Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11 - CB

Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11 - CB

Đất nước của chúng ta đang trong xu thế phát triển và hội nhập trên phạm vi toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho ngành Giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để tạo ra những người lao động đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Vật lí là môn khoa học giúp học sinh nắm được quy luật vận động của thế giới vật chất và cũng là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Thông qua việc giải các bài tập vật lí dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập vật lí đặt ra học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá .để giải quyết vấn đề do đó tư duy của học sinh có điều kiện để phát triển. Vì vậy có thể nói bài tập vật lí là một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn trong cuộc sống. Khi giải bài tập định tính đòi hỏi học sinh phân tích được bản chất của hiện tượng, khi giải bài tập định lượng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy tìm tòi hướng đi ngắn gọn khả năng tính toán nhờ đó mà giáo viên thấy rõ mức độ lĩnh hội của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề và giải thích được những tình huống trong đời sống. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-CB.

 

doc 20 trang thuychi01 8674
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11 - CB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước của chúng ta đang trong xu thế phát triển và hội nhập trên phạm vi toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho ngành Giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để tạo ra những người lao động đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 
Vật lí là môn khoa học giúp học sinh nắm được quy luật vận động của thế giới vật chất và cũng là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Thông qua việc giải các bài tập vật lí dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập vật lí đặt ra học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá ..để giải quyết vấn đề do đó tư duy của học sinh có điều kiện để phát triển. Vì vậy có thể nói bài tập vật lí là một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn trong cuộc sống. Khi giải bài tập định tính đòi hỏi học sinh phân tích được bản chất của hiện tượng, khi giải bài tập định lượng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy tìm tòi hướng đi ngắn gọn khả năng tính toán nhờ đó mà giáo viên thấy rõ mức độ lĩnh hội của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề và giải thích được những tình huống trong đời sống. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh thông qua chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-CB.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Xây dựng, khai thác và sử dụng bài tập trong việc phát huy năng lực , sáng tạo của học sinh khi dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 + Nghiên cứu lí luận về bài tập trong dạy học.
 + Dạy học Vật lý ở trường THPT
 + Học sinh lớp 11 chương trình cơ bản.
 + Xây dựng qui trình giảng dạy với bài tập trong việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
 + Dạy bài tập chương “Khúc xạ ánh sáng” lớp 11-CB ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.	
- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học, các tài liệu liên quan đến việc kích thích hứng thú học tập bồi dưỡng tư duy Vật lí, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực của học sinh 
- Nội dung chương trình Vật lí THPT hiện hành, sách GK, sách bài tập, sách tham khảo.
 + Phương pháp điều tra.
- Điều tra thông qua đàm thoại với giáo viên và học sinh.
- Tham khảo ý kiến, tập hợp kinh nghiệm đồng nghiệp để có thêm những căn cứ khoa học cho việc soạn thảo nội dung nghiên cứu.
- Sử dụng các phiếu điều tra.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Thiết kế bài tập và bài giảng bài tập áp dụng kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” Tiến hành TNSP một số lớp học ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các bài tập được xây dựng trong quá trình dạy học.
+ Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
2.1.1 Khái niệm bài tập vật lý
Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề không lớn, được giải quyết nhờ những suy lí lôgic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí, vấn đề đó gọi là bài tập vật lí. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi một vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy định hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập.
2.1.2. Vai trò cơ bản của bài tập trong dạy học vật lý 
Trong quá trình dạy học vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt, chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau:
- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới: + Bài tập tạo ra tình huống có vấn đề để bước vào dạy bài học mới: 
 + Bài tập có thể là điểm khởi đầu dẫn dắt đến kiến thức mới.
- Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức một cách sinh động có hiệu quả. 
- Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
- Bài tập là một phương tiện (công cụ) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.
- Thông qua giải bài tập có thể rèn luyện cho HS những đức tính tốt và tác phong làm việc khoa học: như tính tự lực cao, tính kiên trì vượt khó, tính cẩn thận, tính hợp tác, tính khiêm tốn học hỏi, v.v. . .
- Bài tập vật lí là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng của HS một cách chính xác.
 Giải bài tập vật lí có giá trị rất lớn về mặt phát triển tính tích cực, tự học của HS. Qua hoạt động giải bài tập, giáo dục cho HS ý chí, tinh thần vượt khó, rèn luyện phong cách nghiên cứu khoa học, yêu thích môn học vật lí.
2.1.3. Những đặc trưng và bản chất của năng lực tư duy 
- Năng lực tư duy là khả năng ghi nhớ, tái hiện vận dụng những tri thức đã biết. 
- Năng lực cơ bản của tư duy là trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phân tích và tổng hợp.
- Liên tưởng, tưởng tượng, suy luận là loại năng lực bậc cao của tư duy, năng lực này gắn liền với cảm xúc, tạo ra sự sáng tạo.
- Trực giác với linh cảm là sản phẩm của quá trình tích lũy suy ngẫm trong quan sát và nghiên cứu.
- Trình độ tư duy là mức độ đạt được về nội dung và phương pháp tư duy, còn năng lực tư duy là sức mạnh tinh thần, phẩm chất trí tuệ trong nhận thức, thể hiện tập trung ở phương pháp tư duy. 
2.1.4. Bài tập trong tổ chức hoạt động sáng tạo của HS
* Phân loại bài tập vật lý
+ Phân loại theo nội dung.
+ Phân loại bài tập theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải
- Bài tập định tính
- Bài tập tính toán
- Bài tập thí nghiệm
- Bài tập đồ thị
- Bài tập nghịch lí và ngụy biện
+ Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức 
 * Phương pháp chung giải các bài tập vật lý
Cũng khó có thể đưa ra một phương pháp chung để giải bài tập vật lí có tính vạn năng để áp dụng cho việc giải một bài tập cụ thể.
Ở đây chỉ đưa ra sơ đồ định hướng chung (gồm các bước) để tiến hành giải một bài tập vật lí (HS đã được làm quen từ THCS). Dựa vào các bước để tiến hành giải một bài tập GV có thể kiểm tra hoạt động học của HS và giúp HS phát triển năng lực tư duy có hiệu quả.
Bước 1. Tìm hiểu đầu bài.
Bước 2. Xác lập các mối liên hệ cơ bản giữa các dữ liệu xuất phát và cái cần phải tìm.
Bước 3. Rút ra các kết quả cần tìm.
Bước 4. Kiểm tra xác nhận kết quả, nhận xét lời giải, tìm lời giải khác (nếu có thể) 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở THPT HIỆN NAY.
Trong nhà trường, GV chủ yếu quan tâm sử dụng giải quyết câu hỏi (vấn đề) đặt ra bằng các phép tính toán và giải các phương trình. Người ta dành nhiều công sức vào việc dạy HS nhận diện các kiểu, loại toán vật lí khác nhau và cách thức vận dụng các công thức vật lí cho từng kiểu, loại toán đó, mà quên phần lớn vấn đề ý nghĩa đích thực của việc giải toán vật lí làm sáng tỏ bản chất vật lí của các hiện tượng mô tả trong các đề toán nói riêng và các hiện tượng thực xảy ra trong đời sống bao gồm cả các đối tượng kĩ thuật. Ta đã biết, các bài toán giáo khoa về vật lí không chỉ gồm những bài tập định lượng mà còn nhiều loại bài tập vật lí theo cách phân loại. 
Thông thường việc giải bài tập vật lí không được bắt đầu tìm hiểu bản chất vật lí của chúng mà chỉ chọn máy móc những công thức có chứa các đại lượng đã cho. Cùng với điều đó, giải các phương trình, tính toán làm lu mờ bản chất vật lí của bài tập. Nói một cách khác là toán học hóa bài tập (bài toán) vật lí, đó là một quan điểm sai lầm.
Ta thường gặp những sai lầm điển hình trong việc chọn hệ đơn vị đo lường các đại lượng vật lí, ít khi đáp số lại kết thúc bằng một phép phân tích hay đánh giá nào đó về tính chất thực tế và chính xác của nó. 
2.3 KHAI THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ‘‘KHÚC XẠ ÁNH SÁNG’’ LỚP 11 CƠ BẢN
2.3.1 Cấu trúc nội dung cơ bản chương ‘‘Khúc xạ ánh sáng’’ lớp 11 CB 
Kiến thức chương này được phân bố như sau :
+ Khúc xạ ánh sáng : 
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Định luật khúc xạ ánh sáng.
- Chiết suất của môi trường.
-Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
+ Phản xạ toàn phần.
- Góc giới hạn phản xạ toàn phần.
-Hiện tượng phản xạ toàn phần. 
-Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- Ứng dụng của phản xạ toàn phần trong cuộc sống.
2.3.2. Mục tiêu dạy học
 + Kiến thức
 - Trình bày được: hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được công thức xác định góc giới hạn.
- Vẽ được đường đi của tia sáng trong trường hợp có hiện tượng khúc xạ hay phản xạ toàn phần.
- Phân biệt được chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối của môi trường và hiểu vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Giải thích được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Phân biệt được góc khúc xạ giới hạn và góc tới giới hạn.
+ Kỹ năng
- Vận dụng được các hiểu biết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần để giải các bài tập về hai hiện tượng này, kể cả trong một số trường hợp tương đối phức tạp.
- Vận dụng được biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải các bài tập về khúc xạ ánh sáng: = hằng số.
+ Về thái độ
- Học sinh có hứng thú học tập vật lý, yêu thích, tìm tòi khoa học, có thái độ khách quan trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống.
- Thái độ: Xem xét bài toán từ nhiều góc độ, quan sát hiện tượng một cách linh hoạt, nhạy bén,
2.3.3. Xây dựng và tuyển chọn hệ thống BT
 * Một số yêu cầu chung
- Khi xây dựng hệ thống BT sáng tạo nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS tôi đã lựa chọn những BT trong chương khúc xạ ánh sáng với tiêu chí nội dung BT tích hợp được nhiều kiến thức theo chuẩn mục tiêu dạy học, có thể rèn luyện được nhiều thao tác tư duy cho HS trong hoạt động giải BT đó; BT tiếp cận BT tư duy và BT sáng tạo.
- Hệ thống BT được sắp xếp theo một trật tự : từ BT đơn giản đến BT phức tạp về nội dung, từ thấp đến cao theo mức độ nhận thức của HS. Mỗi BT hoạt động giải phải phát huy được, khai thác được nhiều thao tác tư duy của HS; hoạt động nhận thức của HS trong hoạt động giải BT sau cao hơn BT trước đó, từ đó có thể rèn luyện tốt kĩ năng hiểu sâu bản chất kiến thức đó là cơ sở cho việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS.
* Quy trình xây dựng và tuyển chọn hệ thống các bài tập.
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức của các bài tập cần biên soạn, sưu tầm các thí nghiệm, đoạn phim, tranh ảnh có liên quan đến nội dung kiến thức.
Bước 2: Tổng hợp các kiến thức đó và biên soạn thành các bài tập. 
Bước 3: Căn cứ vào hình thức thể hiện để phân loại các bài tập đó theo yêu cầu 
Bước 4: Kiểm tra lại hệ thống bài tập và cách phân loại xem đã hợp lí hay chưa và chỉnh sửa, bổ sung những chỗ cần thiết.
Bước 5: Sắp xếp lại các bài tập trong hệ thống đã biên soạn. 
* Hệ thống bài tập chương Khúc xạ ánh sáng.
 BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới i = 300.
2. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất n = . Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới.
3. Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất n = . Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.
4. Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = . Tính h.
5. Một người ngồi trên bờ hồ nhúng chân vào nước trong suốt. Biết chiết suất của nước là n = .
	a) Khoảng cách thực từ bàn chân người đó đến mặt nước là 36 cm. Hỏi mắt người đó cảm thấy bàn chân cách mặt nước bao nhiêu?
	b) Người này cao 1,68 m, nhìn thấy một hòn sỏi dưới đáy hồ dường như cách mặt nước 1,5 m. Hỏi nếu đứng dưới hồ thì người ấy có bị ngập đầu không?.
6. Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. 
7. Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 600 thì góc khúc xạ trong nước là r = 400. Lấy vận tốc ánh sáng ngoài không khí c = 3.108 m/s.
8. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí, từ nước sang không khí và từ thủy tinh sang nước. Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5; của nước là .
9. Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n = .
10. Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất n1 = 1,5; có tiết diện là hình chử nhật ABCD (AB rất lớn so với AD), mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất n2 = . Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẵng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Tính giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K.
11. Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Hãy tính tròn số giá trị của góc tới.
12. Dùng tia sáng truyền từ thủy tinh và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt thủy tinh tạo với nhau 1 góc 900, chiết suất của thủy tinh là 3/2. Hãy tính tròn số giá trị của góc tới.
13. Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và phản xạ là 1050. Hãy tính chiết suất của n ?
14. Một tia sáng truyền từ một chất lỏng ra ngoài không khí dưới góc 350 thì góc lệch giữa tia tới nối dài và tia khúc xạ là 250. Tính chiết suất của chất lỏng.
15. Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất 1,5. Hãy xác định góc tới sao cho: góc khúc xạ bằng nửa góc tới.
16. Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3.
17. Một cái sào được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3.
18. Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm. Độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang. 
	a. Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành trên mặt nước ?
	b. Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành dưới đáy bể ?
19. Một cái cọc được cắm thẳng đứng trong một bể rộng, đáy phẳng nằm ngang. Phần cọc nhô lên trên mặt nước dài 0,6m. Bóng của cọc trên mặt nước dài 0,8m, ở dưới đáy bể là 1,7m. Hãy tìm chiều sâu của nước trong bể.
20. Một cái chậu hình chữ nhật đựng chất lỏng. Biết AB = 3cm, AD = 6cm. Mắt nhìn theo phương BD thì thấy được trung điểm M của BC. Hãy tính chiết suất của chất lỏng.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong hiện tượng khúc xạ
 A. Mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt đều bị đổi hướng.	
 B. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
 C. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì 
góc khúc xạ lớn hơn góc tới
 D. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Câu 2. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2.Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là:
A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
Câu 3. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
A.luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0.
Câu 4. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ.Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A. sini = n. B. sini = 1/n. C. tani = n. D. tani = 1/n.
Câu 5. Một bể nước chứa thành cao 80 cm và đáy thẳng dài 120 cm, độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3 ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là:
A. 11,5 cm. B. 34,6 cm. C. 63,7 cm. D. 44,4 cm.
Câu 6: Một người nhìn một hòn sỏi S nằm ở đáy bể nước sâu theo phương vuông góc với mặt nước. Người này nhìn thấy ảnh S’ của S nằm cách mặt nước một khoảng bằng 1,2 m.Chiết suất của nước là 4/3. Độ sâu của nước trong bể.
	A. 90 cm.	B. 10 dm. 	C. 16 dm. 	1,8 dm. 
Phản xạ toàn phần
Câu 1. Cho các môi trường trong suốt có chiết suất là n1= 1,5; n2= 4/3; n3 = 1; n4 = . Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xẩy ra khi tia sáng đơn sắc chiếu từ môi trường
	A. n2 sang các môi trường n4.	B. n3 sang các môi trường n4.
	C. n1 sang môi trường n2.	D. n4 sang các môi trường n1. 
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây của hiện tương phản xạ toàn phần?
A. Gương phẳng. B. Gương cầu. C. Cáp dẫn sáng trong nội soi. D. Thấu kính
Câu 3.Cho một tia sáng đi từ nước (n= 4/3) ra không khí.Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới :
A. i 420 	C. i > 490. 	D. i > 430.
Câu 4. Một miếng gỗ hình tròn bán kính 4 (cm). Ở tâm O cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n =1,33. Đinh OA trong nước, cho OA = 6 cm. Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là:
 	A. OA’ = 3,64 (cm). B. OA’ = 4,39 (cm). 
C. OA’ = 6,00 (cm). D. OA’ = 8,74 (cm).
Câu 5. Một nguồn sáng điểm đặt dưới đáy một bể nước sâu 1m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là 
A. hình vuông cạnh 1.133m.	C. hình vuông cạnh 1m.
B. hình tròn bán kính 1,133m.	D. hình tròn bán kính 1m.
Câu 6: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất đến mặt phân cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc tới i 600 sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n phải thõa mãn điều kiện :
 	A. n1,7.	 B. n1,7.	 C. n1,5.	 D. n > 1,5. 
2.3.4. Tiến trình giải một số BT theo hướng tích cực hóa, bồi dưỡng năng lực tư duy của HS
Bài tập định tính
Câu 1. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1,của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia ló truyền từ nước sang thủy tinh là:
A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
* Tìm hiểu đề bài:
+ Dữ kiện: Chiết s

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai_thac_va_su_dung_bai_tap_trong_viec_phat_trien_tu_duy_na.doc
  • docBia.doc
  • docMỤC LỤC.doc