SKKN Một số phương pháp phát huy tính tức cực, tự giác tập luyện của học sinh trong môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1

SKKN Một số phương pháp phát huy tính tức cực, tự giác tập luyện của học sinh trong môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1

Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khoẻ. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Có đức, có tài nhưng không đủ sức khoẻ thì con người không thể làm được việc gì “. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc trung học phổ thông, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh tự giác rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.

Tầm quan trọng của việc tập luyện Thể dục thể thao là vậy nhưng trên thực tế việc dạy và học môn Thể dục trong nhà trường hiện nay chưa được chú trọng. Đa số các trường Trung học phổ thông nói chung và trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 nói riêng đều chưa có nhà tập đa năng, dụng cụ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy môn thể dục còn thiếu quá nhiều dẫn tới việc học không đạt hiệu quả và chưa mang lại niềm đam mê lôi cuốn các em trong tập luyện. Mặt khác các em học sinh chưa hiểu lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao trong việc rèn luyện sức khỏe nên chỉ chú trọng các môn văn hóa xem thường môn thể dục và tập luyện chỉ mang tính chất đối phó, gượng ép. Một số em học sinh còn sợ môn Thể dục, học môn Thể dục là nỗi cực hình đối với các em.

 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi dậy thì có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em mặt khác trong thực tế đặc thù của bộ môn có sự phân loại thành nhiều đối tượng học sinh có sức khoẻ khác nhau có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có em bị bệnh tật bẩm sinh nên đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khoẻ học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất.

 

doc 13 trang thuychi01 9170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát huy tính tức cực, tự giác tập luyện của học sinh trong môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu 	Trang 
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................... 	01
2.1 Mục đích nghiên cứu:..............................................................	02
3.1 Đối tượng nghiên cứu:..............................................................	02
4.1 Phương pháp nghiên cứu:.........................................................	02
5.1 Những điểm mới:......................................................................	02
2. Nội dung
2. 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:.......................................................	03
2. 2 Thực trạng vấn đề.....................................................................	04
2.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................	 	05
2.4 Hiệu quả.....................................................................................	08
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận......................................................................................	10
3.2 Kiến nghị....................................................................................	11
 Tài liệu tham khảo............................................................................	12
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khoẻ. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Có đức, có tài nhưng không đủ sức khoẻ thì con người không thể làm được việc gì “. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc trung học phổ thông, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh tự giác rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Tầm quan trọng của việc tập luyện Thể dục thể thao là vậy nhưng trên thực tế việc dạy và học môn Thể dục trong nhà trường hiện nay chưa được chú trọng. Đa số các trường Trung học phổ thông nói chung và trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 nói riêng đều chưa có nhà tập đa năng, dụng cụ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy môn thể dục còn thiếu quá nhiều dẫn tới việc học không đạt hiệu quả và chưa mang lại niềm đam mê lôi cuốn các em trong tập luyện. Mặt khác các em học sinh chưa hiểu lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao trong việc rèn luyện sức khỏe nên chỉ chú trọng các môn văn hóa xem thường môn thể dục và tập luyện chỉ mang tính chất đối phó, gượng ép. Một số em học sinh còn sợ môn Thể dục, học môn Thể dục là nỗi cực hình đối với các em. 
 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi dậy thì có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em mặt khác trong thực tế đặc thù của bộ môn có sự phân loại thành nhiều đối tượng học sinh có sức khoẻ khác nhau có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có em bị bệnh tật bẩm sinh nên đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khoẻ học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất.
Chương trình có quá nhiều nội dung, nhiều nội dung có những kỹ thuật động tác quá khó không sát với thực tế. Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức thể dục thể thao theo yêu cầu của chương trình mà đơn thuần, khô khan, máy móc, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen tập luyện gượng ép, nhàm chán, mệt mỏi làm hạn chế kết quả và có thể hại cho sức khoẻ. Vậy phải làm thế nào, phải dùng biện pháp gì để tạo nên sự hứng thú, ham thích tập luyện trong các giờ học thể dục. Bằng kinh nghiệm qua nhiều năm công tác và xuất phát từ những yêu cầu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: 
   Một số phương pháp phát huy tính tức cực, tự giác tập luyệncủa học sinh trong môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1.
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
Mục đích nghiên cứu là lựa chọn một số phương pháp phát huy tính tức cực, tự giác tập luyệncủa học sinh trong môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 .
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 Tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng cho các em học sinh khối 12 mà tôi được phân công giảng dạy tại trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 trong năm học 2018 - 2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Kích thích các em ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu được lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khoẻ và thẩm mỹ về ngoại hình của bản thân.
- Sử dụng máy chiếu để xem phim tư liệu, sử dụng tranh ảnh, dụng cụ học tập đa dạng và phong phú gây được sự hứng thú cho học sinh.
- Phương pháp sử dụng trò chơi và thi đấu tập.
- Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến này có thể áp dụng trong tất cả các bậc học : Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Giáo dục thể chất nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất, làm cho tinh thần con người khỏe mạnh, cuộc sống vui vẻ, văn minh.... 
Giáo dục thể chất trong nhà trường là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho các em có một trạng thái sức khỏe tốt, thể lực phát triển toàn diện, nâng cao hoạt động của các hệ thống cơ, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, nhất là các kỹ năng vận động thực dụng như : Đi, chạy, nhảy, mang vác.... đồng thời giáo dục ở các em các phẩm chất ý chí cần thiết, tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn....
Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường còn là xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường thể chất, bồi dưỡng năng lực thể dục thể thao, phẩm chất tư tưởng và ý chí của học sinh. Phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Phản ánh nhu cầu xã hội, phản ánh nhu cầu phát triển toàn diện tâm thể thanh thiếu niên trong thời kỳ đang lớn. 
Ở lứa tuổi này là thời kỳ quá độ để trở thành người lớn,các em rất thích tò mò và ham học hỏi, trí nhớ có nhiều biến đổi căn bản, năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được tăng lên. Tính hệ thống trong việc thu lượm tri thức được tăng lên nhờ việc thiết lập những mối liên tưởng ngày càng phức tạp và sâu sắc. Về cấu tạo cơ thể cũng có nhiều thay đổi. Hệ xương và cơ phát triển mạnh nên năng lực vận động phát triển cao. Do hệ cơ phát triển mạnh nên các em rất hiếu động, thích dùng các hoạt động về lực và dùng sức chứ không thích các hoạt động tỉ mỉ khéo léo. Đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột ngột, sâu sắc, dễ xúc động và dễ bị kích thích do bị ảnh hưởng của quá trình phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, các quá trình hưng phấn quá mạnh đã khiến các em không kiềm chế được. Các em rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh về bản thân. Đôi khi có một ngẫu nhiên nhỏ các em cũng tự đánh giá cao về mình hoặc có thể gây cho các em có tính tự ti, nhút nhát. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn giúp các em có những nhận xét đúng về bản thân, cần có những biện pháp thích hợp để động viên khuyến khích các em trong học tập cũng như trong tập luyện thể dục thể thao.
Giai đoạn này các em cũng rất chú trọng tới vấn đề thẩm mỹ ngoại hình. Các em đã biết nhận thức về vẻ bề ngoài: béo, gầy hay thể hình cân đối đẹp. Vì thế giáo viên nên có những hình ảnh hay lời nói giúp các em hiểu hơn về việc học và tập luyện trong các tiết học thể dục.
2.2 Thực trạng của vấn đề
Trong thực tế của môn thể dục ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1 hiện nay không mấy được chú trọng. Đa số học sinh và giáo viên xem nhẹ vì nó không phải là môn các em dự thi ở các kỳ thi quan trọng, do vậy việc tập luyện chỉ mang tính chất đối phó chứ không mang lại hiệu quả. Mặt khác cơ sở vật chất còn thiếu dẫn tới đầu tư cho bài giảng của giáo viên cũng chưa cao. Khối lượng nội dung chương trình quá nhiều và không sát với thực tế. Một số giáo viên có quan niệm chú trọng những học sinh có năng khiếu để đi thi đấu ở Đại hội Thể dục thể thao hoặc Hội khỏe phù đổng có thành tích xếp hạng là được. Số học sinh còn lại giáo viên chưa mấy quan tâm. Trong tiết học giáo viên chủ yếu chú trọng vào phân tích kỹ thuật động tác và làm sao cho các em nắm được kỹ thuật của động tác dẫn tới giờ học thêm khô khan và cứng nhắc. Các em thường tập luyện đối phó nên nhanh chán và dễ gây mệt mỏi. Một số em còn lẫn tránh khi thực hiện bài tập luyện. chất lượng giờ dạy môn thể dục chưa đạt hiệu quả cao.
Về thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường tương đối đầy đủ, có trình độ đại học chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Bản thân và các đồng nghiệp trong trường cũng được thường xuyên tiếp xúc, trao đổi chuyên môn với các trường khác qua đó tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm và tôi luôn có suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng cho môn học này.
Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn Thể dục là rất cần thiết. Trong những năm trước đây do quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy hoạch sân thể dục của trường còn tương đối sơ sài. Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho công tác giảng dạy và học môn thể dục ở mức tương đối đầy đủ. Nhưng thực tế cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng vào các tiêt học chính khóa, chưa áp dụng vào các tiết học ngoại khóa.
Xã hội phát triển, nhất là về phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại. Nhu cầu về sức khỏe thẩm mỹ cũng được lứa tuổi thanh thiếu niên chú trọng. Luyện tập Thể dục thể thao là nhu cầu ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Do vậy giáo viên cũng dễ dàng trong việc giúp các em hiểu rõ hơn mục tiêu của việc thường xuyên tập luyện Thể dục thể thao.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để có được một tiết dạy thể dục đạt hiệu quả cao, tạo cho các em được niềm say mê, hứng thú, phát huy được tính tích cực trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học. Người giáo viên không nên chú trọng quá vào lý thuyết mà nên giúp học sinh thực hiện được động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, chán nản, tập hời hợt và tập cho có tập. Đảm bảo tốt chất lượng cho môn học. Trước những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp sau:
- Ở phần giới thiệu chương trình một nội dung mới giáo viên cần phải cho các em hiểu được nội dung này có tác dụng như thế nào đối với sức khoẻ cũng như về phát triển thể hình của các em. 
* Ví dụ : Nội dung tập thể dục nhịp điệu có tác dụng làm tăng cường sức mạnh cho tim và hệ thống mạch máu. Có tác dụng đến nhiều nhóm cơ.... giúp các em phát triển một cách cân đối về thể hình. Nếu tập luyện thường xuyên chúng ta sẽ có một thể hình cân đối và đẹp. 
- Do đặc điểm của lứa tuổi này học sinh khá hiếu động, ít tập trung chú ý mặt khác do điều kiện trường chưa có nhà tập đa năng nên khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài tác động làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự chú ý của các em. Vì vậy ở phần mở đầu giáo viên nên cho các em xem một đoạn ngắn tư liệu về các cuộc thi đấu hay kỹ thuật thực hiện của các vận động viên qua máy chiếu nhằm gây ấn tượng và kích thích sự tò mò khám phá ở các em.
* Ví dụ : Nội dung bóng chuyền phần kỹ thuật chuyền bước 2 giáo viên mở video cho học sinh xem qua kỹ thuật hoặc một trận đấu trong bóng chuyền sẽ kích thích các em sự tò mò, ý chí và muốn khám phá thực hiện được kỹ thuật đẹp giống như các Vận động viên.
- Trước khi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết,yếu lĩnh kỹ thuật động tác và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết liên quan đến tiết học trước khi lên lớp để khi thực hiện học sinh hiểu và nắm được ngay. Khi giới thiệu động tác mới giáo viên nên giảng giải phân tích kỹ thuật động tác ngắn gọn, chính xác, súc tích dễ hiểu. Có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý của các em.
- Làm mẫu thị phạm động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Nếu giáo viên thị phạm động tác không được đẹp thì nên cho các em quan sát qua tư liệu máy chiếu, tranh ảnh hoặc bồi dưỡng cán sự lớp, chọn những em có năng khiếu về mặt này để làm mẫu, thị phạm động tác thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới.
- Thực hiện xong phần kỹ thuật động tác giáo viên nên lựa chọn một số trò chơi mà các em ưa thích. Thông qua trò chơi rèn luyện cho các em kỹ năng vận động, thể lực giúp bổ trợ cho phần kỹ thuật, tạo sự tích cực hơn trong tập luyện và kích thíc các em bằng việc thi đua khen thưởng những thành tích đạt được để tăng dần độ khó cho học sinh.
* Ví dụ minh hoạ: Trong 1 tiết học có 2 nội dung là bóng rổ và chạy bền.
+ Luyện tập Chạy bền: Có thể tổ chức trò chơi chạy tiếp sức, chạy đuổi, ai nhanh hơn...... giữa 2 đội với nhau.
+ Luyện tập Bóng rổ : Giáo viên chia lớp thành nhiều đội ngẫu nhiên và cho các đội thi ném rổ với nhau, trò chơi đội nào dẫn bóng nhanh hơn.
 Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, mà tạo cho các em có sự hứng thú, phát huy tính tích cực trong tập luyện.
- Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần phải thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ.
- Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn, gây hứng thú phát huy tính tích cực trong tập luyện. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học giáo viên nên thay đổi dụng cụ như: Bóng đá, bóng chuyền, dây nhảy.....áp dụng vào trong bài học và trò chơi gây sự hứng thú trong học tập.
* Ví dụ : Nội dung nhảy xa tiết 1 giáo viên sử dụng hố cát cho các em tập thể lực nhưng sang tiết 2 giáo viên sử dụng dây nhảy..
- Giáo viên chia nhóm cho các em tập luyện sau đó cho các đội thi đấu với nhau như vậy giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết, tính đồng đội và có sự cạnh tranh trong tập luyện.
Ví dụ : Nội dung thể dục nhịp điệu giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Sau khi tập các động tác giáo viên cho các nhóm tự soạn thành 1 bài liên hoàn và thi với nhau 
- Trong tiết học giáo viên nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng kịp thời để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau , giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Bởi vì tâm lý học sinh ở tuổi này chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó các em sẽ cảm thấy thích thú.
Ví dụ : Sau khi tổ chức cho các em chơi trò đội nào dẫn bóng nhanh hơn trong nội dung bóng rổ. Đội thua sẽ cõng đội thắng từ đầu sân tới cuối sân
- Để các em tập luyện có hiệu quả giáo viên cần phải tìm hiểu và nắm được tình hình của từng lớp về khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu hay bệnh tật để có hình thức phụ đạo, bồi dưỡng tập luyện khác nhau.
Những học sinh có sức khoẻ yếu, bệnh tật hay bị tật bẩm sinh giáo viên không nên cho các em nghỉ mà phải cho các em tập luyện với cường độ thấp vừa sức với từng đối tượng hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ. Giáo viên luôn theo dõi và động viên khích lệ các em. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách phục hồi chức năng với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ hoà đồng cùng các bạn.
Tóm lại chương trình thể dục ở trường Trung học phổ thông rất đa dạng và phong phú nhưng độ khó cũng khác nhau. Ở mỗi tiết dạy khác nhau chúng ta sử dụng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê, phát huy tính tích cực trong tập luyện, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập và tham gia các hoạt động khác. 
2.4 Hiệu quả
 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế kết quả học môn Thể dục đầu năm học 2018 - 2019 của khối 12 và có kết quả ở bảng 1.1 như sau:
 Bảng 1.1
TT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
01
12A1
45
17,7%
40%
86,7%
13,3%
02
12A2
44
11,3%
29,5%
84,1%
15,9%
03
12A3
37
10,8%
37,8%
86,5%
13,5%
04
12A4
45
13,3%
37,7%
82,2%
17,8%
05
12A5
44
13,6%
43,1%
88,7%
11,3%
06
12A6
42
9,5%
40,4%
85,7%
14,3%
07
12A7
45
15,5%
35,5%
84,5%
15,5%
- Đa số các em không thích học môn thể dục vì các em cho rằng đó là môn phụ và không thích vận động dùng sức.
- Một số học sinh nam thích giờ thể dục nhưng các em chỉ thích được học nội dung mà các em thích như được đá bóng, không phải là các môn khác theo nội dung phân phối chương trình.
- Số học sinh giỏi và khá chưa nhiều, chủ yếu các em học theo kiểu cố gắng để đạt tiêu chuẩn.
Tiếp theo chúng tôi lấy phiếu kín khảo sát thực tế đầu năm về nhu cầu yêu thích học môn Thể dục của các em học sinh khối 12 năm học 2018 – 2019 và có kết quả ở bảng 1.2 như sau:
 Bảng 1.2
TT
Lớp
Sĩ số
Thích học
Không thích học
01
12A1
45
20%
80%
02
12A2
44
27,2%
72,8%
03
12A3
37
21,6%
78,4%
04
12A4
45
31%
69%
05
12A5
44
34%
66%
06
12A6
42
23,8%
76,2%
07
12A7
45
35,5%
64,5%
Qua khảo sát thực tế nhu cầu yêu thích học môn thể dục chúng tôi thấy rằng đa số các em không thích học môn thể dục và các em học chỉ mang tính chất bắt buộc để đối phó. Số ít còn lại thích học nhưng các em chỉ thích học các nội dung các em thích như bóng đá, bóng rổ. Phần lớn cho rằng sợ môn Thể dục vì vừa phải dùng sức mệt lại học ngoài trời nắng nóng, nhiều kỹ thuật động tác các em thấy khó không thực hiện được. 
 Sau khi áp dụng các phương pháp trên trong học kỳ 1 của năm học 2018 - 2019 chúng tôi thu được kết quả học môn Thể dục như sau:
 Bảng 2.1
TT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
01
12A1
45
24,4%
53,3%
97,8%
2,2%
02
12A2
44
29,5%
47,8%
100%
0%
03
12A3
37
27%
54%
100%
0%
04
12A4
45
33,3%
57,8%
100%
0%
05
12A5
44
31,8%
52,2%
100%
0%
06
12A6
42
23,8%
57,1%
97,7%
2,3%
07
12A7
45
35,5%
51,1%
100%
0%
Qua 2 bảng 1.1 và bảng 2.1 trên ta thấy số học sinh giỏi và học sinh khá tăng lên rõ rệt, số học sinh chưa đạt giảm. Ở các tiết học các em tập luyện hăng say. Không khí buổi học sôi nổi. Không có dấu hiệu uể oải, mệt mỏi kể cả những học sinh có thể lực yếu các em cũng có nhiều cố gắng để hoàn thành bài tập.
Kết quả phiếu kín khảo sát thực tế nhu cầu yêu thích học môn thể dục của học sinh khối 12 cuối học kỳ 1 có kết quả ở bảng 2.2 như sau:
 Bảng 2.2
TT
Lớp
Sĩ số
Thích học
Không thích học
01
12A1
45
98%
2%
02
12A2
44
100%
0%
03
12A3
37
100%
0%
04
12A4
45
100%
0%
05
12A5
44
100%
0%
06
12A6
42
97,7%
2,3%
07
12A7
45
100%
0%
Qua quá trình thực hiện trên chúng tôi thấy rằng đa số các em đều thích học môn thể dục. Không còn diễn ra tình trạng học để đối phó mà các em thích được vận động. Một số em đã tìm cho mình một nội dung yêu thích để các em tập luyện thường xuyên tạo niềm đam mê và rèn luyện sức khỏe cho mình. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình thực nghiệm cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu đã xác định được phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác tập luyện của học sinh trong môn thể dục trong trường THPT Đông Sơn 1 đảm bảo có giá trị và đủ độ tin cậy bao gồm:
- Kích thích các em ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu được lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khoẻ và thẩm mỹ về ngoại hình của bản thân.
- Sử dụng máy chiếu để xem phim tư liệu. Sử dụng tranh ảnh, dụng cụ học tập đa dạng và phong phú gây được sự hứng thú cho học sinh.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_phat_huy_tinh_tuc_cuc_tu_giac_tap_lu.doc