Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Bạch Nga Sơn

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Bạch Nga Sơn

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Vệt Nam. Trẻ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển về mọi mặt[1]. Trẻ em là những mầm ươm của đất nước, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là người tiếp nối của thế hệ cha anh. Vì vậy để trẻ phát triển một cách toàn tốt nhất thì cả nhà trường và gia đình cùng chung tay tạo mọi điều kiện tập chung sức lực cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Để trẻ được hoạt động, học tập vui chơi ‘trẻ học bằng chơi, chơi bằng học’ đạt chất lượng giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Đến trường trẻ được thực hện các hoạt động có chủ định như làm quen các tác phẩm văn học, trẻ được tập nói nhận biết gọi tên các loài vật, các sự vật hiện tượng, được HĐVĐV, trẻ được nhập vai bắt chước người lớn làm những việc trẻ thích. Đặc biệt là kỹ năng phát triển tình cảm xã hội thể hiện qua các nội dung bài hát, điệu múa. Từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu thương nhận biết cái đẹp, cái thiện thêm yêu cuộc sống.

¢m nh¹c gièng nh­ lµ mãn ¨n tinh thÇn kh«ng thÓ thiÕu ®­îc trong cuéc sèng hµng ngµy cña mçi chóng ta, nã mang ®Õn cho ta nh÷ng gi©y phót th­ gi•n thùc sù tho¶i m¸i, cho ta c¶m nhËn c¸i ®Ñp cña tù nhiªn, quª h­¬ng, ®Êt n­íc, con ng­êi.

 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Th«ng qua ¢m nh¹c, trÎ sÏ linh ho¹t, m¹nh d¹n, tù tin, th«ng minh h¬n. ¢m nh¹c cßn gióp trÎ ph¸t triÓn ng«n ng÷, ph¸t triÓn tai nghe vµ c¶m xóc cho trÎ.

 Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

doc 32 trang thuychi01 15231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Bạch Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Tham mưu đầu tư mua sắm và làm thêm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ
5
2.3.2
Nâng cao chất lương giáo dục âm nhạc trong hoạt động có chủ định. 
6
2.3.3
Xây dựng môi trường giáo dục hấp dẫn
13
2.3.4
Tiến hành phân loại trẻ và bồi dưỡng cho trẻ có kỹ năng và chưa có kỹ năng trong âm nhạc
14
	2.3.5
 Lồng ghép tích hợp âm nhạc vào các hoạt động có chủ định khác.
16
2.3.6
Lồng ghép hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi, ngày lễ hội.
16
2.3.7
Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ phát triển âm nhạc.
18
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối vối hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
19
3
Kết luận và kiến nghị 
19
3.1
Kết luận 
19
3.2
Kiến nghị 
20
1.MỞ ĐẦU.
1.1.Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Vệt Nam. Trẻ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển về mọi mặt[1]. Trẻ em là những mầm ươm của đất nước, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là người tiếp nối của thế hệ cha anh. Vì vậy để trẻ phát triển một cách toàn tốt nhất thì cả nhà trường và gia đình cùng chung tay tạo mọi điều kiện tập chung sức lực cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Để trẻ được hoạt động, học tập vui chơi ‘trẻ học bằng chơi, chơi bằng học’ đạt chất lượng giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Đến trường trẻ được thực hện các hoạt động có chủ định như làm quen các tác phẩm văn học, trẻ được tập nói nhận biết gọi tên các loài vật, các sự vật hiện tượng, được HĐVĐV, trẻ được nhập vai bắt chước người lớn làm những việc trẻ thích. Đặc biệt là kỹ năng phát triển tình cảm xã hội thể hiện qua các nội dung bài hát, điệu múa. Từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu thương nhận biết cái đẹp, cái thiện thêm yêu cuộc sống.
¢m nh¹c gièng nh­ lµ mãn ¨n tinh thÇn kh«ng thÓ thiÕu ®­îc trong cuéc sèng hµng ngµy cña mçi chóng ta, nã mang ®Õn cho ta nh÷ng gi©y phót th­ gi·n thùc sù tho¶i m¸i, cho ta c¶m nhËn c¸i ®Ñp cña tù nhiªn, quª h­¬ng, ®Êt n­íc, con ng­êi.
 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Th«ng qua ¢m nh¹c, trÎ sÏ linh ho¹t, m¹nh d¹n, tù tin, th«ng minh h¬n. ¢m nh¹c cßn gióp trÎ ph¸t triÓn ng«n ng÷, ph¸t triÓn tai nghe vµ c¶m xóc cho trÎ.
 	Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đối với trẻ nhà trẻ 25-36 tháng thì điều đó càng đúng bởi trẻ độ tuổi này đa số là trẻ mới đi học nên trẻ chưa được mạnh dạn, ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ trong một lớp không đồng đều. Từ đó dẫn đến khả năng ca hát và hứng thú với hoạt động âm nhạc của trẻ còn nhiều hạn chế như:  Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát, trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời. Khi nghe nhạc trẻ chưa thể hiện cảm xúc nên chưa chủ động  nhún theo nhịp.
 	Qua đó các nhà nghiên cứu về thần kinh cho thấy sự tiếp xúc với âm nhạc có thể thiết lập được phản xạ có điều kiện ở trẻ, đồng thời thúc đẩy trí lực của bán cầu trái phát triển khả năng nhận thức và các kĩ năng lập luận phức tạp. Kinh nghiệm tiếp cận với âm nhạc giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, cách phát âm thông qua việc lắng nghe và hát sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Việc vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo, theo các nhà khoa học vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não. Âm nhạc giúp hình thành ở trẻ mầm non khái niệm về cái đẹp, về không gian Cảm xúc và hiểu biết xã hội: Âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế giới.
 Từ lý do, trên là giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi mạnh dạn đề ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Bạch Nga Sơn” để nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy trẻ hoạt động đạt được kết quả cao nhất. 
1.2.Mục đích nghiên cứu.
-Dạy cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ nhà trẻ 25-36 tháng làm quen với hoạt động âm nhạc ở trường.
- Nhằm hình thành và phát triển các mặt nhân cách ban đầu cũng như trong các lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
- Rèn cho trẻ năng khiếu về cảm nhận giai điệu, kỹ năng biểu diễn các tác phẩm âm nhạc. 
- Giúp cho giáo viên biết cách dạy trẻ, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác phù hợp, ứng dụng các biện pháp để sửa sai, sửa ngọng cho trẻ.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường Mầm Non Nga Bạch-Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi chọn lọc tài liệu cần tham khảo phải do bộ giáo dục và các nhà xuất bản nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội dung.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Quan sát, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, sau đó đưa ra các giải pháp áp dụng cho sáng kiến.
Điều tra thực tế thu nhập thông tin dựa trên đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình nghiên cứu, hàng ngày quan sát các hoạt động của trẻ.
Thống kê biểu bảng, xử lý số liệu. Sử dụng các nhóm phương pháp như: Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 	Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Có ý kiến cho rằng, giáo dục âm nhạc đó không phải là đào tạo nhạc công mà là đào tạo con người. Đặc biệt hiện nay giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu “đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục”. Trong đó, giáo dục mầm non cần có những sáng kiến đổi mới để bắt kịp đà phát triển của các bậc học khác, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đối với trẻ 25-36 tháng tuổi vốn từ còn ít, mức độ hiểu nghĩa còn hạn chế, với thực tế trẻ ở lớp tôi vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn. [1] Do đó việc lựa chon nội dung các bài hát phải thật đơn giản ngắn ngọn, gần gũi với trẻ là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, lòng yêu thích âm nhạc của trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu rất mê say nhưng số ít cháu lại rất thờ ơ khi tiếng nhạc vang lên. Tôi nhận thấy khi trẻ ca hát đôi lúc cũng có phần không chính xác về giai điệu hoặc lời ca thậm chí còn sáng tác ra lời không phù hợp với nội dung. Trẻ ở lứa này vốn từ của trẻ đang phát triển, tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này dễ nhớ, dễ quên, trẻ phát âm chưa chuẩn trẻ chỉ thuộc được từ cuối mỗi câu hát, những bài hát ngắn lời dễ thuộc. Nội dung bài hát gần gũi, tình cảm trong sáng, vui tươi. Vì thế là giáo viên đứng lớp với trẻ yêu cầu tôi phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ trẻ. Cháu nói còn ngọng chưa rõ lời cô dành nhiều thời gian quan tâm động viên giúp đỡ trẻ kịp thời, khích lệ động viên trẻ hát, vận động cùng các bạn [3]. Đồng thời biết chọn bài hát cho trẻ nghe, dạy trẻ hát, xắp xếp theo từng chủ đề sao cho phù hợp với tâm lý trẻ khi đến trường.Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Nghe bài hát ru con nhẹ nhàng của mẹ, tiếng huýt sáo của cha, tiếng cười hóm hỉnh của ông bà, cô, dì, cậu chú, thực sự là những hoạt động âm nhạc giúp trẻ vừa rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ, vừa được học cách tương tác tích cực với những người khác trong xã hội. Theo giáo sư Michael Schulte – Markwort, thuộc Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh viện của đại học Hambrug Đức thì “Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn ngữ của não phát triển tốt, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất, phục vụ cho việc học và nói sớm hơn những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình không có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc” [2]. Đó là tính kỉ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. 
Đối với nhóm trẻ tôi đang phụ trách tôi thấy việc cần thiết và quan trọng là phải có biện pháp giáo dục âm nhạc một cách gần gũi thiết thực với trẻ , mang âm nhạc đến với trẻ trong tất cả các hoạt động để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, nói được câu ngắn, giai đoạn này chức năng các cơ vận động phát triển ổn định hơn, trẻ hứng thú với âm nhạc qua vận động đơn giản (vỗ tay, dậm chân ) biết theo dõi tỉ mỉ không gian, biết nhắc lại bài hát ngắn, phân hóa về khả năng âm nhạc. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc, biết truyền đạt , biết thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ, vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
a. Thuận lợi:
*Nhà trường: 
 	- Nhà trường quan tâm đến công tác chuyên môn, chất lượng giáo dục của đội ngũ. Hàng năm nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả các chuyên đề trọng tâm, đặc biệt là chuyên đề âm nhạc, quan tâm đến việc cung cấp tài liệu và các điều kiện môi trường hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với âm nhạc.
 	- CSVC, TTB: Lớp có đồ dùng học tập cơ bản đáp ứng tốt cho việc dạy và học của giáo viên và trẻ.
*Giáo viên: Bản thân là giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm phụ trách nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi, nên tôi nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như nội dung chương trình CSGD trẻ trong độ tuổi.
Tôi luôn nêu cao ý thức tự học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm qua tự học tập, đăng ký dạy thực hành tết dạy mẫu trong hoạt động làm quen với âm nhạc.
*Đối với học sinh:
- Số trẻ trong độ tuổi ra lớp đi học thường xuyên, đến trường đăng ký ăn bán trú 100% nên trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng khoa học và phát triển khá tốt.
*Phụ huynh:+ Thường xuyên ủng hộ tôi các nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và hoạt động vui chơi cho các cháu. 
b. Khó khăn.
*Về nhà trường:
Trường Mầm non Nga Bạch vẫn đang trong lộ trình phấn đấu xây dựng CSVC theo hướng chuẩn quốc gia nên chưa có phòng chức năng cho trẻ hoạt động âm nhạc được tốt hơn, các trang phục đạo cụ hiện đại để trẻ biểu diễn theo chủ đề, theo bài hát chưa nhiều.
*Giáo viên: 
- Tổ chức hoạt động âm nhạc còn gò bó, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo. 
*Đối với trẻ: Học sinh quá đông, khi hoạt động trẻ chưa chú ý dẫn đến việc rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Do trình độ nhận thức giữa các học sinh không đồng đều. 70% số trẻ lớp tôi lần đầu tiên tới trường. Do đó gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục.
- Nhiều trẻ chưa có khả năng vận động theo nhạc, chưa hứng thú nghe cô hát, chưa cảm thụ được giai điệu của bài hát.
- Đối với lứa tuổi ở trẻ lớp tôi ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, trẻ chỉ hát được những câu ngắn, nhiều trẻ còn nói ngọng chưa rõ lời, có trẻ chỉ hát được những từ cuối của mỗi câu hát.
*Đối với phụ huynh:
- Sự phối hợp với phụ huynh cũng còn nhiều khó khăn, Nga Bạch là xã ven biển nên Cha mẹ trẻ đi làm nghề đánh bắt hải sản không có nhiều thời gian quan tâm tới việc cùng trẻ hát, dạy trẻ hát tại nhà điều này cũng là một phần hạn chế trong công tác giáo dục trẻ tại nhà.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân có tâm huyết nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc nhóm trẻ nhà trẻ 25-36 tháng tuổi mà tôi phụ trách. Ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng trẻ để lựa chọn những biện pháp phù hợp, kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Bảng 1.Bảng khảo sát chất lượng đầu năm.(Phụ lục bảng 1)
Từ việc khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy tỉ lệ trẻ hát tự nhiên, vận động theo nhạc, cảm nhận giai điệu âm nhạc tỉ lệ rất thấp, tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra phương pháp biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Nga Bạch Nga sơn” mà tôi chủ nhiệm.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tham mưu đầu tư mua sắm và làm thêm đồ dùng đồ chơi âm nhạc cho trẻ.
 Ở lứa tuổi này hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua 
hoạt động vui chơi trẻ được mô phỏng lại cuộc sống sinh hoạt của 
người lớn.Trong giáo dục âm nhạc cũng vậy, hoạt động vui chơi là hình thức 
hoạt động sáng tạo để thể hiện nội dung nhằm phát triển tai nghe âm 
nhạc cho trẻ. Muốn phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì 
cần phải có dụng cụ để trẻ được nghe và sử dụng trong khi ca hát và 
vận động, trò chơi. Có như vậy trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm 
sắc khác nhau của âm thanh và phát triển cảm giác nhịp điệu,hứng thú theo giai điệu bài hát.Trong thực tế, hiện nay nhạc cụ đồ dùng dành cho trẻ trong hoạt động âm nhạc ở trường còn chưa nhiều, chưa hiện đại. Vì thế để làm tốt điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã kiểm kê xem lớp còn có những đồ dùng dụng cụ, trang phục gì, cần bổ sung những đồ dùng gì để đề xuất với nhà trường mua sắm thêm phục vụ cho hoạt động âm nhạc ở lớp tôi.
Bảng 2. Thống kê số lượng đồ dùng đầu năm học và tham mưu mua sắm làm thêm đồ dùng tự tạo. (Phụ lục bảng 2)
 	Bản thân người giáo viên mầm non ai cũng phải có lòng yêu 
nghề, mến trẻ... không phải từ câu nói thể hiện tình yêu thương mà phải từ những việc làm thiết thực trong các hoạt động của trẻ như làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để dạy trẻ một cách khoa học. 
 	Ngoài những dụng cụ mua sẵn tôi còn tự tạo các đồ dùng âm nhạc với các loại vật liệu có thể tận dụng được trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên liệu sẵn có tự dùng này không phải mất tiền mua và làm không quá khó khăn mà chỉ cần một số nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: đá, sỏi, vỏ sò, thanh tre...và một số phế liệu như: lọ nước rửa bát, lon nước yến...để tạo ra một số dụng cụ dùng trong hoạt động âm nhạc, nhằm tạo ra sự mới lạ về các đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia vào giờ học, qua đó rèn luyện âm sắc và cảm giác nhịp điệu bài hát cho trẻ.
 	Ví dụ:
+ Tận dụng những đoạn tre già để làm phách tre.
+ Vỏ chai làm ra song loan
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
+ Lon sữa làm trống
+ Giấy báo làm trống lắc.
+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
+ Mút xốp làm mũ múa..v.v
 	Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Đây là công tác không kém phần quan trọng giúp trẻ hứng thú hơn khi sử dụng các nhạc cụ được các cô sáng tạo từ các nguyên vật liệu phế thải vào các hoạt động âm nhạc ở góc chơi, ở các trò chơi âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc.
Hình ảnh 1: Dụng cụ âm nhạc (phần phụ lục)
 	Với giấy tăng kim, giấy bóng kính tôi cùng trẻ làm được các trang phục cho bé gái biểu diễn trong chủ đề “ bé và các bạn, dồ chơi của bé, gia đình thân yêu của bé và các dịp lễ hội. Trẻ mặc vào trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu ngoài ra các trang phục này còn mang đễn sự hứng thú, yêu thích âm nhạc của trẻ.
 	Kết quả: Tôi đã tham mưu với nhà trường mua thêm được 3 bộ nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, song loan, trang phục dân tộc. Cô và trẻ cùng làm được 1 bộ phách tre, 3 bộ trang phục biểu diễn cho bé gái.
2.3.2: Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong hoạt động có chủ định.
 	 Đối với các hoạt động trong ngày cho trẻ thì hoạt động có chủ định là hoạt động cơ bản cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ.Để thực hiện tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trước hết tôi tiến hành chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy của mình, từ việc lựa chọn nội dung bài hát phù hợp chủ đề, lứa tuổi đến giáo án, đồ dùng dạy học đến việc hát đúng nhạc, chuẩn nhạc để khi dạy trẻ một cách dễ dàng hơn.
a. Chuẩn bị các đầy đủ các điều kiện trước khi hoạt động: Đề tài, nội dung, đồ dùng .
*Chuẩn bị nội dung bài hát phù hợp:
 	Do trẻ nhà trẻ 24-36 còn nhỏ khả năng hưởng thụ âm nhạc chưa cao nên khi lựa chọn nội dung bài hát phù hợp với trẻ và phù hợp với chủ đề, nhịp thường là nhịp 2/4 lời hát ngắn gọn dễ nhớ dễ hiểu dễ thuộc.Ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe trên ti vi những bài hát phù hợp với chủ đề để mở rộng thêm cho trẻ về các bài hát, kiến thức cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
*Chuẩn bị giáo án, trang phục, đồ dùng phương tiện dạy học.
- Giáo án: Sau khi xác định được đề tài, nội dung bài dạy cần chuẩn bị tốt về giáo án để dạy trẻ. Soạn giáo án giúp mỗi giáo viên nắm rõ thêm kiến thức kỹ năng, thái độ nắm chắc nội dung bài hát để hướng dẫn trẻ một cách dễ dàng.
Ngoài ra việc soạn giáo án giúp giáo viên biết được mình cần chuẩn bị những gì cho tiết dạy giúp học sinh hứng thú vào các hoạt động qua đồ dùng, câu hỏi đàm thoại cô đưa ra, tiết học trở nên sinh động đạt kết quả tốt hơn.
 - Đồ dùng phương tiện dạy học: Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật mà trẻ rất yêu thích nên đồ dùng cho giờ âm nhạc phải phong phú và đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài hát. 
Ví dụ: Ở chủ đề: Những con vật đáng yêu.
Dạy hát “con gà trống”
- Chuẩn bị tranh vẽ con gà trống thật đẹp có mào đỏ tươi, đang đứng trên đống rơm cất tiếng gáy. Để khi dạy trẻ giảng nội dung bài hát thu hút sự hứng thú, tò mò của trẻ. Bài hát này trẻ đã thuộc tôi có thể cho trẻ hát kết hợp nhún theo nhạc bài hát, đồng thời chuẩn bị thêm một số mũ múa phù hợp để trẻ đội tạo thêm phần hứng thú trong họa động đối với trẻ.
+Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ bằng phương pháp trò chuyện, sử dụng đồ dùng trực quan tôi còn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động âm nhạc.
 Để hoạt động âm nhạc thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, tôi có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. 
Qua việc giảng dạy hoạt động âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của trẻ thể hiện rất rõ nét, tôi có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ.
-Trang phục:
 	Để trẻ hát biểu diễn tự nhiên hứng thú với hoạt động âm nhạc tôi còn lựa chọn trang phục phù hợp với từng bài hát, từng chủ đề. 
* Chuẩn bị nhạc 
 	Sau khi lựa chọn nội dung bài hát, và mọi điều kiện để thực hiện tốt hoạt động âm nhạc thì việc giáo viên lựa chọn nhạc đúng để dạy là một điều rất quan trọng. Nhạc bài hát phải chuẩn, đúng giai điệu, dễ hát đối với trẻ. Không lựa ch

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_am_nhac_cho_t.doc