SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4, 5

SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4, 5

Nước ta đang trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Đảng và nhà nước ta đã nhận định rằng: “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” . Vì thế nền giáo dục cũng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đào tạo con người mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của xã hội. Theo định hướng đó thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện. Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách học sinh. Môn Thể dục là một môn tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con ng¬ười mới. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 4, 5 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư¬ duy. “Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Mọi sự vận động thể dục, thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái niệm” .

Hàng năm ngành giáo dục thường xuyên tổ chức các hoạt động Thể dục, thể thao thông qua các kì thi chọn học sinh giỏi các môn như: Điền kinh, bơi lội, cờ vua, bóng đá mini. nhằm giáo dục tinh thần tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, là giáo viên dạy bộ môn Thể dục, hàng năm ngoài việc dạy học theo chương trình quy định, giáo viên cần phải nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu về nhiều môn thể dục thể thao để áp dụng vào công việc huấn luyện học sinh năng khiếu. Ngoài ra, giáo viên dạy bộ môn Thể dục còn phải phát hiện và bồi dư¬ỡng những học sinh có năng khiếu thể thao để tham gia các kì Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Trong đó, môn Cờ vua là một trong những nội dung được các em tham gia đông nhất, sôi nổi nhất, được đông đảo phụ huynh, nhân dân và giáo viên ủng hộ. Tuy nhiên, đa số các em chỉ chơi cờ vua ở mức độ ban đầu (nhận biết quân cờ, cách đi của các quân cờ) mà chưa hiểu sâu sắc về cách chơi, chiến thuật thi đấu, luật thi đấu, các thế cờ, các nguyên tắc Khai cuộc, Trung cuộc, Tàn cuộc và các biện pháp giải quyết ván cờ dẫn đến kết quả thi đấu chưa cao. Chính vì những lí do đó tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và chia sẻ “Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4,5” ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân.

 

doc 20 trang thuychi01 35462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHƠI CỜ VUA CHO 
HỌC SINH KHỐI 4,5
Người thực hiện: Lưu Văn Thịnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành
SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
A. MỞ ĐẦU
2
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
1. Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động...
5
2. Phối hợp nhịp nhàng với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách...
5
3. Lựa chọn học sinh tham gia Câu lạc bộ cờ vua.
5
4. Lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần tập.
5
5. Xây dựng các bài tập Khai cuộc cho học sinh tập luyện.
6
6. Xây dựng các bài tập Trung cuộc cho học sinh tập luyện.
8
7. Xây dựng các bài tập Tàn cuộc cho học sinh tập luyện.
11
8. Tổ chức giao lưu với những em học sinh đã từng đạt giải...
15
9. Giúp học sinh hiểu luật thi đấu và có tâm lí vững vàng trong...
15
10. Giao lưu với các câu lạc bộ cờ vua của một số trường trong...
16
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
I. Kết luận
17
II. Kiến nghị
18
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Đảng và nhà nước ta đã nhận định rằng: “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” . Vì thế nền giáo dục cũng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đào tạo con người mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của xã hội. Theo định hướng đó thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục trong nhà trường nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện. Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách học sinh. Môn Thể dục là một môn tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 4, 5 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư duy. “Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Mọi sự vận động thể dục, thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái niệm”.
Hàng năm ngành giáo dục thường xuyên tổ chức các hoạt động Thể dục, thể thao thông qua các kì thi chọn học sinh giỏi các môn như: Điền kinh, bơi lội, cờ vua, bóng đá mini... nhằm giáo dục tinh thần tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, là giáo viên dạy bộ môn Thể dục, hàng năm ngoài việc dạy học theo chương trình quy định, giáo viên cần phải nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu về nhiều môn thể dục thể thao để áp dụng vào công việc huấn luyện học sinh năng khiếu. Ngoài ra, giáo viên dạy bộ môn Thể dục còn phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao để tham gia các kì Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Trong đó, môn Cờ vua là một trong những nội dung được các em tham gia đông nhất, sôi nổi nhất, được đông đảo phụ huynh, nhân dân và giáo viên ủng hộ. Tuy nhiên, đa số các em chỉ chơi cờ vua ở mức độ ban đầu (nhận biết quân cờ, cách đi của các quân cờ) mà chưa hiểu sâu sắc về cách chơi, chiến thuật thi đấu, luật thi đấu, các thế cờ, các nguyên tắc Khai cuộc, Trung cuộc, Tàn cuộc và các biện pháp giải quyết ván cờ dẫn đến kết quả thi đấu chưa cao. Chính vì những lí do đó tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và chia sẻ “Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4,5” ở trường Tiểu học thị trấn Kim Tân. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Chia sẻ một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh 
khối 4,5.
- Tìm ra một số biện pháp hợp lý giúp các em học sinh khối 4,5 tập luyện 
môn Cờ vua có chất lượng hơn.
- Tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho Câu lạc bộ cờ vua của nhà trường nói riêng và tạo hạt giống cho đội cờ vua huyện nhà nói chung. Từ đó giúp các em đạt thành tích cao trong các kì Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tạo được sân chơi Thể thao lành mạnh cho học sinh, rèn luyện ý chí kiên cường, bản lĩnh trong thi đấu cờ vua, thúc đẩy tinh thần học tập các môn văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng chơi cờ vua cho học sinh khối 4,5 trường Tiểu học thị trấn Kim Tân.
- Thời gian thực hiện: Trong năm học 2015 - 2016: Từ 10/9/2015 đến 17/02/2016.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cờ vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình tĩnh; luyện mưu trí, óc sáng tạo; luyện cách nhìn xa trông rộng, biết phân tích, tổng hợp tình hình một cách khách quan khoa học.
Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao cũng như là “các cuộc đấu trí tuệ”, và việc chơi Cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ Cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến... Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như Cờ vua được chơi trên toàn thế giới. 
 Nghiên cứu cho thấy, có một sự tương quan lớn giữa học chơi cờ vua và 
thành tích học tập.
Năm 2000, một nghiên cứu của các nhà giáo dục Mỹ đã phát hiện ra rằng những học sinh được hướng dẫn chơi cờ Vua đạt được thành tích học tập cao hơn đáng kể ở hầu hết các môn học.
Tại hội thảo tổng kết chương trình giáo dục “First Move”, Julie Doan – Một giáo viên lâu năm Trường Medina phát biểu: “Học sinh của tôi tập trung hơn, chắc hẳn cờ Vua đóng góp một phần không nhỏ. Trong môn toán học, những học sinh đã học cờ Vua đã có thể đọc biểu đồ và làm những bài tập với biểu bảng tốt hơn nhiều so với học sinh của tôi năm ngoái, như những học sinh năm ngoái thậm chí không thể đọc được biểu đồ trong bài học trên lớp học toán”.	
Độ tuổi 6-9 là độ tuổi mà trẻ em đang phát triển kỹ năng tư duy nhanh nhất, và cờ Vua dạy cho trẻ những kỹ năng tư duy cấp cao hơn như khả năng hình dung, phân tích và tư duy. Trong một bài phát biểu, giáo sư Kent Ferris đã nói tại trường tiểu học Lafayette (Mỹ): "Cờ Vua không thể hiện trên bảng điểm các môn học, nhưng sự tự tin, tập trung, và kỹ năng của học sinh sẽ thể hiện trong kết quả học tập ở những năm tới. Và đó là sự khác biệt" .
Như vậy, với tác dụng tích cực của môn cờ vua đem lại, thiết nghĩ cần áp dụng rộng rãi vào các trường học nói chung, các trường tiểu học nói riêng để tạo ra các hiệu ứng tích cực thúc đẩy kết quả giáo dục của trường học. Ngoài ra còn góp phần giáo dục nhân cách, bản lĩnh và kĩ năng sống cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Môn cờ vua là môn không có trong chương trình giáo dục tiểu học. Điều kiện để giáo viên nghiên cứu về cờ vua còn hạn hẹp, thời gian tổ chức tập luyện cho học sinh khó sắp xếp vì học sinh còn phải học nhiểu môn học chính khóa. Ngoài ra các giải thi đấu thường diễn ra không liên tục gây ít nhiều ảnh hưởng đến phong trào tập luyện của học sinh.
- Học sinh khối 4, 5 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm - sinh lí, tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Các em rất hiếu động thường bắt trước các thao tác của giáo viên nên khả năng tư duy và tập trung của các em chưa cao.
- Môn Cờ vua vẫn chưa được sự quan tâm cao của phụ huynh học sinh, của giáo viên và ngay cả Ban giám hiệu nhà trường. Tác dụng của việc tham gia chơi môn Cờ vua đang được đánh giá chưa cao. Chưa có quan niệm rằng môn cờ vua có mối liên hệ mật thiết, có tác dụng tích cực với các môn văn hóa khác.
- Phong trào chơi cờ vua chưa được phát triển mạnh trong đơn vị trường học vì chưa tạo được mối liên hệ giữa Ban giám hiệu, Đội thiếu niên và các đoàn thể khác trong nhà trường.
- Khi tổ chức thi đấu cờ vua giữa các khối lớp trong nhà trường, qua quan sát tôi nhận thấy các em vẫn còn những hạn chế như: 	
+ Chưa biết nguyên tắc về khai cuộc, các quân cờ triển khai lỏng lẻo, không có sự kết hợp hài hòa.
+ Chưa hiểu thế nào là Trung cuộc, các nước cờ đi còn cảm tính, chưa có sự 
tính toán. Các quân cờ chưa có các mối liên hệ, ràng buộc.
+ Chưa biết cách tàn cuộc phải kết hợp quân như thế nào, các nước tàn cuộc kém linh hoạt, chưa có chiến thuật rõ ràng. 
+ Chưa nắm vững luật trong thi đấu. Tâm lí thi đấu còn rất kém, ý chí thi đấu non nớt nên hay mắc sai lầm trong các nước đi thậm chí còn mắc các lỗi rất cơ bản.
 Tôi tiến hành khảo sát thực tế 10 em học sinh khối 4, 5 để lựa chọn đội 
tuyển bằng cách tổ chức thi đấu và quan sát thực tế đã thu được kết quả như sau:
TT
Tên bài tập
Tổng
Số
HS
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
Các kĩ năng về Khai cuộc
10
1
10
6
60
3
30
2
Các kĩ năng về trung cuộc
10
2
20
5
50
3
30
3
Các kĩ năng về tàn cuộc
10
2
20
3
30
5
50
4
Luật trong thi đấu
10
1
10
3
30
6
60
5
Tâm lí thi đấu
10
2
20
2
20
6
60
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền vận động, thành lập câu lạc bộ cờ vua.
- Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích học sinh tập luyện môn cờ vua; thành lập Câu lạc bộ cờ vua, xây dụng kế hoạch hoạt động, nội quy cho Câu lạc bộ.
- Chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh, làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh ủng hộ, khuyến khích con em mình tham gia Câu lạc bộ cờ vua.
2. Phối hợp nhịp nhàng với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm để tổ chức vận hành Câu lạc bộ. 
Một mình giáo viên dù năng động, nhiệt huyết cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ khi không có sự phối hợp hài hòa với đồng nghiệp trong công tác. Mọi kế hoạch đều phải thông qua Ban giám hiệu để có sự điều tiết kịp thời, giúp cho Câu lạc bộ có khoảng thời gian hợp lí để sinh hoạt. Phối hợp với Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm nhằm thông qua đó để tất cả học sinh đều biết và được tham gia. Tạo tinh thần hăng hái tập luyện giúp cho phong trào cờ vua phát triển mạnh mẽ. Chỉ khi phong trào mạnh thì hoạt động của Câu lạc bộ mới có hiệu quả lâu dài.
3. Lựa chọn học sinh tham gia Câu lạc bộ cờ vua.
Để học sinh tham gia thi đấu đạt kết quả tốt, tôi phải lựa chọn học sinh có nguyện vọng, có tố chất, ưa thích luyện tập môn cờ vua qua các cuộc khảo sát thi đấu giữa các lớp và áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp với từng đối tượng học sịnh và lựa chọn cách tổ chức thi đấu phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao. 
4. Lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần tập.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh mà giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần tập. Giáo viên cần bám sát kế hoạch đã vạch ra để triển khai hiệu quả ý đồ của mình, do các lí do khác nhau nếu chưa thực hiện hết kế hoạch 
cần ghi chép lại cụ thể để có kế hoạch trong các buổi tới, tuần tới.
Việc vạch ra kế hoạch cũng thuận tiện cho việc quản lí của Ban giám hiệu, thuận tiện cho việc phối hợp với các đoàn thể khác trong nhà trường. Ngoài ra thông qua kế hoạch từng tuần để phụ huynh nắm bắt được hoạt động của con em mình để kết hợp với giáo viên giúp đỡ học sinh ngoài thời gian sinh hoạt ở trường.
 Như vậy, kế hoạch tập luyện cho từng tuần là rất quan trọng. Nó giúp giáo 
viên biết thực hiện những gì trong một buổi, giúp phụ huynh học sinh giúp đỡ con em mình một cách hiệu quả hơn. Và đây cũng là cách để tạo dựng phong trào cờ vua trong nhà trường rất thiết thực.
Sau đây là kế hoạch cụ thể của một tuần cho Câu lạc bộ cờ vua trường Tiểu học Thị trấn Kim Tân – Thạch Thành.
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CỜ VUA TUẦN 4
Từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 10 năm 2015
Buổi chiều từ 16h đến 18h 20’
(Các tuần khác cũng có kế hoạch cụ thể thông qua Ban giám hiệu)
Ngày
Nội dung bồi dưỡng
Định lượng
10/10
- Tập trung học sinh phổ biến nội dung yêu cấu tập luyện
- Tập một số bài tập khai cuộc
- Tập một số bài tập trung cuộc
- Tập một số bài tập tàn cuộc
- Thi đấu đối kháng kết hợp nhắc nhở luật thi đấu
5p
 30p
 30p
 30p
 50p
12/10
- Tập trung học sinh phổ biến nội dung yêu cấu tập luyện
- Tập một số bài tập khai cuộc
- Tập một số bài tập trung cuộc
- Tập một số bài tập tàn cuộc
- Thi đấu đối kháng kết hợp nhắc nhở luật thi đấu
5p
 30p
 30p
 30p
 50p
14/10
- Tập trung học sinh phổ biến nội dung yêu cấu tập luyện
- Tập một số bài tập khai cuộc
- Tập một số bài tập trung cuộc
- Tập một số bài tập tàn cuộc
- Thi đấu đối kháng kết hợp nhắc nhở luật thi đấu
5p
 30p
 30p
 30p
 50p
16/10
- Giao lưu với câu lạc bộ Cờ vua Tiểu học Thạch Tân
- Nhắc nhở rút kinh nghiệm
 3.5h
 30p
5. Xây dựng các bài tập Khai cuộc cho học sinh tập luyện.
Đối với học sinh tiểu học thường nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên do đó việc cho các em tập luện một nội dung lặp lại nhiều lần sẽ gây nhàm chán và các em sẽ không hứng thú tập luyện nữa vì vậy tôi thường kết hợp đan xen các nội dung qua thời gian các em sẽ hình thành kĩ năng. Đối với học sinh tiểu học thì khai cuộc là gì? Khai cuộc như thế nào?... các em còn rất trừu tượng do vậy tôi yêu cầu các em phải nắm vững một số quy tắc cơ bản khi khai cuộc. Khi nắm chắc lí thuyết các quy tắc khai cuộc giáo viên tiến hành cho tập luyện, trong từng thế cờ cụ thế cần phân tích, nhắc nhở để học sinh hiểu và nhớ nhanh. 
* Các nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc:
- Bắt đầu bằng quân tốt ở vị trí trung tâm. (lưu ý con tốt ở vị trí f2 f7)
- Triển khai quân nhẹ trước, quân nặng sau. (quân nhẹ gồm tốt, ngựa, tượng. Quân nặng gồm: xe, hậu).
- Không nên chiển khai Hậu quá sớm.
- Luôn chú ý giành quyền kiểm soát vị trí trung tâm (gồm 4 ô d4,d5 và e4 e5 mở rộng gồm 16 ô). Các ô trung tâm có nhiều sự lựa chọn cho nước đi sau hơn các ô dọc biên. Nếu kiểm soát được nhiều ô trung tâm việc triển khai lối chơi sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
- Nhập thành ngay khi có thể, đưa Vua về vị trí an toàn. 
- Không nên đi quá nhiều nước Tốt trong khai cuộc.
 Muốn cho ván cờ có thế trận tốt thì phải đặc biệt chú ý huấn luyện cho học sinh các nguyên tác cơ bản của khai cuộc. Nếu khai cuộc sai các nguyên tắc trên sẽ tạo ra một thế trận không thuận lợi dẫn đến ván cờ thất bại. Đối với học sinh khối 4, 5 cần nhắc nhở các nguyên tác này qua các buổi tập để dần dần tạo thành kĩ năng trong khai cuộc. Trong quá trình hướng dẫn học sinh cần cho hoc sinh quan sát trực quan trên bàn cờ hoặc từ hình ảnh trên máy chiếu và được tập luyện lặp lại nhiều lần, như vậy học sinh dễ hình dung, nhớ lâu và hiểu bản chất vấn đề hơn.
Khai cuộc là một giai đoạn trong cờ vua, cần tuân thủ những quy tắc nhất định. Giáo viên là người phân tích cho học sinh hiểu những nguyên tắc đó. Giai đoạn này chưa xẩy ra nhưng biến cố lớn nhưng lại là giai đoạn rất quan trọng, nó đảm bảo cho các giai đoạn sau của ván cờ. Trong khai cuộc, chính các Tốt và những quân nhẹ đóng vai trò then chốt, còn các quân nặng chỉ đóng vai trò thứ yếu . Nếu bị thua nước hoặc kiểm soát được ít ô trung tâm thì ván cờ sẽ bị bé tắc. Xác định như thế, tôi đã cho học sinh tập nhiều các nước cờ trong giai đoạn khai cuộc, nhất là cho học sinh tìm hiểu kĩ các nguyên tắc khai cuộc. Khi hiểu được bản chất vấn đề, học sinh sẽ không nóng vội hoặc "ham ăn" quân như trước mà đã biết cách triển khai quân, bày binh bố trận ổn thỏa mới tiến hành tấn công đối phương. 
6. Xây dựng các bài tập Trung cuộc cho học sinh tập luyện.
Giai đoạn Trung cuộc, được coi là giai đoạn quan trọng nhất, bởi vì đó là thời kỳ đem chiến thuật ra tác dụng một cách quyết liệt với đối phương để quyết định cái giai đoạn chốt tức là giai đoạn Tàn cuộc: Thắng, bại hay hòa. Bởi vậy, vai trò của Trung cuộc được coi là rất quan trọng. Với giai đoạn trung cuộc, có rất nhiều yếu tố quan trọng được làm chuẩn đích cho cuộc tranh thủ tác chiến cả hai bên.
Giai đoạn tranh thủ về chiến thuật, tức là sự áp dụng các thế cờ hiệu lực, giai đoạn tiêu diệt các quân cờ, phá các thế cờ lợi hại của đối phương.
Là giai đoạn đánh mạnh vào các thế công, thủ của đối phương để luôn luôn hoặc áp đảo hoặc vây hãm để tiêu diệt, tranh thủ phần ưu thế cho mình.
Diệt được một quân cờ, phá được một thế cờ vững chắc của đối phương, tức là tiến gần đến uy hiếp tiêu diệt Vua của đối phương quyết thắng ván cờ.
Sự thắng, Bại, hay Hòa của một ván cờ đã được quyết định trước ở trung cuộc, vì tàn cuộc chỉ là giai đoạn kết liễu về hậu quả của trung cuộc mà thôi. Do đó, một trung cuộc bị không tốt, ít khi hy vọng chuyển bại thành thắng ở tàn cuộc được. Sự quan trọng ở trung cuộc có hai yếu tố:
- Luôn luôn ta phải hơn một, hai nước cờ.
- Hơn nước cờ, tức là tạo ưu thế và có ưu thế chiến thuật mới áp dụng được như mọi ý muốn ở đấu pháp. Hơn nước cờ là nắm thế chủ động ưu thế và kẻ sau nước cờ là bị động trước một thế cờ bén nhọn ở hiệu lực của ta. Do đó, ở trung cuộc, điều tối kỵ là đang hơn nước để bị thua nước. Vả lại, nếu khi hơn khi thua, thay đổi luôn luôn, đó cũng là sự kiện ở cái thế bị động và là điều lo ngại cho tàn cuộc. 
Trung cuộc thường thực hiện nước đi Nhập thành và mục đích chính của việc nhập thành là tạo sự an toàn cho Vua. Đối với người chơi Cờ vua giỏi thì việc khống chế, tước bỏ quyền nhập thành của đối phương để tổ chức tấn công vua giữa bàn cờ là đấu pháp chiến lược nguy hiểm nhất cho đối thủ.
Chúng ta biết rằng, cuộc tấn công trực diện vào vua là cuộc tấn công nguy hiểm nhất. Vì vậy, thông thường khi nhập thành người chơi Cờ vua đã thực hiện một nước đi với hai mục đích:
- Đưa Xe ra khỏi góc bàn cờ.
- Bảo vệ Vua vào vị trí an toàn.
Đôi khi người chơi coi thường nhập thành khi theo đuổi những tư tưởng khác, đặc biệt là những ham muốn vật chất hoặc người chơi mắc sai lầm trong khai cuộc, dẫn đến không thể nhập thành được nữa.
Nhập thành là nước đặc biệt quan trọng, không những chỉ đưa vua vào vị trí an toàn mà còn nhanh chóng phát triển lực lượng, phối hợp hành động giữa hai xe trên hàng ngang cuối. Không ít trường hợp chỉ sau một nước nhập thành, Xe đang từ góc bàn cờ bỗng ngay lập tức tham chiến. 
Vì nước đi Nhập thành là nước đi lợi hại, vừa lợi nước đi vừa đưa Vua vào 
thế được bảo vệ an toàn và giải phóng được xe ra vị trí thuận lợi hơn nên cần huấn luyện học sinh cách nhập thành và cách tấn công Vua không cho đối phương nhập thành. 
Sau đây là một số dạng cần tập cho học sinh trong giai đoạn khai cuộc. Nếu áp dụng tốt sẽ dành thượng phong trong ván cờ, hơn nữa còn tự phát triển thêm được các nước đi lợi hại khác nữa.
Dạng 1: Bài tập tấn công vua không nhập thành.
Trong thế cờ này, Trắng đã phát triển hoàn toàn lực lượng và chuẩn bị mở 
các cuộc tấn công. Trong khi Đen cần phải nhập thành để đưa Vua vào vị trí ẩn nấp an toàn. Ở đây đến lượt Trắng đi nên lợi thế hoàn toàn thuộc về bên Trắng. Song cần chọn kế hoạch chơi để biến ưu thế này thành thắng lợi.
1. Md5! Nước đi rất mạnh để chuyển Mã vào vị trí tấn công ở Trung tâm đồng thời lợi Temp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_choi_co_vua_cho_ho.doc