Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi đều có mong muốn được tự nhiên cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới xung quanh [4]. Quá trình trẻ tìm tòi, khám phá, học hỏi thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng, tất cả trò chơi đều hỗ trợ cho việc học của trẻ. Thông qua trò chơi trẻ được khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ, trẻ nhận ra những cảm xúc và tình cảm của bản thân cũng như của người khác đối với trẻ.

Hoạt động vui chơi luôn là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ, mà không có thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được [4]. Trẻ có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động trực tiếp khám phá, tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi, với thiên nhiên và lựa chọn các vai chơi phù hợp qua đó rèn luyện ở trẻ tính kiên trì, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong môi trường thuận lợi với trẻ. Trẻ được tăng cường mối quan hệ giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh, học cách hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và nhường nhịn nhau, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiện đại [2].

Để nhằm tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018, bản thân Tôi là một Giáo viên được phân công dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Nam Tân Trường mầm non Nam Xuân Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm cách để có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục một cách hấp dẫn, hứng thú nhất đối với trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt, sắp xếp linh hoạt, sáng tạo và vận dụng có hiệu quả các nội dung chơi phù hợp với độ tuổi, tác động vào chúng thông qua các trò chơi đểtrẻ đượctrực tiếp trải nghiệm trong các tình huống, trẻ được khám phá những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?, Và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ chúng ta giáo dục trẻ hình thành những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển hình thành tốt nhân cách cho trẻ sau này.

 

doc 24 trang thuychi01 106982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM.
Người thực hiện: Hà Thị Đại.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nam Xuân.
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động vui chơi.
THANH HOÁ, NĂM 2018.
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục	
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận
2
2
Thực trạng của vấn đề
3
2.1
Thuận lợi
3
2.2
Khó khăn
4
3
Các giải pháp
5
3.1
Tạo môi trườngcho trẻ hoạt động vui chơi theoquan điểm lấy trẻ làm trung tâm
5
3.2
Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
12
3.3
Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
12
3.4
Phối hợp với phụ huynh và nhà trường trong việc tạomôi trườngbên trong và bên ngoài lớp học cho trẻ hoạt động vui chơi
19
3.5
Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
20
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
21
III
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ
22
1
 Kết luận
22
2
 Kiến nghị
23
Tài liệu tham khảo
24
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi đều có mong muốn được tự nhiên cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới xung quanh [4]. Quá trình trẻ tìm tòi, khám phá, học hỏi thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng, tất cả trò chơi đều hỗ trợ cho việc học của trẻ. Thông qua trò chơi trẻ được khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ, trẻ nhận ra những cảm xúc và tình cảm của bản thân cũng như của người khác đối với trẻ.
Hoạt động vui chơi luôn là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, hoạt động vui chơi có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ, mà không có thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được [4]. Trẻ có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động trực tiếp khám phá, tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi, với thiên nhiên và lựa chọn các vai chơi phù hợp qua đó rèn luyện ở trẻ tính kiên trì, nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong môi trường thuận lợi với trẻ. Trẻ được tăng cường mối quan hệ giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh, học cách hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và nhường nhịn nhau, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội hiện đại [2].
Để nhằm tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018, bản thân Tôi là một Giáo viên được phân công dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi khu Nam Tân Trường mầm non Nam Xuân Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm cách để có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục một cách hấp dẫn, hứng thú nhất đối với trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt, sắp xếp linh hoạt, sáng tạo và vận dụng có hiệu quả các nội dung chơi phù hợp với độ tuổi, tác động vào chúng thông qua các trò chơi đểtrẻ đượctrực tiếp trải nghiệm trong các tình huống, trẻ được khám phá những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?, Và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ chúng ta giáo dục trẻ hình thành những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển hình thành tốt nhân cách cho trẻ sau này. 
Chính vì muốn trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiều hơn khi tham gia hoạt động vui chơi nên trong năm học 2017 - 2018 Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
2. Mục đích nguyên cứu
Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thoải mái nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện [4].
Tổ chức hoạt động vui chơi sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực, góc chơi trẻ được hoạt động một cách vui vẻ.
3. Đối tượng nguyên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng khảo sát thực nghiệm trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thuộc lớp mẫu giáo lớn khu Nam Tân Trường mầm non Nam Xuân, xã Nam xuân, huyện Quan hóa, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2017-2018.
4. Phương pháp nguyên cứu
Các phương pháp lựa chọn để nghiên cứu đề tài: Trước hết bản thân tôi nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo, để xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng và hoàn thành sáng kiến. Tôi áp dụng trên trẻ thông qua các phương pháp:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp so sánh - phân loại.
Phương pháp giao tiếp.
Phương pháp học tập trải nghiệm.
Sau đây là nội dung nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận.
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục giúp phát triển trí tuệ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh [4]. Đặc biệt với chuyên đề trọng tâm của năm học 2017 – 2018 là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Với việc xây dựng môi trường giúp trẻ trải nghiệm, khám phá thông qua hoạt động vui chơi trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của cá nhân, trẻ được tự do lựa chọn nhiều nội dung chơi từ nhiều góc hoạt động khác nhau để học như: Học theo cặp, nhóm nhỏ,một mình hoặc cùng cả lớp. 
Hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động vui chơi giúp giáo dục và phát triển đạo đức cho trẻ. Vì chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ. Thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, che chở các em nhỏ hơn, biết chăn sóc, lo lắng cho người thân khi người thân bị ốm đau, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, lòng nhân ái, [1].
Hoạt động vui chơi còn giúp giáo dục và phát triển thể chất: Trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái, giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển hoàn thiện các vận động cơ bản, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử, lời nói khi trẻ thực hiện vai chơi [1].
Giáo dục và phát triển lao động: Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sánh tạo, kiên trì, yêu lao động [1].
Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu hiểu được tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới đồ vật, góp phần hình thành hành vi kỹ năng xã hội cho trẻ.
=> Hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này.
2. Thực trạng vấn đề
Trường mầm non Nam Xuân nằm ở phía Tây của huyện Quan Hoá, cách trung tâm Huyện 10 km. Trường có tổng số CBGV, NV: 25 đ/c.( QL: 3 đ/c, GV, NV: 22 đ/c). Số CBGV,NV trên chuẩn đạt 100%. Tổng số trẻ toàn trường: 171 cháu (MG: 139, NT: 32).
Năm học 2017- 2018, Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn khu Nam Tân, lớp Tôi có tất cả 21 cháu, trong đó: 
+ Có 17 cháu nam và 4 cháu nữ.
+ Đa số phụ huynh làm nông nghiệp.
=> Từ thực tế trên, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.1. Thuận lợi
Nhà trường đã bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi trong và ngoài lớp học.
Lớp học rộng rãi, phong phú về các góc hoạt động trong và ngoài lớp, trẻ có cơ hội thực hành và trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thông qua hoạt động chơi.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cũng như thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong năm học 2017 – 2018 phụ huynh đã đóng góp ngày công và một số nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi (Lốp xe, luồng, chai lọ). Đặc biệt phụ huynh còn ủng hộ cả cây, hoa, tham gia tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Bản thân tôi là 1 giáo viên, là con em địa phương có đủ sức khỏe và lòng nhiệt tình với công việc, luôn luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn có tinh thần ham học hỏi chuyên môn. Thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời luôn tích cực cố gắng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ được trải nghiệm phù hợp với nội dung của từng chủ đề khác nhau. Là 1 tổ phó chuyên môn tôi luôn có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề cụ thể, theo sự hứng thú của trẻ. Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. Luôn chủ động tìm tòi và sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tìm trò chơi phục vụ cho hoạt động học và vui chơi của trẻ. 
Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi.
2.2. Khó khăn
Nhà trường chưa có đủ điều kiện về vật chất cũng như thời gian để tổ chức cho trẻ các hoạt động tham quan, dã ngoại để trẻ được khám phá về các nghề nghiệp ở địa phương hoặc các danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Mặc dù đó được đầu tư đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp, tuy nhiên số lượng đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng phong phú. Nhiều đồ chơi đã bị xuống cấp.
Chưa phong phú về học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau để trẻ hoạt động và trải nghiệm trong giờ chơi.
90% phụ huynh của lớp là lao động nông nghiệp chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ, nên việc trò chuyện với trẻ về thế giới xung quang còn hạn chế, phần đa là cô cung cấp kiến thức cho trẻ. 
* Bảng thống kê số liệu kết quả phân loại sự hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi của trẻ đầu học 2017 – 2018.
TT
NỘI DUNG
KẾT QUẢ
Đạt
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Hứng thú tham gia vào các góc hoạt động trong lớp.
10/21
48 
11/21
52
2
Hứng thú trong hoạt động quan sát ngoài trời
9/21
43 
12/21
57
3
Hứng thú tham gia trò chơi dân gian
9/21
43
12/21
57
Qua đánh giá thực trạng và kết quả trên, tôi thấy kết quả đánh giá của lớp mình chưa đạt theo đúng mục tiêu đánh giá cuối năm trong Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Với kết quả đầu năm được đánh giá chưa đạt 50% Tôi tập trung nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng “một số biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Mỗi một đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý [4]. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm.
Vào đầu năm học Tôi đã được nhà trường chỉ đạo đi tiếp thu chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” tại Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quan Hoá, Và đến tháng 8/2017 Tổ chuyên môn nhà trường đã tổ chức triển khai chuyên đề tới tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường, nhằm giúp giáo viên nắm được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Cần phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp học, có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ được chủ động vui chơi, thực hành, trải nghiệm, trò chuyện và chia sẻ nhiều ý kiến. Đối với hoạt động vui chơi thì xây dựng môi trường vật chất bên trong và bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi là điều vô cùng quan trọng.
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội [2].. Môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì. 
Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ bao gồm việc tạo môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy, Tôi có những sáng kiến để tạo môi trường cho trẻ hoạt động vui chơi như sau:
* Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi có chủ đích
Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được đảm bảo giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng [2]. Giáo viên cần tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ được khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bám sát vào kế hoạch của nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ ở nhóm lớp của mình. Nhằm tiến tới hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường vào tháng 1/2018. Lớp Tôi đã được phụ huynh và nhà trường quan tâm mua sắm thêm một số đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm lớp và nguyên vật liệu để trang trí phòng nhóm lớp mang tính mở cho trẻ hoạt động. Tôi cũng cố gắng dành nhiều thời gian rảnh để làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho hoạt động ở môi trường bên trong lớp và ngoài lớp học. Cách làm cụ thể đã được tôi thực hiện như sau:
+ Tạo môi trường hoạt động có chủ đích trong hoạt động chơi ngoài trời bao gồm: Các hoạt động quan sát, trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm Chính vì thế, việc chuẩn bị cho hoạt động này là vô cùng quan trọng. Tùy theo mỗi chủ đề khác nhau có các hoạt động khác nhau thì tôi đã chuẩn bị môi trường, nguyên vật liệu, đồ dùng, dụng cụ khác nhau cho trẻ hoạt động.
Đối với việc tạo môi trường hoạt động có chủ đích cho trẻ ở ngoài trời chúng tôi xây dựng góc thiên nhiên, và trồng cây cảnh xung quanh hàng rào, hành lang đi lại. Tôi đi xin lốp xe đạp, xe máy về trồng cây cảnh, hoa cho trẻ quan sát. Hoạt động như vậy vừa tiết kiệm được chi phí hoạt động của lớp, của nhà trường. Nhờ có sự cố gắng không ngừng của bản thân, tôi đã tạo được môi trường bên ngoài có cây xanh, cây cảnh, rau và một số loại hoa thông dụng cho trẻ hoạt động trải nghiệm thực tế.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” tôi tổ chức cho trẻ quan sát cây xanh, quan sát vườn rau, vườn hoa thì môi trường hoạt động tôi cần chuẩn bị cho trẻ phải bao gồm các loại cây xanh, vườn rau của bé, các loại hoa khác nhau Mỗi loại cây, loại rau, loại hoa phải có kí hiệu tên riêng qua đó trẻ vừa được quan sát và vừa có thể được phát âm chữ cái trong các từ có nghĩa chỉ tên các loại cây, loại hoa. Không những chỉ quan sát cây, rau, hoa mà tôi còn có thể tổ chức cho trẻ nhặt lá cây rụng để làm các con vật hoặc tham gia xới đất trồng rau, trồng hoa; tưới nước cho cây, rau, hoa; nhổ cỏ, bắt sâu; hái rau để cho các cô nhà bếp nấu ănĐể trẻ được trải nghiệm những hoạt động đó thì những đồ dùng dụng cụ tôi phải chuẩn bị như là xô, chậu, xẻng, cuốc, bình tưới nước, rổ rá... bằng nhựa, bằng nan phù hợp với trẻ để trẻ sử dụng trong hoạt động của mình.
Ví dụ: Phụ huynh đóng nguyên liệu, ngày công, đồ dùng và thực phẩm sẵn có tại quê hương mình để làm lên nhà chòi mang tên sắc mầu quê hương. 
Ngoài ra, phụ huynh có thể trồng rau, trồng hoa vào các xô, chậu cho trẻ mang đến để vào góc thiên nhiên của lớp mình. Hoặc có thể hỏi nhà phụ huynh nào có nuôi chim thì mang đến cho cô mượn để trẻ quan sát, cuối giờ sẽ gửi trả lại cho phụ huynh
- Tôi còn có thể tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh để tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thì tôi cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó. Đồng thời hướng dẫn trẻ dùng những chiếc lá đã nhặt được tạo hình các con vật hoặc cắt dán, xé dán thành những bức tranh sinh động, sáng tạo.
- Môi trường cho trẻ hoạt động có chủ đích ở ngoài trời phải được quan tâm, chăm sóc và tu bổ thường xuyên, đặc biệt là khu vực vườn rau, vườn hoa, vườn cổ tích. Một tuần 1 lần tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia nhổ cỏ, nhặt rác, trồng thêm loại rau, hoa mới, tưới nướcđể cho rau, hoa, cây luôn tươi tốt và luôn được thay đổi để phong phú, đa dạng hơn.
- Tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để tạo môi trường như những lốp xe tô, xe máy sơn màu để trồng hoa, rau; những vỏ chai nhựa, thùng xốp cũng có thể tận dụng để trồng hoa, trồng rau
+ Tạo môi trường hoạt động có chủ đích ở các góc chơi trong lớp: 
Đây có lẽ là hoạt động quan trọng nhất trong ngày của trẻ, trẻ được chủ động hơn so với các hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi trẻ lựa chọn đồ vật mà trẻ thích chơi và chơi giỏi, trẻ sẽ phát triển kỹ năng ở tất cả các lĩnh vực: Nhận thức, xã hội, tình cảm và thể chất. Trẻ được phát triển các kỹ năng thông qua thực hành quá trình học tập, một trong những cách tốt nhất để trẻ học hỏi, tìm tòi, trải nghiệm thực tế.
Với việc tạo môi trường bên trong lớp cho trẻ hoạt động theo đúng chủ đề, chủ điểm và còn phù hợp với thực tế lớp. Tôi thực hiện trang trí theo hướng mở đúng nội dung của chuyên đề tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khi đến chủ đề nào trẻ có thể thực hiện bóc ra dán vào cho phù hợp với chủ đề đó. Các góc chơi Tôi bố trí phù hợp mang tính kết hợp tĩnh và động, do lớp tôi có nhiều cửa sổ nên có rất nhiều ánh sáng, nên cần tạo môi trường thân thiện đối với trẻ, giúp trẻ có cảm giác đầm ấm. Tôi tự làm đồ chơi tự tạo, các đồ dùng tôi làm đều bằng nguyên liệu bằng sốp, dạ, bằng len móc và tôi đã cố gắng làm tương đối đầy đủ để cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong_vui_c.doc