Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng kiến thức liên môn hóa – sinh vào bài dạy “cacbon” sách giáo khoa 11 – chương trình chuẩn

Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng kiến thức liên môn hóa – sinh vào bài dạy “cacbon” sách giáo khoa 11 – chương trình chuẩn

Kính thƣa các đồng chí, đồng nghiệp, trong chƣơng trình phổ thông, nội

dung của một số môn học lặp lại, gây ra sự lĩnh hội chồng chéo nhau về kiến thức.

Mỗi lần dạy lại phải cắp tài liệu đi hỏi giáo viên khác để làm sao có một thống nhất

hiệu quả nhất trong nội dung cần phải truyền tải đến cho học sinh. Trƣớc những

khó khăn đó của ngƣời dạy và ngƣời học, cần thiết phải đi đến một giáo án chung

cho nội dung môn học. Giúp cho trong một tiết học nhƣng học sinh sẽ lĩnh hội

đƣợc nhiều kiến thức khoa học – đó chính là “ Tích hợp liên môn trong giảng

dạy”. Nhƣng hiện nay, tích hợp liên môn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi và chƣa

mang tính thƣờng xuyên trong nhà trƣờng. Và một thực tế là chỉ nghiên cứu và thử

nghiệm nội dung này để có bài gửi Sở dự thi dạy học tích hợp liên môn của giáo

viên mà thôi.

Với bản thân tôi, trong năm học 2018 – 2019 này, tôi đƣợc ban Giám Hiệu

nhà trƣờng giao nhiệm vụ dạy 2 lớp 11A9 và 11A10. Đây là hai lớp có đầu vào lớp

10 rất yếu, hầu nhƣ kiến thức về bộ môn hóa học của các em không có. Nên rất

khó khăn cho việc dạy và học. Mỗi lần lên lớp là tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi, thiết

kế bài học theo một phƣơng pháp mới nhất, học sinh dễ học nhất và hứng thú nhất.

và với dạy học vận dụng kiến thức tích hợp liên môn luôn mang lại cho tôi kết quả

cao nhất. Trong tháng 10 năm 2018 của học kì I năm học này, nhà trƣờng THPT

Hậu Lộc IV có tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trƣờng, tôi đã dự thi và giảng dạy

tại lớp 11A10 bài “Cacbon”- chƣơng trình chuẩn có vận dụng kiến thức tích hợp

liên môn hóa học – sinh học – địa lí – lịch sử. Và kết quả đạt đƣợc rất cao. Chính

vì vậy mà tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng

kiến thức tích hợp liên môn hóa-sinh vào bài dạy “Cacbon” sách giáo khoa 11 –

chương trình chuẩn”, với mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm đến các bạn

đồng nghiệp về dạy học có sử dụng tích hợp liên môn.

Mong rằng sáng kiến kinh nghiệm sẽ mở ra “một hướng tiếp cận hiệu quả”

trong việc dạy học khi sử dụng kiến thức “ Tích hợp liên môn”.

pdf 34 trang thuychi01 7461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng kiến thức liên môn hóa – sinh vào bài dạy “cacbon” sách giáo khoa 11 – chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƢỜNG THPT HẬU LỘC IV 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TÊN ĐỀ TÀI 
MỘT HƢỚNG TIẾP CẬN MỚI KHI SỬ DỤNG KIẾN THỨC 
LIÊN MÔN HÓA – SINH VÀO BÀI DẠY “CACBON” SÁCH 
GIÁO KHOA 11 – CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN. 
Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Lý 
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc môn: Hóa học 
THANH HOÁ NĂM 2019 
2 
MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
I. Mở đầu...3 
I.1. Lí do chọn đề tài..3 
I.2. Mục đích nghiên cứu...3 
I.3. Đối tƣợng nghiên cứu..3 
I.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............3 
I.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin...3 
I.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.4 
I.4.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn học sinh tại 2 lớp 11A10,11A9...4 
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm4 
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....4 
II.2. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm4 
II.2.1. Thực trạng chung.4 
II.2.2. Thực trạng đối với giáo viên5 
II.2.3. Thực trạng đối với học sinh.5 
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...5 
II.3.1.Bản thân phải nghiên cứu thật kĩ lƣỡng bài..5 
II.3.2.Trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn...6 
II.3.3. Trao đổi với các giáo viên bộ môn liên quan đến nội dung môn học..6 
II.3.4.Chuẩn bị phiếu học tập..6 
II.3.5. Các biện pháp tổ chức thực hiện..........11 
II.3.5.1. Giáo án lên lớp..........11 
II.3.5.2. Chia nhóm học sinh..........26 
II.3.5.3. Kết hợp với kĩ thuật khăn phủ bàn trong hoạt động nhóm...................27 
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trƣờng.....27 
III.Kết luận, kiến nghị28 
III.1. Kết luận.28 
III.1.1. Kết quả nghiên cứu28 
III.1.2. Kết quả đối chứng..28 
III.1.3.Đánh giá chất lƣợng bài học...29 
III.2. Kiến nghị..........31 
III.2.1. Kiến nghị với tổ chuyên môn31 
III.2.2. Kiến nghị với nhà trƣờng..31 
III.2.3. Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo.32 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.33 
PHỤ LỤC..34 
3 
I.MỞ ĐẦU 
I.1. Lí do chọn đề tài 
 Kính thƣa các đồng chí, đồng nghiệp, trong chƣơng trình phổ thông, nội 
dung của một số môn học lặp lại, gây ra sự lĩnh hội chồng chéo nhau về kiến thức. 
Mỗi lần dạy lại phải cắp tài liệu đi hỏi giáo viên khác để làm sao có một thống nhất 
hiệu quả nhất trong nội dung cần phải truyền tải đến cho học sinh. Trƣớc những 
khó khăn đó của ngƣời dạy và ngƣời học, cần thiết phải đi đến một giáo án chung 
cho nội dung môn học. Giúp cho trong một tiết học nhƣng học sinh sẽ lĩnh hội 
đƣợc nhiều kiến thức khoa học – đó chính là “ Tích hợp liên môn trong giảng 
dạy”. Nhƣng hiện nay, tích hợp liên môn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi và chƣa 
mang tính thƣờng xuyên trong nhà trƣờng. Và một thực tế là chỉ nghiên cứu và thử 
nghiệm nội dung này để có bài gửi Sở dự thi dạy học tích hợp liên môn của giáo 
viên mà thôi. 
 Với bản thân tôi, trong năm học 2018 – 2019 này, tôi đƣợc ban Giám Hiệu 
nhà trƣờng giao nhiệm vụ dạy 2 lớp 11A9 và 11A10. Đây là hai lớp có đầu vào lớp 
10 rất yếu, hầu nhƣ kiến thức về bộ môn hóa học của các em không có. Nên rất 
khó khăn cho việc dạy và học. Mỗi lần lên lớp là tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi, thiết 
kế bài học theo một phƣơng pháp mới nhất, học sinh dễ học nhất và hứng thú nhất. 
và với dạy học vận dụng kiến thức tích hợp liên môn luôn mang lại cho tôi kết quả 
cao nhất. Trong tháng 10 năm 2018 của học kì I năm học này, nhà trƣờng THPT 
Hậu Lộc IV có tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trƣờng, tôi đã dự thi và giảng dạy 
tại lớp 11A10 bài “Cacbon”- chƣơng trình chuẩn có vận dụng kiến thức tích hợp 
liên môn hóa học – sinh học – địa lí – lịch sử. Và kết quả đạt đƣợc rất cao. Chính 
vì vậy mà tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng 
kiến thức tích hợp liên môn hóa-sinh vào bài dạy “Cacbon” sách giáo khoa 11 – 
chương trình chuẩn”, với mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm đến các bạn 
đồng nghiệp về dạy học có sử dụng tích hợp liên môn. 
 Mong rằng sáng kiến kinh nghiệm sẽ mở ra “một hướng tiếp cận hiệu quả” 
trong việc dạy học khi sử dụng kiến thức “ Tích hợp liên môn”. 
I.2. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao hiệu quả 
lĩnh hội kiến thức về cacbon và các ứng dụng của nó trong cuộc sống. Mặt khác 
sáng kiến kinh nghiệm này cũng đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới khi sử dụng tích 
hợp liên môn Hóa hoc – Sinh học – Địa lí – Lịch sử, giúp cho học sinh hiểu một 
cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các kiến thức khoa học về cacbon. Và đặc biệt là 
tránh sự chồng chéo kiến thức khi lĩnh hội các nội dung bài học. Giúp học sinh 
thay đổi tƣ duy học, và thái độ học tập cởi mở hơn, yêu thích bộ môn hóa học hơn. 
I.3. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Đối tƣợng dạy học là học sinh. 
- Lớp thực hiện: 11A10 Trƣờng THPT Hậu Lộc IV năm học 2018-2019 
I.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
I.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 
 Phƣơng pháp này thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn. 
-Thứ nhất, thu thập thông tin kiến thức từ các giáo viên bộ môn có liên quan đến 
nội dung bài “Cacbon” 
4 
-Thứ hai, thu thập thông tin góp ý từ các đồng nghiệp để xây dựng các hoạt động 
dạy học sao cho phù hợp và hay nhất. 
-Thứ ba, thu thập thông tin kiến thức từ các nguồn tài liệu: Sách giáo khoa, tài liệu 
tích hợp- liên môn. 
I.4.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn học sinh tại 2 lớp 11A10,11A9 
- Chọn mẫu điều tra: học sinh tại 2 lớp 11A10,11A9 
- Số lƣợng mẫu điều tra: Số phiếu phát ra là 82 phiếu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên 
theo nhóm đối tƣợng học sinh ( 82 học sinh lớp 11A10,11A9) 
Phƣơng pháp đánh giá theo thang “Không thích”, “ Bình thƣơng”, “Thích”, “Rất 
thích” 
I.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 
Đối với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận: Phƣơng pháp tổng 
hợp đƣợc sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp về vấn đề nghiên cứu. Các cơ sở 
lý thuyết đƣợc tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, và các kết quả nghiên cứu đã đƣợc 
công bố liên quan đến chất lƣợng bài dạy. 
 Đối với mục tiêu phân tích, đánh giá chất lƣợng bài dạy và hứng thú học 
tập của học sinh: phƣơng pháp phân tích, quan sát, và phân tích tổng hợp đƣợc sử 
dụng để phân tích các hứng thú học tập của học sinh, nhƣ: “Không thích”, “Thích”, 
“Rất thích”. Trong đó phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng để ghi nhận các hành 
vi, thái độ, sự hăng say học tập của học sinh. 
 Nhƣ vậy, sau khi tổng hợp xem có bao nhiêu học sinh “Không thích”, “ Bình 
thƣờng”, “Thích”, “Rất thích”, tổng hợp, phân loại điểm ở phiếu học tập thì sẽ 
phân tích, so sánh thái độ học tập và đi đến kết luận sự lĩnh hội kiến thức ở hai lớp 
11A10,11A9. 
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Kính thƣa các đồng chí và các đồng nghiệp, giáo viên nhƣ một ngƣời mang sứ 
mệnh truyền thụ kiến thức từ trong sách vở, từ thực tế đời sống cho học sinh, giúp 
học sinh có thể hiểu và áp dụng vào trong chính cuộc sống của mình. 
 Sau mỗi một bài dạy, là một kinh nghiệm đƣợc rút ra, tất cả làm giàu 
thêm phƣơng pháp truyền thụ cho lớp lớp học sinh từ thế hệ này đến các thế hệ 
khác. Đối với bài “Cacbon” sách giáo khoa 11 – chƣơng trình chuẩn là một ví dụ 
rất điển hình. Là một bài mà nội dung có liên quan rất nhiều đến các môn khác, 
nhƣ: Sinh học, địa lí, và cả lịch sử nữa. Vậy, nhằm liên kết các kiến thức khoa học 
của các môn học trên trong bài dạy “Cacbon” theo định hƣớng tích hợp liên môn 
(Hóa học - Sinh học - Địa lý – Lịch sử ) sẽ giảm bớt sự trùng lặp nội dung của các 
môn học; tạo điều kiện cho học sinh vận dụng, trải nghiệm hiểu rõ hơn ý nghĩa 
thực tiễn của các kiến thức hóa học và sinh học. 
II.2. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
II.2.1. Thực trạng chung 
 Kính thƣa các đồng chí, đồng nghiệp đối với bộ môn hóa học có một thực 
trạng chung đó là: Các bài dạy thƣờng theo một mô tuýt chung: “ Từ vị, trí đến cấu 
5 
tạo, rồi tính chất vật lí, sang tính chất hóa học, và cuối cùng là trạng thái tự nhiên, 
điều chế”. Nói tóm lại là rất dễ dạy đối với giáo viên, nhƣng lại rất nhàm chán đối 
với học sinh. Mà môn hóa học thƣờng liên quan đến sinh học, địa lí, có khi là cả 
lịch sử. Bài “Cacbon” là một ví dụ cho thực trạng này. 
II.2.2. Thực trạng đối với giáo viên 
 Đối với giáo viên, thực trạng lớn nhất là dạy một bài cho rất nhiều đối tƣợng 
học sinh, mà đặc biệt là học sinh có đầu vào rất thấp. Ở cấp 2 môn hóa dƣờng nhƣ 
bị lãng quên, nên thật sự rất khó khăn cho giáo viên dạy. Chính vì vậy mà cƣờng 
độ làm việc, nghiên cứu, tìm tòi các phƣơng pháp đổi mới trong giảng dạy đối với 
giáo viên tăng lên bao giờ hết. Bởi nếu cứ truyền thụ bài dạy theo lối mòn cũ thì 
học sinh cực kì nhàm chán. 
 Mặt khác, khi bài dạy môn của mình lại liên quan đến nội dung của môn học 
khác, thì hai giáo viên lại phải trao đổi sao cho thống nhất nội dung kiến thức, để 
truyền đạt cho học sinh. Và thực tế bài: “Cacbon” lại liên quan nhiều đến môn 
Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Nên bản thân tôi phải trao đổi với cả ba giáo viên bộ 
môn Sinh học, Địa lí và Lịch sử sao cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu 
sắc nhất và phải hứng thú nhất. Nên cần phải tích hợp liên môn với Sinh học, địa lí 
và cả lịch sử để cho các em tiếp thu kiến thức tốt nhất về Caccbon. 
II.2.3. Thực trạng đối với học sinh 
 Đối với học sinh hiện nay ở cấp 2, môn hóa học dƣờng nhƣ rất xa lạ với các 
em. Đây thực sự là khó khăn lớn nhất đối với học sinh. Vì lên cấp 3 các em phải 
học môn hóc học- nội dung kiến thức nối tiếp của cấp 2 mà các em đã học. Nhƣng 
thực chất các em không có khái niệm môn hóa trong đầu. Khó khăn thứ hai là đầu 
vào của các em rất thấp. Nên việc tiếp cận kiến thức của các em không hề đơn 
giản. 
 Từ những thực trạng vừa nêu ở trên, tất cả dẫn đến một hiệu quả không 
mong muốn của một ngƣời dạy học: học sinh thì uể oải, nhàm chán còn giáo viên 
thì rất buồn khi thấy thái độ không ủng hộ của ngƣời học. 
 Chính vì vậy mà để thay đổi tƣ duy của ngƣời dạy và cách học của ngƣời 
học, ngƣời giáo viên phải đổi mới phƣơng pháp dạy học,giúp học sinh học tập 
nghiêm túc đạt hiệu quả cao. Và ”Một hướng tiếp cận mới khi sử dụng kiến thức 
liên môn hóa – sinh vào bài dạy “Cacbon” Sách giáo khoa 11- chương trình 
chuẩn” là một sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp ngƣời dạy và ngƣời học đổi mới 
cách nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức. 
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
II.3.1.Bản thân phải nghiên cứu thật kĩ lƣỡng bài: 
Nghiên cứu bài kĩ thì mới tìm đƣợc phƣơng pháp hay để truyền đạt cho học sinh. 
Kết hợp tham khảo nhiều tài liệu, nhƣ: Sách giáo viên, Tài liệu chuẩn kĩ năng, kiến 
thức, Tài liệu tập huấn giáo viên về các phƣơng pháp dạy học tích cực, Tài liệu về 
đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tài liệu về tích hợp liên 
môn. Giáo viên phải nghiền ngẫm nội dung kiến thức bài dạy một cách nhuần 
nhuyễn. Và tự sắp xếp trong đầu từng hoạt động khi lên lớp mà không cần phụ 
6 
thuộc giáo án. Phân bố thời gian cho từng hoạt động một cách hợp lí để bài dạy 
hoàn hảo nhất. 
II.3.2.Trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn: 
 Trao đổi với tổ,nhóm chuyên môn để tìm ra giáo án hay nhất để truyền đạt cho 
học sinh. Đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn sẽ góp ý để bài dạy đƣợc hoàn 
thiện hơn, hiệu quả cao hơn. 
II.3.3. Trao đổi với các giáo viên bộ môn liên quan đến nội dung môn học: 
 Việc làm này rất quan trọng, thứ nhất là thống nhất đƣợc nội dung tiết dạy, thứ 
hai là sắp xếp hài hòa các hoạt động lên lớp. Có nhƣ vậy thì tiết học mới thành 
công, học sinh sẽ hứng thú hơn, lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức hơn. 
II. 3.4. Chuẩn bị của giáo viên 
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 
I. TÊN CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: 
“Cacbon và tầm quan trọng của cacbon trong đời sống” 
 (Bài 15: Cacbon – Hóa học 11 – chương trình chuẩn) 
Bài mở đầu của chƣơng III, trong chƣơng trình Hóa học 11 có bài 15: Cacbon. 
Đây là những kiến thức cơ sở quan trọng giúp học sinh hiểu đƣợc các kiến thức cơ 
bản về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nguyên tố Cacbon; Trong chƣơng trình 
môn Sinh học 10, khi học chƣơng: Thành phần hóa học của tế bào, Cacbon có vai 
trò cực kì quan trọng tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. Bởi vì Cacbon là 
thành phần chính của tất cả các chất hữu cơ. Mọi chất hữu cơ đều chứa cacbon 
trong thành phần của nó. Các hợp chất của Cacbon tạo ra nền tảng cho mọi loại 
hình sự sống trên Trái Đất và chu trình cacbon - nitơ dự trữ và tái cung cấp một số 
năng lƣợng đƣợc sản sinh từ Mặt Trời và các ngôi sao. 
Vì vậy cùng với việc sử dụng kiến thức hóa học của môn Hóa 11 với sử 
dụng kiến thức của môn Sinh 10, theo định hƣớng liên môn, chúng tôi đề nghị tích 
hợp nội dung của bài Cacbon với một số kiến thức Sinh học liên quan. Ngoài ra 
trong chủ đề còn có sử dụng kiến thức tích hợp của các môn Địa lý, Lịch sử, giáo 
dục bảo vệ môi trƣờng. nhằm liên kết các kiến thức khoa học mà học sinh lĩnh 
hội đƣợc với đời sống, lao động sản xuất. 
Việc thực hiện bài giảng: “Cacbon và tầm quan trọng của cacbon trong đời 
sống” trong môn Hóa học theo định hƣớng tích hợp liên môn (Hóa học - Sinh học - 
Địa lý – Lịch sử - GDBVMT) sẽ giảm bớt sự trùng lặp nội dung của các môn học; 
tạo điều kiện cho học sinh vận dụng, trải nghiệm hiểu rõ hơn ý nghĩa thực tiễn của 
các kiến thức hóa học và sinh học. 
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 
*Nội dung các môn học đƣợc tích hợp trong bài học: Trong giáo án dạy 
học này, giáo viên mô tả lại kiến thức, kĩ năng, thái độ của một số môn học liên 
quan đến kiến thức về “Cacbon và tầm quan trọng của cacbon trong đời sống”: 
+ Môn Hóa học: Vận dụng kiến thức của bài: Cacbon (Hóa học 11 cơ bản): 
nắm đƣợc kiến thức về Vị trí của cabon trong bảng tuần hoàn, các dạng thù hình, 
7 
tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách sản xuất 
cacbon. 
+ Môn Sinh học: Vận dụng kiến thức Chƣơng II: Thành phần hóa học của tế 
bào (sinh học 10 cơ bản): cấu tạo các hợp chất hữu cơ quan trong của tế bào: 
Cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nucleeic, ATP để thấy đƣợc vai trò quan trọng 
của Cacbon đối với sự sống. 
+ Giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: 
Có ý thức bảo vệ môi trƣờng và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi trƣờng 
và sức khỏe con ngƣời. 
+ Môn Địa lí: bản đồ địa hình vùng Quảng Ninh,Thanh Hóa, Nghệ An, (Địa 
lí 12: Địa lí địa phƣơng) xác định đƣợc vị trí phân bố của một số mỏ than và các 
khoáng vật nhƣ Canxit, Magiezit, Đôlômit ở Việt Nam, giáo dục ý thức bảo vệ 
nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc. 
+ Môn Lịch sử: qua một số sự kiện lịch sử nhƣ: Bộ đội Việt Nam chế tạo 
thành công bom Ba Càng, thuốc nổ đen ( Thuốc nổ có khói) trong chiến tranh du 
kích kháng chiến chống Pháp cứu nƣớc. 
*Vận dụng các kiến thức tích hợp liên môn trên trong bài học nhằm 
mục tiêu: 
1. Kiến thức 
Học sinh sẽ tìm hiểu ba nội dung chính: 
- Vị trí và cấu hình electron nguyên tử cacbon. 
- Tính chất vật lí, ứng dụng, trạng thái tự nhiên, sản xuất. Liên hệ 
thực tế: Vai trò và tầm quan trọng của cacbon trong đời sống. 
- Tính chất hóa học của cacbon. 
2. Kỹ năng 
+ Làm việc theo nhóm: hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, liên hệ 
thực tế, phân biệt đƣợc các dạng thù hình của cacbon. 
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn: Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng thực 
tế nhƣ: dùng mũi dao kim cƣơng cắt kính, ngộ độc khói than. 
 + Học tập tích cực và chủ đạo. 
 + Có kĩ năng xử lý và phân tích thông tin, vận dụng linh hoạt các kiến thức 
đã học để giải quyết các vấn đề. 
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp. 
3. Thái độ 
- Hứng thú trong quá trình thực hiện bài học. 
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trƣớc nhóm. 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. 
- Tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. 
- Hoạt động nhóm tích cực hiệu quả cao 
8 
4. Các năng lực hƣớng tới 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh cần có năng lực vận dụng những 
 kiến thức liên môn: Sinh học, Hoá học, Địa lí, Lịch sử, . để giải quyết các vấn 
đề bài học đặt ra. 
- Năng lực tự học và làm việc nhóm. 
- Năng lực giao tiếp. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 
- Năng lực sáng tạo. 
III. ĐỐI TƢỢNG DẠY HỌC 
- Đối tƣợng dạy học là học sinh. 
- Lớp thực hiện: 11A10 Trƣờng THPT Hậu Lộc IV 
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 
 Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn 
học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức 
cần thiết. Qua việc thực hiện chủ đề giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc 
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học 
khác để tổ chức, hƣớng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong 
môn học nhanh chóng và hiệu quả. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát 
huy khả năng tƣ duy tích cực, sáng tạo và độc lập. 
Việc kết hợp các kiến thức liên môn nhƣ Sinh học, Địa lí, Lịch sử vào môn 
Hóa học rất quan trọng, giúp cho bài học bao quát, đầy đủ ý hơn. Nhƣ vậy, qua chủ 
đề này học sinh không chỉ nắm đƣợc nội dung bài học về Cacbon mà còn thấy 
đƣợc vai trò quan trọng của Cacbon trong đời sống, giải thích đƣợc các hiện tƣợng, 
các ứng dụng của Cacbon trong thực tiễn từ đó nêu đƣợc những biện pháp thích 
hợp nhằm bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. 
 Mặt khác, việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn này tạo điều kiện gắn kết 
kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội làm 
cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. Biết vận dụng các kiến thức 
để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành 
động cho chính bản thân. 
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
*Tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin: 
- SGK và SGV Hóa học 11 hiện hành - NXB GD; SGK Sinh học 10 hiện 
hành, Địa lý 12 hiện hành. 
- Hệ thống câu hỏi vào phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, bảng phụ. 
- Tham khảo tài liệu từ một số trang Wed các tƣ liệu về Cacbon và tầm 
quan trọng của Cacbon trong đời sống. 
9 
*Thiết bị: 
- Máy tính nối mạng; Máy chiếu 
- Tranh ảnh về các dạng thù hình của Cacbon: kim cƣơng, than chì, bản đồ 
địa hình vùng Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. 
- Sơ đồ tƣ duy: bài Cacbon 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Hoàn thành các phiếu học tập mà giáo viên giao: 
* Phiếu học tập 1: (trên lớp) 
So sánh điểm khác nhau giữa 2 dạng thù hình của Cacbon thông qua 
bảng sau : 
Đặc điểm Kim cƣơng Than chì 
Cấu trúc 
Tính chất vật lí: 
- Màu sắc 
-Tính dẫn điện, dẫn nhiệt 
- Độ cứng 
10 
* Phiếu học tập số 2 (ở nhà): 
1 - Tìm hiểu, kể tên các khoáng vật chứa cacbon mà em biết, nêu công thức 
hóa học của các khoáng vật đó. 
2 - Thu thập các thông tin về mỏ than antraxit ở Quảng Ninh, mỏ than 
 nhỏ hơn ở Thanh Hóa và Nghệ An, từ đó đề xuất các biện pháp khai thác và sử 
dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí ở Việt Nam, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
* Phiếu học tập 3: (trên lớp) 
PHIẾU HỌC TẬP 3: Tính chất hóa học của Cacbon 
 Họ tên:..Nhóm:Lớp:11A10 
Hãy hoàn thành các phƣơng trình hóa học , xác định sự thay đổi số oxi 
hóa của C và đọc tên sản phẩm tạo thành trong các phản ứng sau đây: 
1. C + O2 
ot  
 2. C+ H2SO4(đ) 
ot  
 3. C + CuO 
ot .. 
 4. C + H2 
ot  
5. C + Al 
ot  
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 PHÂN CÔNG 
TT NỘI DUNG THỰC HIỆN 
1 
Phần I: Vị trí, cấu hình electron nguyên 
tử của Cacbon 
Nguyễn Thị Lý 
2 
Phần II: Tính chất vật lí, ứng dụng, 
trạng thái tự nhiên, sản xuất. 
* Liên hệ thực tế: Vai trò và ứng dụng 
của cacbon trong đời sống. 
Nguyễn Thị Lý 
Trần Thị Nhung 
3 
III. Tính chất hóa học và liên hệ thực tế 
Nguyễn Thị Lý 
11 
II. 3.5. Các biện pháp tổ chức thực hiện. 
II.3.5.1. Giáo án lên lớp 
Hoạt động 1: Vào bài 
Phƣơng pháp: Nêu vấn đề 
Thời gian: 2 phút 
Thƣa tất cả các em, chúng ta thƣờng nghe trên các thông tin đại chúng về 
một vấn đề mà toàn cầu đang rất quan tâm đó là việc trái đất của chúng ta đang 
nóng dần lên. Và một trong những nguyên nhân đó chính là hiệu ứng nhà kính. 
Hiệu ứng nhà

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_huong_tiep_can_moi_khi_su_dung_kien_thuc_lien_mon_hoa_si.pdf