Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh THPT qua Chuyên đề “những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt”
Sức sống của mỗi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử là tạo được bản sắc ngôn ngữ văn hóa truyền thống dân tộc. Nó luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.
Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách để xóa đi khoảng cách giữa bộ môn giảng dạy trong nhà trường và sự phát triển chóng mặt của kinh tế. Từ đó, tạo nên những lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế.
HÌNH THÀNH 5 PHẨM CHẤT, 10 NĂNG LỰC CHO HS THPT QUA CHUYÊN ĐỀ “NHỮNG YÊU CẦU VỀ VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT” 1. Lí do chọn đề tài Sức sống của mỗi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử là tạo được bản sắc ngôn ngữ văn hóa truyền thống dân tộc. Nó luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS. Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách để xóa đi khoảng cách giữa bộ môn giảng dạy trong nhà trường và sự phát triển chóng mặt của kinh tế. Từ đó, tạo nên những lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếng Việt là một phân môn cung cấp tri thức ngôn ngữ, hình thành và rèn luyện cho HS năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết không chỉ để rèn luyện tư duy, tiếp nhận và diễn đạt mọi tri thức khoa học trong nhà trường mà còn khơi dậy niềm tự hào tự tôn ngôn ngữ dân tộc Việt; giúp HS biết yêu quí Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người theo chuẩn mực của xã hội. Chất lượng dạy học Tiếng Việt ở trường THPT có quan hệ trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của thế hệ trẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến vận mệnh Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Bởi tiếng mẹ đẻ vừa là phương tiện giao tiếp, công cụ để tư duy vừa là nơi kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc. Việc dạy học Tiếng Việt càng có ý nghĩa quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin, giao lưu hợp tác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp kì diệu nhất của con người. HS THPT đang trên con đường hoàn thiện về nhân cách, trí tuệnên rất cần được định hướng đúng đắn trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Sử dụng Tiếng Việt chuẩn mực vốn là điều không dễ dàng đối với người thiết tha yêu tiếng mẹ đẻ; bởi bề rộng của không gian giao tiếp đầy sáng tạo, bởi bề dày của lịch sử và bề sâu của truyền thống văn hóa. Bản thân người viết SKKN này cũng đang vừa dạy, vừa học, vừa đọc thêm từ nhiều nguồn thông tin để tích lũy kinh nghiệm làm giàu cho vốn ngôn ngữ của mình. Học là một quá trình kiến tạo. Công việc dạy học của người thầy là tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, giúp các em tìm tòi, xử lí thông tin, hình thành nên những phẩm chất, năng lực đáng quí cần có trong mỗi con người. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi xin trình bày sự trăn trở và thực nghiệm của bản thân về đề tài: Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho HS THPT qua chuyên đề “Những yêu cầu về việc sử dụng Tiếng Việt”. 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong 30 năm qua, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học 4 tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. * Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: - Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. - Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ dưới đây: 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được 3. Hình thành phẩm chất, năng lực cho HS THPT qua chuyên đề “Những yêu cầu về việc sử dụng Tiếng Việt”: 3.1 Hình thành phẩm chất: 3.1.1 Yêu đất nước Dạy tiếng Việt trong nhà trường THPT còn là cách giúp học sinh biết sử dụng vốn ngôn từ, cú pháp hợp lí trong hoạt động giao tiếp khi hòa nhập vào xã hội. Hơn nữa giúp các em hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam qua tiếng mẹ đẻ. Thấy được ý thức của cha ông về việc gìn giữ tiếng nói dân tộc mình trước những biến động của lịch sử. Từ đó hình thành cho các em tình yêu tiếng Việt, một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. Dạy tiếng Việt trong nhà trường THPT còn là cách giáo dục cho các em thấy được sức mạnh của tiếng mẹ đẻ như một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta trước những khó khăn thử thách. Nhà báo Nguyễn An Ninh có bài viết: “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Nhà văn Pháp Anphôngxơ Đôđê trong tác phẩm “Buổi học cuối cùng” có ý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Vì vậy vận dụng từ thực tế sử dụng tiếng Việt vào trong những tiết dạy “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt” với mong muốn ngôn ngữ tiếng Việt trở về với đời sống sẽ trong sáng như bản chất vốn có. "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" là lời dặn dò, nhắc nhở mà mỗi người dân Việt Nam đều nằm lòng bởi tiếng Việt thực sự là một báu vật. "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp" (Chủ tịch Hồ Chí Minh). 3.1.2 Trách nhiệm *Trong phần hoạt động hình thành kiến thức: GV chia nhóm cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK, cho đại diện các nhóm lên trình bày; cùng thảo luận và sửa chữa: Ví dụ 1: Về phát âm, chữ viết - giặc à giặt: nói và viết sai phụ âm cuối - dáo à ráo : nói và viết sai phụ âm đầu - lẽ, đỗiàlẻ, đổi : nói sai thanh điệu (viết sai dấu thanh) Ví dụ 3: Về từ ngữ - Từ dung sai về cấu tạo: chót lọt à (cần sửa là) chót - Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa: truyền tụng à (cần sửa là) truyền thụ hoặc truyền đạt - Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là mắc các bệnh truyền nhiễm, chứ không thể là chết các bệnh truyền nhiễm à (cần sửa là) Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết (vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần. - Sai về kết hợp từ: bệnh nhân được điều trị thì đúng, nhưng bệnh nhân được pha chế thì sai à(cần sửa là) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế. GV nhận xét: - Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt. - Cần dùng từ chính xác và đúng mục đích. - Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân. GV tổng kết: mỗi cá nhân phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, mà trước hết là sử dụng đúng trong cách dùng từ, đặt câu. *Mở rộng vấn đề: Trên các phương tiện truyền thông, xã hội có các hình ảnh: GV nêu câu hỏi cho HS “Em có nhận xét gì qua cách sử dụng Tiếng Việt trong các hình ảnh sau?” Biển quảng cáo, pano áp phich do sử dụng thiếu trợ từ hoăc ngắt dòng không hợp lý người đọc hiểu sai như: “Trạm thu phí” sau khi chuyển thành khái niệm mới “trạm thu giá” Và đây là cách hiểu của một bác tài khi lưu thông qua trạm * Từ những ví dụ trực quan trên, GV cho HS thấy một bài học chỉ cần thiếu cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong việc tuyên truyền, vận động tới người dân. GV hình thành cho HS ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong việc sử dụng ngôn từ. Từ đó, nâng cao tính tích cực, tự giác, nghiêm túc rèn luyện của HS THPT trong việc sử dụng ngôn từ. 3.2 Hình thành năng lực chuyên môn 3.2.1 Năng lực ngôn ngữ Qua chuyên đề “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt”, GV giúp HS: Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt: + Về phát âm, chữ viết + Về từ ngữ + Về ngữ pháp +Về phong cách ngôn ngữ Từ những ví dụ sinh động trong bài học, GV hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, giúp HS: - Có vốn từ vựng tương đối phong - Hiểu được các văn bản phức tạp trong chương trình học và đời sống; biết phản hồi một cách tích cực và hiệu quả những nội dung đã đọc; luôn có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc. - Biết viết đúng và sáng tạo các kiểu loại văn bản phức tạp về các chủ đề học tập và đời sống; biết trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác. - Biết trình bày và bảo vệ quan điểm - Biết nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề học tập phù hợp với lứa tuổi; có thái độ tích cực trong khi nghe; bước đầu có phản hồi phù hợp; sử dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình. - Biết nghe hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các từ các cuộc đối thoại, thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp. của cá nhân một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Biết nghe hiểu và chắt lọc được thông tin quan trọng, bổ ích từ các cuộc đối thoại, thảo luận, tranh luận phức tạp; có phản hồi linh hoạt và phù hợp. 3.2.2 Năng lực thẩm mỹ Qua chuyên đề “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt”, GV giúp HS: - Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ về cái đẹp của ngôn từ, HS đi từ bước dùng từ đúng đến dung từ hay trong làm văn và trong giao tiếp hàng ngày, biết nói những lời hay ý đẹp: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - Có cảm xúc và thể hiện thái độ, quan điểm trước các hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật. “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh” (Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ) 3.2.3. Năng lực tin học Qua chuyên đề “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt”, GV giúp HS: Sử dụng phối hợp được các thiết bị và phần mềm thông dụng (trong đó có các thiết bị cầm tay thông minh) để phục vụ học tập và đời sống. Tìm kiếm trên Google những vấn đề liên quan đến bài học, đến cách sử dụng ngôn ngữ trong học tập và đời sống. Biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin tin cậy, phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin và sẵn sàng tìm hiểu những phần mềm tương tự. - Sử dụng khá thành thạo môi trường mạng máy tính phục vụ cập nhật kiến thức, tìm hiểu tri thức mới; biết tận dụng nguồn tài nguyên số hóa để học tập. 3.3 Hình thành những năng lực chung 3.3.1 Năng lực giao tiếp và hợp tác *Trong phần hoạt động hình thành kiến thức: GV chia nhóm cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK, cho đại diện các nhóm lên trình bày; cùng thảo luận và sửa chữa: Ví dụ 2: Cuộc hội thoại giữa người cháu ở thành phố và người bác ở nông thôn ra chơi, người bác có nhiều từ ngữ nói theo âm địa phương. - Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ - Từ ngữ toàn dân tương ứng: dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà GV nhận xét, kết luận: - Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung. - Cần phát âm chuẩn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Phải tôn trọng mọi quy định về ngữ âm, chữ viết. Qua chuyên đề “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt”, GV giúp HS: * Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp. - Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. - Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng. - Biết sử dụng sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. - Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người * Tiếng Việt không phải đơn thuần là một hành động thông tin mà nó còn tác động đến người nghe, người đọc nhằm thuyết phục họ, cảm hóa, làm thay đổi nhận thức, qua điểm, tình cảm thẩm mỹ, hành vi hướng họ vào các hoạt động thực tiễn phù hợp với tiến bộ của thời đại. Vì vậy, bên cạnh ý thức sử dụng đúng những yêu cầu chuẩn mực của Tiếng Việt, cần vận dụng sáng tạo ngôn ngữ để có thể sử dụng hay đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. 4. Kết luận và kiến nghị “Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực” cho HS THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, nó là nhiệm vụ đồng thời là yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới (SKKN có hạn về mặt dung lượng nên người viết chỉ chọn trình bày một số phẩm chất, năng lực). Trong quá trình giảng dạy phân môn Tiếng Việt nói chung và chuyên đề “Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt” nói riêng tôi nhận thấy muốn hình thành những kĩ năng, phẩm chất cho HS THPT thì trước hết người thầy phải xác định rõ mục tiêu bài học, đồng thời tìm ra được một số phương pháp phù hợp, khoa học bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kĩ năng, kiến thức SGK, vừa phù hợp với đối tượng HS, vừa bắt nhịp với thực tiễn của cuộc sống hiện đại. Cần phải giáo dục cho HS thói quen sử dụng Tiếng Việt theo các chuẩn mực, giúp HS nhận thức rõ vai trò của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chính là giữ gìn bản sắc ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Mỗi giáo viên luôn có những phương pháp dạy học tạo tính hấp dẫn, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp để sáng kiến trên được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cam kết của người viết: Tôi xin cam đoan SKKN này là sản phẩm của cá nhân tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình Như Thanh, ngày 20 tháng 05 năm 2018 Người viết Nguyễn Kim Thành Xác nhận của cơ quan
Tài liệu đính kèm:
- hinh_thanh_5_pham_chat_10_nang_luc_cho_hoc_sinh_thpt_qua_chu.docx