Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú

Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú

 Trước lúc đi xa, Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân được hình thành ngay từ cấp học Tiểu học và được hoàn thiện dần thông qua một cụm từ mà ta quen gọi là “Kỹ năng sống”. Vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh Tiểu học những vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc vận dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,. để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.

Trong thực tế hiện nay, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong và ngoài nhà trường đã được chú ý đến, nhưng chất lượng chưa cao. Chính vì vậy mà ta vẫn còn nghe rất nhiều lời phàn nàn chẳng hạn như: “Ngoài việc học ra, cháu nhà tôi chẳng biết làm gì”; “Tôi đi làm về muộn, mà con không biết nấu cơm, cũng không biết dọn nhà cửa để bề bộn”; “Nó không biết quét nhà, rửa bát, không biết giặt quần áo” . Lời phàn nàn này không những dành cho đối tượng là học sinh Tiểu học mà ngay cả đến những em học sinh đã học ở các cấp học trên. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hằng ngày? Là một cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, tôi hết sức băn khoăn và trăn trở, chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên nghiên cứu tìm hiểu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú”.

 

doc 26 trang thuychi01 12815
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG PHÚ 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Lâm Hoa
 Chức vụ: P. Hiệu Trưởng
 Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Đông Phú
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2016
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh hãa
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®«ng s¬n
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG PHÚ 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Lâm Hoa
 Chức vụ: P. Hiệu Trưởng
 Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Đông Phú
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Mục lục
1
1. Mở đầu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6
Biện pháp 1
7
Biện pháp 2
8
Biện pháp 3
8
Biện pháp 4
9
Biện pháp 5
12
Biện pháp 6
14
Biện pháp 7
16
Biện pháp 8
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. Kết luận, kiến nghị
18
 Phụ lục
21
	1. Mở đầu:
	- Lí do chọn đề tài:
 Trước lúc đi xa, Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân được hình thành ngay từ cấp học Tiểu học và được hoàn thiện dần thông qua một cụm từ mà ta quen gọi là “Kỹ năng sống”. Vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh Tiểu học những vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc vận dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,... để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
Trong thực tế hiện nay, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong và ngoài nhà trường đã được chú ý đến, nhưng chất lượng chưa cao. Chính vì vậy mà ta vẫn còn nghe rất nhiều lời phàn nàn chẳng hạn như: “Ngoài việc học ra, cháu nhà tôi chẳng biết làm gì”; “Tôi đi làm về muộn, mà con không biết nấu cơm, cũng không biết dọn nhà cửa để bề bộn”; “Nó không biết quét nhà, rửa bát, không biết giặt quần áo” ... Lời phàn nàn này không những dành cho đối tượng là học sinh Tiểu học mà ngay cả đến những em học sinh đã học ở các cấp học trên. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hằng ngày? Là một cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, tôi hết sức băn khoăn và trăn trở, chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên nghiên cứu tìm hiểu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú”.
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú ” nhằm: 
Tìm một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 	Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
 	Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. 
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận;
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Phương pháp quan sát thực tế; 
 	Phương pháp thực hành; 
	Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là giúp học sinh có khả năng thích nghi và hành vi tích cực, có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mĩ” để các em được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
 	Với học sinh Tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thường thông qua các môn học, chủ yếu là môn Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các môn học đó vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi gắn với thực tế cuộc sống để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức tốt. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc giáo dục kỹ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không giáo dục kỹ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp sẽ gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó, bản thân tôi nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải và trường học trở thành là ngôi nhà thân thiện, mà mỗi học sinh sẽ tích cực học tập, rèn luyện để những “chủ nhân tương lai” sau này xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước đã tin tưởng giao cho các thầygiáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ,  Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học, thậm chí có em gái đến tuổi dậy thì do chưa có sự hiểu biết nên thường lo lắng sợ sệt, không biết làm thế nào. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, thờ ơ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh Tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học và Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng.
Hiện tượng trẻ em ngu ngơ mà ta quen gọi là “gà tây”; "gà công nghiệp” khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ em chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong cách ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết xuông, không tạo được khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống hiện đại Mặt khác, ở gia đình, bố mẹ ít khi yêu cầu con làm việc vì quan niệm rằng: học sinh học cả ngày trên lớp mệt nên để cho các cháu nghỉ ngơi, để các cháu làm rồi mình lại phải làm lại, thôi làm rốn cho xong,  
Qua thực tế cho thấy tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú kỹ năng sống của học sinh chưa cao chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử chuẩn mực. Học sinh thể hiện kỹ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn, ngại nói trước tập thể, trước bạn bè thầy cô, trước đám đông, ngại viết, ngại làm việc, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
Thực tế khảo sát học sinh khối 4 đầu năm học 2015-2016 với chủ đề “Kỹ năng sống của em”, nội dung (Phụ lục 01)
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Tổng số
học sinh
Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
S.L
Tỉ lệ
S.L
Tỉ lệ
S.L
Tỉ lệ
45
9
20 %
15
33.3 %
21
46,7 %
Kết quả trên cho thấy rằng số học sinh có kỹ năng tốt (ở mức độ tự giác) còn ít và số học sinh có hình thành kỹ năng chưa tốt (chỉ làm khi có sự nhắc nhở của người khác) cũng còn rất hạn chế. Số học sinh chưa có kỹ năng còn nhiều chiếm hơn 46.7 % số học sinh cả lớp)
	* Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy có các nguyên nhân sau: Những học sinh có kỹ năng sống tốt và có hình thành kỹ năng sống thuộc những em có ý thức học tập tốt, được gia đình luôn quan tâm, có lối sống nghiêm túc với con cháu; Những em có kỹ năng sống chưa tốt, phần lớn thuộc các gia đình có hoàn cảnh hết sức đặc biệt: gia đình nghèo, bố mẹ có việc làm không ổn định, mải mê tìm việc làm kinh tế. Có em sống với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa, có em ở nhà với bố nhưng bố ít quan tâm suốt ngày rượu chè, cờ bạc. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỉ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Hơn nữa một số bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con: họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Mặt khác, các em học sinh vừa chuyển giai đoạn nhận thức từ nhận thức cảm tính sang từ duy trừu tượng, làm quen với môi trường lớp 4, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không trọn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, bạn bè. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ ...
Từ thực trạng, nguyên nhân nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm hiểu và chỉ đạo giáo viên khối 4 áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
	2.3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú, huyện Đông Sơn:
Kĩ năng sống được giáo dục ở nhà và ở trường; kỹ năng sống được giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kỹ năng sống cần bắt đầu từ nhỏ, từ những hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Bản thân tôi đã áp dụng "Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Phú" như sau:
	Biện pháp 1: Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học.
	Để giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học, bước vào đầu năm học, nhà trường đã triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong năm. Một trong những nội dung trọng tâm là: chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, là phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, tôi đã hướng dẫn và giúp giáo viên hiểu rõ những vấn đề sau đây:
	Mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học: Giáo dục kỹ năng sống không làm nặng nề, quá tải nội dung môn học mà ngược lại giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc học tập các môn học, các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả hơn. 
	Giáo dục kỹ năng sống có thể thực hiện trong bất kỳ giờ học nào, bằng sự lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để tăng cường thực hành luyện tập các kỹ năng sống cho học sinh, bước đầu hình thành cho các em lối sống lành mạnh, các hành vi chuẩn mực, ứng xử phù hợp trong học tập, giao tiếp và trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
	Giáo viên cần lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh được thực hành trải nghiệm qua quá trình học tập để giờ học và các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng và bổ ích hơn như: bài tập tình huống, trình bày ý kiến, đặt câu hỏi, thảo luận, chia sẻ, đóng vai, xử lý tình huống, ...
	Bên cạnh đó, giáo viên cần hiểu rõ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông. Thông qua hoạt động này học sinh được trải nghiệm thực tế ở các nội dung như: giáo dục kỹ năng vui chơi, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng ứng phó, kỹ năng tham gia hoạt động chung, ...
	Như vậy, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cần hiểu rõ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà qua mỗi bài dạy, qua mỗi tiết học, trong từng hoạt động của học sinh tại nhà trường chúng ta đều phải theo dõi, quản lý, kiểm soát, kiểm nghiệm sản phẩm ... để mỗi sản phẩm đều góp phần phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức giúp cho các em phát triển toàn diện nhân cách. 
	Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ gần gũi và thân thiện với học sinh.
Bước vào năm học mới, sau khi nhận lớp, để tạo mối quan hệ gần gũi, gắn kết giữa học sinh và giáo viên, giáo viên cần tạo cơ hội, sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. 
Từ việc cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào giáo viên nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích ... Và tiếp tục qua thời gian tiếp theo, giáo viên chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
 	Tóm lại, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào, thời điểm nào, môi trường nào ... diễn ra một cách thường xuyên, liên tục sẽ đạt hiệu quả cao.
	Biện pháp 3: Thông qua việc trang trí lớp học thân thiện để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
	Việc trang trí lớp học đẹp và thân thiện không chỉ là làm cho lớp học đẹp ra mà thông qua các góc trang trí sẽ chứa đựng các nội dung học tập, thể hiện được các kỹ năng sống của học sinh trong lớp. 
 	Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn các em chọn các hình ảnh trang trí dựa trên các quy định, hướng dẫn của nhà trường và của cấp trên. Học sinh được tự tay vẽ, cắt dán, trình bày sản phẩm tự làm. Các em tự trang trí thời khóa biểu của lớp, xây dựng “Góc học tập” “Góc sáng tạo”, “Góc sinh nhật”, tạo cơ hội để học sinh đưa ra ý tưởng của mình để các bạn cùng bàn bạc, thống nhất về cách trang trí, cách làm, giúp các em hiểu nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn, đề ra các nội quy của lớp học và cùng nhau thực hiện. 
	Trong quá trình trang trí lớp học thân thiện giáo viên nên để cho các em tự làm để các em đưa ra ý tưởng dựa trên sự định hướng của giáo viên là rất quan trọng vì qua hoạt động này các em được phát huy tính sáng tạo, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Biết rằng việc trang trí lớp mất nhiều thời gian và công sức của cả thầy và trò nhưng chúng ta cũng không nên thuê làm theo khuôn mẫu vì nó là sản phẩm cần được tôn vinh của học sinh. 
	Như vậy, qua việc trang trí lớp học thân thiện sẽ tạo môi trường học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo, trao đổi thông tin, tạo hứng thú cho học sinh, tạo nên sự gần gũi thân thiết giữa học sinh với nhau và học sinh với thầy cô trong trường. 
	Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học.
 	Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả giáo viên cần vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
 	Trong chương trình lớp 4, môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội như: Viết thư; Điền vào giấy tờ in sẵn; Giới thiệu địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, ... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài “Luyện từ và câu” có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài “Tập đọc” giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kỹ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tin tức,  hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kỹ năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,  Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện,

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ky_nang_song_thong_qua_cac.doc