Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3

 Như chúng ta đã biết Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nơi các em bước vào ngưỡng cửa tri thức. Giai đoạn này các em được cung cấp hai luồng tri thức thông qua hai môn học chính đó là: Tiếng Việt và Toán. Mỗi môn học có nhiệm vụ riêng có hướng giáo dục tri thức riêng, nhưng vẫn tác động qua lại lẫn nhau và cùng với các môn học khác tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp bậc sau. Trong đó môn Tiếng Việt cùng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản đó là: “Nghe, nói, đọc, viết”, mà trong môn học này lại có các phân môn cấu thành là: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn. Qua tiết Tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói ngôn bản và dưới dạng viết văn bản), giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.

 Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS) để giờ học diễn ra tự nhiên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài. Qua thực tế chỉ đạo công tác giảng dạy trong nhà trường; qua dự giờ thăm lớp của anh chị em giáo viên đặc biệt là khi dự giờ tiết tập làm văn lớp 3 trong trường tiểu học (kể cả dự giờ giáo viên giỏi) tôi thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở. Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức nhất là với hai dạng bài: “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”, lại càng băn khoăn hơn. Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi mạnh dạn viết kinh nghiệm: "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3"

 

doc 15 trang thuychi01 7664
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Như chúng ta đã biết Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nơi các em bước vào ngưỡng cửa tri thức. Giai đoạn này các em được cung cấp hai luồng tri thức thông qua hai môn học chính đó là: Tiếng Việt và Toán. Mỗi môn học có nhiệm vụ riêng có hướng giáo dục tri thức riêng, nhưng vẫn tác động qua lại lẫn nhau và cùng với các môn học khác tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp bậc sau. Trong đó môn Tiếng Việt cùng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản đó là: “Nghe, nói, đọc, viết”, mà trong môn học này lại có các phân môn cấu thành là: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn. Qua tiết Tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói ngôn bản và dưới dạng viết văn bản), giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
 Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS) để giờ học diễn ra tự nhiên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài. Qua thực tế chỉ đạo công tác giảng dạy trong nhà trường; qua dự giờ thăm lớp của anh chị em giáo viên đặc biệt là khi dự giờ tiết tập làm văn lớp 3 trong trường tiểu học (kể cả dự giờ giáo viên giỏi) tôi thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở. Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức nhất là với hai dạng bài: “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”, lại càng băn khoăn hơn. Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi mạnh dạn viết kinh nghiệm: "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3"
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Qua thực tế dạy học, tôi thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: “Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: Miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, giới thiệu về mình về gia đình mình và những người xung quanh”. Trong quá trình tham gia các hoạt động học tập này học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy thường không đạt kết quả cao. 
 Việc dạy cho học sinh nắm được cách nghe, kể lại được nội dung câu chuyện và kể hay nói, viết về một chủ đè có hiệu quả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Dạy tốt vấn đề này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh hoạt để biết kể lại câu chuyện đã nghe hay làm bài văn kể hay nói, viết về một chủ đề cho trước có hiệu quả. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích học văn. Vậy mục đích nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
 - Tìm hiểu các bài tập về nghe, kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề có trong chương trình tập làm văn lớp 3.
 - Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của hoc sinh về phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.
 - Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học tập làm văn ở lớp 3 với dạng bài: Nghe - kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn lớp 3.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
4 - Phương pháp luyện tập, thực hành.
5 - Phương pháp thống kê.
6 - Phương pháp trao đổi, tranh luận.
 Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
2. NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lý luận:
 Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng tổng hợp từ nhiều phân môn khác như: Tập đọc, Tâp viết, Chính tả, Luyện từ và câu Để làm được một bài văn học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết, học sinh phải vận dụng những kiến thức về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. 
 Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, toàn diện, sáng tạo có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của giáo viên, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách dùng từ, đặt câu cho học sinh. Điều này đòi hỏi phân môn Tập làm văn này phải có nhiệm vụ cơ bản sau: 
+ Giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. 
 + Góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. 
 Tóm lại: Dạy phân môn Tập làm văn phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành văn bản. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a. Thuận lợi
 * Giáo viên:
Trong việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu học, do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói – viết ở nhiều thể loại khác nhau. Vì vậy, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành những bài văn nói – viết một cách độc lập, sáng tạo.
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.
Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ trình bày bài viết tốt.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài liệu giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.
 * Học sinh: 
 Năm học 2017 - 2018 trường Tiểu học Thọ Hải, Thọ Xuân, Thanh Hóa có 409 học sinh, đa số các em được phô huynh quan t©m.
Mặt khác, ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tòi học hỏi.
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, miêu tả từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp ba.
 b. Khó khăn:
 Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì vậy việc dạy – học ở phân môn này có những hạn chế nhất định.
Trong việc rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thao Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2017 - 2018 ở môn TLV ở khối lớp 3 trường Tiểu học Thọ Hải cho thấy:
Tổng Số HS
Môn
TỐT
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
98
TLV
0
0
86
84,2%
12
15,8%
Từ thực trạng trên cho thấy việc học và nắm kiến thức của học sinh về phân môn tập làm văn chưa cao là do nguyên nhân cả hai phía người dạy và người học. Do vậy, để học sinh tích cực chủ động tham gia và lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả trong giờ học. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 3.
 	Biện pháp 1: Luôn coi trọng việc “tích hợp – lồng ghép” khi dạy phân môn Tập làm văn lớp 3.
Trong quá trình dạy học Tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, các đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn.
 Ví dụ: Chủ đề Quê hương dạy trong hai tuần (Tuần 10, Tuần 11), thông qua các bài tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc, viết chính tả, Cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề Quê hương, cho học sinh làm quen với những câu văn có hình ảnh về chủ đề Quê hương. 
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc - Kể chuyện: Giọng quê hương (tuần 10), giáo viên khai thác nội dung bài Tập đọc theo hệ thống câu hỏi sau: 
 + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? ( Cùng ăn với ba người thanh niên.)
 + Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? ( Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn .)
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? (Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.)
 + Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? ( Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng: im lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.)
+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? ( Giọng quê hương gợi cho con người nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn với những kỉ niệm thân thương của cuộc đời.)
	Thực tế khi dạy Tập đọc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung thông qua hệ thống câu hỏi các em thường trả lời một cách máy mọc có thể đọc lại câu văn có trong bài hoặc trả lời tắt.
 Qua việc hướng dẫn học sinh trả lời hệ thống câu hỏi trên, tôi giúp trả lời câu hỏi đủ ý, thành câu. Thường xuyên sửa câu trả lời của học sinh để từ đó các em có được thói quen cũng như kĩ năng nói viết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, thói quen lựa chọn ý, thói quen nói viết đủ câu. Cũng thông qua đó học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Đồng thời, giáo viên thường xuyên hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra câu trả lời đúng nhất phù hợp với tình huống và tạo cho học sinh cách ứng xử hay. Từ đó để rèn cho học sinh kĩ năng nói viết câu hoàn chỉnh, biết lựa chọn từ ngữ trong quá trình nói, viết góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho các em ý thức biết yêu quý, gắn bó với quê hương, giúp các em khi viết đoạn văn: Kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở, đoạn văn thể hiện được cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương em cũng như tình cảm của em đối với quê hương.
 Như vậy qua tiết học Tập đọc - kể chuyện này, học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh kiến thức tình yêu quê hương, đất nước cũng từ đó các em có được hướng phấn đấu trong học tập để góp phần xây dương quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn.
Phân môn Luyên từ và câu tuần 11 cũng cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề quê hương qua hệ thống các bài tập.Cụ thể: 
Bài 1: Sắp xếp những từ đã cho vào 2 nhóm: (1) Chỉ sự vật ở quê hương, (2) Chỉ tình cảm đối với quê hương.
Trước tiên giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ trên sau đó tổ chức cho học sinh sắp xếp từ vào các nhóm từ: 
Nhóm 1: Chỉ sự vật ở quê hương.
Nhóm 2: Chỉ tình cảm đối với quê hương.
Từ việc hiểu nghĩa ở bài tập 1, học sinh hiểu ý nghĩa các thành ngữ ở bài tập 2 và lựa chọn từ ngữ thay thế cho từ quê hương. Giáo viên cũng nên giải thích cho học sinh hiểu từ đất nước, giang sơn có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên vì Tây Nguyên chỉ là một vùng đất của Việt Nam.
 Ở phân môn chính tả tuần 10 các em cũng được luyện viết các bài trong chủ đề Quê hương. Ví dụ: Nghe - viết bài: Quê hương ruột thịt. Ngoài việc học sinh viết đúng, viết đẹp giáo viên còn giúp học sinh hiểu được tình cảm của chị Sứ với quê hương mình . Đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi có bài hát ru của mẹ chị và chị lại hát ru con bài hát ngày xưa.
Khi dạy học sinh viết đoạn văn trên ngoài việc rèn chữ viết, cách trình bày văn bản thì tôi còn chú trọng rèn các kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh như: viết đúng các hiện tượng chính tả, cách sử dụng dấu câu, quy tắc viết câu, viết đoạn. Ngoài ra tôi còn giúp học sinh thấy được tác dụng của việc vận dụng cái hay, cái đẹp trong ngôn từ . Từ đó từng bước hướng dẫn vận dụng vào đoạn văn, bài văn của các em. 
 Tương tự, ở phân môn tập viết tuần 11 các em được làm quen với các thành ngữ, tục ngữ về chủ đề quê hương như luyện viết câu ứng dụng: “ Ai về đến huyện Đông Anh/ Ghé xem phong cảnh Loa Thành thục Vương”. Ở đây ngoài việc hướng dẫn giúp đỡ học sinh có kĩ thuật, kĩ năng viết đúng, viết đẹp thì còn phải giúp học sinh hiểu được nội dung cũng như ý nghĩa của câu ứng dụng, đó là: bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây dưng cách đây hàng nghìn năm. Để từ đó giáo dục các em có được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử đúng mực, có được thái độ tình cảm đối với quê hương, đất nước.
 Các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết xoay quanh chủ đề quê hương, học sinh biết “Kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở” (TLV lớp 3 tuần 11), và viết được đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiên vể đẹp của quê hương em cũng như bộc lộ được tình cảm của bản thân với quê hương.
 Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn: Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc,đều nhằm mục đích giúp học sinh có kĩ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó, tích hợp lồng ghép là phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Tập làm văn lớp 3.
 Biện pháp 2: Chú trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kĩ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy, cô, cha mẹ, bạn bè, và mọi người xung quanh.
Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả cao. 
Ví dụ: Khi dạy bài tập nghe và kể lại câu chuyện “Kéo cây lúa lên” (Tập làm văn tuần 16). 
Bước 1: GV kể chuyện lần thứ nhất cho học sinh nghe. Học sinh quan sát tranh, dựa vào gợi ý sách giáo khoa Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm được nội dung câu chuyện. Chẳng hạn:
+ Truyện này có những nhân vật nào? (Chàng ngốc và vợ).
+ Khi thấy lúa nhà mình xấu chàng ngốc đã làm gì? (Kéo cây lúa lên cho lúa cao hơn ruộng nhà bên cạnh).
+ Về nhà, anh khoe gì với vợ? (Anh ta khoe kéo lúa cao hơn ruộng nhà bên cạnh). 
 + Chị vợ ra đồng thấy kết quả thế nào? (Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ).
 + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? (Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ).
 Bước 2: GV kể lần 2. HS chú ý lắng nghe.
 Từ đó học sinh kể được nội dung câu chuyện như sau:
Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy lúa nhà mình xấu hơn nhà bên cạnh, anh ta bèn lấy tay kéo lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người. Về đến nhà, anh ta khoe:
- Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng của nhà bên rồi.
Chị vợ ra đến đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà mình đã héo rũ.
Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, tôi tiến hành tổ chức cho học sinh giao tiếp với nhau qua các hình thức như: kể cho nhau nghe theo cặp đôi hoặc đóng vai kể lại nội dung câu chuyện trước lớp.
Ngoài ra tôi còn giúp học sinh thấy được sự phê phán hóm hỉnh, hài hước của câu chuyện: Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa nhà mình mọc nhanh hơn. Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa bài học của của câu chuyện: Mọi thái độ, việc làm phải phù hợp với hoàn cảnh nếu không đúng sẽ bị hỏng việc và còn bị chê cười. 
Khi kể lại nội dung câu chuyện tôi hướng dẫn học sinh về giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây cười ở ngưòi nghe, nét mặt phù hợp, nâng tính kịch tính câu chuyện lên cao hơn. 
Chẳng hạn: Lời người dẫn chuyện: dí dỏm. Lời chàng ngốc: giọng khoe, vui vẻ, hồn nhiên. Câu kết tả cảnh buồn mà khôi hài. Ở phần này tôi ưu tiên cho học sinh khá giỏi trong lớp tập kể từng tình huống. Sau đó cả lớp cùng giáo viên nhận xét sửa sai. Cuối cùng học sinh kết nối kể hoàn chỉnh câu chuyện.
Cùng với việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói học sinh rèn kĩ năng viết: Nắm kĩ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văn của học sinh không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, thái độ yêu – ghét, trân trọng hoặc phê phán các em. Thông qua bài viết của các em về một vấn đề nào đó. Bổ trợ cho việc rèn kĩ năng nghe – nói trong tiết tập làm văn, phần kể chuyện của tiết tập đọc kể chuyện cũng chú trọng rèn kĩ năng giao tiếp. 
Ví dụ: Dạy tập đọc kể chuyện bài Đất quý đất yêu tuần 11: Nhiệm vụ của học sinh là: Quan sát tranh, sắp xếp tranh theo trình tự nội dung câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh kể lại câu chuyện đúng nội dung, ngắn gọn, từ ngữ xúc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ để câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe thấy được phong tục tập quán của người Ê-ti-ô-pi-a: Họ coi đất đai là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Thông qua kể lại câu chuyện theo tranh, học sinh hình thành và rèn luyện khả năng diễn đạt, phục vụ tốt cho bài tập nói của tiết Tập làm văn.
Nói tóm lại: Học sinh rèn kĩ năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu, đáng tự hào của mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu thương, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương đất nước. Ngoài ra, mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học theo quan diểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ v

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_hieu_qua_day_tap_lam.doc