SKKN Một số giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường Mầm non Búp Sen Xanh

SKKN Một số giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường Mầm non Búp Sen Xanh

 Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, quản trị trong nhà trường là xu thế phát triển quan trọng. Đây cũng là một trong những biện pháp để thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục. Đi sâu vào các nội dung chính: quản trị trường học; quản lý nhà trường trong môi trường tự chủ - một yêu cầu tiên quyết của quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; năng lực quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quản trị trường học là cách thức để những người hoặc nhóm người có thẩm quyền hướng dẫn, giám sát các mục tiêu, giá trị của nhà trường thông qua các chính sách, luật lệ, phương pháp và quy trình thực hiện. Cụ thể hơn, là xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm vận hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một nhà trường; Là những phương cách để những người có thẩm quyền lãnh đạo hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của nhà trường thông qua các chính sách và quy trình thực hiện. Nhà quản trị trường học là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà trường.

 

docx 21 trang thuychi01 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường Mầm non Búp Sen Xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, quản trị trong nhà trường là xu thế phát triển quan trọng. Đây cũng là một trong những biện pháp để thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục. Đi sâu vào các nội dung chính: quản trị trường học; quản lý nhà trường trong môi trường tự chủ - một yêu cầu tiên quyết của quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; năng lực quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Quản trị trường học là cách thức để những người hoặc nhóm người có thẩm quyền hướng dẫn, giám sát các mục tiêu, giá trị của nhà trường thông qua các chính sách, luật lệ, phương pháp và quy trình thực hiện. Cụ thể hơn, là xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm vận hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một nhà trường; Là những phương cách để những người có thẩm quyền lãnh đạo hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của nhà trường thông qua các chính sách và quy trình thực hiện. Nhà quản trị trường học là người chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Trong xu hướng cải cách thể chế, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cao hơn đối với nhà trường, cụm từ quản trị trường học được sử dụng ngày càng nhiều. Quản trị trường học bao hàm các hoạt động như quản trị chiến lược, quản trị hệ thống tổ chức, quản trị nhân lực, quản trị các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, tài chính, cơ sở vật chất, khoa học-công nghệ và phục vụ cộng đồng. Đối với Trường Mầm Non Búp Sen Xanh trong những năm học đã kịp thời nắm bắt và hiểu được nghĩa của Quản trị nên đã vận dụng cách quản trị trong trường học
trong từng hoạt động như Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và các hoạt động phục vụ cho trường mầm non. Tuy nhiên trong qua trình vận hành quản trị ở một số hoạt động thì công tác quản trị trong hoạt động chăm sóc đối với giáo cũng có nhiều ưu điểm và những hạn chế cần cải tiến để đạt hiệu quả bởi hoạt động chăm sóc cho trẻ mầm non thì ở trường mầm non với thời gian nhiều hơn ở gia đình trong một ngày của trẻ. Hoạt động chăm sóc trẻ lại là giai đoạn chuẩn bị toàn bộ cho bé một tâm thế để phát triển về tâm lý, thể chất. Đối với hoạt động chăm sóc là vấn đề có nhiều ý kiến ở các trường mầm non và tâm lý của phụ huynh phần lớn quan tâm đến vấn đề này từ ăn ngủ, sinh hoạt, an toàn cho bé đó là vấn đề đặc biệt quan tâm. 
Với nhiệm vụ là người cán bộ quản lý phụ trách nhà trường tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao công tác tập huấn hướng dẫn kiểm tra để thực hiện quản trị giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng trong nhà trường; Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Búp Sen Xanh nơi tôi đang công tác, chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, về thâm niên tuổi đời, tuổi nghề. Kinh nghiệm chưa nhiều nên việc thực hiện tốt hết công tác chăm sóc tại các lớp cũng còn nhiều bấp cập .
Xuất phát từ các lý do và mong muốn quản trị hoạt động chăm sóc đi sâu vào chất lượng về từng giải pháp và quy trình thực hiện để đạt hiệu quả cao. Từ những thực tế của nhà trường bản thân tôi đưa ra những giải pháp Quản trị cần thiết, thích hợp và khả thi để giúp giáo viên trong nhà trường nơi tôi đang công tác, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và đi sâu về quản trị chăm sóc môn vững vàng đáp ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao chất lượng toàn diện nhà nên tôi mạnh dạn lựa chọn cho đề tài Sáng kiến nghiệm “Một số giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường Mầm non Búp Sen Xanh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Để chất lượng nhà trường phát triển về mọi mặt trong đó chất lượng chăm sóc trẻ của giáo viên là một vấn đề và cần có kỹ năng cần thiết. 
Vì vậy các cách thức, biện pháp và phương pháp trong công tác quản trị chăm sóc trẻ tại các lớp là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. 
Nhằm đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, tính khả thi để nâng cao chất lượng Quản trị chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường mầm non Búp Sen Xanh về các lập kế hoạch, tổ chức, các kỹ năng chăm sóc cho giáo viên để đạt hiệu quả. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường Búp Sen Xanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 	- Phương pháp lập kế hoạch hóa.
	- Phương pháp kỹ thuật quản lý
	- Phương pháp tâm lý, xã hội giáo dục. 
 - Phương pháp tổ chức, chỉ đạo. 
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa tiến hành sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục. Hội nhập quốc tế đặt ra cho giáo dục những cơ hội và thách thức mới. Giáo dục ở nước ta nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã đi vào chiều sâu và được triển khai có bài bản trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đôi ngũ giáo viên là người trực tiếp truyền đạt những kỹ năng sống, kiến thức cho học sinh chính vì vậy hoạt động của giáo viên trong quá trình giáo dục quyết định đến kết quả, quá trình học và hình thành nhân cách của học sinh.
Trong bối cảnh hiện nay, giáo viên là người trực tiếp tổ chức quá trình chăm sóc trẻ trên lớp nhằm đạt mục tiêu chăm sóc, đồng thời người giáo viên là lực lượng quyết định đến chất lượng của nhà trường, tạo uy tín với phụ huynh và xã hội. 
Quản trị là một trong những kiến thức cơ bản về quản trị một tổ chức. Do tầm quan trọng của quản trị nên kiến thức về quản trị ngày càng được chú trọng được vận dụng trong các đơn vị đặc biệt đối với trường học, vai trò quan trọng của quản trị trong trường học như một công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau để đạt mục tiêu trong các vấn đề quản trị. Với mục tiêu nâng cao chất lượng nhà trường và đặc biệt về quản trị hoạt động Chăm sóc trẻ tại nhà trường giúp cán bộ giáo viên hiểu và có những kiến thức căn bản về quản trị trong một tổ chức, giải pháp giúp cho hoạt động chăm sóc trẻ đi sâu về kiến thức, thực hiện các quy trình theo khoa học, giảm tải áp lực công việc, mang lại hiệu quả tốt phát triển toàn diện trẻ. Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ tại trường là một quá trình phối kết hợp các thành viên trong một tổ chức có thể là nhóm người hay tập thể để thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.
 Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ tại nhà trường là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nổ lực của giáo viên, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi điều kiện để hoàn thành các mục tiêu đã định trong nhà trường cũng như lớp học theo quy định.
Trên cơ sở lý luận về Quản trị trong nhà trường, dựa trên cơ cở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà xã hội học và đặc biệt các nhà giáo dục học đã tiếp cận hệ thống lý luận quản trị nhà trường chủ yếu dựa vào nền tảng của lý luận giáo dục học đều có đề cập tới chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non là việc các nhà quản trị phải cần làm và phân cấp quản trị cho từng vị trí làm việc để khẳng định chất lượng hoạt động chăm sóc trẻ tại nhà trường có hiệu quả khoa học. 
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Thuận lợi.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác phát triển giáo dục về mọi mặt và đã động viên khích lệ các doanh nghiệp đầu tư giáo dục , để tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng. Nền giáo dục đã quan tâm và đưa quản trị vào trong hệ thống giáo dục Quốc dân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nhà trường. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của quản trị trong nhà trường tạo ra các hoạt động và đi sâu hơn về nhiệm vụ và được cụ thể hóa công việc, vị trí làm việc. 
Ban lãnh đạo nhà trường có tư duy về quản trị trường học, đã và đang thực hiện chức năng và phân cấp vị trí quản trị để vận hành nhà trường theo khoa học hiện đại, tạo môi trường giáo dục thuận lợi từ trang thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên rộng thoáng mát, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn khi tổ chức các hoạt động.
Tạo mọi điều kiện khuyến khích giáo viên học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ đổi mới phương pháp, BGH đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng hình thức là: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản trị cho giáo viên, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá điều chỉnh để giáo viên đầy đủ các kỹ năng và thực hiện mục tiêu theo hướng quản trị phân cấp. 
Chế độ giáo viên bước đầu đã được quan tâm chi trả dự theo quy định nhà nước và hưởng lương kỳ 2 theo năng lực công việc, và các khoản thu nhập khác đảm bảo phù hợp với hoạt động của trường mầm non.
Phụ huynh tin tưởng và chia sẻ đồng hành cùng nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục và các hoạt động khác. Đội ngũ giáo viên tâm huyết và tích cực tham ra các hoạt động và lĩnh hội được các kiến thức do Công ty, Chuyên gia và nhà trường tổ chức bồi dưỡng tập huấn. 
2.2. 2. Khó khăn.
 Trên thực tế cho thấy tại nhà trường quy mô mở rộng và đội ngũ còn non trẻ, số lượng giáo viên trong độ tuổi xây dựng gia đình và sinh con nên không có nhiều thời gian nghiên cứu về kiến thức quản trị và quy trình làm việc nên cũng còn hạn chế trong quản trị chăm sóc cũng như các hoạt động khác. Các trường mầm non và các lớp tư thục ra đời nhiều nên giáo viên cũng chưa xác định mục tiêu nghề cho bản thân tư tưởng chưa ổn định. Chưa thích ứng được môi trường làm việc theo hướng quản trị và tương tác công việc nên cũng nhanh cảm xúc chán nản. Nên công tác bồi dưỡng cho giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. 
 	Sự thay về phương pháp tổ chức, cách thức và các hoạt động của một nhà trường để đáp ứng sự pháp triển và yêu cầu xã hội, bên cạnh đó kiến thức và kỹ năng của Giáo viên cũng còn non trẻ nên thích ứng chưa nhanh, quỹ thời gian một ngày dành cho các cháu chiếm nhiều. 
	Trên thực tế nhiều các nhà trường do tính chất của công việc hàng ngày của giáo viên nên cũng ít áp dụng vận hành theo tiêu chí quản trị nhà trường nên chưa được lan rộng dẫn đến việc giáo viên đặt vấn đề về áp lực. 
2.2.3. Kết quả.
 Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động chăm sóc cho bé tại nhà trường của đội ngũ giáo viên theo quy định nhưng vẫn còn mang tính tự phát của giáo viên và theo cách nghĩ riêng của từng cá nhân mà chưa hệ thống thành quy trình khoa học. 
Đội ngũ giáo viên vẫn còn một số hạn chế phần nhiều là do một bộ phận giáo viên đã bằng lòng với năng lực của mình cộng với việc điều hành của người quản lý trong việc vận dụng quản trị chưa khớp lệnh với mục tiêu đã đề ra, sự tác động tâm lý của phụ huynh là vấn đề đặt ra cho giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ nên hiệu quả mang lại chưa cao. 
Bởi vậy qua tình hình thực tế tôi tìm hiểu và nhận định tại đơn vị đưa ra đánh giá kết quả trong hoạt động chăm sóc trẻ tại trường, từ đó có giải pháp Quản trị hoạt động chăm sóc trẻ trường khoa học hơn.
Bảng kết quả về khảo sát thực tế về 40 giáo viên tại trường.
TT
Nội dung khảo sát
Không hiểu 
Có hiểu 
Hiểu 
Rất hiểu 
1
Kiến thức quản trị
20/40=50%
10/40=25%
10/40=25%
0/40=0%
2
Kỹ năng Quản trị 
10/40=25%
10/40=25%
10/40=25%
10/40=25%
3
Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động chăm sóc 
5/40 =12,5
10/40=25%
10/40=25%
15/40=37,5
4
Chỉ đạo thực hiện 
(Thúc đẩy động viên)
10/40=25%
15/40=37,5
10/40=25%
5/40 =12,5
5
Kỹ năng kiểm tra, kiểm soát 
15/40=37,5
10/40=25%
10/40=25%
5/40 =12,5
Qua bảng đánh giá trên cho chúng ta thấy tỉ lệ giáo viên có kiến thức về quản trị lớp học, các kỹ năng cũng chưa được đạt tỉ lệ cao trong hiểu và rất hiểu qua tìm hiểu, nắm bắt năng lực của giáo viên, các thông tin thu nhận trên thực tế Một bộ phận giáo viên còn hạn chế do kinh nghiệm, vốn sống, chưa mở rộng được kiến thức. 
Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc trẻ tại nhà trường nhằm đạt hiệu quả cao chất lượng sâu về chuyên môn. Tôi đưa ra những điểm mới về một số giải pháp quản trị hoạt động chăm sóc trẻ tại trường Mầm non Búp Sen Xanh như sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Bồi dưỡng kiến thức về quản trị cho Cán bộ quản lý, giáo viên. 
Xác định đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục và giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy, luôn đề cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mọi giáo viên trong nhà trườngvà thường xuyên động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non mới hiện nay nhằm giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường.  
Công tác bồi dưỡng là một nhiệm vụ rất cần thiết ở trường mầm non. Yêu cầu 100% giáo viên đứng lớp phải nắm vững được kiến thức về quản trị như quy trình quản trị lớp học trong hạt động chăm sóc, Xác định vị trí làm việc của mỗi giáo viên trong lớp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc:
Ví dụ: Lớp học có 3 giáo viên khi tham gia hoạt động chăm sóc thì giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ chính tức sẽ là nhà quản trị cấp cơ sở để điều hành các thành viên trong lớp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc tuân thủ theo đúng quy trình như: Trong giờ ngủ ai là người kê giường, ai là người vệ sinh cho cháu, ai là người điều hành giờ trẻ ngủ và chăm sóc cháu và dự báo các vấn đề trong hoạt động chăm sóc trẻ ngủ. 
Việc xây dựng vị trí việc làm trong phân cấp quản trị cho cán bộ giáo viên để nắm rõ được chức năng nhiệm vụ, giúp giáo viên hiểu được công việc và vận hành khoa học. Trong phân cấp quản trị thì có các cấp quản trị: Quản trị cấp cao; Quản trị cấp trung, Quản trị cấp cơ sở, đối với trường mầm non Búp Sen Xanh thì quản trị cấp cao là Giám đốc Công ty, quản trị cấp trung là Hiệu trưởng, quản trị cấp cơ sở là tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm bởi những thành viên được gọi là nhà quản trị khác với thành viên khác là có quyết định bổ nhiệm chức danh: Giám đốc, Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Giáo viên chủ nhiệm. 
Xác định phân cấp quản trị trong một tổ chức từ đó mỗi một vị trí thể hiện vai trò và chức năng riêng để quản trị vì đây là cách thức, phương pháp để đưa một tổ chức hay một hoạt động với những nguồn lực hữu hạn đạt mục tiêu được đề ra đó là hệ thống và kiểm soát từng công việc cụ thể của hoạt động chăm sóc trẻ như đối với quản trị cấp cao là đưa ra định hướng, chiến lược mục tiêu, quyết sách, chính sách. Quản trị cấp trung là đề ra chiến thuật chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu, nhưng đối với quản trị cấp cơ sở lại đóng vai trò quan trọng đó là tác nghiệp chính điều khiển công việc hàng ngày mà hoạt động chăm sóc trẻ tại trường lại phụ thuộc hết vào quản trị cấp cơ sở. 
Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức quản trị cho cán bộ giáo viên là việc làm thường xuyên giúp giáo viên có cách làm, phương pháp điều khiển đề đạt được mục tiêu như xây dựng hệ thống hồ sơ quản trị, quy trình và các bước làm việc, dự báo trước các tình huấn trong mọi hoạt động
Ví dụ: Quản trị hoạt động nhỏ trong ngày như đón trẻ: có hồ sơ ký nhận đón trẻ do phụ huynh cung cấp và tự ghi thông tin vào sổ giao giáo viên, giáo viên trước khi nhận trẻ phải kiểm soát bé về tinh thần, thể chất, và trang phục và các nội dung khác để bàn giao trẻ đây là việc làm lường trước để tránh việc khi trẻ đến trường và sau khi về để giáo viên và gia đình cùng kiểm soát con trong một ngày. 
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời thì để an toàn cô phải thực hiện đúng quy trình và ai là người tổ chức, ai kiểm soát trẻ khi chơi...
2.3.2. Nâng cao kỹ năng quản trị trong hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên. 
	Để thực hiện nhiệm vụ quản trị trong hoạt động chăm sóc trẻ của giáo viên có hiệu quả, thì cần phải có kỹ năng quản trị nhất định. Đó là vận dụng kiến thức để thực hiện hoạt động chăm sóc bé từ đảm bảo an toàn, ăn, ngủ, vệ sinh..đó là tính kỹ thuật, biết giải quyết các tình huấn để tổ chức quản lý.
	Giúp giáo viên có khả năng cần thiết để thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ như an toàn trong vui chơi, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động, chăm sóc trẻ mệt mỏi, chăm sóc ăn, ngủ .. nói cách khác là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của quản trị hoạt động đó
	Ví dụ: Giáo viên thực hiện quản trị hoạt động chăm sóc giờ ăn thì giáo viên ở vị trí quản trị phải là người điều hành giáo viên trong lớp theo vị trí đã được phân công, nhưng đồng thời vẫn thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ ăn cùng các giáo viên trong lớp. 
	Đây tức là vừa quản trị vừa thực hiện công việc đó chính là kỹ năng rất cần cho quản trị cấp cơ sở. 
	Bồi dưỡng cho quản trị cấp cơ sở về kinh nghiệm , kỹ xảo và mức độ thành thạo trong việc thực hiện công việc. Trên thực tế thì kỹ năng quản trị lại là năng lực hay khả năng của một cá nhân về một hay nhiều khía cạnh vì quản trị là quá trình làm việc và thông qua các cá nhân nên đòi hỏi quản trị phải có kỹ năng cơ bản. 
	Ví dụ: Xây dựng tập huấn cho tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm về kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, động viên khích lệ, cách kiểm tra, kiểm soát. 
	Phân tích và bồi dưỡng cho giáo viên các nhóm kỹ năng quản trị như kỹ năng chuyên môn , kỹ năng điều hành nhân sự trong tổ chuyên môn, trong lớp, các kỹ năng tư duy vấn đề, kỹ năng về xử lý tình huống. 
	Ví dụ: Bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn là các nội dung trọng tâm và cơ bản để thực hiện công việc cụ thể để làm cơ sở điều hành hoạt động đó như cách sắp xếp các hoạt động trong lớp, kỹ năng đón trẻ, trả trẻ, kiểm tra sức khỏe trẻ...
	Ví dụ: Về kỹ năng nhân sự thì giáo viên chủ nhiệm là người quản trị phải có khả năng thuyết phục và cùng làm việc, điều khiển, động viên đồng nghiệp để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 
2.3.3. Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức trong hoạt động chăm sóc trẻ cho giáo viên. 
	Lập kế hoạch và tổ chức là trong những chức năng của nhà quản trị dù ở cấp nào cũng phải thực hiện. Bởi lập kế hoạch, tổ chức có vai trò quan trọng vì cần phải xác đinh cái hướng tới là gì, cần gì, muốn đạt được những gì.
	Lập kế hoạch được thực hiện tuân thủ theo quy trình đó là giáo viên có căn cứu để xây dựng kế hoạch, xây dựng kế hoạch, duyệt đạt hay không đạt, tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, lưu trữ kế hoạch. 
	Giáo viên hiểu về lập kế hoạch là việc cần phải liệt kế công việc cần làm, các mục tiêu cần hướng tới theo một trình tự nhất định, thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi lập kế hoạch cần phải gắn với mục tiêu, thời gian cụ thể, không nên đưa vào kế hoạch nhiều mục tiêu cùng một lúc mà cần phân bổ thời gian để thực hiện. Lập kế hoạch có thể kiểm tra mục tiêu đã đạt hay chưa đạt để điều chỉnh . Ví dụ: Lập kế hoạch về tổ chức rèn kỹ năng vệ sinh rửa mặt cho trẻ trong tuần 1 của tháng độ tuổi nhà trẻ. Giáo viên phải lập kế hoạch về rèn kỹ năng gì, thời gian hoàn thành, ai phụ trách chính, ai hỗ trợ và kiểm tra đánh giá như thế nào. 
TT
Nội dung
Mục đích cần đạt
Thời gian thực hiện
Phụ trách chính
Hỗ trợ
Thứ 
2
3
4
5
6
7
Chuẩn bị
 khăn mặt 
sạch cho bé
Khăn sạch 
trắng và 
vắt nước
v
v
v
v
v
v
 GVCN
Giáo viên 2
Cho trẻ 
xếp hàng 
Trẻ Nghe 
được hiệu 
lệnh xếp hàng 
thàng 3 tổ
v
v
v
v
v
v
 GVCN
Giáo viên 2
Cho trẻ 
chọn khăn
 theo ký hiệu 
Trẻ lần lượt chọn khăn theo ký hiệu 
v
v
v
v
v
v
 GVCN
Giáo viên 2
..
	Kỹ năng tổ chức là một chức năng trong quản trị. Việc thực hiện là thiết kế cơ cấu tổ chức bao gồm xác định những việc phải làm, những ai sẽ làm việc đó, những bộ phận nào cần được thành lập, phân công công việc phối hợp và trách nhiệm của các thành viên và xác lập được hệ thống quyền hành kỹ năng tổ chức chính là chức năng của nhà quản trị. Khi thực hiện tốt chức năng tổ chức trong hoạt động chăm sóc trẻ sẽ đảm bảo được nề nếp hoạt động nhịp n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_quan_tri_hoat_dong_cham_soc_tre_cho_gi.docx