Một số biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường màm non Hoằng Xuyên

Một số biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường màm non Hoằng Xuyên

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trẻ em là nhân tố quyết định tương lai của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ cần phải được quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, nên vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực” là vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì vậy đòi hỏi những nhà giáo dục phải giáo dục trẻ những gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Và chất lượng giáo dục mầm non ra sao? Đó là điều mà nghành giáo dục và toàn thể xã hội quan tâm.

Những năm học gần đây, nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc xây dựng trường mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm” là giúp giáo viên tự thiết kế, kế hoạch giãng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. Giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, chao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. Biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tư duy, sáng tạo, thích thú, tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục ở trường, lớp.

 

docx 24 trang thuychi01 8605
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường màm non Hoằng Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG 
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MÀM NON HOẰNG XUYÊN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Hoằng Xuyên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Số trang
1
MỞ ĐẨU.
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
2
2.1
Cơ sở lí luận.
2
2.2
Thực trạng.
3
2.3
Khảo sát
5
2.4.
Biện pháp 
5
2.4.1 
Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
5
2.4.2 
Tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
8
2.4.3
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
9
2.4.4
Tăng cường thiết bị đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm
12
2.4.5
Nắm chắc về đặc điểm nhận thức, nhu cầu, hứng thú của trẻ ở lớp mình phụ trách.
13
2.4.6.
Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trãi nghiệm, thí nghiệm
14
2.4.7.
Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động giáo dục
15
2.4.8.
Ứng dụng công nghệ thong tin trong tổ chức các hoạt động học
18
2.4.9
Phối hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động
18
2.5.
Kết quả
19
3.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1.
Kết luận.
19
3.2
Kiến nghị.
20
1.MỞ ĐẦU
	1.1 Lý do chọn đề tài
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là nhân tố quyết định tương lai của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ cần phải được quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, nên vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực” là vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì vậy đòi hỏi những nhà giáo dục phải giáo dục trẻ những gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Và chất lượng giáo dục mầm non ra sao? Đó là điều mà nghành giáo dục và toàn thể xã hội quan tâm.
Những năm học gần đây, nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, không ngừng đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc xây dựng trường mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm” là giúp giáo viên tự thiết kế, kế hoạch giãng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. Giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường. Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, chao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. Biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tư duy, sáng tạo, thích thú, tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục ở trường, lớp.
Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy, chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra, đồng thời đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học mầm non.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
	Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Bản thân là một giáo viên đứng lớp 5-6 tuổi, tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế nào để có thể thưc hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng Xuyên” để làm đề tài nghiên cứu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng Xuyên. 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, nêu nên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng xuyên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận 
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp quan sát 
Phương pháp điều tra 
Phương pháp thống kê toán học 
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ – tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
Dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, khi đó học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy, cô có thể tìm ra, khám phá ra những tri thức mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thành những thói quen tư duy độc lập, sáng tạo. Phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.
	Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.
	Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, nên từng trẻ sẽ có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng. Cần biết những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thành công. Các trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng, không cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khó để trẻ có thể hiểu hoặc làm được. Vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là phương pháp mà giáo viên cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu, đánh giá đúng và tôn trọng.
	Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non.Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
	 Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nghiệm của mình, tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, học hỏi qua các lớp chuyên đề do phòng tổ chức, học qua các modun bồi dưỡng thường xuyên, tôi dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, tôi tăng cường các hoạt động cá nhân trẻ thông qua hoạt động trong ngày. Để làm được điều đó mỗi người giáo viên phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý, sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi đặc biệt là độ tuổi 5-6 tuổi. 
Từ nhận định trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các phương pháp, biện pháp tốt nhất vận dụng vào thực tế của lớp tôi phụ trách bằng tình thương, trách nhiệm và tâm huyết của những “mẹ hiền thứ hai” dành cho trẻ.
2.2 Thực trạng.
Trường mầm non Hoằng Xuyên đã được sự quan tâm của cấp trên, các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh cộng với sự nhiệt tình của tập thể cán bộ giáo viên trong toàn trường đã đầu tư xây dựng ngôi trường khang trang sạch đẹp. Năm học 2017-2018 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I. Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác dạy và học, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
	Năm học 2018-2019 nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên là 17 đồng chí, trong đó ban giám hiệu 2 đồng chí, giáo viên là 12 đông chí, 3 nhân viên.
	Trẻ huy động ra lớp đúng độ tuổi là 190 trẻ, được chia làm 7 nhóm, lớp. 1 nhóm trẻ, 6 lớp mẫu giáo. 
Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi kiểm tổ trưởng tổ chuyên môn. Trong thực tế những ngày đầu đứng lớp tôi nhận thấy tình hình ở lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, lớp tôi được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như chỉ đạo chuyên môn nên hoạt động và sinh hoạt của trẻ tương đối thuận lợi.
Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm, từng độ tuổi. Đồ dùng, đồ chơi mua sắm đầy đủ.
Các cháu ăn bán trú 100% 
Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.
Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ.
Tôi là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
2.2 Khó khăn:
Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 -6 tuổi tôi đã có điều kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với các hoạt còn nhiều hạn chế như:
 	Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học.
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học .
Đa số giáo viên có thể trình bày những định nghĩa hay khái niệm về giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm một cách chuẩn xác, chi tiết. Nhưng thực tế việc thực 
hiện các hoạt động cho trẻ vẫn rơi vào  tình trạng giáo viên làm trung tâm, mặc dù chúng ta cũng đã đổi mới chương trình.
 	Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.
	Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .
	Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
	Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.
	Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm cách giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, nhờ đến sự giải quyết của cô.
	Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa dạng.
	Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng lực của trẻ.
Cha mẹ trẻ đa phần ở nông thôn, cuộc sống khó khăn ngày nay cũng khiến cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm đến trẻ
Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoằng Xuyên”. 
2.3 Khảo sát: 
	Từ những thực trạng trên tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 -2019 tại lớp tôi phục trách. Với tổng số trẻ là 32 cháu.
Stt
Tiêu chí
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
 Tỉ lệ %
1
Trẻ hứng thú, tự tin tham gia vào hoạt động
32
13
41
19
59
2
Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học
32
12
38
20
62
3
Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
32
12
38
20
62
4
Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc
32
15
47
17
53
2.4 Các giải pháp thực hiện. 
	Từ thực trạng của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ lớp tôi phụ trách nói riêng. Tôi nhận thấy muốn trẻ chủ động, hứng thú, tự tin tham gia hoạt động chúng ta cần phải phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
2.4.1 Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm:
Việc xây dựng kế hoạc là việc làm quan trọng của giáo viên.Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kế hoạch của nhà trường, dựa vào tình hình thực tế của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch giảng dạy chăm sóc và nuôi dưỡng, nêu rõ mục đích yêu cầu và các biện pháp thực hiện. Tôi dựa vào kế hoạch năm học, mục tiêu của chương trình, nội dung chủ đề điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp từng tháng, từng chủ đề, từng học kỳ và thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
2.4.1.1. Xây dựng mục tiêu giáo dục:
Trước hết giáo dục hướng trẻ chuẩn bị sớm thích nghi với sự thay đổi của 
môi trường, nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống. Tôi căn cứ vào đặc điểm của trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ mà tôi đã quan sát được trong thời gian hai tuần đầu trẻ đến trường và căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non để xác định mục tiêu cho phù hợp. 
Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non, tôi xác định mục tiêu cụ thể như sau:
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết tên và cách chế biến một số món ăn thông thường ở trường mầm non.
- Sử dụng thành thạo một số đồ dung trong sinh hoạt ở trường mầm non.
- Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt: Mời trước khi ăn; Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
* Phát triển vận động:
- Thực hiện được các vận động cơ bản theo nhu cầu của bản thân.
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.
- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập đi ,chạy,bật tại chỗ
- Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục giúp cho cơ thể phát triển hài hòa và cân đối.
Phát triển nhận thức
- Trẻ biết được một số đặc điểm về trường mầm non, tên dịa chỉ của trường ,tên lớp tên cô giáo, và tên các bạn trong lớp.
- Trẻ phân biệt được các khu vực trong lớp, trong trường và công việc của cô giáo,và các cô ở trong trường..
- Trẻ biết tên các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài sân trường ,các góc của lớp học  
- Trẻ biết được tên và một số đặc điểm nổi bật của bạn trong lớp.
- Phân loại đồ dung, đồ chơi theo 2, 3 dấu hiệu.
- Nhận biết, phân biệt số lượng và mối quan hệ trong phạm vi năm.
- Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. 
- Nhận biết một số đồ sử dụng điện ỏa trường mầm non và cách giữ gìn đồ dung ấy.
Phát triển ngôn ngữ
- Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằng lời nói. Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường. Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non.
- Nhận biết kí hiệu, chữ viết qua các từ.
- Trẻ phát âm chuẩn không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc. lễ phép với cô và người lớn.
Phát triển thẩm mỹ
- Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong lớp, trường.
- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
- thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc.
Phát triển tình cảm và KNXH
- Trẻ yêu thích trường, lớp, biết yêu quí, kính trọng cô và các bác trong trường, thân thiện, yêu thương các bạn trong lớp, trong trường. Biết hợp tác chia sẻ với các bạn khi chơi.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp và trong trường
- Biết bảo vệ môi trường: Cất đồ dùng đồ chơi khi chơi song; Không bứt lá, bẻ cành.
- Biết thực hiện một số qui định của lớp.
2.4.1.2 Lựa chọn nội dung giáo dục:
	Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình. Chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non.
	Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên kế hoạch song tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. 
	Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa chọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho trẻ khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình.
Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địa 
phương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp. 
Ví dụ: Trong chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ, tôi có thể chọn những nội dung đơn giản gần gũi với trẻ như: “Cánh đồng quê em” phát triển nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động khám phá nhằm giáo dục trẻ biết cánh đồng quê  mình cho ra những sản phẩm gì? Và nó gắn bó với người nông dân như thế nào? Từ đó trẻ biết yêu lao động sản xuất, yêu sản phẩm của quê hương. Trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia hoạt động và tích cực trao đổi ý kiến, tiết học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả đáng kể. Tôi cũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càng tiến bộ. 
2.4.1.3 Lựa chọn câu hỏi phù hợp:
Việc đặt câu hỏi là một trong mười chiến lược dạy học giúp trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Với ý tưởng học tập kiến tạo, thay vì dạy bằng cách kể, giáo viên cần dạy bằng cách hỏi.
Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá tìm tòi đồng thời cũng “Mở đường” cho trẻ học cách học - hỏi, tập đọc câu hỏi.
Khi đặt câu tôi chú ý sử dụng câu hỏi mở nhiều hơn là câu hỏi đóng, tôi chú ý đến mục đích của câu hơi, hỏi để làm gì, hỏi cái gì. Câu hỏi phải phù hợp với trình độ khả năng của trẻ, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bố câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: Trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực.
 Tôi đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi tôi đưa ra phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Với lượng câu hỏi ít, trẻ sẽ có thời gian để suy nghĩ trả lời. 
 Ví dụ: Con nghĩ thế nào?
 Làm sao con biết?
 Theo con thì điều gì sẽ sảy ra?
 Khi trẻ tả lời tôi không vội đánh giá trẻ, mà tôi động viên, khuyến khích trẻ để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_giao_duc_lay_tre_lam_tru.docx