Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi / ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học Luận Thành
Giáo dục Tiểu học với mục tiêu là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt được mục tiêu giáo dục ở mỗi nhà trường đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn được những phương pháp dạy học tích cực nhất, phù hợp với từng nội dung và hình thức dạy học cụ thể nhằm phát huy tối đa tác dụng của từng phương pháp dạy học. Điều kiện đảm bảo tốt nhất để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là nhà trường phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của ngành. Thông qua dạy học 2 buổi/ngày nhà trường tiến hành thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học đưa lý luận vào thực tiễn một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó việc đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn hiện nay cũng là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bởi lẻ sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường là dịp để cán bộ giáo viên trao đổi học tập bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy đáp ứng được nhu cầu của người học trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng và chỉ đạo các hoạt động dạy học 2 buổi/ngày của các nhà trường Tiểu học cũng là một vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Để hoạt động học ở mỗi nhà trường Tiểu học được thực hiện tốt điều then chốt là phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động này. Qua đó có cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan và kịp thời các vấn đề trong quá trình thực hiện đồng thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trong các nhà trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN THÀNH Người thực hiện: Đinh Anh Văn Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Luận Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hóa. 3 2.3. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành. 6 Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học. 6 Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 trong công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. 8 Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. 9 Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực soạn giảng cho giáo viên theo phương pháp dạy học tích cực. 10 Biện pháp 5: Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 13 Biện pháp 6: Lựa chọn, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ tổ khối trưởng, đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và theo chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. 15 Biện pháp 7: Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra, đánh giá việ thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn. 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. 17 3. Kết luận, kiến nghị 19 3.1. Kết luận: 19 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 20 1. Mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học với mục tiêu là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt được mục tiêu giáo dục ở mỗi nhà trường đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn được những phương pháp dạy học tích cực nhất, phù hợp với từng nội dung và hình thức dạy học cụ thể nhằm phát huy tối đa tác dụng của từng phương pháp dạy học. Điều kiện đảm bảo tốt nhất để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là nhà trường phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của ngành. Thông qua dạy học 2 buổi/ngày nhà trường tiến hành thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học đưa lý luận vào thực tiễn một cách nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn hiện nay cũng là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bởi lẻ sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường là dịp để cán bộ giáo viên trao đổi học tập bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy đáp ứng được nhu cầu của người học trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng và chỉ đạo các hoạt động dạy học 2 buổi/ngày của các nhà trường Tiểu học cũng là một vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Để hoạt động học ở mỗi nhà trường Tiểu học được thực hiện tốt điều then chốt là phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động này. Qua đó có cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan và kịp thời các vấn đề trong quá trình thực hiện đồng thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trong các nhà trường. Với sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục-Đào tạo Thường Xuân mà chất lượng giáo dục của huyện nhà đã chuyển biến một cách tích cực, bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu mới hiện nay, đáp ứng được sự mong muốn của nhân dân nhà trường còn phải tiếp tục tăng cường hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo tốt công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, kêu gọi đầu tư xây dựng các phòng học chức năng, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành” để nghiên cứu tại đơn vị trong khoảng thời gian 3 năm học (Từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2017-2018). 1.2. Mục đích nghiên cứu Để tìm ra các biện pháp chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày. Nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học Luận Thành. Đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học Luận Thành. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày; Nghiên cứu về các phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả giáo dục để tiến hành đổi mới tại đơn vị; Nghiên cứu về về nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, thực hành, thực nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu sâu về công tác chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày. Đặc biệt là chất lượng dạy học buổi 2. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy buổi 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nghiên cứu sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao năng lực soạn giảng cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Nghiên cứu về nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn hiện nay tại đơn vị. Đề xuất biện pháp đổi mới sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày Dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm học 2000-2001, đây là chủ trương đúng đắn, đáp ứng sự phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế-xã hội của giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và xã hội, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề quá tải và dạy thêm học thêm tràn lan. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương này cần được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, từng trường tiểu học, có sự đồng ý của các cấp quản lý có thẩm quyền. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu để ngày càng có nhiều trường tiểu học có đủ điều kiện dạy học hai buổi/ngày tại trường, được học ngoại ngữ, tin học. Đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở”[1]. Dạy học hai buổi/ngày không chỉ đáp ứng nhu cầu của đa số bậc cha mẹ học sinh muốn gửi con ở trường để an tâm công tác, tránh những tác hại ảnh hưởng xấu đến trẻ mà còn nhằm vào mục đích lớn của giáo dục là nâng cao chất lượng. Việc dạy học hai buổi/ngày tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức có hiệu quả cao, giảm bớt thời gian học bài và làm bài ở nhà. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học Để đạt được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, một trong những yếu tố quyết định kết quả này là việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và phải được tổ chức thực hiện đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, phù hợp với việc đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoạivẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn, vận dụng và phát huy các mặt tích cực của các phương pháp đó sao cho phù hợp với nội dung, hình thức của bài học và đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, cũng như trong việc giải quyết những công việc cụ thể sau này. Khi dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên cần chú ý các yêu cầu sau: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. 2.1.3. Cơ sở lý luận của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn Để đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả chúng ta cần nhìn nhận lại việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiện nay tại các nhà trường một cách nghiêm túc. Chính vì vậy mà việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn cần được triển khai một cách đồng bộ cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các trường tiểu học hiện nay. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn mà cán bộ quản lý trong các nhà trường triển khai tới từng giáo viên hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc sinh hoạt chuyên môn từ đó mỗi giáo viên đều xác định rõ được nhiệm vụ của mình cần làm gì và làm như thế nào, mỗi giáo viên đều có ý thức tự giác tự học tập bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chủ động trong việc trao đổi những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình thực dạy trên lớp với đồng nghiệp, tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm đặc biệt là phát huy hết khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên, phát huy trí tuệ tập thể nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo cho tất cả học sinh được học tập một cách tốt nhất có chất lượng để nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. 2.2. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hóa. 2.2.1. Thực trạng về việc chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày. Trong năm học 2017-2018 nhà trường có đủ số lượng cán bộ giáo viên để tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 85,7 %. Nhà trường đã và đang tiếp tục chỉ đạo tốt việc tổ chức, lập kế hoạch dạy học hai buổi/ngày. Tuy nhiên hiệu quả của các tiết dạy chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đặc biệt là các tiết dạy ở buổi 2 hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Trong thực tế giảng dạy của giáo viên trường Tiểu học Luận Thành năm học 2015-2016 và 2016-2017 giáo viên vẫn còn chưa thực sự tự tin khi lên lớp buổi 2, một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy. Phần đa hình thức dạy học buổi 2 của giáo viên chưa thực sự phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tạo cho học sinh thực sự yêu thích và hứng thú trong học tập. Một số giáo viên vẫn còn chưa dạy học theo hướng phân hóa theo đối tượng học sinh, chưa dạy theo nhu cầu của học sinh, chưa phát huy hết khả năng của học sinh năng khiếu, chưa giúp đỡ được học sinh Chưa hoàn thành hoàn thành kiến thức kĩ năng theo chuẩn, học sinh cá biệt chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chưa đáp ứng được như mong đợi. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc như sau: * Về phía giáo viên: Hầu hết trong các tiết dạy học buổi 2, giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc ôn tập lại, cũng cố rèn luyện các kiến thức kĩ năng đã học trong sách giáo khoa ở buổi 1. Giáo viên chưa mạnh dạn đưa ra các hình thức và nội dung mới phù hợp cho từng đối tượng học sinh của lớp để dạy theo nhu cầu của học sinh. Do dạy học buổi 2 chưa có những kế hoạch bài học mẫu soạn sẵn từng tiết để cho giáo viên tham khảo. Mặt khác giáo viên chưa thực sự tâm huyết để đầu tư vào tìm tòi nghiên cứu, tự học tập để xây dựng riêng cho mình được một kế hoạch bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, lựa chọn được những phương pháp dạy học phù hợp và tích cực, hình thức dạy học phong phú đa dạng. Trong khi đó cường độ lao động của giáo viên cao, thời gian lên lớp cả ngày đẫn đến thời gian dành cho việc nghiên cứu các tài liệu, việc tiếp cận thông tin, việc thiết kế bài dạy còn hạn chế. * Về phía học sinh: Hầu hết ở lớp nào cũng có các đối tượng học sinh: Học sinh năng khiếu(Hoàn thành tốt), học sinh Hoàn thành và học sinh Chưa hoàn thành, học sinh khuyết tật, học sinh cá biệt nên mặt bằng về tiếp thu kiến thức không đồng đều là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Còn một bộ phận học sinh Chưa hoàn thành, gia đình không quan tâm đúng mức, thường là bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà, cô, dì hay chú, bác chăm nom. Do đó những học sinh này thường rất ngại học, có các biểu hiện ỷ lại, không chú ý đến việc học, chây lười trong việc học hay nghỉ học vô lí do. * Về phía nhà trường: Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện nghe nhìn, tài liệu tham khảo cho việc dạy học 2 buổi/ ngày và đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu. Cảnh quan môi trường chưa thực sự đẹp và hấp dẫn. 2.2.2. Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học Trong những năm học gần đây nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng mức độ mới dừng lại ở việc triển khai thực nghiệm chưa thực sự phát huy hết tác dụng của các phương pháp dạy học tích cực trong các môn học đặc biệt là vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự thuần thục trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, đồ dùng dạy học theo qui định trước khi lên lớp. 100% giáo viên đã dạy học theo phương pháp tích cực nhưng hiệu quả chưa cao, các tiết dạy còn mang tính hình thức. Một số đồ dùng tự làm của giáo viên thiết kế chưa thực sự phù hợp với nội dung bài học. Một số giáo viên còn lạm dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học. Qua các đợt kiểm tra dự giờ đột xuất của ban giám hiệu nhà trường đầu năm học 2015-2016 cho thấy: còn 5/25 giáo viên chưa thực sự sử dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy. Đối với số giáo viên này nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên trong xuốt các năm học từ 2015-2016 đến năm học 2017-2018 để nâng cao chất lượng giờ dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. 2.2.3. Thực trạng về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn Những buổi sinh hoạt chuyên môn tại đơn vị thường được thực hiện qua 2 hình thức: Hình thức thứ nhất: Tổ chức triển khai theo các chuyên đề: Hình thức này bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo của ngành có liên quan đến chuyên môn ( như triển khai nhiệm vụ năm học, tập huấn các phương pháp dạy học...vv ). Hình thức này thường là do Ban giám hiệu triển khai. Hình thức thứ hai: Dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm Trong mỗi buổi dự giờ thường là có sự tham gia của ban giám hiệu, tổ trưởng và các giáo viên trong tổ. Sau mỗi tiết dự giờ tổ sẽ tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. Cả hai hình thức nêu trên đều được nhà trường áp dụng thường xuyên liên tục nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên sinh hoạt chuyên môn hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế sau: Một là: Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao Hai là: Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm còn hạn chế nhiều. Thường là các SKKN được đánh giá xếp loại rồi để đấy, không được đưa vào áp dụng thực tế mà chỉ làm để phục vụ công tác thi đua khen thưởng cuối mỗi năm học. Ba là: Việc trao đổi rút kinh nghiệm sau khi dự giờ giáo viên không mấy hứng thú, họ chỉ biết lắng nghe một chiều từ các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, thậm chí có cả những ý kiến chỉ trích nặng nề. Các giờ dạy đạt được yêu cầu của các tiêu chí thì được coi là thành công. Cuối buổi sinh hoạt chuyên môn người chủ trì chốt lại ý kiến và đưa ra qui trình thống nhất để dạy một dạng bài hay phân môn nào đó. Nhìn chung, không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường nặng nề, có khi là căng thẳng thiếu tinh thần học hỏi để phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên, giáo viên cảm thấy bị áp lực, mệt mỏi.[3]. 2.3. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo việc dạy học 2 buổi/ ngày, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Luận Thành. 2.3.1. Nhóm biện pháp chỉ đạo dạy học 2 buổi/ ngày Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học. 1. Mục đích: Nhằm tăng thời lượng học tập và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trên một đơn vị kiến thức, tránh được tình trạng quá tải trong học tập, làm cho việc dạy học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Tạo điều kiện cần và đủ để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường việc áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của đội ngũ giáo viên vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Giúp học sinh có phương pháp và ý thức tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân. Giúp cho nhà trường thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cơ hội để các em vươn lên trong quá trình học tập, sớm bộc lộ và phát huy khả năng của mình. 2.Yêu cầu: Bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chương trình và sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp; thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ được tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh. Giáo viên chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong từng tiết dạy, từng môn học cụ thể để nâng cao chất lượng tiết dạy đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng các yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp lý hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, hạn chế việc giao bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp 3. Nội dung: Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục. Dạy học đáp ứng yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ và theo quy định của chương trình. Dạy học buổi 2 nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế nhằm hỗ trợ cho việc học tập đạt hiệu quả. Các lớp dạy học buổi 2 chia thành 3 đối tượng: Yếu, trung bình, khá giỏi. Nội dung thực hành kiến thức đã học, phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng thêm cho học sinh khá giỏi. Rèn ý thức tự học, rèn kĩ năng giao
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_chi_dao_day_hoc_2_buoi_ngay_doi_moi_phuong.doc