Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 10H35

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 10H35

Mục tiêu đào tạo của nhà trường do Đảng ta đề ra là giáo dục thế hệ trẻ thành những người lao động mới. Đó là những con người vừa có đức vừa có tài, vừa có đủ trình độ nhận thức năng lực để làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Để đạt được mục tiêu đó thì nhiệm vụ của người giáo viên là vừa truyền thụ tri thức văn hoá cho các em, vừa phải giáo dục tư cách rèn luyện đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật. Việc làm này đã gắn chặt với một đơn vị lớp mà người đứng đầu là giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy người giáo viên phải làm thế nào để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh?

doc 17 trang thuychi01 9792
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 10H35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sang kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
13
3. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Đề xuất
14
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
16
MỞ ĐẦU.
Lý do chọn đề tài.
 	Mục tiêu đào tạo của nhà trường do Đảng ta đề ra là giáo dục thế hệ trẻ thành những người lao động mới. Đó là những con người vừa có đức vừa có tài, vừa có đủ trình độ nhận thức năng lực để làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Để đạt được mục tiêu đó thì nhiệm vụ của người giáo viên là vừa truyền thụ tri thức văn hoá cho các em, vừa phải giáo dục tư cách rèn luyện đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật. Việc làm này đã gắn chặt với một đơn vị lớp mà người đứng đầu là giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy người giáo viên phải làm thế nào để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh?
Mục đích nghiên cứu.
 	Xã hội ngày một phát triển, nền giáo dục cũng có nhiều thành công, đổi mới. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một bộ phận học sinh lệch chuẩn về đạo đức như vi phạm nội quy nhà trường như: đánh nhau, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, bỏ học đi chơi điện tử, nói tục, chửi thề, có những suy nghĩ và việc làm sai trái.... Để giải quyết được vấn đề này cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Về phía nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm là người đứng đầu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh bởi học sinh đến trường không chỉ học kiến thức mà còn học đạo đức làm người. Từ xưa ông cha ta khẳng định “Tiên học lễ, hậu học văn”. Câu nói này có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa, học đạo đức, học làm người, sau đó mới học văn hoá, học kiến thức. Người có cả tri thức và đạo đức mới trở thành người toàn diện. Điều này cũng được Hồ Chí Minh nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vì vậy để giáo dục học sinh có cả đức lẫn tài thì mỗi thầy cô giáo lên lớp phải dạy cho các em cả tri thức lẫn đạo đức, trong đó giáo viên chủ nhiệm nắm vai trò rất quan trọng bởi giáo viên chủ nhiệm không chỉ là thầy cô giáo mà còn là người cha, người mẹ hướng dẫn, uốn nắn học sinh biết học điều hay lẽ phải. Nếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt điều này sẽ giúp các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường đi lên.
 Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc 
hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy tôi chọn và làm sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 10H35” qua công tác chủ nhiệm lớp 10H35 ở Trường THPT Triệu Sơn 3 
Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh lớp chủ nhiệm 10H35, Trường THPT Triệu Sơn 3
Phương pháp nghiên cứu.
	Nghiên cứu lý luận về giáo dục đạo đức cuả học sinh thông qua quá trình theo dõi, giảng dạy và các hoạt động sinh hoạt tập thể khác
	Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, trao đổi kinh nghiệm của các đồng chí là giáo viên chủ nhiệm và của bản thân.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp năng động và nhiệt tình, thiết lập bảng tiêu chí thi đua cụ thể cho từng cá nhân học sinh tự chấm điểm và đánh giá quá trình rèn luyện đạo đức ở trường, lớp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1Cơ sở lí luận:
2.1.1.Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
 - Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh vì vậy được hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp do hiệu trưởng lựa chọn trong số giáo viên giảng dạy của lớp đó. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học của mình phụ trách từ giáo dục tri thức cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế, có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông rất quan trọng bởi học sinh ở độ tuổi này các em hiếu động, ưa khám phá lại ham chơi, nhất là trò chơi điện tử đang phổ biến hiện nay, các em sãn sàng bỏ học đi chơi điện tử mà không suy nghĩ gì .... Để giải quyết vấn đề này không thể thiếu được giáo viên chủ nhiệm.Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người góp phần không nhỏ trong viêc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
 - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nếu người giáo viên thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh trở thành những học sinh năng động, sáng tạo, có đức, có tài góp phần vào việc phát triển về mọi mặt của nhà trường nói riêng và của huyện nói chung.
2.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
 Vai trò to lớn của giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức học sinh quan trong như vậy nên nhiệm vụ của họ cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp:
 Giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh qua từng tuần, tháng, học kì và cả năm để kịp thời thông báo với phụ huynh, với BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn, nói cách khác giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa lớp chủ 
nhiệm với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
 Với vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có 
 phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác 
 chủ nhiệm có hiệu quả.
2.2 Thực trạng của vấn đề: 
2.2.1. Thực trạng chung:
 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT nói chung, bên cạnh những đóng góp tích cực của những giáo viên có tâm huyết với nghề, có năng lực trong công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Trong đó cũng còn có những giáo viên chưa nhận thức được ý nghĩa, vai trò của công tác chủ nhiệm nên có nơi có lúc chưa khách quan, toàn diện. Một số giáo viên được phân công làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, chưa thực sự quan tâm đến từng đối tượng học sinh, ngại khó, ngại khổ. Cũng có giáo viên nhận thức được vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp.
 Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh tham gia vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thiếu tính nhân đạo, các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games, Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong học sinh là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và góp phần sự phát triển của đất nước nói chung.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Triệu Sơn 3:
+ Đối với giáo viên :
 Trường THPT Triệu Sơn 3 từ lâu công tác chủ nhiệm lớp đã được BGH nhà trường và giáo viên của trường quan tâm, được đầu tư cơ sở vật chất cũng như tinh thần một cách tối đa trong khả năng cho phép để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng đạo đức nói riêng. Song việc giáo dục đạo đức cho học sinh giữa các khối lớp trong trường còn chưa đồng đều, có lớp trong năm học thường xuyên xếp loại A, nhưng có lớp lại xếp loại B, hoặc C.Vậy nguyên nhân do đâu?Theo tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là giáo viên chủ nhiệm, bởi giáo viên chủ nhiệm có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Thực tế, trường THPT Triệu Sơn 3 có nhiều giáo viên ở xa nên rất khó trong việc nắm bắt hoàn cảnh gia đình cũng như đặc điểm của từng đối tượng học sinh. Vì ở xa nên việc đi lại khó khăn khiến giáo viên chủ nhiệm không thường xuyên quan tâm sát sao đến từng học sinh.
 Mặt khác đặc thù của giáo viên THPT là dạy theo tiết nên không thường xuyên có mặt tại lớp hay tại trường khiến việc theo dõi hàng ngày để kịp thời nhắc nhở học sinh còn khó khăn. Có nhiều giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Đối với học sinh: 
 -Học sinh trưởng THPT Triệu Sơn 3 thuộc các xã nông thôn, miền núi, vùng 135 cách xa khu trung tâm huyện, so với thực trạng chung của huyện thì vấn đề đạo đức của học sinh trường THPT mới đang ở thời điểm bắt đầu “báo động”. Nói như thế bởi vì các tệ nạn xã hội đang bắt đầu len lỏi vào học sinh trong trường mà đặc biệt là học sinh khối 10. Vậy nguyên nhân do đâu?
 - Kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, dẫn đến việc
một bộ phận gia đình khá giả chiều chuộng con mình, tạo nên sự đua đòi trong các
em. Điện thoại di động, Internet, phim ảnh của các Website đen đã tác động không
nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh, làm hư hỏng học sinh. Từ đó đã và đang làm hư hỏng một bộ phận không nhỏ trong học sinh. Bởi các em có bản tính tò mò, hiếu động của tuổi mới lớn.
 - Một số phụ huynh đi làm ăn ở xa để con ở nhà với ông bà nên các em thường lợi dụng việc quản lí không chặt của ông bà mà bỏ học đi chơi điện từ hoặc lơ là
trong việc học tập, bạo lực trong trường, lớp, không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ
 - Nhiều học sinh còn ham chơi, chưa chú ý đến việc học tập của mình nên vi phạm nội quy của nhà trường, lớp làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp
 - Đầu năm học khi mới vào lớp 10 của lớp 10H35 vẫn có 5 học sinh với hạnh kiểm Trung bình, đó là: Lê Thị Nga, Hà Thị Thủy, Đỗ Anh Tuấn, Trần Thị Trang, Lê Hà Trúc, và 2 học sinh ở lại lớp có hạnh kiểm yếu đó là: Hà Văn Khánh, Vũ Quang Sơn
 - Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm lớp 10H35 khi trúng tuyển vào lớp 10
Lớp 10H35
 Tổng số học sinh: 42
Loại
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Tốt
19
45,23
Khá
16
38.09
TB
5
11.90
Yếu
2
4.78
Kém
0
0
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
 - Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì những việc làm cụ thể của giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là:
1. Nhận lớp chủ nhiệm: Học nội quy của nhà trường, xin số điện thoại của phụ huynh từng học sinh để tiện liên lạc với phụ huynh mỗi khi cần.
2. Nắm vững đối tượng học sinh cho học sinh ghi sơ yếu lí lịch. Từ đó giáo viên nắm được hoàn cảnh gia đình ( Bố, mẹ, anh, chị, em, nơi ở) để biết được học sinh lớp mình ( em nào con gia đình chính sách, mồ côi, hộ nghèo, đông con)
 - Nắm được từng đối tượng học sinh thông qua sổ liên lạc thông thường và sổ liên lạc điện tử.
 - Nắm được từng đối tượng học sinh thông qua bạn bè cùng lớp, cùng khối hoặc ở gần nhau.
 - Nắm được cá tính của từng học sinh, từ đố có biện pháp giáo dục thích hợp.
3. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp:
 * Để xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh thì một trong những biện pháp quan trọng là phải xậy dựng được đội ngũ cán bộ lớp vững vàng. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm ít có thời gian đến lớp không quán xuyến được. Xây dựng cho học sinh ý thức tự giác thông qua đội ngũ cán bộ lớp. Đội ngũ cán bộ lớp có vai trò cựa kì 
quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.
 Khi nhận lớp chủ nhiệm giáo viên phải chọn đội ngũ cán bộ lớp ngay. Đây là việc làm rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Bởi vì nếu chọn không đúng đến một lúc nào đó mà phải thay. Việc thay thế nếu lại chọn không đúng sẽ làm tổn thương đến mối quan hệ giữa thầy cô và bạn bè. Thậm chí có thể tạo ra những nhóm đối lập, ảnh hưởng rất lớn đến việc xậy dựng tập thể lớp. Chính vì vậy với kinh nghiệm thực tế tôi thường căn cứ vào các tiêu chuẩn sau để chọn cán bộ lớp.
 + Có ý thức tổ chức kỉ luật, gương mẫu.
 + Có đức tính thẳng thắn, dám đấu tranh phê bình.
 + Tích cực hoạt động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
 + Có khả năng học tập tốt, TB khá trở lên.
 + Hoàn cảnh gia đình không có gì trở ngại, đặc biệt hạn chế việc phát huy các khả năng của các em.
 Tuy nhiên lúc đầu không phải học sinh nào cũng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu 
trên mà đó chỉ là những tiêu chuẩn để có thể dựa vào đó để lựa chọn.
 Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải tìm hiểu ( nói chuyện thân mật, gặp gỡ một số học sinh khác để tìm hiểu về các em, quan sát các em qua những hoạt động tập thể.
* Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp: Công việc này có ý nghĩ rất quan trọng.
- Bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm cao đối với tập thể.
- Có tinh thần phục vụ tập thể, tinh thần phê và tự phê.
- Bồi dưỡng cho các em phương pháp công tác, trang bị cho các em một cách đầy đủ kiến thức cần thiết của một người chỉ huy.
- Cán bộ lớp sinh hoạt một tháng một lần (đánh giá hoạt động trong tháng- rút kinh nghiệm đề ra kế hoạch).
- Cán bộ lớp có sổ theo dõi hoạt động của lớp, mỗi cán bộ lớp được phân công một mảng hoạt động.
- Mỗi tuần lớp sinh hoạt một lần do lớp trưởng điều khiển, có biên bản sinh hoạt, kiểm điểm, phê bình, tuyên dương học sinh nào, đề nghị nhà trường phê học sinh nào thật cụ thể.
- Cuối tháng cho các tổ xếp loại hạnh kiểm ( căn cứ vào sổ theo dõi nạp về cho cán 
bộ lớp- giáo viên chủ nhiệm duyệt ). Thông báo hạnh kiểm của từng học sinh trong 
tháng.
Giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện cho cán bộ lớp chủ động trong công việc theo dõi kế hoạch của đoàn trường cũng như của nhà trường. Tuỳ người, tuỳ việc giáo viên chủ nhiệm kiên quyết không làm thay, học sinh không phó thác trách nhiệm.
4.Lập nội dung bản thi đua cá nhân lớp 10H35.
 Sau khi xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp và nắm được những tiêu chí thi đua của đoàn trường cũng như của nhà trường đề ra. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban cán sự lớp lập ra đề án thi đua dựa vào tiêu chí của đoàn trường và của nhà trường . 
 Đầu năm họp phụ huynh. Nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, lấy ý kiến đóng góp, xây dựng của phụ huynh, đồng thời thống nhất về lịch học ở nhà: Thời gian học bài, làm bài, soạn bài, xem trước bài mới, ... của các buổi trong một tuần lễ, thống nhất nội dung thi đua của lớp cho phụ huynh biết.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các tổ chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi tổ viên. 
(Lớp trưởng, lớp phó cũng có sổ theo dõi chung cả lớp theo mẫu)
NỘI DUNG THI ĐUA CÁ NHÂN CỦA LỚP 10H35
Tuần 1
* Tổng điểm thưởng cho từng học sinh trong tuần là 100 điểm / tuần
Nội dung
Điểm trừ, cộng
- Đi muộn trong vòng 10 phút đầu giờ:	
- 2 điểm
- Đi muộn trong tiết học:
- 3 điểm
- Vắng tiết (bỏ tiết)	
- 5 điểm/ 1 tiết
- Vắng phép (P)	
- 1 điểm/ 1 buổi
- Vắng không phép
- 5 điểm/ 1 buổi
- Nói chuyện để các bạn , Ban cán sự phản ánh	
- 5 điểm / 1 lần
- Nói chuyện để thầy, cô nhắc nhở 
- 5 điểm / 1 lần
- Mất trật tự khi tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ	
- 5 điểm/ 1 lần
- Gây mất trật tự ảnh hưởng đến giờ học (ghi sổ đầu bài) 
- 5điểm/ 1 lần
- Nói tục,chửi thề bị các bạn và thầy cô, phụ huynh, người dân phản ánh	
- 5 điểm/ 1 lần
- Không soạn bài, thuộc bài (tổ kiểm tra hoặc GV kiểm tra) 
- 10 điểm/ 1 lần
- Bị điểm dưới 5
-10 điểm/ 1 lần
- Không đồng phục	
- 5 điểm/ 1 lần
- Vi phạm nội quy của đoàn, trường(tô son, đánh phấn, sơn móng tay, nhuộm tóc, mặc quần bò rách)
- 7 điểm / 1 lần
- Vô lễ với thầy, cô (bị phản ánh)	
- 10 điểm/ 1 lần
- Bảo quản cơ sở vật chất không tốt
- 5 điểm / 1 lần
- Gây mất đoàn kết bạn bè
- 10 điểm
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thong, hoặc chở nhiều người trên phương tiện tham gia giao thông
- 5 diểm / lượt
- Sử dụng điện thoại trong giờ học bị các bạn trong lớp, hoặc thầy cô giáo bộ môn phản ánh
- 10 điểm/ lượt
- Điểm tốt (từ 8 trở lên)	
+ 10 điểm /1 lần
- Phát biểu tích cực, đúng (GV nhận xét)	
+ 5đ /1 tiết học
-Ý thức tốt trong các hoạt động khác
+10 điểm / 1 lần
- Làm việc tốt được thầy cô và bạn bè công nhận
+10 điểm / 1 lần
*Xếp loại hàng tuần:
 +Loại Tốt (A): Tổng cộng: 80 điểm trở lên.
 +Loại Khá (B): Tổng cộng: 60 điểm đến 79 điểm.
 +Loại Trung bình (C): Tổng cộng: 30 điểm đến 59 điểm.
 +Loại Yếu (D): Tổng cộng: dưới 30 điểm.
Ghi chú: 
Nếu 1 tháng vi phạm từ 03 lần trở lên sẽ bị cảnh cáo trước lớp. Nếu đã bị cảnh cáo vẫn tái phạm thêm sẽ bị cảnh cáo trước trường. Nếu đã cảnh cáo trước trường mà vẫn cón tái phạm sẽ kỷ luật tuỳ vào mức độ vi phạm.
- Mỗi tổ chọn 02 thành viên đứng đầu (Tổ trưởng, tổ phó)
Cộng điểm theo từng tuần và căn cứ vào tổng điểm để xếp loại thi đua theo tuần, tháng. Căn cứ vào phương án thi đua để xếp loại hạnh kiểm của học kì và cả năm. 
5. Bám sát học sinh qua mọi hoạt động (học tập và các hoạt động tập thể).
- Học tập:
 + Giáo viên chủ nhiệm thông qua các lớp trưởng, lớp phó học tập, nắm được những em nào nhiều lần không học bài, không làm bài tập ở nhà.Tìm hiểu nguyên nhân về phía gia đình, về phía học sinh (do lười học, không hiểu bài) từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp. Trong tuần em nào có nhiều điểm tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài sẽ được khen trước lớp để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
- Lao động:
 Công việc này giao cho lớp phó lao động phụ trách (việc trực nhật, trực tuần, lao động )
- Hoạt động tập thể: Bao gồm sinh hoạt 10 phút đầu giờ, các hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn.
6. Khen chê kịp thời tạo không khí thi đua trong lớp trên tinh thần“ Gạn đục, khơi trong”. Để làm được việc này giáo viên chủ nhiệm dự giờ sinh hoạt, ghi chép chi tiết cụ thể nội dung hoạt động của lớp, so sánh với tuần trước đó để có biện pháp khen chê kịp thời. Khen chê phải đúng mức, thưởng phạt nghiêm minh có tác dụng giáo dục, tạo được không khí thi đua giữa các cá nhân trong tổ, giữa các tổ với nhau trong lớp.
 Ngoài việc khen những học sinh học tập tốt, thực hiện đúng nội quy nhà trường,
lao động chăm chỉ, tích cựcthì đặc biệt chú ý khen những học sinh có tiến bộ hơn so với tuần trước, học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất.
 Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp dựa vào nội dung thi đua cá nhân của lớp trong tuần để nhận xét cụ thể từng học sinh. 
 Thư kí ghi biên bản chính xác, nghiêm túc để có kết quả so sánh tuần tiếp theo.
* Ví dụ minh hoạ về biên bản sinh hoạt lớp 10H35 trong một tuần:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Triệu Sơn ngày, 6 tháng 10 năm 2018
BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP 10H35
Tuần 5
I. Thành phần :
- Lớp trưởng: Đặng Văn Thắng - Chủ toạ
- Thư kí: Lê Thị Ngọc Ánh
- Tập thể học sinh lớp 10H35. Vắng mặt: không
II. THời gian và địa điểm
- Thời gian: Tiết 5 thứ 7. ngày 6/10/2018
- Địa điểm: phòng học lớp 10H35- Trường THPT Triệu Sơn 3
- Thành phần gồm: 42 học sinh. Có mặt : 42 vắng mặt: 0
III. Nội dung
I. Sơ kết hoạt động trong tuần 5
1. Lớp trưởng thông qua bản nhận xét chung hoạt động trong tuần 
- Nhận xét cụ thể từng thành viên trong tổ, lớp căn cứ vào nội dung thi đua lớp đã đề ra. (Lớp trưởng đã tổng hợp kết quả của 4 tổ)
- Phương hướng tuần 6
2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về tình hình học tập và nề nếp của học sinh trong tuần 5
a. Về học tập: 
* Ưu điểm: 
- Hoạt động học tập đã dần dần đi vào nề nếp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài
- Học bài cũ và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, được nhiều điểm tốt như : Trang, Thảo, Nam, Tất Tuấn, Linh
* Nhược điểm:
- Một số em vẫn chưa thật chăm chú vào việc học tập, bài tập làm chưa đầy đủ :
Sơn, Anh Tuấn, Đình Tuấn, Khánh, Thủy.
- Có giờ học bị xếp loại khá do thiếu nghiêm túc trong kiểm tra: Thủy, Anh Tuấn
b.Về nề nếp:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nội quy hoạt động nề nếp của đội đề ra: mặc đồng phục theo đúng quy định
- Hạn chế được việc nói chuyện riêng, nói tục trong lớp học và trong khuôn viên nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_cho_ho.doc