Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt thông qua mục nước cứng trong bài 26, sách giáo khoa Hoá Học 12

Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt thông qua mục nước cứng trong bài 26, sách giáo khoa Hoá Học 12

Mấy năm trở lại đây, biến đổi khí hậu đang gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như hạn hán, sóng thần, bão lũ, ngập lụt, sạt lở trải rộng khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam của nước ta để lại những thiệt hại nặng nề cả người và của.

 Năm 2017- năm kỷ lục của thiên tai bão lũ với 16 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới, trong đó có 6 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của nước ta. Theo số liệu tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (Bộ NN&PTNT) năm 2017, trong 19 loại hình thiên tai ghi nhận được thì bão lũ làm cho 386 người chết, 61 người mất tích, 664 người bị thương, 8126 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng hoàn toàn và hơn 561000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, tốc mái .Tổng thiệt hại kinh tế trên 60 000 tỷ đồng cao gấp 3 lần mức trung bình hàng năm (Thiệt hại kinh tế chiếm 1 – 1,5% GDP), đây là một thiệt hại vô cùng lớn [1].

 Bão chồng bão, lũ trồng lũ, gây ra cảnh người mất người, gia đình tang thương, làng xã tan hoang, môi trường ô nhiễm tạo nên bầu không khí ảm đạm, đau thương. Năm 2017 là năm thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ, nhưng năm 2018 được Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương dự báo là năm thiên tai còn thảm khốc hơn nữa. Tuy nhiên công tác tuyên truyền luật phòng chống thiên tai chưa thường xuyên phổ biến chưa rộng rãi, việc rà soát xây dựng phương án ứng phó với thiên tai chưa sát với tình hình thực tế, các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án hộ đê còn hạn chế, phương tiện hậu có cải thiện xong vẫn chưa đáp ứng được với tình hình thực tế đặc biệt ý thức chủ quan của đại bộ phân người dân trong công tác phòng chống và ứng phó trước, trong và sau bão còn yếu và thiếu[1].

 

doc 29 trang thuychi01 10505
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt thông qua mục nước cứng trong bài 26, sách giáo khoa Hoá Học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BÃO LỤT THÔNG QUA MỤC NƯỚC CỨNG TRONG BÀI 26, SÁCH GIÁO KHOA 
HOÁ HỌC 12
Người thực hiện: Lê Xuân Túc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HOÁ NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BÃO LỤT THÔNG QUA MỤC NƯỚC CỨNG SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 12
Người thực hiện: Lê Xuân Túc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HOÁ NĂM 201
Mục lục
 Trang
1.Mở đầu.................................................................................................
1
1.1 Lí do chọn đề tài................................................................................
1
1.2 Mục đích nghiên................................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.....
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
3
2.1.1 Biến đổi khí hậu.............................................................................
3
2.1.1.1. Thời tiết và khí hậu.....................................................................
3
2.1.1.2. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân...
3
2.1.2. Thiên tai bão lũ..
3
2.1.3. Thiệt hại do thiên tai bão lũ...
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
5
2.2.1. Về phía giáo viên..
5
2.2.2. Về phía học sinh
6
2.2.3. Thực trạng vấn đề phòng chống bão lụt đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2 .................................................................................
6
2.2.4. Giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai bão lụt.
7
2.2.4.1. Kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt.......................................
7
2.2.4.2. Nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2 ..........................................
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề................................
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
10
3.Kết luận, kiến nghị...............................................................................
12
- Kết luận.................................................................................................
12
- Kiến nghị..............................................................................................
12
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Mấy năm trở lại đây, biến đổi khí hậu đang gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như hạn hán, sóng thần, bão lũ, ngập lụt, sạt lở trải rộng khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam của nước ta để lại những thiệt hại nặng nề cả người và của.
	Năm 2017- năm kỷ lục của thiên tai bão lũ với 16 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới, trong đó có 6 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của nước ta. Theo số liệu tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (Bộ NN&PTNT) năm 2017, trong 19 loại hình thiên tai ghi nhận được thì bão lũ làm cho 386 người chết, 61 người mất tích, 664 người bị thương, 8126 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng hoàn toàn và hơn 561000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, tốc mái .Tổng thiệt hại kinh tế trên 60 000 tỷ đồng cao gấp 3 lần mức trung bình hàng năm (Thiệt hại kinh tế chiếm 1 – 1,5% GDP), đây là một thiệt hại vô cùng lớn [1].
	Bão chồng bão, lũ trồng lũ, gây ra cảnh người mất người, gia đình tang thương, làng xã tan hoang, môi trường ô nhiễm tạo nên bầu không khí ảm đạm, đau thương. Năm 2017 là năm thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ, nhưng năm 2018 được Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương dự báo là năm thiên tai còn thảm khốc hơn nữa. Tuy nhiên công tác tuyên truyền luật phòng chống thiên tai chưa thường xuyên phổ biến chưa rộng rãi, việc rà soát xây dựng phương án ứng phó với thiên tai chưa sát với tình hình thực tế, các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phương án hộ đê còn hạn chế, phương tiện hậu có cải thiện xong vẫn chưa đáp ứng được với tình hình thực tế đặc biệt ý thức chủ quan của đại bộ phân người dân trong công tác phòng chống và ứng phó trước, trong và sau bão còn yếu và thiếu[1].
	Học sinh là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mưa bão, lũ lụt; theo thống kê chưa đầy đủ năm 2017 đã ghi nhận 36 trường hợp học sinh bị chết, mất tích do mưa bão, ngập lụt; đây là con số vô cùng đau thương[1]. Học sinh của Trường THPT Triệu Sơn 2 sinh sống và đi học đều đóng trên địa bàn phía nam của Huyện Triệu Sơn, đây là rốn nước của Huyện cũng như khu vực đồng bằng trung du, nơi có nhiều dòng sông chảy qua như Sông Hoàng, Sông Nhà Lê, Sông Nhơm, Sông Chu và nhiều kênh rạch khác; là khu vực dễ tổn thương do mưa lũ: Nước sông thường lên nhanh trong mưa bão, đê điều xung yếu, cầu cống xuống cấp, đặc biệt dễ ngập lụt. 
Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, lũ lụt là nhân dân và học sinh vùng phía nam Triệu Sơn thường bị thiệt hại nặng nề về kinh tế, trong đó có cả thiệt hại về người. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa sự mất mát đau thương đó hơn lúc nào hết những người là giáo viên như chúng ta cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức kỹ năng phòng chống, ứng phó bão lụt cho học sinh thân yêu của mình ngay lúc này để từ đó các em có trách nhiệm hơn với bản thân, người thân, gia đình và cộng đồng; các em có khả năng tự chủ động thoát hiểm, giúp đỡ mọi người thoát hiểm, giảm nhẹ rủi ro thiên tai góp phần cùng các cơ quan chức năng giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lụt gây ra. 
	Là một giáo viên dạy môn Hoá Học ở trường THPT Triệu sơn 2, tôi luôn phải chứng kiến những cảnh mất mát, đau thương của học sinh cũng như của gia đình các em trong mùa mưa bão: Ngập lụt làm hoa màu, lúa mất trắng, nhà cửa bị hư hỏng, gia cầm, gia súc chết lụt, sách vở bị ướt, rách nát, đồ dùng học tập, phương tiện đi học của học sinh bị nước cuốn trôi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của các em. Những hình ảnh đau thương đó luôn ám ảnh tôi mỗi khi giảng dạy, vì vậy trong quá trình giảng dạy thực tế tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp, lựa chọn kiến thức thích hợp để giúp học sinh nâng cao nhận thức và có kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai bão lụt thông qua mục Nước cứng bài 26, sách giáo khoa Hoá học 12” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài này nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 trong công tác phòng chống ứng phó với thiên tai bão lụt, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; giúp các em chung tay cùng các tổ chức khác và cộng đồng góp phần làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lụt gây ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
	Đề tài nghiên cứu về nhận thức, kỹ năng phòng chống lụt bão của học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 2 và được áp dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp năm học 2017 – 2018. Các lớp học sinh được thử nghiệm là lớp 12B2 và 12B5 của trường THPT Triệu sơn 2, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Sử dụng phương pháp lồng ghép kiến thức, thông qua trình chiếu hình ảnh minh hoạ làm nổi bật lên vấn đề, từ đó thống kê số liệu, khảo sát về việc nắm kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm của học sinh về công tác Phòng chống thiên tai, bão lụt đối với bản thân và cộng đồng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Biến đổi khí hậu.
2.1.1.1. Thời tiết và khí hậu.
Thời tiết là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm, như: nhiệt độ, gió, độ ẩm, nắng, mưaxảy ra hằng ngày và hay thay đổi. Khí hậu: là trạng thái trung bình nhiều năm của thời tiết ở một khu vực như: tỉnh, quốc gia, châu lục hoặc toàn cầu.
 	Khí hậu đề cập đến gía trị trung bình: nhiệt độ trung bình, trung bình năm (độ ẩm, lượng mưa); Biến động đặc trưng: nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất trong mùa và Tần suất các hiện tượng cực đoan: gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới. Thước đo thời gian trong tính toán thống kê về khí hậu là 30 năm[2].
2.1.1.2. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân.	
- Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được[2].
- Các hiện tượng mà biến đổi khí hậu gây nên có thể kể đến là:
+ Hiện tượng hiệu ứng nhà kính:  Các khí nhà kính (Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC) có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là trái đất nóng lên [1]. 
+ Hiện tượng mưa axít. Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa tan trong nước mưa (trong đó chủ yếu là SO2 và NO2) tạo thành các axit khác nhau[1].
+  Thủng tầng ozon. Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người[1]. 
+ Cháy rừng: Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đám cháy rừng thải một lượng lớn carbon đioxit vào khí quyển làm trái đất nóng dần lên; khí hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn[1].
+ Bão - lũ lụt – hạn hán:
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh[1].     
+ Sa mạc hóa: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu[1].
+ Hiện tượng sương khói: Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm không khí khác như khói bụi kim loại nặng, khói mù quang hoá.
- Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự gia tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng trên diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu[1]. 
+ Nhiệt độ tăng: Theo các nhà khoa học NASA, trong giai đoạn 1880 – 2013, trừ năm 1998, chỉ trong 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất hiện 10 năm nóng nhất. Riêng năm 2010 và 2005 được xếp hạng là năm nóng nhất trong lịch sử. Và năm 2013 cũng là năm thuộc những năm có nhiệt độ cao kỷ lục trong 134 năm. Có thể nói Trái đất ngày càng nóng lên so với những thập kỷ trước đó[1].
+ Nước biển dâng: Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão.... Quan trắc mực nước biển cho thấy mực nước biển trung bình tăng khoảng 20cm trong vòng 100 năm qua. Trong thập kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương và phía đông Ấn Độ Dương[1]. 
- Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian gần đây. Có 4 yếu tố chi phối chính gây thay đổi lớn và lâu dài đến khí hậu trái đất:
+ Yếu tố tự nhiên: 
(1)   Sự thay đổi quỹ đạo của trái đất khi xoay quanh mặt trời; 
(2)  Dao động năng lượng thoát ra từ mặt trời;
(3) Thay đổi tuần hoàn đại dương chủ yếu do giao động giản nở nước lạnh sâu trong vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương; 
+ Yếu tố con người: 
(4)  Thay đổi thành phần khí quyển[1].
2.1.2. Thiên tai bão lụt.
- Căn cứ pháp lý Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác[2].
- Theo Điều 1 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
+ Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu[2].
+ Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn[2].
2.1.3. Thiệt hại do thiên tai bão lụt.
Với vị trí địa lý đặc thù và địa hình phân bố phức tạp, hàng năm, nước ta phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là các loại hình thiên tai liên quan đến nước như lũ, bão, ngập úng, sạt lở và lũ quét. Thiên tai không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng GDP mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, đẩy một bộ phận dân chúng (những người nghèo nhất) quay trở lại ranh giới nghèo đói [1].
Những thiệt hại có thể gây ra do bão lụt là
+ Thiệt hại đến con người: gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng động (chết người, bị thương, gây dịch bênh).
+ Thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình nhà cửađồ đạc, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc.
+ Thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết gia súc, gia cầm và dịch bệnh cho gia súc gia cầm, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt.
+ Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất đá khi có mưa to [2].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên.
Qua tham khảo một số đồng nghiệp ở Trường THPT Triệu Sơn 2 về vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống lụt bão trong các giờ học hiện nay tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:
+ Đa số giáo viên thường bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lí do sau:
- Không căn chuẩn thời gian trong các tiết dạy.
- Phần liên hệ được xem đó là phần phụ.
- Giáo viên ít có kiến thức thực tế
+ Một số giáo viên khác nghĩ lâu nay bão lụt có nhưng chưa ảnh hưởng tới mình, nên ảnh hưởng của bão lũ có lẽ cũng không đáng ngại; dẫn tới ý thức còn lơ là, thờ ơ, vô cảm với những mất mát đau thương của nhân dân, học sinh trong mùa mưa bão và cho rằng đó là việc của xã hội, của các cấp chính quyền, của các cơ quan chức năng; chưa có những hành động thiết thực để giúp nhân dân và học sinh phòng chống bão lũ và khắc phục sau bão lũ, chưa chủ động tích cực ủng hộ giúp đỡ kịp thời cho người bị bão lũ. Vì vậy giáo viên thường bỏ qua phần liên hệ.
2.2.2. Về phía học sinh.
	+ Học sinh là đối tượng dễ tổn thương trong mưa bão nhưng ít được hay chưa được nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn quan tâm tuyên truyền một cách đầy đủ liên tục về cách phòng chống và khắc phục sau mưa bão, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
	+ Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan; xem thường những tác hại của nó; chưa có kỹ năng phòng chống, khắc phục do thiên tai bão lũ gây ra đối với bản thân và gia đình và cộng đồng.
	+ Nhiều học sinh còn thờ ơ chưa nắm bắt kịp thời với các thông tin về thời tiết, bão lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng nên chưa chủ động phòng chống bảo vệ bản thân trong mưa bão, còn để mưa bão làm ảnh hưởng đến việc học tập, sức khoẻ của bản thân.
	+ Nhiều học sinh chưa biết bảo vệ đồ dùng học tập của mình còn để sách vở bị ướt, rách nát, nước cuốn trôi; bị mắc mưa dẫn đến dễ ốm ảnh hưởng đến kết quả học tập; một số học sinh khác thích dầm mưa, đùa nghịch xô đẩy nhau trên các bờ đê trên đường đi học khi sông có nước lớn, thách đố nhau bơi lội qua dòng nước lũ, mà không biết rằng mình đang đùa giỡn với “thần chết Thuỷ Tinh”.
	+ Một số học sinh chưa tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm phòng chống thiên tai bão lụt, kỹ năng phòng chống đuối nước nên vẫn còn học sinh tử vong do đuối nước, nước lũ cuốn trôi để lại những mất mát thương tâm, đau xót.
2.2.3. Thực trạng vấn đề phòng chống bão lụt đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2
	+ Hầu hết học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2 là con em gia đình nông thôn nghèo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, các em ít được tiếp cận với các nguồn thông tin như báo trí, mạng internet, bên cạnh đó đa số phụ huynh học sinh nhận thức về việc hướng dẫn con cái họ có nhận thức và kỹ năng phòng chống bão lụt còn rất thấp, thiếu trách nhiệm quan tâm của người lớn đến các em là không phải không có.
	+ Dễ có thể nhận biết được những hạn chế, yếu kém của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2 về nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai, bão lụt qua những biểu hiện như:
	- Thiếu thông tin chính xác về thời tiết mưa bão nên còn nhiều học sinh để mắc mưa khi đi học, không chuẩn bị áo mưa, có áo mưa nhưng vẫn không mặc, thà rằng để dầm mưa ướt áo còn hơn mất vẻ đẹp bề ngoài, sợ xấu, để mất hình ảnh với bạn khác giới, thể hiện mình là người trưởng thành, phong trần, galăng, là người từng trảidẫn tới các em vào lớp với quần áo ướt, mùi hôi làm ảnh hưởng đến cả giờ học.
	- Vào đầu năm học nhà trường đều bàn giao bảo quản cơ sở vật chất cho từng lớp, từng giáo viên chủ nhiệm. Mặc dù được giáo viên nhắc nhở nhưng nhiều học sinh làm trực nhật trong những ngày mưa bão vẫn thờ ơ không đóng, cài, buột cửa phòng học, không cắt điện để gió giật làm hư hỏng cửa, sét đánh cháy quạt, cháy máy tính, máy chiếu của lớp; có những học sinh được chỉ dạy tận tay cách buộc cửa chống mưa bão nhưng vẫn loay hoay mãi không thực hiện được. Thiệt hại do cơn bão số 10 năm 2017 đối với nhà trường là rất lớn có đến 23 chuồng cửa sổ bị gió làm va đập hư hỏng nặng, sét đánh cháy 4 quạt trần, 10 cây máy vi tính, 2 máy chiếu trên lớp học, nhiều cành cây xà cừ bị gãy, nước sông Nhơm dâng cao tràn vào sân trường làm môi trường sau mưa bão ô nhiễm.
	- Nhiều học sinh có tâm lí không ổn định vững vàng, dễ hoang mang sợ sệt, la ó trong giờ học khi thấy mưa lớn, sấm sét. 
	- Hay đi học muộn mỗi khi sau mưa bão và lấy lí do là đường trơn, nước ngập đường khó đi, bị ngã do đường trơn trượt.mà không chủ động thời gian đi học đúng giờ, thực hiện không đúng quy định về đồng phục, phù hiệu, vắng học vô lí do.
	- Sau mưa bão học sinh đi học thường không chuẩn bị đầy đủ vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tậpcó những học sinh cá biệt chưa chăm học mang máy tính đi cầm đồ nhưng lại lấy lí do máy tính bị hư hỏng do bị ngấm nuớc mưa, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
	- Một số học sinh vẫn còn trêu đùa nhau xô đẩy nhau khi qua dòng nước lớn, thách thức nhau bơi qua sông khi nước sông lên cao, nên đã xảy ra hiện tượng phương tiện đi học của các em bị nước lớn cuốn trôi, có học sinh tử vong do đuối nước. 
	- Đa số học sinh chưa có kỹ năng sơ cấp cứu người bị đuối nước, sét đánh, tổn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_hoc_sinh_nang_cao_nhan_thuc_ky_nang_phong_chong_thi.doc