Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4, 5

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4, 5

 Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Những cơ sở đó là nghe, đọc, nói, viết, yêu cầu học sinh không chỉ “ đọc thông” mà còn phải “ viết thạo”. Trong các giờ Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, trở nên quan trọng trong việc rèn tư duy, cách thể hiện, cách diễn đạt, cảm nhận, “ thần thái” của các em về cuộc sống. Văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. (Ở lớp 4,5 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh. Ở lớp 4,5 thì văn miêu tả chủ yếu tập trung vào tả người, tả cảnh.

Tuy nhiên để học sinh viết một bài văn miêu tả vừa đúng vừa hay là điều không dễ. Thực tế hiện nay khi đọc các bài văn miêu tả của học sinh, giáo viên bắt gặp không ít bài văn tả bố, mẹ, cô giáo rất “ ngô nghê” của học sinh. Các em không chỉ lúng túng trong cách sắp xếp, trình bày mà còn không biết chọn lựa, so sánh, diễn đạt như thế nào cho phù hợp làm các em khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các đối tượng được tả. Khi dạy học giờ Tập làm văn, một số giáo viên chỉ hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Không ít giáo viên chưa, nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh, thiếu tìm tòi tìm giải pháp khắc phục Vì vậy, không phát huy hết năng lực của học sinh cũng như giúp các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đa phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế, khiến bài văn vụng về, diễn đạt rườm rà, tối nghĩa, thậm chí khô khan. . Hoặc có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào,

 

doc 22 trang thuychi01 8740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 4, 5
Người thực hiện: Lê Văn Thanh
Chức vụ: chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC:
TT
Nội dung
Trang
Ghi chú
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
02
03
03
03
2
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHIỆM
 1. Cơ sở của lí luận 
 2. Thực trạng của vấn đề
 3. Các biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 
 - Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả;
 - Biện pháp 2: Hướng dẫn xác định yêu cầu trọng tâm đề bài; 
 - Biện pháp 3: Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh;
 - Biện pháp 4: Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả;
 - Biện pháp 5: Chỉ đạo nhà trường thực hiện làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các môn học và đọc sách, báo ở Thư viện;
 - Biện pháp 6: Hướng dẫn Lập và hoàn thiện dàn ý
 - Biện pháp 7: Chỉ đạo giáo viên chấm bài và trả bài viết;
 - Biện pháp 8: Chỉ đạo Dự giờ, thao giảng, sinh hoạt tổ, khối chuyên môn ở các nhà trường
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
04
05
07
08
09
11
12
13
14
15
16
3
 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
 1. Kết luận
 2. Đề nghị
 * Tài liệu tham khảo
 * Phụ lục
18
20
21
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO 
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ 
 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 4, 5
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Những cơ sở đó là nghe, đọc, nói, viết, yêu cầu học sinh không chỉ “ đọc thông” mà còn phải “ viết thạo”. Trong các giờ Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, trở nên quan trọng trong việc rèn tư duy, cách thể hiện, cách diễn đạt, cảm nhận, “ thần thái” của các em về cuộc sống. Văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. (Ở lớp 4,5 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh... Ở lớp 4,5 thì văn miêu tả chủ yếu tập trung vào tả người, tả cảnh.
Tuy nhiên để học sinh viết một bài văn miêu tả vừa đúng vừa hay là điều không dễ. Thực tế hiện nay khi đọc các bài văn miêu tả của học sinh, giáo viên bắt gặp không ít bài văn tả bố, mẹ, cô giáorất “ ngô nghê” của học sinh. Các em không chỉ lúng túng trong cách sắp xếp, trình bày mà còn không biết chọn lựa, so sánh, diễn đạt như thế nào cho phù hợp làm các em khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các đối tượng được tả. Khi dạy học giờ Tập làm văn, một số giáo viên chỉ hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Không ít giáo viên chưa, nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh, thiếu tìm tòi tìm giải pháp khắc phụcVì vậy, không phát huy hết năng lực của học sinh cũng như giúp các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đa phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế, khiến bài văn vụng về, diễn đạt rườm rà, tối nghĩa, thậm chí khô khan. . Hoặc có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào, 
 Vì vậy, số học sinh học giỏi môn Tiếng Việt ít đi so với các môn khác, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 4, lớp 5? Làm sao để học sinh yêu thích môn Tập làm văn? làm sao học sinh có được những bài văn miêu tả hay? Đó là câu hỏi lớn đặt ra rất nhiều suy nghĩ cho các cấp quản lý cũng như cho rất nhiều thầy cô giáo luôn tận tình với nghề nghiệp hiện nay. 
 Trên cơ sở nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và chỉ đạo thực hiện ở cấp tiểu học, tôi đã đúc kết: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng viết Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5”, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung cho các trường tiểu học .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Bài viết tập làm văn là sản phẩm học tập của học sinh, là kết quả mà học sinh lĩnh hội được, hay khác đi, đó là “ đầu ra” của sản phẩm giáo dục. Tập làm văn là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng viết cho HS Kỹ năng viết thể hiện ở một số yêu cầu cơ bản như: học sinh biết lập dàn ý, biết sắp xếp, lựa chọn ý, biết diễn đạt hình ảnh trọn vẹn, biết thể hiện cảm xúc...Vậy giúp cho GV có các biện pháp chủ động để nâng cao chất lượng viết là góp phần giáo dục cho HS phát triển tư duy, biết cách viết chủ động, hiểu yêu cầu, mục đích viết; hình thành thói quen tự học, tự bồi dưỡng; tạo sự tin, hình thành thói quen giao tiếp chủ động hoạt bát trong cuộc sống.
- Thông qua các bài văn miêu tả không chỉ giúp các em biết làm một bài văn miêu tả hay mà còn giúp các em thêm yêu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, biết tiếp cận với các hình ảnh văn học, biện pháp nghệ thuật sơ giản; ham đọc sách, làm giầu vốn ngôn ngữ; yêu quê hương, yêu cuộc sống, mọi người....
- Giúp cho HS có thêm các kỹ năng sống cần thiết, biết lựa chọn các viết sao cho ngắn gọn, phù hợp, dễ hiểu, khả năng tự tin, khả năng diễn đạt trước mọi người, phát triển tư duy tái tạo, sáng tạo, sự tự tin, chủ động trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Việc dạy học phân môn Tập làm văn và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn miêu tả lớp 4,5 
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Giáo viên và học sinh lớp 4,5 trường TH. Hoằng Phúc, trường tiểu học và THCS Hoằng Đức.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
- Nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp thực hành;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Thảo luận, trao đổi, góp ý với cán bộ quản lý, GV cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh....
B. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
 M.Góc-ki đã từng nói “văn học là nhân học”, học văn là học làm người. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu học không chỉ góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, biết cách giao tiếp trong cuộc sống mà còn biểu hiện những hiểu biết thực tế, tâm tư, tình cảm của các em trong cuộc sống...Văn miêu tả chính hình ảnh sự vật, con người, cảnh vật được tái hiện thông qua lăng kính của người viết – học sinh. 
Theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt - mục tiêu dạy học Tập làm văn là: Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày. 
Từ đó bồi dưỡng tình yêu, cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội. 
2. Cơ sở tâm sinh lý:
Ngôn ngữ được hình thành ở 2 dạng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tập làm văn là dạng ngôn ngữ viết, giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt và tư duy trí tuệ, giúp học sinh hình thành nên năng lực tư duy để làm việc sau này. 
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang có nhiều tò mò, khám phá cũng như muốn được thể hiện những cảm xúc, tư duy, cảm nhận về cuộc sống của mình. 
Môn tập làm văn và văn miêu tả sẽ giúp các em có thêm những nhận thức, tố chất cần thiết để tiếp tục vươn lên, phát triển, trưởng thành.
	3. Cơ sở của phương pháp dạy học Tiểu học:
	 Tập làm văn là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực viết cho học sinh, giúp các em có thói quen quan sát và làm việc, làm giàu kiến thức ngôn ngữ, đời sống và văn học. Đây chính là mục tiêu dạy học của mỗi giáo viên khi dạy tập làm văn.
 Luôn đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn, trong đó có văn miêu tả luôn là then chốt trong việc nâng cao chất lượng viết văn của học sinh. Đây là việc làm thiết thực mà mỗi cán bộ quản lý cũng như giáo viên đứng lớp suy nghĩ tìm cách dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ Tập làm văn.
Để học sinh hiểu và viết được bài Tập làm văn miêu tả, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống thì trước tiên thầy (cô) giáo phải coi trọng việc tổ chức các bước lên lớp của mình trở thành kỹ năng, kỹ xảo; biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng yêu cầu và đối tượng HS thì tiết Tập làm văn mới trở nên hiệu quả và có tác dụng thiết thực với HS.
II.THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Thực tế dạy và học hiện nay vẫn còn những tồn tại sau:
- Về phía học sinh:
Do khả năng tiếp cận, cũng như rèn luyện của học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh không biết phải bắt đầu tả từ đâu, tả như thế nào, lựa chọn hình ảnh gì để tả.....Dẫn đến có nhiều bài văn “ buồn cười” vì sự “ chân thật “ của học sinh đến bất ngờ. Ví dụ có em miêu tả: “ Nhà em nuôi một ông bố” , “Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay”, hay “ đôi mắt mẹ em tròn như mắt con cún nhà em...”, “ Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại”.
Hoặc có học sinh khi viết bài thì quá ngắn đọc không ra ý gì cả, khô khan và chẳng hình dung định nói cái gì. Bên cạnh đó có em lại viết rất dài, cái gì cũng viết. Bài văn lại trở nên mông lung, lủng củng, rườm rà, khó hiểu, văn tả mà như văn kể...vì không đúng trọng tâm. Ví dụ có em viết: Con đường từ nhà đến trường dài ngoẵng, em đi mỏi cả chân..
Có em lại lệ thuộc, bắt chước vào tài liệu tham khảo làm cho bài văn khuôn sáo, gượng ép, nhạt nhẽo không phải của mình...
Cá biệt có em làm bài lạc đề “ tác thành ra tộ”...
Nhiều em không thích giờ Tập làm văn vì khó làm, khó viết....Thậm chí có em còn ngủ gật trong giờ viết bài.
- Về phía giáo viên: Giờ dạy Tập làm văn trở nên “khô, khó, khổ” vì GV phải xử lý tính hướng nhiều, hướng dẫn, giải thích nhiều, ít có đồ dùng minh họa. Nhiều giáo viên khi thao giảng GV giỏi cũng lắc đầu ngán ngẩm khi bắt phải bài dạy Tập làm văn. 
 Một bộ phận GV ít có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, tham khảo tài liệu nên lên lớp thiếu dẫn chứng thực tế, minh họa cho GV, khiến cho bài học nhiều khi xa rời thực tế, khô khan. Ví dụ có GV khi hướng dẫn các em tả cảnh vật có liên hệ cảnh trời, mây nhưng chưa bao giờ cho các em quan sát bầu trời xem như thế nào.
- Về phía các cấp quản lý: hiện nay việc dự giờ, đánh giá, nhận xét các giờ tập làm văn: lập dàn ý, viết bài, trả bài...ít được đưa vào chương trình sinh hoạt chuyên môn hoặc thao giảng 
- Về phía xã hội: Hiện nay tâm lý xã hội có xu hướng trọng các môn học tự nhiên, ít quan tâm tới các môn học xã hội, trong đó có môn Tiếng Việt. Nhiều phụ huynh không thích con mình học giỏi Tiếng Việt hoặc các khối xã hội...
2. Khảo sát thực tế chất lượng viết tập làm văn của HS đầu năm học 2016 – 2017:
Qua kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một bộ phận HS vẫn chưa biết cách viết bài Tập làm văn miêu tả, hoặc bài viết sơ lược, nhàm chán, rời rạc...Đây là một thực tế đáng trăn trở, đáng cân nhắc: 
 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát viết tập làm văn:
Nội dung
Khối/Lớp
Số HS
Bài viết đủ bố cục ba phần. Sắp xếp được các ý, nêu được các nội dung cần tả, cảm xúc cá nhân. Câu văn viết rõ ràng, ít sai lỗi ngữ pháp, chính tả.
Bài viết đủ bố cục ba phần. Sắp xếp được các ý, nội dung tả còn sơ lược, cảm xúc cá nhân mờ nhạt. Câu văn viết chưa rõ ràng, sai một số lỗi ngữ pháp, chính tả.
Bài viết thiếu bố cục hoặc không có bố cục rõ ràng. Sắp xếp chưa rõ ý, nội dung tả lan man, thiếu cảm xúc. Câu văn lủng củng, sai nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả. Lạc đề
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
116
26
22.4
59
50.9
31
26.7
5
121
28
23.1
64
52.9
29
24.0
Cộng
237
54
22.2
123
44.9
60
27.1
Từ thực tế khảo sát, kết quả trên ta thấy chỉ có 22,2% học sinh viết bài văn tương đối đạt yêu cầu. 44,9% bài viết ở mức hoàn thành và hoàn thành khá. Tuy nhiên vẫn còn 27,1% học sinh chưa hoàn thành. Trong đó cá biệt có 5 học sinh làm bài ở mức yếu: 6%” . 
Từ kết quả nêu trên, chúng ta thấy rằng việc chỉ đạo giảng dạy cũng như học Tập làm văn cần có những biện pháp đồng bộ, nhất là từ phía dạy học của giáo viên để tạo ra một cuộc “ cách mạng” trong thay đổi chất lượng học Tập làm văn hiện nay, giống như G.Hécđéc đã nói “ Mùa xuân không gieo, mùa hè không mọc, mùa thu không gặt, mùa đông sẽ đói meo”.
 III. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4,5
1. Biện pháp 1. Hướng dẫn giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả:
Tônxtôi đã từng nói: “Điều quan trọng không phải ở vị trí ta đang đứng mà là hướng ta đang đi tới”. Trước tiên giáo viên phải cho học sinh hiểu được thế nào là văn miêu tả ? Để giúp học sinh làm văn miêu tả được tốt thì thầy giáo phải làm gì?
Miêu tả là lấy câu văn để tái hiện cuộc sống, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, người thầy phải xác định đúng mục tiêu, nội dung chương trình, chọn lọc, vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức sẵn có của học sinh, huy động được năng lực học sinh trong giờ học mới là điều quan trọng trong dạy học. 
Để làm được điều này, tôi hướng dẫn Ban giám hiệu nhà trường, tổ chức Hội thảo từ đầu năm học để giúp giáo viên rà soát lại các yêu cầu này, trước khi vào tổ thức dạy học cho học sinh. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau:
a. Mục tiêu, nội dung, chương trình Tập làm văn lớp 4,5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
b. Phương pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
 - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
 - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
c. Trình tự dạy Tập làm văn:
	Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt; có nội dung cho học sinh chưa hoàn thành hoặc có những em quá yếu,...
Ví dụ: 
 Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).
2. Biện pháp 2. Hướng dẫn xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Đây là một việc làm cần phải có mỗi giáo viên khi dạy Tập làm văn cho HS. ở nội dung này, qua khảo sát, đa số giáo viên đều đã làm rất tốt. Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài (yêu cầu) cụ thể, cho nên các em phải viết đúng trọng tâm đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Luyện tập tả cảnh - Lớp 5
Thông qua việc đọc bài Buổi sớm trên cánh đồng , giáo viên sẽ giúp học sinh xác định nội sung của đoan văn qua các câu hỏi gợi ý:
- Tác giả tả gì? ở đâu? – Buổi sớm trên cánh đồng
- Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm đấy? Hình ảnh, từ ngữ gợi tả?....
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 2 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: tả Buổi sớm trên cánh đồng.
 	Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
3. Biện pháp 3. Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Điều đầu tiên để giúp cho HS làm tốt bài văn miêu tả, thầy giáo phải biết hướng dẫn cho HS cách quan sát.
 	Ví dụ: khi dạy bài Luyện tập quan sát cây cối – Tuần 22 lớp 4, giáo viên đặc biệt chú ý việc gợi mở cho học sinh cách quan sát:
Việc chuẩn bị cần thiết ở đây là GV đã gợi ý cho học sinh quan sát trước, hay cho HS sưu tầm hình ảnh một số cây cối mà học sinh quen thuộc hoặc yêu thích. Nhờ có việc chuẩn bị như vậy HS và GV hoàn toàn chủ động trong việc quan sát. Đặc biệt không đoán mò. Khi học sinh miêu tả cây nào GV có thể đưa tranh hoặc chiếu hình ảnh cây đó để HS dựa vào trả lời. Nếu học sinh lúng túng, tùy từng em, GV có thể dẫn dắc bằng hệ thống gợi ý:
- Cây em yêu thích nhất là cây gì?
- Cây trồng ở đâu?
- Nhìn toàn cảnh ( từ xa) hình dáng cây thế nào?
- Lại gần cây thì thấy những gì ( lá,thân, cành, gốc, rễ, hoa, quả .); màu sắc, mùi vị (nếu có) như thế nào?; điểm nổi bật nhất của cây?
Sau khi HS thấm được “nội dung” cần tả, GV gợi ý cho HS các cách quan sát khác, như:
a. Quan sát theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1: 
Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2: 
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
b. Quan sát theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ 1: 
“...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4).
Ví dụ 2: 
c. Quan sát theo đặc điểm nổi bật nhất:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ví dụ: 
“ Buổi trưa, ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi” 
( Nắng trưa – TV lớp 5 – Tập 1)
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. (Bà Tôi - Tiếng Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả cái năng trưa – rất nóng, hay mái tóc “dày kì l

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tap_lam.doc