SKKN Biện pháp rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cho học sinh Lớp 3

SKKN Biện pháp rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cho học sinh Lớp 3Trong chương trình Tiểu học, lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học và chuẩn bị xây dựng nền móng toán học tiếp giai đoạn sau. Cho nên học sinh phải nắm thật chắc cơ sở ban đầu về kĩ năng tính toán bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100, 1000, 10000, 100000. Vì bốn phép tính này được sử dụng hầu hết vào các khâu trong quá trình tính toán và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Do vậy, phép nhân là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong mạch kiến thức số học ở Tiểu học. Phép nhân được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là với đối tượng học sinh tiểu học, nên kĩ năng thực hiện phép nhân là vô cùng quan trọng.
doc 13 trang Phúc Hảo 24/04/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
TÊN BIỆN PHÁP: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP 3
	Họ và tên	: 
	Chức vụ	: Giáo viên
	Đơn vị công tác	: Trường tiểu học 
, ngày 6 tháng 11 năm 2023
MỤC LỤC
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP 3
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn biện pháp
 Trong chương trình Tiểu học, lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học và chuẩn bị xây dựng nền móng toán học tiếp giai đoạn sau. Cho nên học sinh phải nắm thật chắc cơ sở ban đầu về kĩ năng tính toán bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100, 1000, 10000, 100000. Vì bốn phép tính này được sử dụng hầu hết vào các khâu trong quá trình tính toán và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Do vậy, phép nhân là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng trong mạch kiến thức số học ở Tiểu học. Phép nhân được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là với đối tượng học sinh tiểu học, nên kĩ năng thực hiện phép nhân là vô cùng quan trọng.
 Tuy nhiên, thực tế khi giảng dạy thì tôi thấy kĩ năng thực hiện phép nhân ở học sinh còn có những hạn chế. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 3, khi các em bắt đầu làm quen với các phép nhân ngoài bảng cửu chương. Chính vì vậy, tôi chọn “Biện pháp rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cho học sinh lớp 3”.
2. Mục đích của biện pháp
 Các giải pháp tôi đưa ra ở đây với mong muốn, giúp học sinh tháo gỡ được những khó khăn, lúng túng khi thực hiện được phép nhân, số có hai chữ số với số có một chữ số.
 Từ đó, giúp nâng cao năng lực tính toán cho học sinh để các em có vận dụng dụng vào giải toán và góp phần làm cho học sinh thêm yêu thích môn học này.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề
1.1. Những ưu điểm của vấn đề:
 Khi áp dụng các giải pháp này, tôi nhận thấy các ưu điểm của học sinh như sau: 
 Ở chương trình toán lớp 2, các em đã được làm quen với bảng nhân và học bảng nhân 2, bảng nhân 5. Các em đã biết cách lập bảng nhân. Nên đây là điều kiện thuận lợi giúp các có thể học tốt kiến thức về phép nhân, đặc là các phép nhân ngoài bảng cửu chương như nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
1.2. Những hạn chế của vấn đề:
 Bên cạnh những ưu điểm, khi dạy nhân số có hai chữ số với số có một chữ số tôi nhận thấy học sinh còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Một số học sinh còn, chưa thuộc bảng cửu chương.
- Học sinh chưa biết cách, đặt tính khi thực hiện tính.
- Kĩ thuật khi thực hiện phép nhân của học sinh, còn chưa thành thạo. 
2. Biện pháp thực hiện
 Để khắc phục những hạn chế này tôi đã vận dụng các biện pháp sau:
2.1. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1: Rèn học sinh học thuộc bảng cửu chương.
Biện pháp 2: Rèn học sinh cách đặt tính đúng và đẹp.
Biện pháp 3: Rèn kĩ thuật tính chính xác cho học sinh.
 2.2. Mô tả cách thức thực hiện:
Trước khi đi vào áp dụng các giải pháp:
 - Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, tôi đã chủ động gặp và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ để tìm hiểu thông tin của học sinh cũng như nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Ngoài ra, tôi còn kết hợp trao đổi với phụ huynh qua điện thoại, zalo để hiểu hơn về học sinh của mình. 
 - Ngoài ra trong các tiết ôn tập bảng nhân, tôi nhắc lại và khắc sâu hơn nữa cho học sinh các bảng nhân.
Để cụ thể hóa các giải pháp trên, tôi làm như sau:
a) Biện pháp 1: Rèn học sinh học thuộc bảng cửu chương. 
 Mục tiêu: Giúp học sinh học chủ động ghi nhớ và học thuộc bảng nhân.
Việc đầu tiên, tôi yêu cầu
- Học sinh tự xây dựng bảng cửu chương:
Tôi hướng dẫn kĩ các em, cách lập bảng nhân và giải thích cho các em hiểu được ý nghĩa của các phép nhân trong bảng, ví dụ như hai phép nhân liên tiếp trong mỗi bảng nhân thì hơn kém nhau một lần thừa số thứ nhất.
Ngoài ra, tôi còn thực hiện việc:
- Học sinh đọc bảng cửu chương vào giờ truy bài:
 Tôi hướng dẫn lớp trưởng điều khiển lớp đọc xuôi, đọc ngược các bảng nhân đã học theo nhiều hình thức:
+ Đọc đồng thanh cả lớp
+ Đọc đồng thanh theo tổ
+ Đọc và chia sẻ trong nhóm bàn
- Dán bảng cửu chương:
 Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh, thực hiện việc dán bảng cửu chương, ở một số vị trí phù hợp trong lớp, giúp các em có thể đố nhau các phép nhân vào đầu giờ hoặc giờ ra chơi, từ đó các em sẽ ghi nhớ bảng nhân dễ dàng hơn.
b) Biện pháp 2: Rèn cách đặt tính đúng và đẹp.
Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng đặt tính đúng, đẹp.
Do đây là bài học đầu tiên khi các em được làm quen với các phép nhân ngoài bảng nên trước hết, tôi hướng dẫn cho học sinh thấy được thế nào là cách đặt tính đúng và đẹp. Ví dụ với phép nhân 14 x 2. Sau đó, tôi cho các em luyện đặt tính nhiều hơn bằng cách: đọc nhiều phép tính cho các em đặt ra nháp hoặc trên bảng con.
Để học sinh thực hiện được tốt nhân số có hai chữ số với số có một chữ số theo tôi, điều quan trọng nhất chính là kĩ thuật tính của học sinh. Nên tôi 
tiến hành biện pháp thứ 3.
 c) Biện pháp 3: Rèn kĩ thuật tính chính xác cho học sinh.
 Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện chính xác phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Khi dạy nhân số có hai chữ số với số có một chữ số:
- Trước hết tôi cung cấp quy tắc tính cho học sinh:
+ Nhân thừa số thứ hai với từng hàng của thừa số thứ nhất.
+ Nhân theo thứ tự từ phải sang trái, từ dưới lên trên. 
Tôi dạy theo 2 dạng. 
* Dạng 1: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) là bài học đầu tiên, học sinh được làm quen các phép nhân ngoài bảng cửu chương. Tôi hướng dẫn kĩ cho học sinh ví dụ minh họa theo 2 bước:
- Ví dụ: 12 x 3 
 Bước 1: Đặt tính. Bước 2: Lấy thừa số thứ hai nhân với từng chữ số của thừa số thứ nhất. Thực hiện nhân từ phải sang trái.
Với dạng phép nhân này, khi đã thuộc bảng nhân và nắm được quy tắc tính học sinh lớp tôi thực hiện rất tốt. Mà các em thường hay nhầm lẫn ở dạng 2:
* Dạng 2: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Lỗi sai đầu tiên của các em ở dạng này đó là, khi tích của lượt nhân thứ nhất có hai chữ số thì vẫn còn có em viết luôn cả kết quả là số có hai chữ số.
Ví dụ với phép nhân: 14 x 5 (lượt nhân thứ nhất lấy 5 nhân 4, bằng 20, chỉ cho các em thấy 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. và chỉ viết chữ số hàng đơn vị là 0 vào kết quả và nhớ 2 chục. sau đó nhân lượt nhân thứ 2 lấy 5 nhân 1 bằng 5 thêm 2 chục được 7 chục và viết 7 chục vào kết quả) 
Ví dụ: 14 x 5 = 520 (sai) 14 x 5 = 70.
- Học sinh thêm sai số nhớ hoặc quên nhớ:
Do học sinh mới được học dạng phép nhân có nhớ nên việc ghi nhớ số nhớ của học sinh còn hạn chế. Có em còn quên nhớ hoặc là thêm sai số nhớ khi nhân.
Với hạn chế này của học sinh, tôi hướng dẫn các em như sau: 
Ví dụ: 37 x 5 (tôi hướng dẫn các em thực hiện nhân 2 bước theo quy tắc: lấy 5 nhân 7 bằng 35 viết 5 vào kết quả và nhớ 3 chục tôi yêu cầu hs ghi số nhớ ra nháp, sau đó khoanh tròn vào số nhớ; sau đó lấy 5 nhân 3 bằng 15 thêm 3 chục được 18 viết 18, sau đó agchj bỏ số nhớ để tránh nhầm lẫn sang phép nhân khác.)
Bằng cách làm này tôi thấy hs của tôi đã tính tốt hơn, các em biết thêm số nhớ đúng với phép nhân có nhớ.
3. Kết quả đạt được
 Trên đây, tôi đã trình bày xong các giải pháp trong biện pháp của mình. 
 Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên, học sinh lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt. Các em đã thực hiện được nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ) rất thành thạo và rất tự tin khi làm bài cũng như vận dụng phép nhân vào các dạng bài khác các em đã chủ động hơn, sôi nổi hơn trong các giờ học. 
 Trong năm học 2023 – 2024, sau khi áp dụng “Biện pháp rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số cho học sinh lớp 3” cho học sinh lớp 3A4, tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
 Sau đây xin mời quý ban giám khảo và các đồng chỉ theo dõi bảng Minh chứng về hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp của lớp tôi.
Thời điểm
Sĩ số
HS thực nhân đúng, nhanh
Học sinh nhân đúng, còn chậm
HS chưa biết cách nhân
Trước khi áp dụng biện pháp
35
12
34,3 %
18
51,4 %
5
13,8%
Sau khi áp dụng biện pháp
35
26
74,3%
9
25,7%
0
0
4. Kết luận
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh thích học, tôi kiến nghị với các nhà soạn sách giáo khoa hãy lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học. Đối với giáo viên, ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp (Mô hình, suy luận ...) để học sinh đễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: “Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động”. Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Sau mỗi bài, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn khi giải quyết một vấn đề gì đó. Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh khối 3, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả. 
Còn về phía giáo viên tôi cảm thấy hào hứng với cách dạy mới vì được học sinh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình và đáp ứng được mục đích của việc dạy học. Đó là động lực để các thầy cô chuyên tâm vào sự nghiệp trồng người của mình hơn nữa. 
Từ những kinh nghiệm thực tế vận dụng trong năm học này cùng với việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót của biện pháp, tôi sẽ cố gắng khắc phục, sửa chữa cho biện pháp được hoàn thiện hơn.
4. Những kiến nghị, đề xuất
a) Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
Tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên có những buổi sinh hoạt chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những khó khăn, vướng mắc khi triển khai dạy học. Từ đó cùng học tập lẫn nhau và cùng thảo luận để tìm ra những biện pháp hiệu quả trong dạy học.
b) Đối với Ban giám hiệu:
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tuần, tháng để giáo viên có nhiều cơ hội chia và học hỏi sinh nghiệm lẫn nhau.
c) Đối với Phòng Giáo dục, các cấp lãnh đạo:
Phòng giáo dục tổ chức các chuyên đề, hội thảo về dạy học theo nhóm hoặc phổ biến những sáng kiến hay trong dạy học để giáo viên các trường tham khảo, học hỏi và vận dụng linh hoạt trong trường, lớp chủ nhiệm của mình.
	, ngày 2 tháng 11 năm 2023
	 Tác giả viết biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ki_nang_nhan_so_co_hai_chu_so_voi_so_co_m.doc