Một số biện pháp giúp học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở lớp 1E trường tiểu học thị trấn Thường Xuân

Một số biện pháp giúp học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở lớp 1E trường tiểu học thị trấn Thường Xuân

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, để hình thành kỹ năng giao tiếp. Trong đó chữ viết là một công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học vào đời sống Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy HS biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.

Kỹ năng viết đối với HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1 lần đầu tiên làm quen với việc ghép chữ, viết chữ. Các em phải nắm được các nét cơ bản để tạo ra chữ cái, biết ghép âm, vần, dấu thanh để thành tiếng, từ phải viết đúng chữ cái kiểu chữ viết thường cỡ vừa và nhỏ, tô đúng chữ cái viết hoa cỡ lớn và vừa, viết đúng chữ số cỡ to và vừa (từ 0 đến 9). Ngoài ra các em cũng phải hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, cấu tạo chữ cái, khoảng cách, nét nối liền, các dấu thanh, phải viết liền mạch, viết thẳng hàng, viết đúng mẫu và có tư thế viết đúng (tư thế ngồi, cách cầm bút và cách đặt vở đúng) Đó toàn là những kiến thức mới mẻ mà dần dần các em phải chiếm lĩnh được. Như vậy đối với HS lớp 1 thì chữ viết được xem là một phần kiến thức cực kì quan trọng mà các em phải đạt được.

Để viết đúng đã khó nói gì đến viết đẹp, mà yêu cầu ngày nay vừa phải viết đúng vừa phải viết đẹp. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết.

 

doc 18 trang thuychi01 8852
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp ở lớp 1E trường tiểu học thị trấn Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH GIỮ VỞ SẠCH – VIẾT CHỮ ĐẸP Ở 
LỚP 1E TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Lương Thanh Huyền
Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. Mở đầu	1
1.1. Lý do chọn đề tài 	1
1.2. Mục đích nghiên cứu 	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	2
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN	2
2.2. Thực trạng của vấn đề	3
2.3. Biện pháp giữ vở sạch – viết chữ đẹp cho HS lớp 1 CNGD 	4
2.3.1. Biện pháp giúp HS viết chữ đẹp	5
2.3.2. Biện pháp giúp HS giữ vở sạch	13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	14
3. Kết luận và kiến nghị	14
3.1. Kết luận	14
3.2. Kiến nghị 	 15
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, để hình thành kỹ năng giao tiếp. Trong đó chữ viết là một công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học vào đời sống Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy HS biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Kỹ năng viết đối với HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1 lần đầu tiên làm quen với việc ghép chữ, viết chữ. Các em phải nắm được các nét cơ bản để tạo ra chữ cái, biết ghép âm, vần, dấu thanh để thành tiếng, từ phải viết đúng chữ cái kiểu chữ viết thường cỡ vừa và nhỏ, tô đúng chữ cái viết hoa cỡ lớn và vừa, viết đúng chữ số cỡ to và vừa (từ 0 đến 9). Ngoài ra các em cũng phải hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, cấu tạo chữ cái, khoảng cách, nét nối liền, các dấu thanh, phải viết liền mạch, viết thẳng hàng, viết đúng mẫu và có tư thế viết đúng (tư thế ngồi, cách cầm bút và cách đặt vở đúng) Đó toàn là những kiến thức mới mẻ mà dần dần các em phải chiếm lĩnh được. Như vậy đối với HS lớp 1 thì chữ viết được xem là một phần kiến thức cực kì quan trọng mà các em phải đạt được.
Để viết đúng đã khó nói gì đến viết đẹp, mà yêu cầu ngày nay vừa phải viết đúng vừa phải viết đẹp. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết.
Tuy vậy, thực tế hiện nay, chữ viết của các em HS tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, HS sử dụng nhiều loại bút để viết bài nên còn hạn chế trong việc “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm, đặc biệt đối với HS lớp 1. Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” mới có chất lượng. Với tình hình hiện nay, đa số các em HS nói chung, đặc biệt là các em HS lớp 1 nói riêng hầu như các em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở. Trong những năm dạy lớp 1 tôi thường kể cho các em nghe câu chuyện “Văn hay chữ tốt”, nói về danh nhân Cao Bá Quát nổi tiếng là văn hay chữ đẹp để giáo dục các em vì sao phải rèn chữ đẹp. Vì bài văn, bài toán dù hay, dù đúng đến đâu mà chữ viết nguệch ngoạc, xấu không đọc được thì bài văn, bài toán đó không còn giá trị vì có ai đọc được nó.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp ở lớp 1E trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Việt và việc rèn chữ giữ vở cho học sinh lớp 1, để các em viết đúng cỡ chữ, độ cao chữ, khoảng cách giữa các chữ, các con chữ... từ đó dẫn đến viết sạch, viết đẹp, trình bày bài được tốt hơn, các em có khả năng nhận thức và nhớ được tư thế ngồi viết, quy tắc viết chính tả. Đó chính là mục đích của việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh lớp 1 nói chung, HS lớp 1E trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về nội dung dạy tập viết của chương trình Tiếng việt - Giáo dục Công nghệ lớp 1.
Các phương pháp dạy tập viết.
Thực trạng dạy và học tập viết của học sinh lớp 1E trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
Phương pháp quan sát thông qua dự giờ.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm kiểm tra, đối chứng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Bộ vở “Em tập viết - CNGD lớp 1” gồm 3 tập do nhà xuất bản GD phát hành dưới sự chỉ đạo khoa học của giáo sư Hồ Ngọc Đại, giúp cho học sinh không ngừng nâng cao về chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò của phân môn tập viết: “Vở em tập viết - CNGD lớp 1” chương trình CNGD có nội dung bài học được sắp xếp theo đúng trình tự trong chương trình và sách Tiếng Việt lớp 1- CNGD.
Chương trình Tập viết lớp 1- CNGD gồm có 3 tập:
* Em tập viết - CNGD lớp 1, tập 1 (Từ tuần 1 đến tuần 8): HS viết chữ cỡ vừa (mỗi đơn vị cao 2 li) theo nội dung từng bài học âm trong sách Tiếng Việt- CNGD lớp 1, tập 1, cụ thể;
HS tập viết chữ cái ngay trong giờ học âm và chữ ghi âm, theo nội dung bài học tương ứng trong sách Tiếng Việt 1-CNGD.
VD: Bài: Âm d (Tuần 3-tiết 3,4): HS được tô 2 dòng chữ d (cỡ vừa) 1 dòng tiếng dạ, 1 dòng từ da cá theo nội dung bài học.
* Em tập viết - CNGD lớp 1, tập 2 (Từ tuần 10 đến tuần 16): HS viết chữ ghi vần, tiếng, từ cỡ vừa và nhỏ ngay trong giờ học vần, theo nội dung bài học tương ứng trong sách Tiếng Việt 1 -CNGD.
 VD: Bài vần oe (Tuần 10-tiết 5,6): HS tập viết vần oe, từ đỏ hoe theo nội dung bài học.
*Em tập viết - CNGD lớp 1, tập 3 (Từ tuần 27 đến tuần 35): HS được tô 
chữ viết hoa theo cỡ vừa, viết chữ hoa, viết từ, câu theo cỡ chữ nhỏ.
Vở “Em tập viết - CNGD lớp 1” hiện nay chất lượng tốt, giấy dày, có kẻ li (đường kẻ ngang và dọc) như vở ô li, có dấu chấm để HS biết được điểm đặt bút. Từ đó các em dễ căn vào đường kẻ ngang và kẻ dọc để viết chữ đúng và chính xác hơn, dễ viết hơn. Giúp các em viết đúng về khoảng cách giữa các chữ, câu, từ.
Vở em tập viết có phần luyện viết ở nhà giúp HS được luyện viết nhiều hơn nhằm củng cố thêm kỹ năng viết, đọc cho HS. Ngoài ra, trong các tiết tự học, tiết ôn luyện GV cho HS luyện thêm vào vở ô li nhằm giúp HS viết tốt hơn, ở nhà HS có thể luyện viết thêm trong vở ô li.
Như vậy ta thấy vở tập viết, vở ô li và chương trình rất phù hợp thuận lợi cho GV và HS trong quá trình học tập viết.	
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi:
- Đa số các em đều qua mẫu giáo.
- Sĩ số lớp không quá đông (24 em), nên thuận lợi trong việc theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ cũng như kiểm tra tới từng học sinh trong quá trình học tập.
- Cơ sở vật chất tốt, bàn ghế đúng kích cỡ, đủ ánh sáng, không gian thoáng mát, chữ mẫu đầy đủ.
- Ban giám hiệu quan tâm sâu sát, tạo cơ sở vật chất tốt cho lớp học.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của các em, các em có đầy đủ đồ dung học tập.
- Hiện nay trường tôi đã triển khai học chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (CNDG) được 4 năm. Với chương trình CNDG học sinh nắm chắc hơn về hệ thống cấu trúc ngữ âm, về luật chính tả đặc biệt là cách đặt dấu thanh, điều này giúp HS viết đúng hơn.
2.2.2. Khó khăn:
- Đa số các em ngồi chưa đúng tư thế, khi viết còn tì ngực vào bàn, đầu còn cúi sát vở.
- Các em cầm bút còn chưa đúng, cầm sát ngòi bút, cầm bút chặt quá nên khi viết chữ sẽ nguệch ngoạc chưa đẹp.
- Khi các em viết cánh tay và cổ tay các em còn cứng, chưa biết cách thả lỏng để làm mềm nét viết nên nét viết các em còn thô, cứng chưa liền mạch hay bị gãy, đứt.
- Nhiều em chưa có ý thức rèn chữ giữ vở, còn vẽ viết bậy vào vở, thậm chí làm rách vở, mất vở.
- Một số phụ huynh chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo chương trình mới và chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
2.2.3. Thực trạng viết chữ của HS trong lớp
Như chúng ta đã biết các em khi học ở trường Mầm non thì hoạt động chủ yếu là vui chơi, chưa chú trọng nhiều đến việc dạy chữ. Riêng ở lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi các em mới bắt đầu làm quen với chữ cái, nhận biết cấu tạo chữ và đọc bảng chữ cái mà không được tô, viết chữ, chủ yếu phụ huynh cho con viết ở nhà chữ viết tự do không đúng mẫu. Vì vậy các em chỉ mới tập làm quen với cách cầm bút, tô chữ, tư thế ngồi, cách đặt vở, học sinh biết viết thành hình chữ cái nhưng đang viết tự do, các nét không mềm và kết thúc nét viết chưa chính xác.
Xuất phát từ đó mà đầu năm tôi đã khảo sát cách viết chữ ở lớp tôi (lớp 1E - Trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân) và nắm được một số đặc điểm sau: Đa số HS biết viết thành hình chữ cái nhưng đang viết tự do, các nét không mềm và kết thúc nét viết chưa chính xác; 15 em cầm bút chưa đúng cách, 16 em ngồi chưa đúng tư thế, 13 em đặt vở chưa đúng từ đó gây ảnh hưởng đến chữ viết và thể lực của các em. Vì vậy tôi đã khảo sát bài viết (tuần 4 - tiết 5,6) để phân loại cụ thế số HS hay mắc ở những lỗi cơ bản nào, từ đó có hướng khắc phục cho từng em trong quá trình rèn chữ viết.
Bảng phân loại đối tượng học sinh hay mắc ở những lỗi cơ bản:
Số HS dự điều tra
Lỗi viết không đúng li
Lỗi viết thiếu nét, chưa đều
Lỗi viết nét nối liền
Lỗi viết dấu thanh
24 em
18 em
17 em
17 em
15 em
Từ thực tế trên, tôi thấy cần thiết phải tìm ra cách rèn chữ viết cho HS ngay từ đầu năm học.
2.2.4. Thực trạng giữ vở của học sinh
- Do các em mới bước vào lớp 1, bắt đầu làm quen với cách sử dụng và bảo quản sách vở nên các em chưa biết phải giữ như thế nào cho sạch, đẹp.
- Học sinh lấy, cất vở chưa cẩn thận, chưa đúng cách nên làm sách vở quăn mép, rách, nhàu nát.
- Trong khi viết bài, làm bài một số em còn cẩu thả, tùy tiện trong khi viết, các em dùng tẩy, tẩy xóa nhiều, làm cho sách vở bẩn, rách.
2.3. Một số biện pháp “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” cho HS lớp 1 Công nghệ giáo dục.
Đối với học sinh lớp 1, ngày đầu tiên đi học các em bắt đầu tiếp cận với cách học, với kiến thức của Tiểu học quả thật khó khăn, các em còn bỡ ngỡ, chưa biết đọc, chưa biết viết và chưa ý thức được mình sẽ làm gì trong các tiết học. Để làm quen với chữ viết đối với các em thì thật khó bởi đôi tay còn vụng về, non nớt, lóng ngóng. Là giáo viên lớp 1 tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: “Ở lớp 1 có nên dạy các em cách viết đẹp hay không ?”. Sau nhiều năm đúc rút qua việc giảng dạy môn Tiếng Việt tôi nhận thấy rằng, đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là một điều rất khó có thể thực hiện được. Do vậy, đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp phù hợp với lứa tuổi các em. 
	Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng, đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô ly để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng, đều nét, liền mạch, viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ và cao hơn là viết nhanh, viết đúng, viết đẹp. Hơn nữa tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
	Ngoài ra chúng ta cần có sự kết hợp với gia đình, có sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh để rèn chữ, giữ vở cho học sinh có hiệu quả.
2.3.1. Biện pháp giúp HS viết chữ đẹp
	* Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn HS lớp 1 viết chữ
Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn HS viết chữ, tôi thường sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo của từng con chữ.
Ở học kì I chủ yếu là viết chữ thường, sang học kì II mới tập làm quen với chữ hoa nên tôi tập trung vào cách hướng dẫn học sinh viết chữ thường và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu chữ. Để tạo sự ổn định cho việc học tập viết của học sinh tôi đã sử dụng tên gọi 5 loại nét cơ bản (theo tài liệu hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn từ 1989) cụ thể:
Loại nét cơ bản
Dạng - kiểu
Nét minh họa
Nét thẳng
-Thẳng đứng
-Thẳng ngang
-Thẳng xiên
Nét cong
- Cong kín
- Cong phải
- Cong trái
Nét móc
- Móc xuôi (móc trái)
- Móc ngược (móc phải)
- Móc hai đầu
Nét khuyết
- Khuyết trên
- Khuyết dưới
- Khuyết kép
Nét xoắn, thắt
- Nét xoắn
- Nét thắt
Nét cơ bản là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết.
VD: Nét cong trái là nét viết của chữ c. Nét viết chữ cái h được tạo bởi hai nét là nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
Nét viết là một đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.
Ngay từ tuần đầu của năm học (ở tuần 0) tôi đã cho học sinh đọc thuộc tên gọi và viết được đúng các nét cơ bản này.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh thêm một số nét phụ của chữ cái như: Nét gẫy (trên đầu các chữ cái â, ô, ê); nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ ă) hay còn gọi là dấu á; nét râu (nét ở các chữ ơ, ư); nét chấm (ở chữ i) còn gọi là dấu chấm. Và một vài nét xoắn, thắt Dựa vào các nét cơ bản và các nét ghi dấu phụ này tôi đã hướng dẫn HS hình thành chữ cái một cách nhanh nhất.
VD: Chữ l gồm 2 nét cơ bản là nét khuyết trên và nét móc ngược tạo thành; chữ đ gồm 3 nét cơ bản là 1 nét cong khép kín,1 nét móc ngược và 1 nét ngang.
* Mô tả chữ viết để hướng dẫn HS lớp 1 viết chữ.
Theo quy định của chương trình Tiếng Việt lớp 1- CNGD, cùng với việc dạy HS đọc các chữ in thường, GV phải dạy cho học sinh tập viết các chữ cái viết thường cỡ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng theo cỡ vừa và cỡ nhỏ (HK II). Do vậy để giúp HS dễ hình dung biểu tượng chữ viết và thực hiện quy trình viết chữ trên bảng con hay trong vở tập viết, tôi thường mô tả đặc điểm, cấu tạo, cách viết từng chữ cái cỡ vừa theo dòng kẻ li (trùng với cách thể hiện mẫu chữ viết theo ô tọa độ ở bảng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học), không cần dùng đến thuật ngữ đơn vị chữ.
Muốn mô tả được chữ viết trên đường kẻ li trước hết phải hướng dẫn và 
chỉ ra cho HS nhớ và xác định được li, đường kẻ. Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở Tập viết. Mỗi dòng viết trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn), ta kí hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường kẻ khác là 2,3,4 kể từ dưới lên trên.
Li: Là khoảng cách giữa hai dòng kẻ (0,25 cm). Trong vở ô li cứ 2 dòng kẻ tạo thành 1 li, đó cũng là một đơn vị chữ ghi nguyên âm khi viết chữ nhỏ.
Ví dụ: 
Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.
Từ đó ta có thể mô tả chữ viết như sau
VD: Khi dạy chữ cái d, tôi mô tả theo dòng kẻ li như sau:
+ Đặc điểm: Cao 4 li (5 đường kẻ ngang); Viết 2 nét
 + Cấu tạo: Nét 1(N 1): cong kín, nét 2 (N 2): móc ngược
+ Cách viết: 
- N 1 đặt bút dưới đường kẻ 3 (ĐK 3) một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái)
- N 2: Từ điểm dừng bút của N 1, lia bút lên ĐK 5 viết nét móc ngược (phải) sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng lại.
* Hướng dẫn HS lớp 1 viết ứng dụng
 Viết chữ ghi vần, tiếng:
Trong quá trình dạy HS tập viết ứng dụng các chữ ghi vần, ghi tiếng chứa các âm và thanh đã học, tôi còn phải hướng dẫn các em về kỹ thuật nối chữ (nối nét), viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẽ đẹp của chữ viết là nâng cao dần tốc độ viết chữ, phục vụ cho kỹ năng viết chính tả hoặc ghi chép thông thường.
Hướng dẫn cách viết chữ:
Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường, tạo nên sự liên kết của một tổ hợp chữ cái ghi vần, tiếng. Dựa vào các nét cơ bản của chữ cái viết thường ta xác định bốn trường hợp nối như sau:
Trường hợp 1: Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau:
Trường hợp 2: Nét cong cuối của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét hất đầu tiên của chữ cái sau.
Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau.
Đối với trường hợp này trước hết tôi yêu cầu HS phải xác định được điểm dừng bút của chữ cái trước để lia bút tiếp chữ cái sau sao cho liền mạch, tạo thành một khối hai chữ cái. Điều chỉnh cho phần nét móc của chữ cái trước hơi dãn rộng một chút để khi viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải.
Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Đây là trường hợp nối chữ khó nhất, vừa đòi hỏi kỹ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách hợp lý. Nên phải tập cho HS nhiều lần để tạo thói quen và kỹ thuật viết thành thạo hơn.
Hướng dẫn cách nối liền mạch
Viết liền mạch là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau, để đảm bảo tốc độ viết nhanh ta thường viết liền mạch.Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh) theo trình tự: Dấu phụ trước (từ trái sang phải), dấu thanh sau.
Hướng dẫn cách đặt dấu thanh
Hiện nay chương trình Tiếng Việt1 - CNGD vấn đề đặt dấu thanh được hướng dẫn cụ thể trong từng bài học, thống nhất như trong SGK của chương trình tiểu học do nhà xuất bản giáo dục ấn hành, cụ thể.
Dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) được đánh ở âm chính. VD: "Bạn" âm chính là âm a 
Nếu âm chính là âm đôi thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó: VD: "Cuội"  âm đôi là uô.
Ngoài ra cách đặt đấu thanh trong các chữ viết Tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối và mang tính thẩm mĩ. Do đó các dấu: huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng thường được dặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với các chữ cái a, ă, o, e, i (y) u, ư. VD: "Núi" 
Riêng đối với các chữ cái â, ê, ô (có dấu mũ) thì các dấu huyền, sắc được 
đặt về phía bên phải của dấu mũ. VD: "Cố"
Khi hướng dẫn HS viết dấu thanh GV sử dụng thuật ngữ âm chính tạo cho HS thói quen đặt dấu thanh đúng vị trí và đặc biệt rèn cho HS viết dấu không quá to, quá nhỏ hay cao quá, thấp quá như vậy mới tạo được sự cân đối thẩm mĩ và chính xác trong chữ viết. 
* Viết ứng dụng từ ngữ, câu:
Khi dạy viết từ ngữ ứng dụng ngoài việc hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu về viết chữ và ghi tiếng như đã nêu trên, tôi còn phải quan tâm, nhắc nhở HS lưu ý để khoảng cách giữa các chữ sao cho đều đặn, hợp lý. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng thường được ước lượng chiều rộng một chữ cái o viết thường. Giữa các từ ngữ ứng dụng HS viết theo điểm đặt bút (dấu chấm) đặt hướng dẫn trong vở "Em tập viết". Khi viết ở vở ô li để HS viết đúng được khoảng cách đẹp tôi hướng dẫn cho HS ước lượng 1 đến 1,5 li (tương ứng với 1 con chữ o) trong vở ô li, tránh tình trạng HS viết dày hoặc thưa quá.
Khi dạy HS tập viết câu ứng dụng, hay bài chính tả tôi luôn nhắc HS chú ý cách đặt dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu than) giống như trong bài mẫu và tập trình bày bài văn, thơ sao cho đều đặn và đẹp.
* Hướng dẫn học sinh viết chính tả - CNGD lớp 1: 
Ở chương trình Tiếng Việt 1 hiện hành HS viết chính tả ở mức độ tập chép (nhìn chữ có sẵn chép lại). Nhưng trong chương trình Tiếng Việt-CNGD lớp 1 ngay từ bài học đầu tiên HS đã được nghe - viết. Theo GS Hồ Ngọc Đại "Viết chính tả là cách làm việc trí óc, không như tập chép nhìn chữ có sẵn rồi vẽ lại ". Cũng như chương trình Tiếng Việt hiện hành, chương trình Tiếng Việt- CNGD lớp 1 trong quá trình viết cũng yêu cầu HS làm theo hai bước: B1.Viết bảng con, B2. Viết vào vở (ở việc 1 và việc 2).
Để đảm bảo cho việc rèn chữ trong tất cả tiết tập viết nào tôi cũng cho HS nhắc lại tư th

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_giu_vo_sach_viet_chu_dep_o_lo.doc