Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua tiết 29 - Bài 15: “công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – môn giáo dục công dân - lớp 10”
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm năng suất lao động cao hơn, sản phẩm hàng hóa nhiều hơn phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người ngày càng no đủ, càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên quá trình này của xã hội loài người cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới, nhân loại đang đứng trước những vấn đề cấp thiết. Đó chính là những vấn đề như môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ bị cạn kiệt, thời tiết khí hậu bất thường và những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ cuộc sống như: Bệnh dịch hiểm nghèo, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan trọng, là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Điều này khẳng định tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về “Môi trường” tổ chức tại Stốc-khôm (Thụy Điển) ngày 5/6/1972 từ đó lấy ngày 5 tháng 6 hằng năm làm Ngày Môi trường thế giới. Hội nghị cao cấp về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Ri-ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Giô-han-ne- xbuốc từ ngày 2 đến ngày 4/09/2002 [6].
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TIẾT 29 - BÀI 15: “CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI – MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10” Người thực hiện: Lê Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: GDCD THANH HOÁ NĂM 2017 A- MỞ ĐẦU I. Lý do chon đề tài. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm năng suất lao động cao hơn, sản phẩm hàng hóa nhiều hơn phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người ngày càng no đủ, càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên quá trình này của xã hội loài người cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới, nhân loại đang đứng trước những vấn đề cấp thiết. Đó chính là những vấn đề như môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ bị cạn kiệt, thời tiết khí hậu bất thường và những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ cuộc sống như: Bệnh dịch hiểm nghèo, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan trọng, là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Điều này khẳng định tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về “Môi trường” tổ chức tại Stốc-khôm (Thụy Điển) ngày 5/6/1972 từ đó lấy ngày 5 tháng 6 hằng năm làm Ngày Môi trường thế giới. Hội nghị cao cấp về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Ri-ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Giô-han-ne- xbuốc từ ngày 2 đến ngày 4/09/2002 [6]. Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường, thực trạng môi trường nước ta hiện nay là: Ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh cả ở thành thị và nông thôn. Môi trường bắt đầu ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu, các sự cố môi trường như bão lụt, hạn hán, sự biến đổi khí hậu ngày càng tăng lên..[2]. Hình ảnh đất bị xói mòn, rửa trôi, bị hoang hóa ở Đắk Lăk[10] Trong thực tế rác thải sinh hoạt ở những thành phố lớn như: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp như Vedan xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý vào sông Thị Vải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư tại Hà Nội xả trực tiếp vào sông Tô Lịch. Điển hình là ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Sài Gòn và Đồng Nai. Gần đây các tỉnh Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huếlại đớn đau chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt, tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng ở các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh Nam Trung Bộ vừa qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, sinh hoạt, gây thiệt hại về kinh tế, khủng hoảng về tinh thần đối với nhân dân, tình trạng xâm mặn, hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu LongCác căn bệnh hiểm nghèo như: bệnh mắt, bệnh ung thư, dịch tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da đều có nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề và việc các làng nghề bị ô nhiễm, các con sông lớn như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm do nước thải từ các làng nghề đổ ra và xuất hiện các thuật ngữ như làng ung thư, các khu dân cư bị nhiễm thạch tín, nước giếng khoan có mùi hôi tanh vì bị ô nhiễm nặng. Các giống loài như cá, tôm, ốc, hến và các loài thủy sinh khác thì nhiễm độc chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác đến mức báo động gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người[10]. ( Xem phụ lục 1) Vì vậy việc giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường cho con người nói chung, đặc biệt là lứa tuổi học sinh là các chủ nhân tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng, đòi hỏi không chỉ nhà trường mà toàn xã hội cần quan tâm thực hiện. Vậy như chúng ta đều biết bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn và cấp thiết của nhân loại, môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội không những thế môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất giống nòi. Thông qua giáo dục môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường. Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường đôi lúc còn mang tính chung chung, hình thức và hiệu quả chưa tốt. Vì vậy việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em được giáo dục chu đáo về nội dung, có nhận thức sâu sắc về tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể trở những công dân có ý thức trong sinh hoạt cộng đồng, và là những tuyên truyền viên trong cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địa phương mình. Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường vào môn học trong nhà trường, đặc biệt là môn Giáo dục công dân (GDCD) môn học hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức giúp các em có ý thức, có niềm tin vào cuộc sống. Vậy để hoạt động giáo dục môi trường có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng, giúp học sinh nhận thức đúng về vấn đề tài nguyên, môi trường trong thời đại mới[8]. Thông qua những bài học tích hợp nội dung giáo dục các em tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người với môi trường và chắc chắn các em sẽ quyết định được những hành vi tích cực đối với môi trường sống của chính mình. Vì vậy lồng ghép giáo dục môi trường và các bài giảng môn GDCD ở các trường THPT là rất quan trọng. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua tiết 30- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - Môn GDCD - lớp 10” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua nghiên cứu đề tài giáo viên giúp học sinh hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. II. Mục đích nghiên cứu. - Thông qua việc tích hợp giáo dục tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường trong bài học giúp học sinh nhận thức về môi trường và vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. - Thông qua việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, liên hệ kiến thức thực tiễn giúp các em yêu thích môn học, có niềm tin vào cuộc sống và xác định vai trò của cá nhân đối với việc tham gia tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Giúp các em từ việc nhận thức được vai trò của môi trường sẽ biến thành hành động có ý thức đạo đức và từ ý thức đạo đức trở thành các thói quen đạo đức, thực hiện ngay bằng những việc làm thiết thực cụ thể trong cuộc sống hằng ngày trong sinh hoạt gia đình, trong lớp học, trong nơi ở. - Giáo dục học sinh tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường trong môn học GDCD và các môn học khác như: Hóa học, Địa lý, Sinh học, vật lý.Nhằm giúp học sinh có ý thức chủ động, tích cực trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống có ý thức và trách nhiệm hơn. - Biết sử dụng hợp lý một số các loại tài nguyên, bảo vệ môi trường sống, có khả năng vận động bạn bè người thân và gia đình có ý thức tham gia sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. III. Đối tượng nghiên cứu. - Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và vai trò của tài nguyên thiên nhiên, môi trường đối với cuộc sống của mỗi con người. - Ý thức, kỹ năng, hành động của học sinhlớp10 trường THPT Triệu Sơn 3 đối với việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. VI. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường. - Phương pháp điều tra thực tế: điều tra nhận thức của học sinh về ô nhiễm môi trường, thực trạng môi trường tại các khu dân cư, các khu công nghiệp và trong trường học. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: trên cơ sở các phiếu điều tra, các kết quả nhận thức, kết quả học tập, so sánh kết quả học tập sau khi áp dụng giải pháp nhằm giáo dục học sinh ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Triệu Sơn 3. B - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1. Cơ sở pháp lý đề tài. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Điều 1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Điều 2. Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác[4]. Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường 1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với sự phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu 2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và sử dụng chất thải. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô dôn....... 9. xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường. 11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường... [5]. Như vậy bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. Đảng và Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trong của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhiều văn bản luật, dưới luật đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản khác nhằm tuyên truyền, giáo dục tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở lý luận của đề tài - Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện địa lí tự nhiên (đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu..), của cải trong tự nhiên ( tài nguyên, khoáng sản, thú rừng, hải sản..), những nguồn năng lượng tự nhiên (sức gió, sức nước, ánh sáng mặt trời..). - Vai trò của môi trường: Môi trường tự nhiên là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho quá trình sản xuất của con người..[6] - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần của môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khái niệm về bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên[6]. II. Thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay và việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3. 1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Chúng ta đang đối mạt với các vấn đề cạn kiệt tài nguyên như là: Thiếu nước liệu con người và các sinh vật có tồn tại sự sống, rừng bị tàn phá con người chúng ta phải đối mặt như thế nào với hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu toàn cầu.[3] Và nữa nếu không có điện cuộc sống của ta sẽ ra sao khi bóng điện không chiếu sáng, ti vi và đài sẽ im lặng, quạt sẽ không quay, tủ lạnh không làm đá, nồi cơm điện không nấu được, ấm điện không đun sôi nước. Nếu con người chúng ta chỉ biết sử dụng mà không biết giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ thì nguồn tài nguyên, năng lượng trong tự nhiên sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu nước, nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu điện, mất điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và sự biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường sẽ đe dọa đến cuộc sống của con người. Bởi vì con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta[8]. Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, phải gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra và con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng do chính con người gây ra đối với môi trường sống của mình (Xem phụ lục 1). Chính vì thế, con người cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động quá trình nhận thức của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như các cấp học khác. Giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi vì giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có ý thức trước cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân và thân thiện với thiên nhiên môi trường[8]. 2. Ý thức của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 đối với vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay. Để nắm được nhận thức của các em trước những vấn đề cấp thiết của nhân loại trong đó có vấn đề về tài nguyên và ô nhiễm môi trường bản thân tôi đã thực hiện phiếu điều tra xã hội học tại học sinh khối 10 Trường THPT Triệu Sơn 3. Phiếu điều tra được phát cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà nhằm điều tra các thông tin phục vụ cho tiết học. 2.1. Điều tra nhận thức của các em về vấn đề môi trường và ô nhiêm môi trường. Phiếu điều tra được phát cho học sinh Phiếu số 1: Học sinh hiểu khái niệm môi trường qua lựa chọn đúng hoặc sai Môi trường là gì? Đúng Sai Môi trường là nơi sinh sống của các sinh vật. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội Môi trường trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như đất, nước, khí quyển, các loại tài nguyên (đất, nước, biển, rừng..) có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Phiếu số 2: Hãy kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên và sắp xếp theo các nhóm sau: Nhóm Tài nguyên thiên nhiên Không thể tái tạo Có thể tái tạo Tài nguyên vô tận Phiếu số 3: Những việc làm nào sau đây của con người tác động tiêu cực đến thiên nhiên, môi trường? a) Chặt phá rừng, làm đất bạc màu, xói mòn b) Đốt rừng làm nương rẫy. c) Khai thác khoáng sản bừa bãi. d) Săn bắt động vật quý hiếm. e) Đánh bắt thủy hải sản bừa bãi. f) xả chất thải ra môi trường làm nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. g) Tất cả các việc làm trên[1]. 2.2. Điều tra về mức độ ô nhiễm môi trường nơi trường học hoặc nơi cư trú của các em. Mỗi học sinh điền đủ thông tin vào (..) phiếu và lựa chọn đáp án: Phiếu số 1: Họ tên:Lớp:. Nơi cư trú: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây hủy hoại thiên nhiên, môi trường ở địa phương em? Trình độ dân trí thấp Hành động thiếu ý thức của con người. Kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Chế độ, chính sách của Nhà nước chưa nhất quán. Pháp luật chưa nghiêm. Dân số tăng nhanh. Chiến tranh xảy ra. Thời tiết thay đổi. Quá trình công nghiệp hóa.. Tất cả các nguyên nhân trên. Phiếu số 2. Họ tên:Lớp:. Nơi cư trú: Mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương em hiện nay được xem là: a) Không ô nhiễm b) Ô nhiễm mức bình thường c) Ô nhiễm mức nguy hiểm d) Ô nhiễm mức đặc biệt nguy hiểm. Phiếu số 3. Họ tên:Lớp:. Nơi cư trú: Theo em những nguyên nhân nào diễn ra ở trường học dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Sử dụng điện chưa tiết kiệm. Học sinh còn vứt rác bừa bãi. Còn tình trạng sử dụng nước chưa tiết kiệm. Sử dụng nguồn giấy hoang phí. Tất cả các hành vi trên. III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề. 1. Giải pháp 1: Lựa chọn tài liệu, kiến thức về tài nguyên, môi trường đưa vào bài giảng. - Tài liệu về vấn đề tài nguyên môi trường là vô cùng phong phú đa dạng vì vậy giáo viên bộ môn cần xác định trọng tâm bài học tránh sa vào vấn đề bảo vệ môi trường quá nhiều hoặc ham kiến thức làm các em cảm thấy nhàm chán, không đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học. - Việc lựa chọn kiến thức, tranh ảnh, băng hình cần chọn lọc, gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo cảm hứng để các em tích cực chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, tránh sự gò ép học sinh, bắt các em phải ghi nhớ nhiều hoặc lạm dụng nhiều hình ảnh, tư liệu trong cùng một đơn vị kiến thức hoặc một bài học. - Giáo viên (GV) tranh thủ các nguồn lực vốn có của nhà trường như: Tranh, ảnh, sách báo trong thư viện. Máy tính, máy chiếu, máy vi tính có trang bị Internet của nhà trường hướng dẫn giúp đỡ các em để các em tìm hiểu kiến thức, tài liệu có liên quan đến bài học. Giáo viên chia học sinh theo nhóm để hướng dẫn các em chuẩn bị trước cho nội dung bài học. Từ đó giúp các em được quan sát các hình ảnh trực quan sát, tạo hứng thú và động lực trong học tập. Khi dạy mục 1a. bài 15 tôi thực hiện các bước sau: B1: Giáo viên chiếu các hình ảnh sau cho học sinh quan sát (Xem phụ lục 1) Khí thải công nghiệp Rác thải Hạn hán Lũ lụt B2: GV hỏi? Dựa vào hình ảnh và kiến thức thực tế em hãy cho biết tình hình tài nguyên, môi trường hiện nay và hậu quả của việc cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. B3: Học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. B4: GV gọi học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét và bổ sung B5: GV chuẩn kiến thức và cho học sinh ghi nhớ. 2. Giải pháp 2: Áp dụng một số các kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh hứng thú trong học tập. 2. 1. Kỹ thuật mảnh ghép (GV giới thiệu cho học sinh 1 số kỹ thuật dạy học tích cực - Xem phụ lục 2) Ví dụ : Cách tiến hành: GV chia lớp học sẽ được chia thành các nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh). Vòng 1: Nhóm “chuyên sâu” Các nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau Trong tiết 30 bài 15“ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – môn GDCD lớp 10” Giai đoạn 1: GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của trong việc bảo vệ môi trường Nhóm 1: Môi trường là gì ? VD. Nhóm 2: Thực trạng môi trường hiện nay như thế nào? VD. Nhóm 3: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? VD. Nhóm 4: Vì sao ô nhiễm môi trường được xem là vấn đề cấp thiết của nhân loại? VD. Nhóm 5: Là công dân, học sinh em có trách nhiệm gì với việc bảo vệ môi trường? VD. Vòng 2: “Nhóm mản
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_hoc_sinh_mot_so_ky_nang_su_dung_tiet_kiem_tai_nguy.doc
- Phụ Lục- GDCD THPT - Le Thi Hien - THPT Trieu son 3- TRieu Son - Thanh Hoa (1) (1).doc