Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4B trường Tiểu học Thuận Hưng B
Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được hoàn thiện quả không đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng. Để nhận thấy được tầm quan trọng đó, bản thân tôi luôn cần phải trang bị cho mình một số biện pháp, phương pháp và linh hoạt xử lí mọi tình huống diễn ra trong quá trình giảng dạy. Tôi đã 13 năm làm công tác chủ nhiệm và đặc biệt là 7 năm được chủ nhiệm lớp 4, tôi đúc rút cho mình một số biện pháp về làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4.
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4B trường Tiểu học Thuận Hưng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN MỸ TÚ TRƯỜNG TH THUẬN HƯNG B CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thuận Hưng , ngày 23 tháng 3 năm 2023 BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4B TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HƯNG B Họ tên: Nguyễn Hoàng Kiệt Giáo viên chủ nhiệm lớp: 4B Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thuận Hưng B 1. Đặt vấn đề Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được hoàn thiện quả không đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng. Để nhận thấy được tầm quan trọng đó, bản thân tôi luôn cần phải trang bị cho mình một số biện pháp, phương pháp và linh hoạt xử lí mọi tình huống diễn ra trong quá trình giảng dạy. Tôi đã 13 năm làm công tác chủ nhiệm và đặc biệt là 7 năm được chủ nhiệm lớp 4, tôi đúc rút cho mình một số biện pháp về làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4. Năm nay tôi mạnh dạn trình bày chủ đề thuyết trình: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4B” . 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi * Về phía giáo viên - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4B. Với tổng số học sinh 24/11. Số lượng học sinh không đông, dân tộc không có nên việc quản lý, giáo dục các em tương đối thuận lợi. - Hầu hết các em đều cố gắng học tập, biết vâng lời, lễ phép với cô giáo. * Về phía học sinh - Lớp được học hai buổi trên ngày, nên có thời gian ổn định nề nếp lớp, phụ đạo các em học chậm. - Các em được trang bị tương đối đầy đủ về trang phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa,.Các em cũng rất cố gắng học tập, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô. * Về phía phụ huynh - Phụ huynh trang bị đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập cho các em. 2.2. Khó khăn * Về phía giáo viên - Mối quan hệ giữa thầy - trò chưa gần gũi, thân thiện - Giáo viên thực hiện tiết sinh hoạt cuối tuần chưa hiệu quả * Về phía học sinh - Kĩ năng quản lí của ban cán sự lớp chưa hiệu quả - Một số học sinh còn vi phạm đạo đức * Về phía phụ huynh - Một số phụ huynh bận công việc nên ít dành thời gian quan tâm đến việc học của các em. 2.3. Nguyên nhân - Do học sinh chưa nắm rõ vị trí, vai trò của ban cán sự lớp - Do tâm lí học sinh còn sợ thầy cô - Do ảnh hưởng môi trường bên ngoài tác động vào - Do giáo viên ngại đổi mới - Phụ huynh bận công việc Qua một tuần học đầu tiên tôi nhận thấy năng lực, phẩm chất của học sinh còn hạn chế và cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này. Đây là kết quả mà tôi đánh giá trong tuần đầu tiên của năm học 2022- 2023 như sau: Tổng số học sinh 24/11 Giữ trật tự tốt trong giờ học Mất trật tự trong giờ học Không vi phạm đạo đức Vi phạm đạo đức Mạnh dạn tự tin Rụt rè,thiếu tự tin Đầu năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 18 75% 6 25% 21 87,5% 3 12,5% 17 79,2% 5 20,8% Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, xử lí tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập, nhân cách, đạo đức, lối sống,của học sinh sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm qua, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn và thuộc nhiều lĩnh vực, không thể kể hết được. Trong nội dung thuyết trình hôm nay, tôi chỉ tập trung vào một số nội dung giải pháp sau đây: 3. Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm 3.1 Xây dựng nề nếp lớp học 3.1.1 Nắm thông tin về học sinh Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên:.. 2. Là con thứtrong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................ 4. Kết quả học tập năm lớp 3: ........................ 5. Môn học yêu thích:.................................................................................. 6. Môn học cảm thấy khó:........................................................................... 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không).............................................................. 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................... 9. Sở thích:.................................................................................................. 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà...............ấp................................................. Số điện thoại của gia đình:...................................................................... Xử lí thông tin: Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Xếp chỗ ngồi học sinh: Khi nhận lớp được khoản 1 tuần tôi phần nào nắm được khả năng, trình độ nhận thức của các em, dựa vào đó để xếp chỗ ngồi cho hợp lý như: nam ngồi xen kẽ nữ, em học tốt ngồi với em học chậm, kết hợp thi đua đôi bạn cùng tiến, 3.1.2 Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 4, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử ở mỗi chức vụ của lớp. Bao gồm lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, phó văn nghệ - thể dục thể thao. Tôi hướng dẫn học sinh bầu chọn mỗi chức vụ bằng cách biểu quyết giơ tay Ví dụ: Chức vụ lớp trưởng có 2 em tham gia tôi sẽ cho học sinh cả lớp bầu chọn bằng cách biểu quyết giơ tay. Em nào có nhiều bình chọn nhất thì em đó là lớp trưởng. Những chức vụ còn lại tôi cũng làm tương tự như vậy. 3.1.3 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp: Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: * Nhiệm vụ của lớp trưởng: - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp. - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên. - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. * Nhiệm vụ của lớp phó lao động: - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật - Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. * Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ - thể dục thể thao: Dẫn dắt chương trình văn nghệ của lớp. Vận động các bạn tham gia tốt phong trào văn nghệ - thể dục thể thao của lớp, của trường. Theo dõi, đôn đốc nhắc nhở các bạn học tốt tiết âm nhạc và tham gia tập thể dục giữa giờ. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 3 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó nhận xét báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. 3.2 Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp. 3.2.1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò. - Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một tốt hơn đó chính là mối quan hệ thây trò. Trước đây quan hệ thầy, trò là quan hệ của bề trên - kẻ dưới; giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện. Xây dựng được mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm về nhận thức, sở trường, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình Tôi luôn cố gắng nắm vững điều này vì nó rất cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Hiểu học sinh, khám phá đời sống các em, để biết được các em đang có những gì? khó khăn ra sao, từ đó tôi sẵn sàng làm điểm tựa tinh thần vững chắc để các em có thể chia sẻ. Nếu như giáo viên tạo khoảng cách quá lớn thì các em sẽ luôn mang tâm lý sợ hãi, khó thân thiện, cởi mở và khó bộc lộ bản thân. Vì vậy, cần phải gần gũi với các em. Vì thế mà khi bắt đầu nhận lớp, tôi thu thập thông tin và cố gắng nhớ thật kĩ về học sinh của lớp, như tên, sở thích, hành vi trong lớp học. Điều này rất hữu ích khi tôi giao tiếp với các em, cũng như các em sẽ cảm thấy mình quan trọng nếu tôi biết một vài điều về mình. Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Với cách làm đúng, nói đúng trong học tập, các em sẽ trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động. Tôi luôn cố gắng tham dự các hoạt động khi học sinh lớp mình tham gia ví dụ như khi các em tham gia thi vở sạch chữ đẹp, hay tham gia văn nghệ của trường nhân ngày khai giảng,. Thể hiện sự quan tâm, thích thú đến hoạt động các em tham gia là rất quan trọng để học sinh cảm thấy tôi quan tâm tới mọi khía cạnh cuộc sống của các em. Bằng những việc làm trên, tôi đã tạo được mối liên hệ và sự kết nối thực sự với học sinh lớp mình. Các em vâng lời hơn, ngoan hơn, nề nếp lớp học tốt hơn, đặc biệt các em cố gắng học hơn. Từ đó chất lượng học tập của lớp được nâng lên đáng kể, đặc biệt là công tác chủ nhiệm của tôi thuận lợi hơn rất nhiều. 3.2.2 Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ . Tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”. Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi, hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 3.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp, Kết quả giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi và đặc biệt rèn thói quen đạo đức cho học sinh là không thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là người chịu trách nhiệm trước nhà trường. Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép (thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, phối hợp sinh hoạt dưới cờ của Đội, ngay trong tiết học có liên quan). Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp). Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp khó khăn như tham gia phong trào “Vườn cây mùa xuân”, “Lá lành đùm lá rách”. Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao việc cho các tổ trưởng, lớp trưởng tự quản lý một số hoạt động của tổ mình dưới sự theo dõi của giáo viên. Giáo dục học sinh biết thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trường khi gặp khó khăn hoạn nạn . Vận động học sinh tham gia ủng hộ các hoạt động nhân đạo từ thiện như: Giúp đỡ người khuyết tật, quyên góp tiền cúng chùa, tham gia phong trào heo đất tình thương, công trình măng non. Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối tượng học sinh ít được gia đình quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên luôn theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu vươn lên. Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính bản thân giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn, để có kết quả giáo dục tốt hơn. 3.4 Thực hiện tốt tiết sinh hoạt Chủ nhiệm Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống, tìm hiểu về lịch sử, học tập đạo đức Bác Hồ,... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 3.5 Phối hợp với phụ huynh học sinh Để làm được công tác chủ nhiệm tốt, tôi không thể không nói tới sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và phụ huynh học sinh. Đây là mối quan hệ không thể thiếu được. Chính vì ngay từ khi nhận lớp tôi đã lập danh sách số điện thoại liên lạc của gia đình, đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi với cha mẹ học sinh khi cần thiết. Ngoài ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh những học sinh cá biệt. Thông qua công việc này giúp giáo viên biết được các thói quen, sở thích thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập những dấu hiệu sa sút của các em đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình từ đó tạo được niềm tin đối với phụ huynh trong việc giáo dục con cái họ. Mối quan hệ có tác động hai chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm, tự ti ở các em giảm bớt tâm lí lo sợ khi tiếp xúc với GVCN. Kết quả Qua thời gian áp dụng các biện pháp đã nêu. Bản thân tôi nhận thấy học sinh của lớp tôi phụ trách đạt được kết quả rất khả quan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Học sinh nghiêm túc, tích cực trong học tập. Học sinh ngoan ngoãn lễ phép hơn nhiều. Tình cảm thầy- trò, bạn bè - bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . - Đa số các em đi học đều, đúng giờ. Có ý thức học tập tốt ở lớp cũng như ở nhà. Ban cán sự lớp phát huy được khả năng quản lí lớp, khả năng trình bày nhận xét bạn. Các em đã giao tiếp tự tin hơn so với đầu năm. Nề nếp lớp được duy trì ổn định. Kết quả đạt được đến giữa học kì 2 năm học 2022 - 2023 Tổng số học sinh 24/11 Giữ trật tự tốt trong giờ học Mất trật tự trong giờ học Không vi phạm đạo đức Vi phạm đạo đức Mạnh dạn tự tin Rụt rè, thiếu tự tin Xếp loại SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu năm 18 75% 6 25% 21 87,5% 3 12,5% 19 79,2% 5 20,8% Giữa HKI 21 87,5% 3 12,5% 22 91,2% 2 9,8% 20 83,3 4 16,7% Cuối HKI 22 91,2% 2 9,8% 23 95,8% 1 4,2% 22 91,2% 2 9,8% Giữa HKII 23 95,8% 1 4,2% 24 100% 23 95,8% 1 4,2% * Môn học và các hoạt động giáo dục đến cuối học kì 1 năm học 2022-2023 Xếp loại Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh : 24/11 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giữa HKI 1 4,2% 17 70,8% 6 25% Cuối HKI 3 12,5% 18 75% 3 12,5% * Năng lực và phẩm chất Xếp loại Tốt Đạt Cần cố gắng Tổng số: 24/11 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giữa HKI 3 12,5% 17 70,8% 4 16,7% Cuối HKI 5 20,8% 17 70,8% 2 8,3% 5. Kết luận Công tác chủ nhiệm có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, người giáo viên không thể thờ ơ trước công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên việc thực hiện công tác chủ nhiệm như thế nào cho có hiệu quả lại tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng lớp, từng nhà trường và cách tìm tòi nghiên cứu áp dụng của mỗi giáo viên. Trong những năm gần đây tôi đã và đang thực hiện các biện pháp nêu trên. Các biện pháp này đã giúp công tác chủ nhiệm của tôi có những chuyển biến tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Trong thực tế sẽ không có biện pháp nào là tối ưu nếu sử dụng riêng lẻ vì vậy trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm người giáo viên cần phải biết phối hợp, đan xen để tạo nên sức mạnh tổng hợp. HIỆU TRƯỞNG Người báo cáo Nguyễn Hoàng Kiệt
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_4b_truong_ti.doc