Một số biện pháp hình thành kĩ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học luyện từ và câu ở trường tiểu học Cẩm Tú
Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp bậc tiểu học, lớp chuẩn bị bước vào học Trung học cơ sở, vì vậy giúp học sinh Hoàn thành chương trình tiểu học là nền tảng vững chắc để chuẩn bị tiếp theo chương trình mới ở bậc học cao hơn. Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn rất quan trọng trong Tiếng Việt, việc dạy Luyện từ và câu có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, việc giúp các em hiểu nghĩa của từ và mở rộng vốn từ vào việc học tốt môn Tiếng Việt là rất cần thiết. Bên cạnh còn giúp cho các em sử dụng tốt khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Giúp các em có thêm tự tin và nâng cao ý thức học tốt môn Tiếng việt để hình thành nhân cách cho các em trở thành con người có ích trong xã hội hiện nay.Trên thực tế đã là học sinh lớp 5, việc các em không hiểu đúng nghĩa các từ ngữ, không phân biệt được câu trong văn bản thì các em không tiếp thu tốt bài học, làm cho tiết học nhàm chán, nặng nề, không sinh động.
Vì vậy, tôi rất coi trọng việc dạy và học tốt phân môn Luyện từ và câu là một việc làm rất quan trọng, cần được nghiên cứu và trải nghiệm để nâng cao ý thức môn Luyện từ và câu trong các năm học qua, đồng thời cũng hoàn thành tốt mục tiêu của môn học.Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu, văn bản. Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng tốt các dấu câu vào trong luyện tập thực hành. đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác. Bồi dưỡng cho các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp. Rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
Trên thực tế qua nhiều năm ở trường tiểu học Cẩm Tú nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng, cơ bản các em đã có kiến thức sơ giản về các môn học, đã dần hoàn thiện các kĩ năng ( đọc, viết, nghe, nói) ở môn Tiếng Việt. Tuy nhiên sự hạn hẹp vốn sống và vốn kiến thức về từ ngữ, sử dụng từ ngữ và viết câu ở phân môn Luyện từ và câu làm cho học sinh lúng túng, khó hiểu và chưa phát huy hết được năng lực học tập của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG DÙNG TỪ VÀ VIẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM TÚ ” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thư Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Cẩm Tú SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 3 3 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 5 7 9 16 3. Kết luận, kiến nghị 19 3.1. Kết luận 3.2 Kiến nghị 19 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp bậc tiểu học, lớp chuẩn bị bước vào học Trung học cơ sở, vì vậy giúp học sinh Hoàn thành chương trình tiểu học là nền tảng vững chắc để chuẩn bị tiếp theo chương trình mới ở bậc học cao hơn. Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn rất quan trọng trong Tiếng Việt, việc dạy Luyện từ và câu có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, việc giúp các em hiểu nghĩa của từ và mở rộng vốn từ vào việc học tốt môn Tiếng Việt là rất cần thiết. Bên cạnh còn giúp cho các em sử dụng tốt khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Giúp các em có thêm tự tin và nâng cao ý thức học tốt môn Tiếng việt để hình thành nhân cách cho các em trở thành con người có ích trong xã hội hiện nay.Trên thực tế đã là học sinh lớp 5, việc các em không hiểu đúng nghĩa các từ ngữ, không phân biệt được câu trong văn bản thì các em không tiếp thu tốt bài học, làm cho tiết học nhàm chán, nặng nề, không sinh động. Vì vậy, tôi rất coi trọng việc dạy và học tốt phân môn Luyện từ và câu là một việc làm rất quan trọng, cần được nghiên cứu và trải nghiệm để nâng cao ý thức môn Luyện từ và câu trong các năm học qua, đồng thời cũng hoàn thành tốt mục tiêu của môn học.Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu, văn bản. Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng tốt các dấu câu vào trong luyện tập thực hành. đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác. Bồi dưỡng cho các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp. Rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Trên thực tế qua nhiều năm ở trường tiểu học Cẩm Tú nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng, cơ bản các em đã có kiến thức sơ giản về các môn học, đã dần hoàn thiện các kĩ năng ( đọc, viết, nghe, nói) ở môn Tiếng Việt. Tuy nhiên sự hạn hẹp vốn sống và vốn kiến thức về từ ngữ, sử dụng từ ngữ và viết câu ở phân môn Luyện từ và câu làm cho học sinh lúng túng, khó hiểu và chưa phát huy hết được năng lực học tập của học sinh. Chính vì vậy, vấn đề tôi đặt ra làm sao dạy học phát huy được tính tích cực sáng tạo cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm yêu thích và học tốt phân môn Luyện từ và câu là tâm nguyện của bản thân mỗi thầy cô giáo với sự nghiệp giáo dục nói chung. Với vai trò vị trí của bộ môn Tiếng Việt cùng với phân môn Luyện từ và câu trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề thường xuyên liên tục mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp hình thành kĩ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa nhăm nâng cao hiệu quả học Luyện từ và câu ở lớp 5”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của quá trình nghiên cứu là để cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 5 trường thông qua hoạt động ngoại khóa . - Nâng cao vốn từ và hình thành kỹ năng sử dụng từ để đặt câu cho học sinh lớp 5 từ đó vận dụng vào việc dạy phân môn Luyện từ và câu cho các lớp khác và các môn học khác. - Giúp học sinh có vốn từ phong phú và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về dạy học ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Cẩm Tú - Cẩm Thủy - Thanh Hóa - Nghiên cứu Tiết học ngoại khóa của học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Cẩm Tú - Cẩm Thủy - Thanh Hóa -Nghiên cứu Tiết học Luyện từ và câu của học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Cẩm Tú - Cẩm Thủy - Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp quan sát và đàm thoại: Từ những giờ dạy cụ thể trên lớp tôi đã quan sát, ghi nhận những biểu hiện về kĩ năng dùng từ,câu của các em. Bên cạnh đó tôi còn trực tiếp phỏng vấn, nói chuyện với một các em học sinh trong những giờ sinh hoạt lớp hay qua sinh hoạt ngoại khóa. Qua đó nắm bắt thêm những biểu hiện - kĩ năng của các em . b. Phương pháp điều tra: Tôi dùng một số câu hỏi để hỏi trực tiếp, các em trả lời miệng những câu hỏi tôi đã nêu. Từ đó tôi thu thập, ghi nhận những gì đã tìm hiểu được . c. Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp: + Cho các em phân biệt nghĩa một số từ ngữ rồi đặt câu để theo dõi nhận xét, đánh giá và kết luận. + Phương pháp thống kê: Thống kê là phương pháp giúp chúng ta nắm được khả năng phân biệt nghĩa của từ, dùng từ đặt câu trong các tiết Luyện từ và câu. d. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Đọc sách để tìm cơ sở lí luận cho cách làm của mình, để nắm được yếu tố tâm lý, xu hướng của học sinh. - Đọc sách và tài liệu nhằm giúp bản thân trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. e. Phương pháp trò chuyện: Phương pháp trò chuyện đem lại nhiều thông tin bổ ích như tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, trao đổi việc học tập của các em qua tiếp xúc với phụ huynh học sinh. Trò chuyện với các em để biết những khó khăn của học sinh đối với tiết luyện từ và câu. Từ đó sẽ rút kinh nghiệm và tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môn luyện từ và câu cho học sinh lớp tôi. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận : 2.1. 1. Cơ sở hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt: Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Sách giáo khoa tiếng Việt 5 tiếp tục lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu được học từ lớp 2 đến lớp 5. Nhưng đến lớp 4,5 Các em được mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng kể. Các em thích diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết...Thế nhưng tư duy các em phát triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở. nền tảng cho việc học tập các bậc học trên. 2.1. 2. Cơ sở sử dụng từ, câu tiếng việt giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, năng lực tư duy Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu...học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn...Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, viết câu sử dụng dấu câu để nói, viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu từ. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt. 2.1.3. Cơ sở hình thành ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt, trong giao tiếp để trẻ tích luỹ những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt Quá trình học "Luyện từ và câu" giúp các em biết sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung quanh. Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoàn thiện nhân cách cho bản thân. Vì vậy hình thành và bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tiếng Việt là việc làm hết sức cần thiết. 2.1. 4. Cơ sở vận dụng Như chúng ta đã biết lượng từ, mẫu câu và các câu nói cụ thể học sinh thu nhận được trong giờ Luyện từ và câu là rất nhỏ so với lượng từ, mẫu câu thu nhận được trong các giờ học khác, trong các hoạt động khác so với vốn từ, vốn câu cần có của các em. Do đó không thể dạy từ và câu bó hẹp trong tiết Luyện từ và câu mà cần đề ra nguyên tắc tích hợp trong dạy từ, câu. Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy Luyện từ và câu phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc ngoài giờ học, trong tất cả các môn học, trong tất cả các giờ học khác của các phân môn Tiếng Việt. Không phải chỉ trong giờ học Tiếng Việt mà trong tất cả các hoạt động khác và trong các giờ học khác, nhằm giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời những cách hiểu từ sai lệch, những cách nói, viết câu không đúng ngữ pháp của học sinh. Khi dạy tất cả các môn học đều phải có ý thức gắn với dạy từ và câu. Trên lớp cũng như khi hướng dẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh như: tham quan, giao lưu văn nghệ, v.v... 2.1. 5. Cơ sở dạy hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa nằm ngoài chương trình dạy học chính khóa có vai trò kích ứng, phát triển sự hứng thú, nhận thức sáng tạo, là môi trường để học sinh trải nghiệm, sáng tạo, bộc lộ phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách trong sinh hoạt cộng đồng, trong hoạt động tập thể. Ở nước ta ngoài chương trình chính khóa, trong nhà trường cũng tổ chức các hình thức dạy học như vậy nhằm đảm bảo việc dạy lý thuyết gắn liền với việc dạy thực hành làm sao cho việc cung cấp lý thuyết có tác dụng hướng học sinh tới hoạt động vận dụng thực hành, ngoài ra thông qua hoạt động ngoại khóa còn có thể giúp giáo viên phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, có tư chất thông minh, ôn thi v..v.. 2.1.6. Cơ sở dạy Luyện từ và câu lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa. Dạy học ngoại khóa là một trong nhiều hình thức hoạt động ở trường tiểu học. Hình thức dạy học ngoại khóa có nhiều đóng góp quan trọng để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trong phân môn Tiếng việt nói riêng nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Như vậy dạy học ngoại khóa là hình thức học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm không chỉ nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống, khả năng sáng tạo trong vận dụng thực hành kiến thức đã học vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập của các em. Với các đặc điểm riêng, hoạt động dạy học ngoại khóa mở ra cho học sinh tiểu học một khả năng phát triển lớn. Các em được tiếp cận hoàn cảnh hoạt động trải nghiệm từ đó các em lĩnh hội các tri thức sống động về thực tế cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học, cùng với sự hình thành các kỹ năng. Bởi chỉ trong hoàn cảnh cụ thể các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng, năng lực cũng như phẩm chất của mình. Vận dụng phương pháp dạy học ngoại khóa vào "Hình thành kỹ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5" là đưa học sinh vào hoạt động vận dụng. Học sinh được trải nghiệm chủ động, sáng tạo để phát hiện điều cần học, kỹ năng cần có. Nó làm bớt đi sự căng thẳng khô khan không còn sự tẻ nhạt; đem đến sự sôi nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ hoạt động ngoại khóa. Thành công của việc "Hình thành kỹ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa" là góp phần đạt được mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu. Bởi vậy để đảm bảo cho sự thành công "Hình thành kỹ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa" thì nội dung của hoạt động ngoại khóa phải được gắn với mục tiêu hình thành kỹ năng dùng từ và viết câu cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua những năm tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy trực tiếp lớp 5 tại trường tiểu học Cẩm Tú. Với môn Luyện từ và câu qua phần sử dụng từ ngữ để đặt câu trong thực hành diễn đạt nói, viết. Tôi nhận thấy có những thuận lợi khó khăn sau: 2.2. 1. Đối với giáo viên: * Thuận lợi: 100 % cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Phần lớn giáo viên được phân công phụ trách khối lớp 5 có kinh nghiệm công tác nhiều năm và có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa ở địa phương. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh; luôn tích cực tự học và sáng tạo trong công tác. * Khó khăn: Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân môn Luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. chưa linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu, chưa phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm ở phân môn Luyện từ và câu. Hoạt động dạy và học nghiêng về đọc chép cung cấp kiến thức cho học sinh, nhớ máy móc là chủ yếu. Thực tế một số giáo viên còn xem nhẹ, chưa quan tâm nhiều dạy học phân môn Luyện từ và câu mà chỉ chú ý vào dạy học cho học sinh biết đọc, biết viết là được. Một số giáo viên khi tổ chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về nghĩa, cách dùng từ, sử dụng từ ngữ vào ngữ cảnh cụ thể học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. 2.2.2.Đối với học sinh: * Thuận lợi: Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, ĐDDH. Hầu hết các em học sinh lớp 5 đã có những kiến thức sơ giản về từ, câu đã được làm quen ở các lớp dưới. Các em được sự quan tâm của cha mẹ, nhà trường, chính quyền địa phương. * Khó khăn: Các em ý thức học còn kém, mải chơi, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, còn nghèo nàn vốn ngôn ngữ, yếu về tư duy, Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, chưa diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Còn có thói quen chờ thầy cô, bạn bè làm rồi chép bài, khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn yếu. Học sinh còn học vẹt, nhớ máy móc khi học phân môn này. Theo dõi kết quả kiểm tra nhiều năm ở khối lớp 5 phân môn Luyện từ và câu tại trường tiểu học Cẩm tú cho thấy chất lượng còn thấp. Khả năng tập trung của học sinh không cao, chưa chủ động, chưa kiên nhẫn và hứng thú trong học phân môn Luyện từ và câu. 2.2.3. Khảo sát chất lượng nhiên cứu *Cách tiến hành: Trong nhiều năm học tôi được phân công dạy môn Tiếng Việt khối 5 Trường tiểu học Cẩm Tú. Theo phân phối chương trình của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 có 2 tiết/ tuần. Trong các tiết dạy của mình theo phân phối chương trình đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Tôi chuẩn bị rất chu đáo, công phu và cẩn thận về đồ dùng dạy học. Vận dụng nhiều các hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực. Nhưng kết quả không được như ý muốn. Qua các bài Luyện từ và câu đã học khả năng sử dụng từ để đặt câu và vận dụng giao tiếp của các em không có sự tiến bộ chất lượng khảo sát thấp: * Khảo sát chất lượng sử dụng từ đặt câu đầu năm học. Kết quả khảo sát của lớp 5C tổng số h/s như sau: 29 * Bài khảo sát: " Em hãy đặt câu với những từ ngữ dưới đây. a, Quê cha đất tổ. b, Nơi chôn rau cắt rốn. ( Bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc TV5 tập 1 trang 18) TSHS SỐ HỌC SINH Đặt câu đúng Đặt câu lúng túng Đặt câu không có từ theo yêu cầu 29 6 15 8 * Khi giao tiếp, khi gọi xây dựng bài tôi thống kê TSHS SỐ HỌC SINH Diễn đạt tốt Diễn đạt lúng túng Không diễn đạt được 29 6 17 6 * Tổng hợp kết quả chất lượng phân môn LT&C trong 6 tuần đầu năm học 2016-2017 TSHS SỐ HỌC SINH Hoàn thành Chưa hoàn thành 29 21 8 * Tìm hiểu nguyên nhân: Các em ý thức học còn kém, mải chơi, còn nghèo nàn vốn ngôn ngữ, yếu về tư duy, Do một số học sinh chưa có ý thức rèn đọc hiểu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, chưa diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó thời gian học chính khóa của Luyện từ và câu còn ít mới đủ để các em thực hành kiến thức cơ bản mà chưa hình thành được kĩ năng vận dụng từ và câu. Do đó khả năng dùng từ và câu còn hạn chế. Như vậy với cách tiến hành tổ chức dạy từ và câu bó hẹp trong tiết Luyện từ và câu với thời lượng 35 đến 40 phút thì rõ ràng khả năng thực hành kỹ năng vận dụng cũng như sáng tạo của học sinh là hết sức hạn chế. Vì vậy cần đề ra nguyên tắc tích hợp trong dạy từ, câu. Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy Luyện từ và câu phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc ngoài giờ học, trong tất cả các môn học, trong tất cả các giờ học khác của các phân môn Tiếng Việt. Học sinh mới có cơ hội để bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng từ, viết thành câu trong tiếng Việt . Góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Trước những thực trạng nêu trên tôi xin được chia sẻ:“ Một số biện pháp hình thành kĩ năng dùng từ và viết câu cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5.” 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Các giải pháp tổ chức hoạt động dạy luyện từ và câu thông qua hoạt động ngoại khóa. Vì là hoạt động ngoại khóa, môn học rất đa dạng về hình thức, riêng phân môn Luyện từ và câu có thể áp dụng các hình thức sau: a,. Giải pháp Sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo chủ đề nội dung bài học. Giải pháp sưu tầm này nhằm bổ sung vốn thành ngữ, tục ngữ ca dao được học trong giờ chính khóa, giáo viên có thể tổ chức các đợt sưu tầm thành ngữ, tục ngữ,ca dao theo chủ điểm. + Cách làm và thời điểm tổ chức: Sau khi học sinh học xong các bài về Mở rộng vốn từ giáo viên tiến hành cho học sinh sưu tầm lựa chọn tục ngữ,thành ngữ, ca dao theo các bước sau: Bước 1 : Tìm hiểu nội dung của bài học : Bước 2 : Tìm và đọc, ghi chép những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có liên quan đến nội dung bài học. Bước 3 : Tìm hiểu nội dung các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Bước 4 : Vận dụng sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao trong văn cảnh cụ thể. Tác dụng : Với cách làm này, giúp các em tích lũy được nhiều vốn từ ngữ một cách có hệ thống theo chủ đề bài học, thông qua các hoạt động giao tiếp và các hoạt động học tập hằng ngày. Góp phần làm giàu vốn từ cho các em. Từ đó việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn cảnh cụ thể. Giúp các em dễ hiểu nội dung và dễ dàng ghi nhớ chúng hơn phục vụ cho quá trình học tập Học sinh lớp 5C sưu tầm tục ngữ, ca dao trong hoạt động ngoại khóa b, Giải pháp Sử dụng sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Chúng ta đã biết việc sử dụng sổ tay là hết sức phổ biến. Tùy theo mục đích sử dụng mà mỗi loại sổ tay có một nội dung, và cấu trúc sắp xếp khác nhau. Nên khi hướng dẫn các em lập sổ tay từ ngữ giáo viên cần hướng dẫn các em đi theo cấu trúc chủ điểm của tuần học, nội dung bài học. Tác dụng: Sử dụng sổ tay từ ngữ nhằm giúp học sinh ghi chép các từ hay ý đẹp hằng ngày, nhằm tích lũy và sử
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_hinh_thanh_ki_nang_dung_tu_va_viet_cau_cho.doc