SKKN Ôn luyện lý thuyết hóa hữu cơ lớp 12 thông qua hệ thống bài tập nhận biết dạng kẻ bảng

SKKN Ôn luyện lý thuyết hóa hữu cơ lớp 12 thông qua hệ thống bài tập nhận biết dạng kẻ bảng

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy không chỉ môn hóa mà các môn học tự nhiên muốn trả lời tốt câu hỏi lí thuyết và làm tốt các bài tập tính toán thì đòi hỏi học sinh phải nắm vứng được cấu tạo và tính chất của các chất. Nhất là đối với hóa học hữu cơ, tính chất của các chất phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cấu tạo của chất đó. Tuy nhiên qua thời gian giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 6, với chất lượng đầu vào của nhà trường thấp nên khả năng tiếp thu và tư duy của các em còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn khi học phần hóa học hữu cơ. Kết hợp với khả năng tự học, tự tìm tài liệu thấp do đó dẫn đến các vấn đề sau:

- Học sinh thường ngại học hóa hữu cơ vì hóa hữu cơ công thức dài, có nhiều tên gọi (như tên thay thế, tên thường, tên gốc chức ) vì vậy các em rất khó nhớ từ đó khi trả lời câu hỏi lí thuyết thường hay sai.

- Trong các đề thi của các năm gần đây dạng câu hỏi lí thuyết biến đổi đa dạng và học sinh không chỉ nhớ máy móc mà còn phải có sự tư duy và suy luận nhiều hơn.

- Các sách tham khảo trên thị trường hoặc các bài viết trên mạng có đề cập đến bài tâp nhận biết nhưng chưa cập nhật kip thời về các cách ra nhận biết có sự đổi mới trong các đề thi như hiện nay như cách ra đề nhận biết theo kẻ bảng nên học sinh tìm đọc còn khó khăn.

 

doc 25 trang thuychi01 6324
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ôn luyện lý thuyết hóa hữu cơ lớp 12 thông qua hệ thống bài tập nhận biết dạng kẻ bảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ LỚP 12 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT DẠNG 
KẺ BẢNG
Người thực hiện: Dương Thị Bình
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Phần 1: ......................................Mở đầu....Trang 1
 1.1: Lí do chọn đề tài1
 1.2: Mục đích nghiên cứu.1
 1.3: Đối tượng nghiện cứu1
 1.4: Phương pháp nghiên cứu...2
Phần 2 :.. Nội dung2 
 2.1. Cơ sở lí luận2
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..2
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....2
 2.3.1. Các căn cứ dấu hiệu để làm bài tập nhận biết...2
 2.3.1.1. Chương I: Este –Lipit.2
 2.3.1.2 :Chương II: Cacbohiđrat..3
 2.3.1.3. Chương III: Amin,Amino axit, peptit và protein............................5
 2.3.2. Hệ thống bài tập minh họa..9
 2.3.2 . Bài tập áp dụng.....................................................................................16
 2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...........19
Phần 3 :............................kết luận và kiến nghị...............................................20
 3.1 : Kết luận...................................................................................................20
 3.2 : Kiến nghị.................................................................................................20
Tài liệu tham khảo..................................................................................................
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy không chỉ môn hóa mà các môn học tự nhiên muốn trả lời tốt câu hỏi lí thuyết và làm tốt các bài tập tính toán thì đòi hỏi học sinh phải nắm vứng được cấu tạo và tính chất của các chất. Nhất là đối với hóa học hữu cơ, tính chất của các chất phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cấu tạo của chất đó. Tuy nhiên qua thời gian giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 6, với chất lượng đầu vào của nhà trường thấp nên khả năng tiếp thu và tư duy của các em còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn khi học phần hóa học hữu cơ. Kết hợp với khả năng tự học, tự tìm tài liệu thấp do đó dẫn đến các vấn đề sau:
- Học sinh thường ngại học hóa hữu cơ vì hóa hữu cơ công thức dài, có nhiều tên gọi (như tên thay thế, tên thường, tên gốc chức) vì vậy các em rất khó nhớ từ đó khi trả lời câu hỏi lí thuyết thường hay sai.
- Trong các đề thi của các năm gần đây dạng câu hỏi lí thuyết biến đổi đa dạng và học sinh không chỉ nhớ máy móc mà còn phải có sự tư duy và suy luận nhiều hơn. 
- Các sách tham khảo trên thị trường hoặc các bài viết trên mạng có đề cập đến bài tâp nhận biết nhưng chưa cập nhật kip thời về các cách ra nhận biết có sự đổi mới trong các đề thi như hiện nay như cách ra đề nhận biết theo kẻ bảng nên học sinh tìm đọc còn khó khăn. 
- Đây là một cách ra đề “đầy tiềm năng” mà các đề thi đại học hay học sinh giỏi có thể khai thác trong những năm tới bởi vì thông qua cách ra đề này không chỉ hỏi học sinh về kiển thức của nhiều chất mà đòi hỏi học sinh phải có sự phân tích và suy luận để tìm ra đáp án đúng một cách nhanh nhất.
- Trong năm học 2016-2017 môn hóa là một trong ba môn của tổ hợp tự nhiên, với hình thức thi liên tục ba môn trong thời gian 150 phút. Do đó trong một thời gian các em phải huy động một lượng kiến thức lớn, nếu không có cách nhớ logic thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm bài thi. 
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình giúp các em học sinh lớp 12 có thể nhớ được các kiến thức hóa hữu cơ một cách logic để từ đó không chỉ giải bài tập nhận biết loại kẻ bảng một cách nhanh nhất mà còn trả lời tốt các câu hỏi lí thuyết trong đề nên tôi lựa chọn đề tài: “Ôn luyện lí thuyết hóa hữu cơ lớp 12 thông qua hệ thống bài tập nhận biết dạng kẻ bảng ”
1.2. Mục đích nghiện cứu
- Giúp học sinh nhớ được các kiến thức lí thuyết về hóa hữu cơ.
- Giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp và tư duy logic khi làm bài tập nhận biết dạng kẻ bảng và trả lời tốt những dạng câu hỏi lí thuyết trong các đề thi.
- Hiểu rõ và sâu về loại bài tập này và các căn cứ, dấu hiệu dùng để suy luận.
- Tìm và phát triển một số dạng bài mới mà đề thi đại học chưa đề cập đến để học sinh làm quen.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học đặc trưng của chất.
- Dấu hiệu nhận biết các chất. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan.
- Truy cập thông tin internet.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê.
- Phương pháp điều tra và thực nghiệm sư phạm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Ngày nay, khi đất nước đang đổi mới từng ngày, đòi hỏi con người trong thời đại mới cũng phải có sự thay đổi để bắt nhịp với su hướng của thời đại. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội thì nền giáo dục phải đào tạo những con người không chỉ có tài, có đức mà còn là những con người năng động, nhạy bén và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn có được điều này giáo dục phải có nhiều sự thay đổi trong chương trình giáo dục nói chung và phương thức thi nói riêng. Thể hiện trong các đề thi của bộ giáo dục luôn có những điểm mới, những dạng mới phát triển trên nền tảng của cái cũ. Vì vậy để có thể làm được các dạng bài tập mới thì việc trang bị cho các em một nền tảng kiến thức lí thuyết cơ bản vững chắc và rèn luyện kĩ năng suy luận, lập luận chặt chẽ là rất cần thiết. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đây không phải là một dạng bài tập khó nhưng đối với học sinh tại trường THPT Triệu sơn 6 thì gặp rất nhiều khó khăn. Đó là những vấn đề như:
+ Đây là một dạng bài tập tổng hợp, không chỉ hỏi kiến thức về một chất mà nhiều chất khác nhau vì vậy học sinh phải huy động nhiều kiến thức nên học sinh thường hay nhớ sai hoặc nhớ nhầm tính chất của chất này với chất kia.
+ Chưa nắm được các dấu hiệu và căn cứ để giải quyết bài tập một cách nhanh nhất.
+Trong các đề thi những năm gần đây xu hướng đã đề cập đến những bài nhận biết phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự suy luận nhiều hơn.Nhưng kĩ năng suy luận của học sinh đang còn chậm. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Đối với bài tập nhận biết thì kiến thức liên quan thường là tính chất vật lí, tính chất hóa học. Vì điều kiện có hạn nên tôi xin đề cập đến 3 chương hóa học hữu cơ 12 có liên quan nhiều đến bài tập nhận biết và những tính chất đặc trưng nhất của các chất.
2.3.1. Các căn cứ, dấu hiệu để làm bài tập nhận biết
2.3.1.1.Chương I: Este – Lipit
a. Este (xét với este đơn chức)
* Công thức tổng quát của este đơn chức (R1COOR2, điều kiện R11, R215)
* Tính chất hóa học
- Tham gia phản ứng thủy phân
 + Môi trường axit: R1COOR2 + H2O R1COOH + R2OH.
 + Môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa)
 R1COOR2 + NaOH R1COONa + R2OH.
Lưu ý: . Nếu gốc R2 là gốc không no, có dạng –CH=CH-R2 thì khi tham gia thủy phân sản phẩm tạo axit/muối và anđehit.
 R1COOCH=CH-R2 + H2O R1COOH + R2-CH2CHO.
 R1COOCH=CH-R2 + NaOH R1COONa + R2-CH2CHO.
Sản phẩm sau khi thủy phân có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
 . Nếu gốc R2 là gốc không no, có dạng: 	thì khi tham gia thủy phân sản phẩm tạo axit/muối và xeton.
 	 + H2O R1COOH+ 	
 + NaOH R1COONa + 
- Phản ứng đốt cháy
- Phản ứng ở gốc hidrocacbon: Nếu gốc R1,R2 có chứa liên kết đôi hoặc liên kết 3 thì sẽ có tính chất của anken, hoặc ankin.
VD: HCOOCH=CH2 : Có tính chất của anken (tham gia phản ứng cộng, làm mất màu dung dịch Br2...)
 HCOOC≡CH: Có tính chất của ankin (tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt....)
Lưu ý: Ngoài những tính chất trên thì este được tạo bởi axit fomic có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
b. Lipit (xét chất béo)
- Là trieste tạo từ glixerol với các axit béo.
* Công thức tổng quát: 	 (R1,R2,R3 có thể giống hoặc khác nhau).
 Hoặc : (COO)3C3H5
* Tính chất vật lí.
- Nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ: như benzen,xăng, xà phòng...
* Phân loại
- Tồn tại dạng chất rắn (nếu gốc axit béo no):
VD: (C15H31COO)3C3H5:Tripanmitin; (C17H35COO)3C3H5: Tristearin. 
- Tồn tại dạng chất lỏng (nếu một trong các gốc axit béo là gốc không no).
VD: (C17H33COO)3C3H5: Triolein
* Tính chất hóa học
- Có tính chất tương tự như este.
- Lưu ý: Phản ứng thủy phân của chất béo sản phẩm tạo thành luôn có glixerol; Glixerol là chất có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh.
2.3.1.2. Chương II: cacbohidrat
Gồm có 3 loại: + Monosaccarit: Glucozơ và Fructozơ.
 + Đisaccarit: Saccarozơ và Mantozơ.
 + Tinh bột và xenlulozơ.
a. Glucozơ và Fructozơ
Glucozơ (C6H12O6)
Fructozơ (C6H12O6)
CTCT
TCVL
- Dễ tan trong nước, có vị ngọt
-Dễ tan trong nước, ngọt hơn đường mía.
TCHH
Giống: + Phản ứng với Cu(OH)2 dung dịch màu xanh lam.
 + Phản ứng với H2 (xt:Ni,t0) Tạo sobitol.
 + Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag
 + Phản ứng với Cu(OH)2/OH-,t0 tạo kết tủa đỏ gạch
(Fructozơ phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH-,t0 vì trong môi trường kiềm có sự chuyển hóa giữa Glucozơ và Fructozơ)
Khác: + Glucozơ làm mất màu dung dịch brom Phản ứng dùng để nhận biết glucozơ với Fructozơ.
 + Phản ứng lên men của glucozơ.
 C6H12O6 2CO2 + 2C2H5OH
b. Saccarozơ và mantozơ.
Saccarozơ (C12H22O11)
Mantozơ (C12H22O11)
Cấu tạo
- Tạo từ: 1 gốc và 1 gốc -(F).
- Có nhiều nhóm OH kề nhau, không có nhóm CHO
- Tạo từ: 2 gốc 
- Có nhiều nhóm OH kề nhau, có nhóm CHO
TCHH
Giống:
- Tham gia phản ứng thủy phân.
 C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
- Phản ứng với Cu(OH)2 dung dịch màu xanh lam.
Khác.
- Mantozơ phản ứng trực tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, làm mất màu dung dịch Br2.
Lưu ý: Dung dịch sau khi thủy phân saccarozơ và mantozơ cũng có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3.
 C12H22O11 2C6H12O6 4Ag
c. Tinh bột và xenlulozơ
Tinh bột (C6H10O5)n 
Xenlulozơ (C6H10O5)n
Cấu tạo
- Tạo từ: Các gốc 
- Tạo từ: các gốc 
- Có 3 nhóm OH : [C6H7O2(OH)3]n
TCVL
-Là chất rắn vô định hình, màu trắng,không tan trong nước lạnh, trong nước nóng trương phồng (gọi là hồ tinh bột)
- Là chất rắn hình sợi, màu trắng.Không tan trong nước và các dung môi thông thường, tan trong nước Svayde.
TCHH
Giống:
- Tham gia phản ứng thủy phân
 (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Dung dịch sau khi thủy phân tham gia phản ứng tráng gương
Khác:
- Tinh bột: tạo với dung dịch I2 thành hợp chất có màu xanh tím phản ứng dùng để nhận biết tinh bột.
- Xenlulozơ: phản ứng với HNO3đặc /H2SO4đặc.
 [C6H7O2(OH)3]n +3nHNO3đặc[C6H7O2(ONO2)3]n +3n H2O
2.3.1.3. Chương III: Amin –Amino axit- Peptit và protein.
a. Amin
*Khái niệm: Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thế một hoặc nhiều nguyên tử hidro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hidrocacbon.
* Phân loại: Có 2 cách phân loại
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc hidrocacbon
 + Amin béo: CH3NH2, CH3-NH-C2H5, CH2=CH-NH2
 + Amin thơm: C6H5NH2,...
- Dựa vào bậc của amin.
 + Amin bậc 1: R1-NH2
 + Amin bậc 2: R1-NH-R2.
 + Amin bậc 3: 
*Tính chất vật lí: 
- Một số amin đầu dãy là chất khí, mùi khai, độc, dễ tan tan nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- Anilin là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzen.
* Tính chất hóa học
- Tính chất của chức amin
 +Tính bazơ.
 . Làm quỳ tím chuyển đổi màu: Amin béo làm quỳ tím chuyển màu xanh, amin thơm không làm quỳ tím đổi màu.
 Thứ tự tính bazơ: Amin béo bậc 2>Amin béo bậc 1,3>NH3>Amin thơm.
 . Tác dụng với axit.
 . Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại có hidroxit kết tủa.
 VD: CH3NH2 + FeCl3 + H2OFe(OH)3 ↓ + CH3NH3Cl
 + Phản ứng đốt cháy
- Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin.
 C6H5NH2+3Br2" C6H2Br3NH2 ↓ (trắng) +3HBr
Chú ý: 
+ Để nhận biết amin béo bậc 1 với amin béo bậc 2 và bậc 3 dùng phản ứng với HNO2 (hoặc hỗn hợp NaNO2 +HCl). 
+ Hiện tượng: Amin béo bậc 1 phản ứng và có khí thoát ra.
Phương trình: R-NH2 + HNO2 "ROH + N2 + H2O
b. Amino axit
* Định nghĩa: Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)
- CTTQ: (H2N)x-R-(COOH)y
* Tính chất vật lý.
- Là chất rắn không màu, có vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì tồn tại dạng ion lưỡng cực.
- Nhiệt độ nóng chảy cao vì là hợp chất ion.
* Tính chất hóa học
- Tính axit-bazơ của dung dịch amino axit.
 + Làm đổi màu quỳ tím: xét (H2N)x-R-(COOH)y. 
 . Nếu x = y không đổi màu quỳ tím.
 . Nếu x > y làm quỳ tím hóa xanh.
 . Nếu x < y làm quỳ tím hóa đỏ. 
 + Tính chất lưỡng tính (vừa chứa nhóm NH2 vừa chứa nhóm COOH).
VD: H2NCH2COOH + HCl " ClH3NCH2COOH
 H2NCH2COOH + NaOH "H2NCH2COONa + H2O 
- Phản ứng este hóa của nhóm COOH
 H2NCH2COOH+C2H5OHH2NCH2COOC2H5+H2O
- Phản ứng trùng ngưng.
 Monome Polime + H2O
Điều kiện: Monome là chất có từ hai nhóm chức có khả năng phản ứng trở lên.
 VD: nH2N(CH2)5COOH [-NH(CH2)5CO-]n+nH2O
 axit ε-aminocaproic Policaproamit(nilon-6) .
c. Peptit.
* Khái niệm: Peptit là loại hợp chất chứa 2-50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit. 
Liên kết peptit –CO-NH-
* Tính chất hóa học.
 - Phản ứng thủy phân( axit, bazơ, enzim).
 Peptit (amino axit)n +(n-1)H2O n amino axit
 Peptit (amino axit)n + nNaOH n Muối + H2O.
 - Phản ứng màu biure( môi trường kiềm) 
 Peptit hợp chất màu tím. 
Lưu ý: Riêng đipeptit không có phản ứng màu biure
d. Protein
* Khái niệm. 
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
* Tính chất vật lí 
+ Dạng hình sợi: ví dụ keratin của tóc, móng tay, móng chân,.. không tan trong nước. 
+ Dạng hình cầu: anbumin, hemoglobin tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
+ Khi đun nóng dung dịch protein hoặc tiếp xúc với axit, bazơ hay một số muối. protein đông tụ tách ra khỏi dung dịch. 
* Tính chất hóa học. 
- Phản ứng thủy phân( axit, bazơ, enzim)
Protein α-amino axit. 
- Phản ứng màu biure.
Protein Hợp chất màu tím. 
BẢNG TỔNG KẾT
Thuốc thử
Hiện tượng
Chất
Cu(OH)2
Dung dịch có màu xanh lam
- Ancol đa chức có nhiều nhóm OH kề nhau:glixerol..
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ.
Dung dịch màu tím
-Peptit (có 2 liên kết peptit trở lên).
- Protein: Lòng trắng trứng
Cu(OH)2/OH-,to
Kết tủa đỏ gạch
- Hợp chất có nhóm CHO
+ Andehit
+Glucozơ, Fructozơ..
Dung dịch
AgNO3/NH3
Kết tủa trắng Ag
- Hợp chất có nhóm CHO
+ Andehit
+ Axit HCOOH
+ HCOOR, HCOONa.
+ Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ.
Dung dịch Br2
Làm mất màu
- Hợp chất có gốc hidrocacbon không no.
VD: Triolein, vinylaxetat...
- Hợp chất có nhóm CHO
Glucozơ,mantozơ, andehit..
Tạo kết tủa trắng
Phenol, anilin
Dung dịch I2
Màu xanh tím
Hồ Tinh bột
Quỳ tím
Chuyển màu xanh
- Bazơ, amin béo,NH3
- Amino axit có số nhóm NH2 nhiều hơn COOH.
-Dung dịch muối tạo từ 
bazơ mạnh và axit yếu
VD: CH3COONa..
Chuyển màu đỏ
- Axit, amino axit có số nhóm COOH nhiều hơn NH2.
- Dung dịch muối tạo từ axit mạnh và bazơ yếu
VD: C6H5NH3Cl...
Thủy phân, dung dịch thu được phản ứng AgNO3/NH3
Tạo kết tủa trắng bạc
- Este dạng: R1COOCH=CH-R2.
- Saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Lưu ý: Đối với loại bài tập liên quan đến nhiệt độ sôi thì phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm có liên kết hidro: axit, ancol... Liến kết hiđro trong axit bền vững hơn liên kết hiđro trong ancol nên axit có nhiệt đô sôi cao hơn.
+ Nhóm không có liên kết hiđro: anđehit, xeton, este... thì so sánh khối lượng phân tử. Chất nào có khối lượng cao hơn chất đó có nhiệt độ sôi cao hơn.
+ Chất có liên kết hiđro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro. 
2.3.2. Hệ thống bài tập minh họa
Bài 1
Kết quả thí nghiệm với các dung dịch X,Y,Z,T với thuốc thử được ghi ở bảng sau :
Mẫu Thử
Thuốc thử
Hiện tượng
T
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Y
Dung dịch AgNO3/NH3, to
Kết tủa Ag trắng sáng
X,Y
Cu(OH)2
Dung dịch xanh lam
Z
Nước Brom
Kết tủa trắng
X,Y,Z,T lần lượt là:
A.Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B.Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.
C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ,saccarozơ, anilin.
 [2]
Hướng dẫn giải
Căn cứ vào các dấu hiệu đề cho thì ta có thể phân tích tìm đáp án theo các cách sau:
Cách 1:
T làm quỳ tím chuyển màu xanh: Amin béo nên T là etyl amin (loại C,D).
Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3,to tạo kết tủa Ag nên X có nhóm chức – CHO nên Y là glucozơ (loại B) Chọn A.
Cách 2:
- Z phản ứng với nước Br2 tạp kết tủa trắng nên Z là anilin chọn A.
Cách 3:
- X,Y phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh làm nên X,Z có nhiều nhóm OH kề nhau X,Y là saccarozơ và glucozơ chọn A
Bài 2:
Kết quả thí nghiệm với các dung dịch X,Y,Z,T với thuốc thử được ghi ở bảng sau :
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Z
Dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
T
Nước brom
Kết tủa trắng
Dung dịch X,Y,Z,T lần lượt là:
Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. 
 [3]
Hướng dẫn giải
Cách 1 :
X tạo với dung dịch I2 có màu xanh tím X là hồ tinh bột (loại D)
Y phản ứng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo màu xanh tím Y là lòng trắng trứng (Loại A).
Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, t0 tạo kết tủa Ag nên Z là glu cozơ chọn C.
Cách 2: 
T phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng nên T là anilin Loại A,B
X tạo với dung dịch I2 có màu xanh tím X là hồ tinh bột Chọn C.
Cách 3:
Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, t0 tạo kết tủa Ag nên Z là 
glucozơ Loại A,B
X tạo với dung dịch I2 có màu xanh tím X là hồ tinh bột Chọn C
Bài 3: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X,Y,Z,T và Q
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
Không đổi màu
Không đổi màu
Không đổi màu
Không đổi màu
Không đổi màu
Dd AgNO3/NH3
Không có kết tủa.
Ag
Không có kết tủa.
Không có kết tủa.
Ag
Cu(OH)2lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
Dung dịch xanh lam
Dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước Br2
Kết tủa trắng
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Các chất X,Y,Z,T và Q lần lượt là:
Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. 
 [3]
Hướng dẫn giải
-X không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 X không phải là fructozơ Loại D.
- X không phản ứng với Cu(OH)2 X không phải là glixerol Loại A.
- X phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng X có thể là phenol hoặc anilin.
- T không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag T không phải là anđehit fomic Loại C
 Chọn B
Lưu ý :
- Có thể dựa vào Q, Q phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag Q là anđehit fomic Chọn B.
- Không dựa vào Y, Z được vì các chất trong đáp án B,C đều thỏa mãn.
Bài 4:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X,Y,Z,T . Kết quả ghi được ở bảng sau :
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Y
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng dư), để nguội. Thêm tiếp vài giot CuSO4
Tạo dung dịch màu xanh lam
Z
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp AgNO3/NH3, t0
Tạo kết tủa Ag
T
Tác dụng với dung dịch I2 loãng
Có màu xanh tím
Các chất X,Y,Z,T lần lượt là:
Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
 Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
Hướng dẫn giải
Cách 1 :
X phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch có màu tím X là lòng trắng trứng Loại B,D.
Đun nóng Y với dung dịch NaOH (loãng dư), để nguội. Thêm tiếp vài giot CuSO4 tạo dung dịch màu xanh lam Y phản ứng được với NaOH tạo chất có nhiều nhóm OH kề nhau X là trioelin Chon A
Vì (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_on_luyen_ly_thuyet_hoa_huu_co_lop_12_thong_qua_he_thong.doc