Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp

 Như chúng ta biết, chữ viết có tầm quan trọng với học sinh đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học – kỹ năng viết nét chữ. Thông qua chữ viết có thể đánh giá được “nét chữ, nết người”. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.

 Ngày nay dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn được coi trọng. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học chữ viết là một trong bốn yêu cầu cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được. Bởi vì khi học các môn học các em chỉ nghe thì chưa đủ mà cần phải viết để ghi nhớ và khắc sâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiến thức môn học.

 Qua các cuộc thi : Chấm vở sạch chữ đẹp của các trường Tiểu học hằng năm của phòng giáo dục chứng tỏ chữ viết đã được cả xã hội quan tâm. Nhiều học sinh đã thể hiện kĩ năng viết chính tả của mình rất tốt. Riêng đối với Trường Tiểu học Lê Văn Tám chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Song chất lượng chữ viết của học sinh chưa cao nhất là học sinh lớp 3. Bởi học sinh từ lớp 2 lên lớp 3 nhảy một nấc thang về kiến thức quá lớn, bài viết dài nên các chữ viết của các em xấu đi rất nhiều. Một số giáo và học sinh chưa quan tâm đến vấn đề rèn chữ viết cho học sinh dẫn đến một số học sinh viết chữ chưa đẹp và sai lỗi nhiều. Điều này ảnh hư¬ởng không nhỏ đến chất lư¬ợng học tập của học sinh.

 Từ những thực tế trên, tôi thấy việc “Nâng cao chất lượng chữ viết” ở trường Tiểu học nói chung và Trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng là tất yếu và hết sức cần thiết.

 

doc 17 trang thuychi01 8582
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 
VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP
Người thực hiện: La Thị Mận
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Lê Văn Tám
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2017.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC 
LỚP 6 BẰNG DỤNG CỤ VÀ HÌNH ẢNH TRỰC QUAN
Người thực hiện: Nguyễn Nam Tiến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS TT Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học
MỤC LỤC
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Mục lục
A. Phần mở đầu
1
 I. Lý do chọn đề tài
1
 II. Mục đích nghiên cứu
1
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
 V. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung
3
 I. Cơ sở lý luận
3
 II. Thực trạng
3
 III. Các biện pháp thực hiện
4
 1.Rèn chữ viết thông qua dạy chính tả
4
2. Rèn chữ viết thông qua tiết Tập viết
7
 3.Rèn chữ viết thông qua các môn học khác 
10
 4. Rèn chữ viết thông qua cách chữa bài và nhận xét của GV
11
5. Rèn chữ viết thông qua việc tổ chức “Đôi bạn cùng tiến”
11
 IV. Hiệu quả của SKKN
12
C. Kết luận, kiến nghị
14
 I. Kết luận
14
 II. Kiến nghị, đề xuất
14
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta biết, chữ viết có tầm quan trọng với học sinh đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học – kỹ năng viết nét chữ. Thông qua chữ viết có thể đánh giá được “nét chữ, nết người”. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
 Ngày nay dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn được coi trọng. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học chữ viết là một trong bốn yêu cầu cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết mà học sinh phải đạt được. Bởi vì khi học các môn học các em chỉ nghe thì chưa đủ mà cần phải viết để ghi nhớ và khắc sâu tri thức. Nhưng nếu viết sai lỗi chính tả thì học sinh có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản dẫn đến các em không nắm được nội dung kiến thức môn học. 
 Qua các cuộc thi : Chấm vở sạch chữ đẹp của các trường Tiểu học hằng năm của phòng giáo dục chứng tỏ chữ viết đã được cả xã hội quan tâm. Nhiều học sinh đã thể hiện kĩ năng viết chính tả của mình rất tốt. Riêng đối với Trường Tiểu học Lê Văn Tám chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Song chất lượng chữ viết của học sinh chưa cao nhất là học sinh lớp 3. Bởi học sinh từ lớp 2 lên lớp 3 nhảy một nấc thang về kiến thức quá lớn, bài viết dài nên các chữ viết của các em xấu đi rất nhiều. Một số giáo và học sinh chưa quan tâm đến vấn đề rèn chữ viết cho học sinh dẫn đến một số học sinh viết chữ chưa đẹp và sai lỗi nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
 Từ những thực tế trên, tôi thấy việc “Nâng cao chất lượng chữ viết” ở trường Tiểu học nói chung và Trường Tiểu học Lê Văn Tám nói riêng là tất yếu và hết sức cần thiết.
 Với những lí do cơ bản trên cùng với lòng ham thích và mong muốn được tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp ”, với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
- Nghiên cứu và áp dụng rèn chữ viết chính tả (viết đúng, viết đẹp) cho học sinh 
lớp 3 góp phần nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng học tập ở các môn học nói chung.
 - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết về hệ thống 
ngữ âm Tiếng Việt. Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt. Rèn luyện thuần thục kỹ năng viết, đọc hiểu chữ viết Tiếng Việt. Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp 
(ghi chép, viết đọc, hiểu bài đọc...). 
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Chính tả quan hệ với tập 
viết, tập đọc với luyện từ và câu... là những môn của Tiếng Việt góp phần bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của con người thông qua sử dụng ngôn ngữ (bằng 
tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mỹ...) 
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
-Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3B - Trường Tiểu học Lê Văn Tám –thành phố Thanh Hóa.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 1. Phương pháp quan sát
	 2. Phương pháp khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
	 3. Phương pháp thống kê, phân tích.
	 4. Phương pháp thực nghiệm.
	 5. Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả 
B. NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
 Lê-nin đã từng nói “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.”Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc trưng nhất của loài người. Không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn tại. Ngôn ngữ đó chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chữ viết chính là ngôn ngữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho trí thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó, đẹp cho con người. Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ. Chữ đẹp nết người giống như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người: Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.
II . THỰC TRẠNG
 Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Trường Tiểu học Lê Văn Tám chúng tôi đã chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh. Hoạt động này đã thành nền nếp và ngày càng có hiệu quả. 
 Thuận lợi: 
 + Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học
+ Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch chữ đẹp, chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên. 
 Khó khăn:
 + Chất lượng chữ viết của trường mấy năm gần đây chưa đều còn nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, sai lỗi nhiều nhất là học sinh khối lớp 3.
 + Một số bàn ghế cũ chưa phù hợp với học sinh (Bàn thấp ghế cao), phòng học nhiều hôm không đủ ánh sáng do điện yếu.
 +Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em.
 + Các em đa phần là con nhà buôn bán, công nhân, con công an tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện hướng dẫn các em viết bài hoặc dạy các em tư thế ngồi hoặc cách cầm bút thì hạn chế nên không sửa cho các em được hoặc có sửa thì cũng không đúngMột số em có cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà già, chỉ coi trọng đến việc học văn hóa không chú trọng đến chữ viết của các em.
 Điều này khiến cho giáo viên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi rèn chữ viết cho học sinh.
 Để xây dựng được kế hoạch nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng, viết đẹp ”, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Tôi phát hiện ra nhiều học sinh chữ viết xấu, không đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cách, cách cầm bút saiViết tùy tiện, cẩu thả, viết chữ không đều, vở thì bôi bẩn, góc vở quăn trông rất xấu. Thông qua việc khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt và chữ viết các em trong lớp, cho thấy chữ viết các em chưa đẹp, tỷ lệ chữ loại A còn thấp, học sinh chưa nắm vững tên gọi các dòng kẻ ngang trong vở, chưa nắm rõ điểm đặt bút, dừng bút của các chữ. Chữ viết còn rời rạc chưa liền mạch sai quy trình, sai nét. Chữ viết hoa chưa đúng mẫu. Thường khi viết chính tả các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khác thì chữ viết ẩu, gạch xóa lem nhem. 
 Một số chỉ nhìn chép, chưa nghe viết được, sai nhiều lỗi chính tả, chưa có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Cụ thể khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm của lớp 3B Trường Tiểu học Lê Văn Tám như sau:
Tổng số học sinh
Xếp loại A
Xếp loại B
SL
%
SL
%
37 em
15
40,5
22
59,5
 Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp mà tôi đã rút ra được qua nhiều năm giảng dạy để giúp học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Lê Văn Tám viết đúng, viết đẹp.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Rèn chữ viết thông qua dạy Chính tả 
Học sinh chỉ có thể viết đúng khi nắm được quy tắc, mẹo luật chính tả. Do đó, việc rèn chữ viết cho học sinh thông qua môn chính tả là rất cần thiết. Để giúp học sinh viết đúng, đẹp tôi thực hiện như sau:
1.1. Tìm ra nguyên nhân mắc lỗi 
-Học sinh viết sai lỗi chính tả chủ yếu do các em ở lớp dưới chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu nghĩa của từ, chưa chú ý khi viết chinh tả (như thiếu dấu phụ, dấu thanh)
 -Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ : các nguyên đôi ie, ươ, uô lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia.ya, uô, ua, âm đệm lại được ghi bằng hai con chữ u và o dẫn đến có nhiều vần khó viết đối với học sinh yếu (uya, uyu, uênh, oeo, uêch
 -Do học sinh không hiểu nghĩa của từ, phát âm sai (iu /iêu, et/ec)
 -Do học sinh không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o, ô, ơu, ư, còn gh, ngh đi với e, ê, i)
 -Do ảnh hưởng của tiếng địa phương ,nói như thế nào viết thế ấy(VD: ở địa bàn phường Ba Đình thành phố Thanh Hoá thường nói sai các nguyên âm đôi iê, ươ) và các tiếng có âm ch nói thành tr, một số em sai thanh hỏi và thanh ngã 
 -Do các em chưa có ý thức ngồi học nghiêm túc. Chưa có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Khi viết sai các em có thói quen xóa nhiều lần. Tay cầm bút chưa đúng quy định.
 1.2. Giúp các em nắm luật (nguyên tắc) viết Chính tả.
 Một trong những việc làm không thể thiếu được khi luyện viết cho học sinh là giúp học sinh nắm được nguyên tắc chính tả. Vì khi viết cho dù học sinh viết đẹp và đúng mẫu chữ quy định nhưng sai lỗi chính tả dẫn đến tình trạng người đọc hiểu không đúng hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn trình bày. Do đó giáo viên cần giúp cho học sinh nắm được quy tắc, meo luật chính tả.
 Ví dụ:
 - Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã: Khi một chữ của từ láy đã viết dấu huyền, dấu nặng, dấu ngã thì chữ kia phải viết dấu ngã (sẵn sàng, dữ dội, dễ dãi, đẹp đẽ ...). Khi một chữ của từ láy đã viết dấu sắc, không dấu hoặc dấu hỏi thì chữ kia phải viết dấu hỏi chứ không viết dấu ngã (như: Mát mẻ, hớn hở, vui vẻ, lẻ loi,...). 
 - g, ng viết trước các nguyên âm (a, ă, â, o, ô, ơ,u, ư )
   - gh , ngh ,k viết trước các nguyên âm ( i, ê, e )
   - iê : viết sau âm đệm , trước âm cuối : tuyên, ...
   - ia : viết sau âm đầu ,  không có âm cuối : chia , ...
   - ya : viết sau âm đệm không có âm cuối:khuya...
   - i : viết sau âm đầu
   - y : viết sau âm đệm , ... 
 - Phân biệt r, d, gi: "gi" và "r" không kết hợp với âm đầu vần (âm đệm) trong trường hợp có âm đầu vần luôn viết "d" (như duyên nợ, doạ nạt, duy trì ...), những tiếng của từ Hán Việt mang dấu ngã, dấu nặng thì viết "d" (như: Diện tích, diệu kỳ ...) mang dấu hỏi, dấu sắc viết "gi" (như: giả định, giáo viên, giải thích ...), trong kiểu láy âm những tiếng nào phỏng tiếng động và chỉ sự rung động đều viết "r" (rì rào, rả rích, réo rắt ...)...
 -Từ có âm đầu là , n, nh, v, l, d, thì viết là dấu ngã:
 Ví dụ: m: mĩ mãn, mã lực, cần mẫn
 n: Nỗ lực, trí não, nữ giới
 nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, nhõng nhẽo
 v: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trụ,võ nghệ
 l: lễ phép, lữ hành, kết liễu, lạnh lẽo
 d: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành
 1.3. Hướng dẫn các em hiểu nghĩa từ để viết đúng:
Học sinh khó có thể viết đúng khi không hiểu nghĩa của từ. Do đó, để học 
sinh viết đúng giáo viên cần lưu ý giúp cho học sinh hiểu nghĩa của từ để từ 
đó giúp cho học sinh viết đúng.
Ví dụ: Trung/ chung: "Trung" có nghĩa là "ở giữa, ở trong" (viết tập trung, trung tâm, không trung, trung bình) hết lòng vì người khác, hết lòng vì nước (trung thành, trung hiếu, trung quân ...) còn "Chung" có nghĩa là "không riêng, cùng" (chung sống, chung thuỷ, chung kết ...).
 1.4. Dạy tốt bài chính tả âm, vần ở lớp 3: 
Giáo viên cần vận dụng việc dạy dạng bài tập chính tả âm vần có nội dung so sánh sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Đối với những bài tập chính tả mà các âm, vần học sinh ở địa phương mình viết không bị sai thì giáo viên có thể thay thế nội dung (SGK) hoặc thay thế bằng những bài tập khác có nội dung phù hợp để chữa lỗi chính tả cho học sinh địa phương.
Đối với lớp 3 các em vừa từ lớp 2 lên bài chính tả dài vả lại nhiều dạng bài các dạng bài tập khác. Đây là hình thức bài tập khó. Nên GV có thể chọn hình thức thảo luận nhóm để các em có sự thảo luận hỗ trợ lẫn nhau. Trong một số trường hợp khó học sinh chưa tìm được GV cần hướng dẫn hỗ trợ các em kịp thời.
Ví dụ: Bài 2b-Hoạt động 5 (trang 31 tập 1 ):
 Giải câu đố sau: Trắng phau cày thửa ruộng đen
 Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng.
	 (Là chữ gì?)
 Ở trường hợp này GV có thể gợi ý cho HS: Đây là câu đố chữ, để giải câu đố các em cần nắm được cấu tạo tiếng và hiểu về sự vật, các em có thể xem cái gì
Trắng phau cày thửa ruộng đen (phấn), ruộng đen là (bảng đen)
 1.5. Sửa lỗi chính tả theo nhóm   
Qua việc tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh , bản thân tôi đã chấm và phân loại những học sinh thường mắc cùng một loại lỗi chính tả. 
Giáo viên chỉ việc thay đổi tên nhóm theo cách của mình. 
 - Đặt tên nhóm theo lỗi thường mắc phải như : Nhóm âm đầu, nhóm vần, nhóm 
viết hoa ...
 - Số em ở mỗi nhóm tuỳ tình hình thực tế của lớp .
 - Trong giờ chính tả nói chung và bài tập chính tả âm,vần nói riêng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện lỗi chính tả trong bài viết của mỗi thành viên và cùng chữa lỗi .
 - Giáo viên kiểm tra, đánh giá , nhận xét.
 - Cho các nhóm thi đua với nhau nếu nhóm nào tiến bộ sẽ được thưởng sao. 
 2. Rèn chữ viết cho học sinh thông qua tiết Tập viết.
 Kĩ năng viết bao gồm viết đúng kĩ thuật, viết chính tả, viết để ghi lại những lời ( câu, đoạn) đã nói,sao chép lại những câu, đoạn trong một văn bản khác, viết để chuyển ý thành lời, tạo lập những câu đoạn, bài mới. Chương trình Tiếng Việt 3
không còn nội dung tập viết (với mục tiêu viết đúng mẫu chữ). Do đó, tôi rèn chữ cho học sinh chủ yếu trong các tiết Luyện viết ở buổi 2. Để thực hiện tốt việc rèn chữ cho học sinh giáo viên cần làm tốt một số việc sau:
2.1 Tìm hiểu thống kê các lỗi học sinh thường mắc
 a. Lỗi viết sai các nét cơ bản
 Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ, nét chữ chưa chuẩn, viết sai nét khuyết, thường các em viết quá nhỏ hoặc quá to độ cao không chính xác thậm chí viết không thẳng nét. 
 b. Lỗi viết sai quy trình
 Một số em chưa viết đúng quy trình: viết đến chữ cái nào đánh dấu ngay chữ cái đó chứ không viết liền mạch rồi mới quay lại đánh dấu thanh, dẫn đến các con chữ trong một tiếng rời rạc, mất thời gian nhấc bút nhiều lần
 c. Lỗi về thanh điệu 
 Một số học sinh đều không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã nên khi viết hay sai. Đây là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực tỉnh Thanh Hoá nói chung phương Ba Đình nói riêng. 
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành sạch sẻ
 d. Lỗi về âm đầu
 Học sinh thường viết sai một số chữ cái ghi các âm đầu sau: 
Học sinh viết sai âm đầu
Sửa lại đúng chính tả
-g/gh: con gẹ, gê sợ
con ghẹ, ghê sợ
-ng/ngh: ngỉ ngơi, nge nhạc
nghỉ ngơi, nghe nhạc
-ch/tr : lũ chẻ, chiến chanh
lũ trẻ, chiến tranh
-s/x : xanh sao, nước xôi
xanh xao, nước sôi
-VD học sinh viết sai: nge nhạc trong bài chính tả nghe nhạc; trang 42 – 43 TV3 tập 2)
-VD học sinh viết sai: lũ chẻ trong bài chính tả: Tiếng đàn – TV3 tập 2
 Trong các lỗi trên, lỗi về âm ch/tr, s/x, ng/ngh đối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ biến hơn cả.
 đ. Lỗi về âm cuối
 Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau:
Học sinh viết sai âm cuối
Sửa lại đúng chính tả
-an/ang: cây bàn, bàng bạc
 cây bàng, bàn bạc 
-at/ac: lang bạt, rẻ mạc
lang bạc, rẻ mạt
ât/âc: đấc quý, nhất bổng.
đất quý, nhấc bổng.
 -VD học sinh viết sai: nhất bổng trong bài chính tả Ông ngoại; trang 34 – 35 TV3 tập 1).
 -VD học sinh viết sai: đấc quý trong bài chính tả Đất quý đất yêu; trang 77 – 78 TV3 tập 1).
 e. Lỗi viết hoa 
 Lỗi viết hoa thường gặp ở dạng:
 -Lỗi về viết hoa danh từ riêng, đầu câu:
 Học sinh thường mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ người và tên riêng nước ngoài, học sinh lớp tôi chủ nhiệm có khoảng 1/4 số em hay mắc lỗi này nhất là những học sinh chưa nắm vững luật chính tả (như em: em Mạnh, em Khanh ) nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết bài dễ viết sai.
 Qua thống kê tôi thấy hầu hết học sinh đều mắc các lỗi chinh tả, số lỗi các em mắc nhiều là lỗi thanh hỏi, thanh ngã, lỗi về âm đầu, âm chính.
 2.2 Giúp học sinh nắm vững mẫu chữ viết theo quyết định 31 của Bộ GD&ĐT.
Ngay từ đầu năm cho học sinh xem lại bảng mẫu chữ viết thường, bảng mẫu chữ viết hoa và bộ chữ số do Bộ giáo dục ban hành theo QĐ 31:
 - Mẫu chữ theo QĐ 31 bộ chữ viết thường gồm 29 chữ cái.Trong đó:
+ Chữ có độ cao 1 đơn vị: a, ă, â, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x.
+ Chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, g, p, q, y.
+ Chữ có độ cao 1,5 đơn vị (chỉ có 1 chữ): t.
+ Chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
+ Chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, h, l, k.
 - Tất cả các chữ viết hoa, các chữ số đều có độ cao giống nhau là 2,5 đơn vị. 
 2.3 Hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, kĩ thuật viếttrong tất cả các giờ học
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Học sinh không thể viết đẹp và nhanh nếu như tư thế ngồi, cách cầm bút chưa đúng và không biết kỹ thuật lia bút, rê bút,... Do đó, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, điểm đặt bút, điểm dừng bút, lia bút và viết liền mạch trong tất cả các giờ học như sau:
- Tư thế ngồi viết: Khi viết phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25- 30 cm cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, cánh tay phải cũng đặt trên mặt bàn. Khi viết bàn tay phải và cánh tay phải xê dịch từ trái sang phải.
 - Cách cầm bút: Học sinh cầm và điều khiển bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa cầm bút không được chặt quá hoặc lỏng quá dẫn đến khó điều khiển bút, ngoài ra còn có sự phối hợp cử động của cổ tay và cả cánh tay.
+ Vị trí đặt vở khi viết: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30o nghiêng về phía bên phải.
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
 - Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái, điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
 - Toạ độ của điểm đặt bút hay dừng bút về cơ bản toạ độ này thống nhất ở 1/3 đơn vị chiều cao của chữ có thể ở trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
Ví dụ: Điểm đặt bút của chữ “h” cao hơn đường kẻ ngang dưới 1/3 đơn vị chiều cao của chữ. 
- GV cần chú trọng rèn viết nhiều ở nét khuyết trên của nhóm chữ h,b,lNhóm nét khuyết dưới như chữ g, gh, ng. y, ngh bởi vì các nhóm nét này học sinh viết hay sai, học sinh viết nét khuyết bị gẫy lưng,phình to, lép đầu giáo viên cần nhắc học sinh viết đúng nét khuyết (lưng nét khuyết đứng thẳng) sau đó GV viết mẫu vào vở luyện viết cho học sinh luyện viết ở nhà.
 - Viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_viet_dung_viet_dep.doc