Kinh nghiệm dạy bài tích hợp liên môn trong bài viết bài tập làm văn số 5: Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ngữ văn lớp 10

Kinh nghiệm dạy bài tích hợp liên môn trong bài viết bài tập làm văn số 5: Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ngữ văn lớp 10

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên Kiểm tra, đánh giá học sinh (HS) là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểm tra, đánh giá (KTĐG), bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa hướng đến đánh giá năng lực HS. Trong bài viết này, tôi xin đề cập đến đổi mới KTĐG KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10 đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng KTĐG, góp phần nâng cao chất lượng cho dạy và học của trường ta hiện nay.

doc 22 trang thuychi01 8261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm dạy bài tích hợp liên môn trong bài viết bài tập làm văn số 5: Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10
1.MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên Kiểm tra, đánh giá học sinh (HS) là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểm tra, đánh giá (KTĐG), bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa hướng đến đánh giá năng lực HS. Trong bài viết này, tôi xin đề cập đến đổi mới KTĐG KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10 đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng KTĐG, góp phần nâng cao chất lượng cho dạy và học của trường ta hiện nay.
Kiểm tra: trong Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý giải thích KT là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, KT là tra xét, xem xét, là soát xét lại công việc. KT là xem xét tình hình thực tế để ĐG và nhận xét. Theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc ĐG. Một số nhà khoa học GD cho rằng: KT với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để ĐG và nhận xét.
 Đánh giá: là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý, ĐG là nhận xét bình phẩm về giá trị.
Quy định của Luật GD: Khoản 1, điều 6 của Luật Giáo dục năm 2005, nêu rõ: “Chương trình GD thể hiện mục tiêu GD; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GD, PP và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và sự hứng thú trong tiết học.
- Góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cách thức lập luận trong bài văn nghị luận của học sinh.
- Giáo dưỡng học sinh vào việc trau dồi đức và tài để sống tốt, sống đẹp, sống có ý nghĩa trong tương lai.
- Cung cấp nhưng ti thức cơ bản về bài Hiền tài là nguyễn khí của quốc gia.
 Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả.). Nếu như khi đi vào tiếp nhận tác phẩm này, không chú ý đến những đặc điểm trên của thể loại văn bia, chúng ta rất dễ sa vào việc phân tích tác phẩm theo thi pháp truyện ngắn hiện đại, sẽ làm mất đi cái hồn riêng của tác phẩm. Chính vì vậy, theo chúng tôi ,trong quá trình "giải mã" tác phẩm, ta nên chú trọng đến đặc trưng thi pháp của thể loại kí. Có như vậy, ta mới gọi ra được cái hồn riêng của tác phẩm.Vì vậy là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường tôi cũng mạo muội đề xuất một số vấn đề và xin chọn đề tài này để nghiên cứu.Vậy qua nghiên cứu các vấn đề trên và dựa trên cơ sở hiểu biết về vấn đề đề xuất cách ra đề KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10
1.3. ĐỐI TƯỢNG 
* Đối tương nghiên cứu :Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, đáng phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết học sinh cảm thấy khá khó khăn. 
     Đối tượng dạy học của dự án là  học sinh.
     Số lượng: 84 em.
    Số lớp thực hiện: 2.
    Khối lớp: 10
* Phạm vi nghiên cứu: BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10
1.4 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương thức đánh giá không chú trọng yêu cầu học thuộc, nhớ máy móc, nói đúng và đầy đủ những điều thầy, cô đã dạy mà coi trọng ý kiến và cách giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động viên những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa; tôn trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập luận giàu sức thuyết phục 
Muốn thế đề thi và đáp án cần theo hướng mở; với những yêu cầu và mức độ phù hợp; tránh cả hai khuynh hướng cực đoan: “đóng” một cách cứng nhắc, máy móc, làm thui chột sự sáng tạo và “mở” một cách tùy tiện “ không biên giới”, phi thẩm mỹ, phản giáo dục
 2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn học nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn, tinh tế hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy làm người và dạy mở mang trí tuệ.
Trong quá tình dạy văn cần xác định học sinh là trung tâm, là chủ thể cảm thụ. Giáo viên không được cảm nhận thay thế mà chỉ là người định hướng, chỉ đường cho các em đi khám phá tác phẩm. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từu công việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng đường, nhiều con đường đó, người giáo viên có vai tròi khơi nguồn tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của giáo viên. Hay nói đúng hơn đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm trong quá trình dạy văn.
2. 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thực tế giảng dạy hai lớp 10Cvà 10D kết hợp trao đổi chuyên môn, dự giờ trong tổ về việc ra đề, xây dựng đáp án và làm bài văn của học sinh, tôi rút ra được những vấn đề sau:
Nhìn chung, các vấn đề về xã hội và văn chương rất phong phú nhưng để có những dạng đề hay khơi gợi sự hứng thú cho học sinh thì còn nhiều hạn chế. Điều dể nhìn thấy nhất là đề bài và đáp án còn chung chung, đơn điệu, mang tính công vụ hình thức, đầu tư chưa cao. Từ đó dẫn đến thực trạng là việc cho điểm còn rộng dể dãi, điểm trung bình chiếm trên 90%, điểm khá giỏi ít và điểm yếu kém lại càng hạn chế hơn, chưa đánh giá chính xác phân loại được học sinh. Bài viết của học sinh thường rơi vào tình trạng khô khan, viết các ý chung chung, diễn đạt rời rạc, lủng củng, lộn xộn. Người chấm thường gặp các bài na ná như nhau, nhàm chán thiếu sáng tạo. một phần nữa là do vốn kiến thức của một bộ phận học sinh còn nghèo nàn nên trình bày cách hiểu sáo mòn công thức thậm chí là sai lệch một cách tai hại. Số học sinh này kỹ năng diễn đạt yếu nên bài văn hệ thống lộn xộn, bố cục không rõ ràng. Giáo viên còn lúng túng trong việc ra đề vì thiếu một “cơ chế mở” trong khi yêu cầu của ngành học và người học ngày càng cao và yêu cầu đổi mới. Điều đó lý giải vì sao mà học sinh nhiều em không thích học môn văn học.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 10. 
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. 
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Thiết bị dạy học , học liệu :
 Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Sầm Sơn .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của thị xã Sầm Sơn .
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thị xã.
*Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
2. 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Ra đề, xây dựng đáp án và viết văn đòi hỏi giáo viên vừa có kiến thức sâu rộng vừa có kinh nghiệm ra đề hay có ý nghĩa xã hội và nhân văn, khơi gợi sự hứng thú cho học sinh, tránh khô cứng giáo điều. Xây dựng đáp án chi thiết, khoa học có hướng mở để phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh và còn để phân loại học sinh. Làm được điều này rất cần sự tâm huyết yêu nghề của giáo viên, luôn đào sâu nguồn tri thức để có những đề hay cho học sinh.
Sau đây là một số đề bài:
Đề 1: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh địa phương.
 Đề 2: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống địa phương.
Đề 3: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một đặc sản của địa phương
Căn cứ vào thực trạng trên, để làm bài tập số 5 đạt hiệu quả. Tôi xin nêu ra một số giải pháp sau: 
* Giải Pháp: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của thông tin khoa học, kĩ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Do vậy, chúng ta cần phải dạy học sinh phương pháp học và chủ động lĩnh hội kiến thức. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Khi học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên.
Vấn đề phát triển ý thức tự học cho HS ở trường THPT là một quá trình liên tục từ việc tự học bài đã học trên lớp, tự học cả bài mới trước khi đến lớp, tự học cả trong tiết học có hướng dẫn của giáo viên .
* . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử : nguồn gốc, lịch sử đấu tranh
- Ngữ văn : sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; 
- Địa lí : vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế; 
- Giáo dục công dân : lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
Viết các ý chính : Tìm hiểu -> Lập dàn ý -> Viết thành bài văn.
 	Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di sản văn hóa hết sức có giá trị. Là vùng đất địa linh đầu miền Trung, trên tuyến đường xuyên Việt, một vị trí địa lý thuận lợi để du khách dừng chân, hơn thế Thanh Hóa còn là cái nôi của nền văn minh sông Mã. Sầm Sơn! Vùng đất có núi, sông, ruộng đồng, biển cả. Cảnh sắc như một bức tranh thiên nhiên hài hòa, giàu tiềm năng lợi thế; gắn liền những di tích – danh thắng đậm tính nhân văn, với truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời; từ lâu đã trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách bốn phương và bạn bè quốc tế.
 Vài nét về quê hương Sầm Sơn
TỔNG QUAN VỀ SẦM SƠN
 I - CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thị xã Sầm Sơn có 5 đơn vị hành chính, gồm 04 phường và 01 xã với tổng diện tích tự nhiên gần 17,9 km2, dân số năm 2010 là 62.550 người, chiếm 0,16% diện tích và 1,68% dân số tỉnh Thanh Hoá.
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Sầm Sơn có những điểm nổi bật sau:
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Sầm Sơn chia thành 4 vùng rõ rệt.
* Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Đây là vùng đất trũng, cốt trung bình từ 0,5 - 1,5 mét. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đang được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hải sản, trồng sen...
* Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam Sông Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng 1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha.
* Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.
* Vùng núi. Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho du lịch cắm trại, vui chơi giải trí...
Nền địa chất của Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải của đất cao, đạt từ 1 - 2 kg/cm2, riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm2, rất tốt cho xây dựng các công trình.
1.2. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
 Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 25oC, tháng nóng nhất nhiệt độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC. Tổng tích ôn cả nămkhoảng 8.6000C; số giờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46 giờ.
Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm. Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ.
Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đông thì ngược lại xuống lúc 6 - 9 giờ là lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 mét, cao nhất đạt 2 - 2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.
Tóm lại, khí hậu ở Sầm Sơn tuy có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng và phù hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
2. Các tài nguyên thiên nhiên chính
2.1. Tài nguyên du lịch là ưu thế nổi trội nhất của Sầm Sơn
 Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh
* Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước
Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành... rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển
Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
* Về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm:
SẦM SƠN DI TÍCH - DANH THẮNG VÀ LỄ HỘI
SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH LAM, THẮNG CẢNH THỊ XÃ SẦM SƠN.
Thị xã Sầm Sơn có diện tích 18 km2 với 17 Di tích – Danh lam được phân bố đều ở 5 xã phường.
 1. Đền Độc cước :
Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ vị Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng thờ 4 mùa cúng tế. Nơi đây còn là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống Bánh Chưng – Bánh Dày hàng năm vào ngày 12 tháng 5 âm lịch. Di tích đã được Bộ Văn hoá TT xếp hạng năm 1962.
2. Đền Cô Tiên:
Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ. Truyền thuyết xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi đi. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy Anh chàng nghèo khó mà tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả thì Đền Cô Tiên - Thị xã Sầm Sơn Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện đã chạy chữa bằng thuốc lá nam 

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_bai_tich_hop_lien_mon_trong_bai_viet_bai_tap.doc