Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại" - Tiết 37 - lớp 10A2, trường THPT Tĩnh Gia 1

Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại" - Tiết 37 - lớp 10A2, trường THPT Tĩnh Gia 1

Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường THPT nói riêng còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng.

Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một công đôi việc, là mũi trrn đạt được hai đích, là cần thiết với nhà nghiên cứu, đồng thời cần thiết với người giảng dạy"[7]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật. Đến với một tác phẩm văn học không thể từ một cái nhìn phiếm diện mà đưa ra được cái nhìn chính xác về giá trị của tác phẩm.

Căn cứ trên các yếu tố cụ thể của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để đánh giá giá trị của tác phẩm văn học là một việc làm bắt buộc mang tính khoa học.

Loại thể của tác phẩm văn chương là một căn cứ rất quan trọng để từ đó xem xét, bình giá tác phẩm văn chương. Dạy học tác phẩm văn chương cần khai thác triệt để đặc điểm của loại thể. Bám vào loại thể của tác phẩm văn chương sẽ thấy được một cách rõ ràng về giá trị của tác phẩm và từ đó, có hướng triển khai dạy học về tác phẩm chính xác, khoa học.

 

doc 19 trang thuychi01 7993
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại" - Tiết 37 - lớp 10A2, trường THPT Tĩnh Gia 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.
MỞ ĐẦU
1
1.1.
Lý do chọn đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. 
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
NỘI DUNG
3
2.1.
Cơ sở lí luận
3
2.1.1.
Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường
3
2.1.2.
Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
3
2.1.3.
Những năng lực tiếp nhận văn học
3
2.1.4.
 Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ thông
4
2.2.
Thực trạng của vấn đề
4
2.2.1.
Thực trạng chung
4
2.2.2.
Thực trạng đối với giáo viên
5
2.2.3
Thực trạng đối với học sinh
5
2.3.
Các giải pháp thực hiện
5
2.3.1.
Giải pháp
5
2.3.2.
Tổ chức thực hiện
9
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
3.1.
Kết luận
16
3.2.
Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
PHẦN PHỤ LỤC MINH HỌA
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và trong nhà trường THPT nói riêng còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến khá đông học sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới: khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng "chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng.
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Vì "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một công đôi việc, là mũi trrn đạt được hai đích, là cần thiết với nhà nghiên cứu, đồng thời cần thiết với người giảng dạy"[7]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật. Đến với một tác phẩm văn học không thể từ một cái nhìn phiếm diện mà đưa ra được cái nhìn chính xác về giá trị của tác phẩm.
Căn cứ trên các yếu tố cụ thể của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để đánh giá giá trị của tác phẩm văn học là một việc làm bắt buộc mang tính khoa học.
Loại thể của tác phẩm văn chương là một căn cứ rất quan trọng để từ đó xem xét, bình giá tác phẩm văn chương. Dạy học tác phẩm văn chương cần khai thác triệt để đặc điểm của loại thể. Bám vào loại thể của tác phẩm văn chương sẽ thấy được một cách rõ ràng về giá trị của tác phẩm và từ đó, có hướng triển khai dạy học về tác phẩm chính xác, khoa học.
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời. Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua mỗi tác phẩm thật không dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học.
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đây 
là một hiện tượng vừa độc đáo vừa tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc và 
đã được nghiên cứu như một thể loại văn học bắt đầu từ những năm bảy mươi 
của thế kỉ trước. Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể 
Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả 
những bài theo thể Đường luật phá cách). Nhưng để dạy tốt những tác phẩm 
thuộc thể loại này giúp học sinh thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những 
tác phẩm thơ Nôm Đường luật là điều không dễ. Người dạy cần phải nắm rõ 
bản chất, đặc trưng của thể thơ này. Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm 
Đường luật vẫn chưa thực sự được coi trọng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông.
Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa vào giảng dạy cho học sinh đều là những tác phẩm có giá trị và chiếm vị trí quan trọng giúp các em học sinh hiểu hơn về tiến trình văn học Việt Nam cũng như xã hội và con người Việt Nam thời trung đại.
Người có công đầu tiên trong việc phát triển thơ Nôm Đường luật là Nguyễn Trãi với tập thơ Quốc âm thi tập. Ông đã giải tỏa những gò bó của Đường luật, xây dựng lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với thơ Đường luật và thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong các sáng tác Đường luật Nôm. Xu hướng này trở thành phổ biến trong Quốc âm thi tập và kéo dài tới Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân am thi tập,... tạo thành phong cách thời đại của thơ Nôm Đường luật... 
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra thể thơ mới đồng thời khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách như một thể loại văn học dân tộc. Bài thơ “Cảnh ngày hè”- chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 10 là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Trãi ở thể loại thơ Nôm Đường luật. 
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể thơ góp phần làm nên diện mạo thơ ca dân tộc, là tấc lòng chan chứa của cha ông, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua thực nghiệm năm học 2017 - 2018: "Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại"- Tiết 37 - lớp 10A2, trường THPT Tĩnh Gia 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, trước hết là để trang bị cho bản thân một hệ thống kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để giảng dạy tốt hơn môn Ngữ văn.
- Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về loại thể, đề tài đề xuất biện pháp dạy học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; nâng cao chất lượng giờ dạy học, đồng thời tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc- hiểu các văn bản văn học, nhất là các văn bản thơ Nôm Đường luật để từ đó nhân rộng ra là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, chất lượng giáo dục trong trường THPT nói chung.
- Đề tài này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Hoạt động dạy học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” theo đặc trưng thể loại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin; phương pháp thực nghiệm; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Trao đổi cùng với tổ chuyên môn, lấy ý kiến góp ý, bổ sung từ các đồng nghiệp để có thể thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường
2.1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể. Loại và thể phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: Loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch. Mỗi loại gồm một số thể nhỏ.
	Việc xác định thể loại có tính chất tương đối. Song vẫn cần thống nhất rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung, một dạng thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
2.1.1.2. Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Không xác định đúng “chất của loại” trong thể khi dạy các thể loại khác nhau giáo viên sẽ không tránh khỏi bệnh công thức cứng nhắc, rập khuôn máy móc.
	Mỗi thể loại có một cách dạy học riêng. Vì vậy khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần xuất phát từ đặc trưng thể loại. Đặc trưng thể loại là điều kiện quyết định hiệu quả tiếp nhận của học sinh.
	Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt động của học sinh khác nhau. Tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà giáo viên tiến hành soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập khuôn máy móc dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở học sinh. Xác định đúng thể loại, giáo viên sẽ chọn được cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt được chiều sâu của tác phẩm.
2.1.2. Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
	Dạy học thơ Nôm theo đặc trưng thể loại là đề tài thuộc chuyên ngành phương pháp giảng dạy văn.
	Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất cần thiết vì chính đặc trưng của thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách dạy và học cho giáo viên và học sinh. Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại để có thể khai thác hết giá trị thẩm mĩ của các bài thơ. Bám sát đặc trưng thể loại cũng có nghĩa là ta phải chỉ ra được cái tiếp thu cũng như cái sáng tạo của tác giả. Từ đó chỉ ra đặc điểm phong cách tác giả. Đồng thời để tiếp cận tác phẩm, ta có thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực xã hội và đặt tác phẩm trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong và sau đó. Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, không có phương pháp nào chung cho mọi thể loại. Chính vì vậy, người dạy cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và đặc điểm của các bài thơ Nôm Đường luật cụ thể để từ đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của thể thơ này.
2.1.3. Những năng lực tiếp nhận văn học
	Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, cố GS Phan Trọng Luận đã 
rất quan tâm đến việc triển khai quan niệm về năng lực trong dạy học văn chương. Tác giả cho rằng: có 3 loại năng lực văn chương: năng lực sáng tạo, năng lực phê bình và năng lực tiếp nhận, trong đó năng lực tiếp nhận là năng lực cần hình thành cho học sinh [8]
Theo tác giả, những năng lực tiếp nhận bao gồm:
(1) Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
(2) Năng lực tái hiện hình tượng.
(3) Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
(4) Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật.
(5) Năng lực nhận biết loại thể định hướng tiếp nhận.
(6) Năng lực cảm xúc thẩm mĩ.
(7) Năng lực tự nhận thức.
(8) Năng lực tự đánh giá.
(9) Năng lực sáng tạo ngôn từ (đối với học sinh năng khiếu).
Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể sẽ dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm. Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của mỗi loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng. Chẳng hạn như đối với thơ trữ tình mà lại loay hoay phân tích cốt truyện, nhân vật, biến thơ thành tác phẩm văn xuôi. Đến với thơ trữ tình mà coi nhẹ, bỏ qua hình tượng cảm xúc, nhân vật trữ tình thì nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà thơ. Do đó, nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc trưng của nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương.
2.1.4. Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ thông
Trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ động tích cực của người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học sinh đối với tác phẩm văn học.
 	Với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, cần chú ý tiếp nhận tác phẩm không đơn thuần như một bài thơ trữ tình mà tác phẩm còn mang những nét đặc trưng riêng biệt của thể thơ Nôm Đường luật. Vì vậy, để dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” một cách hiệu quả cần đặt tác phẩm vào đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật để tìm hiểu.
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
 	Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ thuật. Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ văn rất quan trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi THPT Quốc gia nhưng đại đa số học sinh vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1, với tỉ lệ học sinh khá giỏi tương đối cao nhưng chủ yếu các em đăng kí học và thi theo nguyện vọng các môn khối tổ hợp khoa học tự nhiên có nhiều hạn chế trong học tập môn Ngữ Văn. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra vẫn còn gặp phải tâm thế thờ ơ đón nhận của học sinh và đó là nỗi niềm trăn trở rất lớn của người dạy.
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên
 	Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải chú trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng, cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành động của từng nhân vật.
 	Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được làm theo thể thơ Nôm Đường luật (phá cách) thì giáo viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc đổi mới phương pháp, tổ chức giờ dạy để học sinh có thể phát huy hết tính tích cực chủ động của mình khi tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức bài học (Đa số mới chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm đến phương diện thể loại. Do đó, bản thân tôi nghĩ rằng việc dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” cần được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại.
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh
Khi học đến "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi, học sinh còn lúng túng và ngại học bài này vì đây lầ phần văn khô và khó, đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ với một số từ cổ, ngôn ngữ hàm súc, ý tứ sâu xa và việc đưa vào bài các tư liệu Hán học- điển tích điển cố cũng gây khó khăn cho các em trong việc tiếp nhận, khó lĩnh hội đầy đủ được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm qua đó.
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Vì vậy trong tiết dạy, tôi đã làm nổi bật lên cảm xúc tinh tế của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống (khác với các tác phẩm thơ trung đại thường thể hiện quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”- thiên về giáo huấn, khuyên răn) qua hình thức nghệ thuật thơ Nôm độc đáo của tác giả: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào thơ thất ngôn.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp 
2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật
 	Theo PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, khái niệm thơ Nôm Đường luật là những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ Đường luật phá cách có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.[7]
Ngoài những đặc điểm chung của Văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ. Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố đồng thời thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị chung của bài thơ. 
Về phương diện nội dung: Bản chất thơ Nôm Đường luật thể hiện rất rõ thông qua hệ thống đề tài, chủ đề. Đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, của đất nước cũng như khía cạnh tinh tế, phức tạp trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Đặc biệt thơ Nôm Đường luật hướng nhiều về những đề tài, chủ đề chứa đựng yếu tố dân chủ như nhu cầu giải phóng tình cảm, quyền sống hạnh phúc, lễ giáo phong kiến
Nếu các yếu tố Đường luật mang đến phong vị cổ thi cho thơ Nôm Đường luật thì yếu tố Nôm lại khiến thể loại này thấm đượm hồn dân tộc và khu biệt với thơ Đường luật chữ Hán. Yếu tố Nôm trong hệ thống đề tài, chủ đề thể hiện chỗ thơ Nôm Đường luật hướng tới những đề tài mang tính chất dân tộc, dân dã, đời thường. Đó là những bức tranh thiên nhiên dân dã, mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam. Đó là bài học đạo đức nhân sinh mang tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân: coi trọng tình nghĩa, thương yêu đoàn kết, cần cù, giản dị, chân thành ngay cả khi viết về các phạm trù đạo đức Nho gia như “ái ưu”, “trung hiếu”, các tác giả thơ Nôm Đường luật cũng thổi vào đó linh hồn dân tộc và hơi thở thời đại, khiến các khái niệm này trở nên gần gũi hơn với tâm thức dân tộc, nhân dân. 
Về phương diện nghệ thuật: Khi xem xét các yếu tố hình thức biểu hiện của thơ Nôm Đường luật. bao gồm hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và kết cấu, chúng ta cũng nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong chỉnh thể bài thơ. Hệ thống hình tượng của thơ Nôm Đường luật bao gồm hai bộ phận nhỏ: những hình tượng ước lệ nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống dân tộc, dân dã và là sản phẩm sáng tạo mới mẻ của các thi nhân.
	Như vậy qua khảo sát sơ bộ hai phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật ta có thể khẳng định bản chất của thể loại này là sự thống nhất biện chứng sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật”. Có thể nói, với xu hướng dân tộc hóa, các nhà thơ trung đại đã có sự sáng tạo, cách tân từ việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện tính cách người Việt Nam, để khu biệt giữa thơ Đường luật Nôm và Đường luật Hán. Và một trong những sáng tạo của các nhà thơ Dường luật Nôm là sử dụng một cách hiệu quả lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vào trong thơ. Cũng từ đó, thơ Nôm Đường luật dần dần phá vỡ tính quy phạm của văn học Trung đại bằng việc “Tăng cường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, bằng việc phát triển ý thức phản ánh cuộc sống”. (Theo SGK Văn học lớp 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X – hết TK XIX).
2.3.1.2. Đọc kĩ bài thơ, phần chú giải và cắt nghĩa từ khó
 	Đọc văn là một hoạt động có tính chất đặc thù của quá trình thâm nhập và tiếp nhận một tác phẩm văn học. Với tác phẩm thơ Nôm Đường luật, việc đọc càng giữ một vai trò quan trọng. Trong quá trình đọc thơ Nôm Đường luật, người đọc phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngon ngữ, giọng điệu, nhạc điệu để có cách đọc cho phù hợp. Giọng đọc và cách đọc phù hợp với văn bản sẽ tạo không khí cho giờ học, gợi cảm hứng cho học sinh.
	Mặt khác, đọc thơ Nôm Đường luật trong nhà trường là một công việc tương đối khó khăn đòi hỏi sự khổ luyện của giáo viên và học sinh. Vì muốn đọc cho “vang nhạc, sáng hình” đòi hỏi phải có những kĩ năng cơ bản.
	Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh có kĩ năng đọc chính xác.
	Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm.
Qua việc đọc, học sinh sẽ nắm bắt được cảm xúc chủ đạo của tác phẩm và có những cảm nhận đầu tiên về nhan vật trữ tình trong bài. Việc đọc này diễn ra trong suốt giờ học, đọc nhiều lần, đọc đi đọc lại, bám sát từng từ từng chữ, đọc đón đầu và dự đoán để tái hiện phạm vi đời sống khung cảnh, con người, sự kiện nối tiếp thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
	Hoạt động chú giải, cắt nghĩa từ khó là vô cùng cần thiết với việc dạy văn học Trung dại nói chung và dạy học thơ Nôm Đường luật nói riêng. Bởi lẽ, ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô đọng, hàm súc. Hình thức chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối với học sinh, lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho bài thơ càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận. Chú giải sâu là biện pháp rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả.
	Cách thức cụ thể của chú giải: chú giải từ; chú giải điển cố.
	Bên cạnh đó, hoạt động cắt nghĩa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học 

Tài liệu đính kèm:

  • dochieu_qua_tu_phuong_phap_day_bai_canh_ngay_he_cua_nguyen_trai.doc
  • docBia Ngu Van THPT- Ha Thi Thu Hien- THPT Tinh Gia !.doc
  • pptUng dung CNTT ho tro cho bai day “Canh ngay he” - Nguyen Trai.ppt