 
+ Nhiều học viên làm bài không có mở bài, không giới thiệu yêu cầu đề. Hay nói chính xác hơn, học viên không xác định được bố cục bài viết nên làm bài không phân biệt được mở bài hay thân bài. Vì vậy, học viên làm bài là trực tiếp giải quyết vấn đề mà thiếu phần đặt vấn đề. Nhiều học viên chép lại y nguyên yêu cầu đề để thay cho phần mở bài.
+ Mở bài không nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Khi thiếu kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, học viên sẽ không biết phân tích đề, xác định trọng tâm yêu cầu đề. Chính vì vậy, mở bài không giới thiệu được yêu cầu đề. Nếu mở bài không giới thiệu được yêu cầu sẽ không đảm bảo yêu cầu của phần mở bài đồng thời khi viết bài sẽ diễn đạt lan man, thiếu luận điểm để làm rõ vấn đề đạt ra.
+ Mở bài dài dòng, không nêu được giới hạn phạm vi vấn đề cần nghị luận. Viết mở bài dài dòng sẽ khiến mất thời gian, cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Mở bài dài dòng sẽ gây nhàm chán cho người đọc đồng thời có thể dẫn đến xa đề, lạc đề ở phần thân bài. 
+ Mở bài bằng việc dẫn dắt ngôn từ sáo rỗng, gượng ép. Khi học viên không hiểu yêu cầu của đề bài, không phân tích đề ra thường “bịa ra” mở bài để dẫn dắt vấn đề. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận xã hội.
 	Những hạn chế của học viên khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
a. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài:
Mở bài là phần khó nhất trong bài văn nghị luận xã hội. Học viên viết được một mở bài đạt yêu cầu không chỉ giới thiệu được vấn đề mà còn phải làm tiền đề cho phần thân bài, tạo tâm thế tiếp nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết được mở bài đồng nghĩa với học viên nhận thức được yêu cầu đề, biết cách phân tích đề ra và có định hướng viết thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần đầu của bài làm văn nghị luận xã hội nhưng mở bài cũng chi phối đến các yếu tố khác trong quá trình làm bài văn nghị luận xã hội.
b. Nguyên nhân xuất phát từ học viên: 
Đây là nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học viên khi viết phần mở bài: 
- Học viên không nắm vững lý thuyết làm bài văn nghị luận xã hội. Trước hết là lý thuyết viết mở bài. Trong quá trình học, kiến thức viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội không tách riêng trong một bài học cụ thể. Trong chương trình Ngữ văn THCS, học lý thuyết Viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn THPT học bài thực hành: Rèn luyện viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận (trong chương trình Ngữ văn lớp 12). Chính vì thế, đa số học viên không nắm vững kiến thức lý thuyết. Khi vào phòng thi, học viên cứ đặt bút viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung chung, tràn lan, linh tinh, không có chọn lọc. Cho nên mở bài rồi chuyển xuống thân bài chưa nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận. Những mở bài như vậy sẽ trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, xa trọng tâm yêu cầu đề, thậm chí là lan man, lạc đề.
- Khi làm bài thi, học viên có thói quen không thực hiện thao tác phân tích đề. Không phân tích đề, dẫn đến nhiều mở bài không xác định đúng yêu cầu của đề, không xác định được phạm vi đề đặt ra. Việc không phân tích đề làm cho bài viết của học viên vừa hệ thống luận điểm không rõ ràng, không chặt chẽ vừa làm cho mở bài lan man. Phân tích đề là bước đầu tiên của việc làm bài văn nghị luận nhưng đồng thời đó cũng là bước hết sức quan trọng để có thể viết được một mở bài hay. Không tiến hành thao tác phân tích đề, dẫn đến học viên trong quá trình làm bài nghĩ đến đâu, viết đến đó. Đây là nguyên nhân đa số học viên gặp phải.
- Bên cạnh đó còn có nguyên nhân: học viên không chịu khó rèn luyện trong quá trình học. Chính điều này làm cho học viên không thành thạo khi viết mở bài. Học viên phần lớn không có ý thức tự mày mò, tìm kiếm. Chính vì vậy, để ôn thi học viên phải học thuộc cách viết của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo. 
c. Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên:
Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn Nghị luận xã hội còn xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung hướng dẫn học viên phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm. Giáo viên không dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học viên. Bên cạnh đó, một số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Một bài văn nghị luận xã hội hay cần nhiều kỹ năng, song mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng và trúng vấn đề, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận bài viết. Mục đích của phần mở bài là giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. Đó cũng là hai bước không thể thiếu ở phần mở bài. Mở bài cho đề văn nghị luận có rất nhiều cách khác nhau, văn nghị luận xã hội việc lựa chọn cách viết mở bài càng đa dạng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại, cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”. Trong đề tài này, xuất phát từ kinh nghiệm và kết quả dạy học, tôi lựa chọn 3 cách mở bài cơ bản, dễ dàng vận dụng vào dạy học với nhiều đối tượng học viên khác nhau của Trung tâm GDTX. Đó là: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp và mở bài theo hướng phản đề. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế tùy thuộc vào khả năng vận dụng và yêu cầu đề để vận dụng. 
2.3.1. Mở bài trực tiếp:
a. Mở bài trực tiếp: 
Mở bài trực tiếp là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề mà yêu cầu của đề đặt ra. Cách mở bài này không yêu cầu cao đối với học viên. Đây là dạng mở bài tương đối dễ. Học viên cũng dễ vận dụng vào quá trình làm bài của mình. Ngay cả đối tượng là những học viên trung bình cũng dễ dàng vận dụng hướng mở bài trực tiếp. 
Mở bài trực tiếp là cách mở bài được học viên lựa chọn nhiều. Mở bài theo hướng trực tiếp thường ngắn gọn, dễ dẫn dắt vào yêu cầu đề. Học viên có thể trực tiếp giới thiệu vấn đề nghị luận. Cách mở bài này sẽ không bị xa đề, lạc đề. Mặt khác, mở bài trực tiếp sẽ không bị mất nhiều thời gian. Mở bài trực tiếp có thể hạn chế tính sáng tạo, không tạo được hứng thú mới mẻ cho người đọc. Tuy nhiên, trước khi hướng dẫn học viên viết bài theo những cách khác, giáo viên cần rèn luyện học viên thành thạo cách viết mở bài theo hướng trực tiếp. 	Cách viết mở bài theo hướng trực tiếp là tiền đề cho những cách viết mở bài khác với những yêu cầu cao hơn, khó hơn. 
b. Hướng dẫn học viên cách viết mở bài trực tiếp:
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề. Đây là thao tác quan trong nhất trong việc phân tích đề. Yêu cầu đề thường nằm ở phần giới hạn của đề. Trọng tâm đề có vai trò then chốt đối với cách mở bài trực tiếp. 
+ Từ yêu cầu trọng tâm của đề, học viên phải đưa ra được những hiểu biết, đánh giá của mình về những ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra.
+ Cuối cùng, dẫn dắt vào yêu cầu đề. Với cách mở bài trực tiếp, thì có thể đưa ra nhận định của mình về vấn đề ngay từ phần mở bài. Tuy nhiên, dẫn dắt phải ngắn gọn.
c. Bài tập vận dụng:
Ví dụ 1: Đề số 1: 
Khi bàn về lối sống thực dụng, có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định:“Không phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”.
Anh(chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Lối sống thực dụng.
+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: phổ biện trong cuộc sống hiện nay, để lại những hậu quả nghiêm trọng.
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề.
Viết mở bài :
Thực dụng đang là một lối sống phổ biến trong xã hội hiện nay. Lối sống thực dụng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, khi bàn về lối sống thực dụng, lại có những quan điểm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Không phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”. (Trích từ bài làm của học sinh).
2.3.2. Mở bài gián tiếp:
a. Mở bài gián tiếp: 
Mở bài gián tiếp là cách người viết đi từ vấn đề khác có liên quan để bắc cầu giới thiệu vấn đề nghị luận. Khi mở bài gián tiếp thường bắt đầu bằng cách trích dẫn một ý kiến, một câu chuyện, lối sống, cách ứng xử,... làm cơ sở đề dẫn dắt vào yêu cầu của đề đặt ra.
Mở bài gián tiếp tạo cho bài viết có chất văn chương, sáng tạo hơn, đem đến những sáng tạo mới mẻ, bất ngờ cho người đọc. Tuy nhiên, cách mở bài gián tiếp với những học sinh không thành thạo kỹ năng sẽ rất dễ lan man, dài dòng, sa đà vào vấn đề khác dẫn đến xa đề hoặc lạc đề. Học viên không chủ động khi viết thì mở bài có thể sẽ trích dẫn vòng vo, dài dòng, mất thời gian. Do vậy cần đọc thật kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để xác định cho trúng vấn đề nghị luận. 
b. Hướng dẫn học viên cách viết mở bài gián tiếp:
Để mở bài gián tiếp, khi dạy học giáo viên cần hình thành các cho học viên những kỹ năng qua các bước sau:
+ Đọc phân tích yêu cầu đề. Từ đặt ra yêu cầu bàn luận về vấn đề gì của của sống: Cách sống, cách ứng xử, thái độ sống, quan niệm sống,....
+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến, cách ứng xử... để dẫn dắt, khẳng định vấn đề. Khi lựa chọn cần phải đặt nó trong mối quan hệ tương đồng , gần gũi về mặt ý nghĩa.
+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. Dẫn dắt cần bộc lộ cách đánh giá của người viết về những thông tin mình đưa ra.
c. Bài tập vận dụng:
Ví dụ 2: Đề số 2: 
“Con người bình đẳng, không phải sự sinh ra mà đức hạnh mới tạo nên sự khác biệt (Voltaire)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Vai trò của đức hạnh làm nên sự khác biệt của con người
+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: câu chuyện về Nick - con người giàu nghị lực và khát vọng để làm nên điều kỳ diệu của cuộc sống
+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề.
Viết mở bài:
Nếu ai đã từng gục ngã sau những lần thất bại, nếu ai đã từng nghĩ rằng cuộc đời không công bằng khi mình luôn gặp phải những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu một lần được nghe Nick Vujicic diễn giả ta sẽ hiểu ra rằng cuộc đời luôn bình đẳng với mọi người. Nick trở thành con người kỳ diệu nhất thế giới bởi anh có một cơ thể khiếm khuyết nhưng lại có một trái tim lành lạnh. Với Nick, điều quan trọng nhất là đứng bao giờ từ bỏ khát vọng, hãy luôn yêu thương và biết tha thứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_mo_bai_trong_bai_van_nghi_luan_x.doc