Kinh nghiệm lồng ghép tuyên truyền “nói không với thực phẩm bẩn” vào bài 27 (Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật) - Sinh học 10 cơ bản
Đại biểu quốc hội Trần Ngọc Doanh đoàn Hải Phòng từng thốt lên:
“Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”
Thực phẩm như rau, quả, trứng, thịt, cá, bánh các loại,. là nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người. Mỗi ngày các gia đình đều phải tiêu thụ một lượng thực phẩm nhất định làm thức ăn để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho mọi người thân. Phần thực phẩm tự sản xuất hoặc không thể sản xuất được hoặc không thể cung cấp đủ, nên mỗi gia đình phải đi mua một lượng không nhỏ trên thị trường. Mặc dù ai đi mua thực phẩm đều thắc mắc, hoang mang lo ngại và đặt ra hoàng loạt các câu hỏi như: thực phẩm đó có “sạch” không, có chứa chất bảo quản độc hại không, có nhiễm thuốc hóa học bảo vệ thực vât, chất kích thích sinh trưởng không? nguồn gốc từ đâu? Dẫu đặt ra hàng loạt các câu hỏi nhưng ai cũng mua về để làm thức ăn hàng ngày của gia đình, phó mặc sức khỏe và tính mạng của mình, người thân cho số phận.
Ngày nay, khi kinh tế mỗi gia đình phát triển khiến nhu cầu của con người càng ngày càng cao. Không còn chỉ tiêu “ăn no, mặc ấm” nữa mà lại trở thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người nhận thức rõ và có trách nhiệm.
MỤC LỤC A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 III. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 B. Nội dung I. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 II. Thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay ........................................................... 5 III. Giải quyết vấn đề .......................................................................................7 1. Lồng ghép tuyên truyền “nói không với thực phẩm bẩn” vào bài 27 ........ 7 2. Giáo án có nội dung lồng ghép tuyên truyền “Nói không với thực phẩm bẩn” .......................................................................................................... 14 IV. Hiệu quả ................................................................................................. 19 C. Kết luận, kiến nghị ...................................................................................... 20 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. Đại biểu quốc hội Trần Ngọc Doanh đoàn Hải Phòng từng thốt lên: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế” Thực phẩm như rau, quả, trứng, thịt, cá, bánh các loại,... là nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người. Mỗi ngày các gia đình đều phải tiêu thụ một lượng thực phẩm nhất định làm thức ăn để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho mọi người thân. Phần thực phẩm tự sản xuất hoặc không thể sản xuất được hoặc không thể cung cấp đủ, nên mỗi gia đình phải đi mua một lượng không nhỏ trên thị trường. Mặc dù ai đi mua thực phẩm đều thắc mắc, hoang mang lo ngại và đặt ra hoàng loạt các câu hỏi như: thực phẩm đó có “sạch” không, có chứa chất bảo quản độc hại không, có nhiễm thuốc hóa học bảo vệ thực vât, chất kích thích sinh trưởng không? nguồn gốc từ đâu? Dẫu đặt ra hàng loạt các câu hỏi nhưng ai cũng mua về để làm thức ăn hàng ngày của gia đình, phó mặc sức khỏe và tính mạng của mình, người thân cho số phận. Ngày nay, khi kinh tế mỗi gia đình phát triển khiến nhu cầu của con người càng ngày càng cao. Không còn chỉ tiêu “ăn no, mặc ấm” nữa mà lại trở thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người nhận thức rõ và có trách nhiệm. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, thởi kì kinh tế thị trường đồng tiền đã khiến con người trở nên hẹp hòi, tham lợi, ích kỉ và tàn nhẫn như: Vẫn thấy nhiều hình ảnh rau sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu sau 2 – 3 ngày phun là hái đem bán; giò chả sử dụng hàn the; măng tẩm lưu huỳnh sau đó sấy khô; thịt lợn chứa chất tạo nạc Sanbutamol; phẩm màu công nghiệp sử dụng để sản xuất bánh kẹo, đồ uống, giải khát các loại; thịt ôi thiu do vi sinh vật xâm nhiễm... đều là những thực phẩm gây ngộ độc, gây bệnh tật có hại cho sức khỏe, nguy hiểm đến cả tính mạng của con người nhưng ít người chú ý đến chất lượng của các thực phẩm này, vẫn được tung ra bán trên thị trường. Người tiêu dùng cũng không thể nhận biết được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn theo các phương pháp thông thường được. Vì vậy thực phẩm sạch hay còn gọi thực phẩm an toàn là gì? Thực phẩm bẩn là gì? Tác hại của thực phẩm bẩn với sức khỏe con người như thế nào? Tác nhân và nguyên nhân thức phẩm nhiễm bẩn do đâu? Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... phải được thường xuyên tuyên truyền đến người sản xuất, các doanh nghiệp, xí nghiệp, người kinh doanh thực phẩm đến người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức, nhận thức, đánh thức lương tâm của mỗi người giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe của con người trong xã hội. Nhà nước ta, các cấp các ngành cũng đã có chế tài về thực phẩm nhằm nêu cao tinh thần nói không với thực phẩm bẩn. Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương, các phương tiện truyền thông cũng đã có chuyên mục nói không với thực phẩm bẩn. Với tôi, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường THPT Thọ Xuân 5. Tôi thấy trong chương trình sinh học 10 (cơ bản) phần sinh học vi sinh vật cung cấp các kiến thức liên quan đến thực phẩm. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật. Vi sinh vật lấy dinh dưỡng sống từ rau, quả, thịt, cá... kí sinh ở thực phẩm đó, ngoài làm chất lượng sản phẩm không giữ được độ dinh dưỡng như ban đầu, còn có vi sinh vật gây bệnh đối với con người. Đồng thời chúng ta cũng biết được vi sinh vật sẽ bị ức chế sinh trưởng bởi một số hóa chất và các yết tố vật lí. Những kiến thức đó thuận lợi cho việc tuyên truyền “ nói không với thực phẩm bẩn”. Nên có thể hướng các em học sinh đến với các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, học sinh THPT là đối tượng kế cận của xã hội hiện tại và tương lai, khi các em được tiếp cận với vấn đề này các em sẽ nhận thức tốt và hành động đúng trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe của bản thân các em, người thân và người tiêu dùng trong xã hội. Các em cũng sẽ là người đi đầu nêu cao khẩu hiệu : “ Nói không với thực phẩm bẩn”. Qua kinh nghiệm giảng dạy môn sinh học 10 năm học 2015 – 2016 này, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: Kinh nghiệm lồng ghép tuyên truyền “nói không với thực phẩm bẩn” vào bài 27 (Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật) - Sinh học 10 cơ bản. II. Mục đích nghiên cứu Bằng phương pháp lồng ghép kiến thức về “nói không với thực phẩm bẩn” vào bài học để học sinh hứng thú học tập hơn. Giáo dục ý thức cho các em về biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trong đó có bản thân các em, người thân. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 10 trường THPT Thọ Xuân 5, cụ thể - 37 học sinh lớp 10B1 - 42 học sinh lớp 10B2 IV. Phương pháp nghiên cứu Đề hoàn thành được đề tài này tôi đã kết hợp các phương pháp sau: Nghiên cứu trên Internet SGK sinh học 10 cơ bản và nâng cao, SGV sinh học 10 Phương pháp điều tra đánh giá Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp xây dựng cơ sở lí luận. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ “THỰC PHẨM BẨN, NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN” Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người duy trì sự sống và lao động. Nhưng cũng chính thực phẩm có thể là nguồn gây ngộ độc, gây bệnh tật hiểm nghèo cho con người nếu như ý thức từ người sản xuất, kinh doanh cho đến người tiêu dùng không tuân thủ đúng quy trình của các biện pháp vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm. Thực phẩm cũng là nguồn dinh dưỡng và chứa các yếu tố sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh. Khi chúng ta ăn thức ăn đó thì sẽ nhiễm các bệnh do chúng gây ra. Đó là những thực phẩm bẩn Thực tế thực phẩm bẩn ( là thực phẩm không an toàn) cần phải hiểu: là thực phẩm chứa mầm bệnh (như vi sinh vật hoặc độc tố của nó, hóa chất độc, phóng xạ hoặc vật lạ...) gây hại đến sức khỏe và tính mạng của con người hay nói cách khác là gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm an toàn: là những thực phẩm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người, không gây ngộ độc, không gây bệnh tật cho con người, hay hiểu cách khác là thực phẩm sạch (thực phẩm không chứa không chứa vi sinh vật gây bệnh, không chứa độc tố gây bệnh, hóa chất độc hại tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của con người). Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị bán hoặc ăn theo mục đích sử dụng. Thực phẩm sạch là những thực phẩm chứa phụ gia, hóa chất, phóng xạ, độc tố... nằm trong mục danh sách cho phép sử dụng trong thực phẩm và không chứa các chất trong danh mục cấm sử dụng ví dụ như: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên kháng sinh, hóa chất 1 Carbuterol 2 Cimaterol 3 Clenbuterol 4 Chloramphenicol 5 Diethylstilbestrol (DES) 6 Dimetridazole 7 Fenoterol 8 Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran 9 Isoxuprin 10 Methyl-testosterone 11 Metronidazole 12 19 Nor-testosterone 13 Ractopamine 14 Salbutamol 15 Terbutaline 16 Stilbenes 17 Trenbolone 18 Zeranol 19 Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg) 20 Bacitracin Zn 21 Carbadox 22 Olaquidox Ví dụ chất Sanbutamol có trong thịt lợn có thể khiến con người bị nhiễm độc, gây rối loạn tiêu hoá, tuần hoàn, thậm chí ảnh hưởng cả đến tính mạng con người. Như vậy: + Thực phẩm bẩn là tên gọi gần đây của người tiêu dùng về thực phẩm có chứa hoặc là hóa chất tồn dư trong quá trình sản xuất, bảo quản hoặc là nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến. Các nguy cơ của thực phẩm bẩn đến sức khỏe đã tương đối rõ ràng như nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm độc - gây ngộ độc cấp. Gần đây vấn đề nổi trội là thực phẩm bẩn có khả năng gây ung thư. + Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. + “ Nói không với thực phẩm bẩn” là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng biện pháp phòng tránh gây nhiễm bẩn thực phẩm, biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm. II. THỰC TRẠNG THỰC PHẨM BẨN HIỆN NAY Vào ngày 21/12/2015: Đội cảnh sát môi trường công an thành phố Thanh Hóa và Đội quản lý thị trường số 1 vừa bắt giữ và tiêu hủy gần 1 tấn bì lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vào 10 giờ sáng ngày 3/3/2016, tại đường Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, đội Cảnh sát môi trường, công an TPTH phối hợp với đội Quản lý thị trường số 16, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, bắt giữ xe khách đang vận chuyển thịt xay, bì lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đem đi tiêu thụ. Vào ngày 10/3/2015 – TTV. Đội cảnh sát cơ động 113 (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hoá) vừa kiểm tra, phát hiện và thu giữ 150 kg bì lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ bàn giao cho Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục quản lý thị trường tỉnh xử lý. Thực phẩm bẩn là hiện tượng phổ biến đang diễn ra hàng ngày thịt lợn chứa chất tạo nạc, rau có thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, thuốc kích thích, nước mắm từ cá thối rữa, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc, đang phân hủy vẫn đem bán ra thị trường v.v... vấn đề này không lạ lẫm với bất kì ai. Bất cứ người nào khi mua thực phẩm cũng đều hoang mang lo ngại thực phẩm có sạch không? nguồn gốc từ đâu? Nhưng cho đến nay tác động tiêu cực của thực phẩm bẩn đã đến mức báo động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng con người như gây ngộ độc, tiêu chảy, bệnh, tật, ung thư, thậm chí gây tử vong nhiều ... tất cả có tấc động không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm toàn cầu có khoảng 40 triệu ca ngộ độc. Một nửa số ca tử vong do có liên quan đến thực phẩm bẩn. Ở các nước đang phát triển thực phẩm kém vệ sinh gây tử vong cho khoảng 2,2 triệu người mỗi năm, trong đó hầu hết là trẻ em. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó chủ tịch kiêm tổng thư kí tổ chức và bảo vệ người tiêu dùng) nhận định: Thực phẩm bẩn là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư... ở nước ta hiện nay. Thực tế thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chế biến hay nói cách khác từ khi nuôi, trồng đến bàn ăn thì ở mỗi công đoạn vì ham lợi nhuận con người đã bất chấp cả tính mạng của người tiêu dùng, pháp luật nhà nước vẫn hàng ngày sử dụng thuốc trừ sâu hóa học không hợp lí, thuốc kích thích sinh trưởng, chất phụ gia, phẩm màu... để làm bắt mắt các sản phẩm, đành lừa con mắt và tâm lí người tiêu dùng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi và độc ác dã man hơn rất nhiều lần so với trí tưởng tượng của người tiêu dùng. Còn người tiêu dùng hàng ngày vẫn phải ăn để sống và lao động, họ vẫn phải mua rau, thịt, trứng... cho dù vẫn hoang mang lo ngại, nhưng vì bộn bề lo toan công việc họ tặc lưỡi mua nhanh, làm nhanh để ăn. Đến khi mắc bệnh ngộ độc, chóng mặt, buồn nôn, ỉa chảy... có khi bị kết luận ung thư họ mới nghĩ lại do ăn rau chứa thuốc trừ sâu, rau, quả chứa chất kích thích, thịt bị ôi, chứa chất tạo nạc... Nhưng chính họ cũng không biết làm thế nào để phân biệt được thực phẩm đó là sạch hay bẩn, vì không thể phân biệt được bằng mắt thường mà chủ yếu họ đặt lòng tin vào người sản suất, người buôn bán. Nhưng thực tế người Việt hiện nay đang tự đầu độc người Việt, đầu độc đồng bào của mình bằng chính thực phẩm họ sản xuất ra. Trong khi các cơ quan, Nhà nước ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, chất tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Cuộc chiến “Nói không với thực phẩm bẩn” là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ lâu dài các các cấp, các ngành và sự đồng tâm hợp sức tẩy chay thực phẩm bẩn của người tiêu dùng. Như vậy vì sức khỏe của cộng đồng, vì thế hệ người Việt Nam khỏe mạnh mà người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch. Nhưng trước hết chúng ta phải bảo vệ chính mình trước. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Lồng ghép tuyên truyền “nói không với thực phẩm bẩn” vào bài 27 (các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật) - sinh học 10 cơ bản 1.1. Mục tiêu dạy – học. a. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Nêu được một số ứng dụng mà con ngườ đã sử dụng các yếu tố lí học và hóa học để khống chế vi sinh vật. - Nêu được nguyên nhân, tác nhân gây nhiễm thực phẩm, tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe của con người. b. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Phân biệt được ảnh hưởng của từng yếu tố lí - hoá tác động đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Biết cách giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Giáo dục ý thức và hành động đúng bảo vệ môi trường sống. c. Thái độ: - Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc. - Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học. - Giáo dục cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất nhằm khống chế các vi sinh vật có hại. - Nhận thức cao khẩu hiệu “ Nói không với thực phẩm bẩn” 2.2. Ý nghĩa của bài học: - Quá trình dạy học lồng ghép làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, sinh động tạo cho học sinh lòng hăng say, yêu công việc đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh. - Củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Thông qua đó kiến thức học sinh thu nhận được sâu sắc hơn và có liên hệ tốt với thực tiễn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nâng cao nhận thức của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó các em trở thành một kênh tuyên truyên viên tích cực cho người thân và người mọi người xung quanh. Đặc biệt là những cơ sở sản xuất, buôn bán, kinh doanh các loại thực phẩm. Để mỗi người trong xã hội hiện đại của chúng ta trở thành người sản xuất, buôn bán và là người tiêu dùng thông minh trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, sử dụng thực phẩm hợp lí và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. - Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống sinh hoạt để đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp các kiến thức về thực phẩm bẩn, nói không với thực phẩm bẩn vào trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Sinh học 10. 1.3. Phương tiện dạy học. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản Máy tính, máy chiếu. Chuẩn bị 1 số hóa chất hoặc tranh ảnh về các chất hóa học là các chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và chất ức chế(diệt) vi sinh vật. Nước oxi già, cồn, iot, pheenol, clo,... Tranh ảnh và video về thực trạng sử dụng thực phẩm ở nước ta hiện nay 1.4. Phương pháp giảng dạy. Quan sát trực quan kết hợp với đặt vấn đề và hoạt động thảo luận nhóm. 1.5. Nội dung lồng ghép tuyên truyền “ Nói không với thực phẩm bẩn” Hoạt động I: Sau khi tìm hiểu các chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Giáo viên (GV) đưa một số hình ảnh nói về thực phẩm bẩn minh họa lồng ghép vào bài 27 như: Thịt lợn ruồi đậu đen kịt, thịt lợn chứa chất tạo nạc Salbutamol, phun thuốc kích thích sinh trưởng lên rau, ngâm chuối vào thuốc trừ cỏ sau đó ủ chín bán cho người tiêu dùng, ... Thịt lợn để ruồi đậu đen Phun thuốc HH BVTV Ngâm chuối bằng thuốc trừ cỏ Khu sinh hoạt của một gia đình Quả bán canh bì rác tại cổng chợ Lam Sơn Sau đó GV đật vấn đề, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm học tập giải quyết : Câu hỏi 1: Theo các em hiểu như thế nào là thực phẩm bẩn? Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào gây nhiễm bẩn thực phẩm ? Tác nhân nào gây ra? Câu hỏi 3: Tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe và tính mạng con người. Câu hỏi 4: Một số biện pháp tránh gây nhiễm bẩn thực phẩm: “ Nói không với thực phẩm bẩn ”. * GV hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức các chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật và các yếu tố vật lí như (Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu) thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Trả lời các câu hỏi 1,2,3, Theo kiến thức sách giáo khoa, theo thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng thì: a. Tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm - Vi sinh vật gây bệnh và độc tố của chúng. - Hóa chất bảo vệ thực vật: Tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống mốc, chống mối, mọt. - Phẩm màu, phụ gia, chất bảo quản chống thối rửa, chất kích thích sinh trưởng, chất tăng trong, chất tạo nạc Salbutamol, ... - Phóng xạ, vật lạ. b. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm Có nhiều lý do khác nhau khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn nhưng chủ yếu là do hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của con người, ham lợi nhuận, tâm lí ham rẻ của người tiêu dùng. Và được chia thành các nhóm nguyên nhân sau: * Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực - Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. - Thức ăn chăn nuôi và nguồn nước bị nhiễm bẩn khiến cho thực phẩm từ gia súc, gia cầm, thủy sản sống chứa chất tồn dư như kháng sinh, chất hóa học độc hại, vi sinh gây bệnh. - Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. - Thực phẩm chế biến sẵn lấy nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn, sử dụng chất phụ gia không cho phép hoặc cho phép nhưng vượt quá giá trị cho phép. * Do quá trình chế biến không đúng, thiếu vệ sinh - Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. Hoặc do không rửa tay tr
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_long_ghep_tuyen_truyen_noi_khong_voi_thuc_pham_b.doc
- Bìa Linh.doc