Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài “Glucozơ” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người

Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài “Glucozơ” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Không phải đương nhiên mà mỗi người chúng ta được sở hữu một thân thể khỏe mạnh mà đó phải là kết quả của quá trình gìn giữ và rèn luyện thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Thói quen sinh sống đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là sức khỏe” [1]. Bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực, do vậy ta cần coi trọng và giữ gìn nó.

Trong thế kỷ 21, công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho cuộc sống ngày càng phát triển, chính vì vậy mà y tế cũng được đầu tư hơn trước, người dân cũng ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, nhưng bệnh tật thì không vì thế mà giảm đi.

Con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân và chưa biết cách bảo vệ sức khỏe vốn quý của mình. Khi sức khỏe tốt không cảm thấy nó là quý giá nhưng khi ta bị bệnh tật mới nhận thấy một cách thấm thía và đủ đầy rằng sức khỏe còn hơn tiền bạc, danh vọng. Chỉ khi nào phát bệnh lúc đó mới hối tiếc, mới lo chữa bệnh. Khi đó bệnh đã nặng chữa sẽ khó khăn, tốn kém và có nhiều người không chữa được nữa.

Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần giáo dục con người ngay từ bé, lúc ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ giáo dục ở nhà trường mà giáo dục các em từ những hành vi nhỏ ở nhà, biết bảo vệ sức khỏe, biết tuyên truyền cho mọi người phải bảo vệ sức khỏe vốn quý của bản thân.

 

docx 23 trang thuychi01 8543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài “Glucozơ” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO DẠY BÀI “GLUCOZƠ” – LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC VÀO BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
.
Người thực hiện: Lê Thị Xuân
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
	 Nội dung	Trang
1.MỞ ĐẦU
1
1.1.Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
17
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Không phải đương nhiên mà mỗi người chúng ta được sở hữu một thân thể khỏe mạnh mà đó phải là kết quả của quá trình gìn giữ và rèn luyện thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Thói quen sinh sống đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là sức khỏe” [1]. Bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực, do vậy ta cần coi trọng và giữ gìn nó.
Trong thế kỷ 21, công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho cuộc sống ngày càng phát triển, chính vì vậy mà y tế cũng được đầu tư hơn trước, người dân cũng ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, nhưng bệnh tật thì không vì thế mà giảm đi. 
Con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân và chưa biết cách bảo vệ sức khỏe vốn quý của mình. Khi sức khỏe tốt không cảm thấy nó là quý giá nhưng khi ta bị bệnh tật mới nhận thấy một cách thấm thía và đủ đầy rằng sức khỏe còn hơn tiền bạc, danh vọng. Chỉ khi nào phát bệnh lúc đó mới hối tiếc, mới lo chữa bệnh. Khi đó bệnh đã nặng chữa sẽ khó khăn, tốn kém và có nhiều người không chữa được nữa. 
Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần giáo dục con người ngay từ bé, lúc ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ giáo dục ở nhà trường mà giáo dục các em từ những hành vi nhỏ ở nhà, biết bảo vệ sức khỏe, biết tuyên truyền cho mọi người phải bảo vệ sức khỏe vốn quý của bản thân.
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của quốc gia mình.Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Giáo dục luôn đổi mới về mọi mặt để phù hợp với sự thay đổi của thời đại.
Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, đặc biệt vận dụng để bảo vệ sức khỏe con người, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài “Glucozơ” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp các phương pháp đặc trưng bộ môn, lấy học sinh làm trung tâm tạo sự hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn học.
- Tìm hiểu và lồng ghép các kiến thức liên quan đến sức khỏe con người trong tiết học để tạo sự hứng thú, tích cực, kích thích sự ham học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học của học sinh Trung học phổ thông, cụ thể là học sinh lớp 12.
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa vào đời sống.
- Rèn cho học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, tuyên truyền cho mọi người biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, gia đình và xã hội.
- Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết – chuẩn bị cho hành trang bước vào đời.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học.
- Thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới trong bài glucozơ chương trình chuẩn lớp 12.
- Glucozơ liên quan đến bệnh tiểu đường (cơ chế hình thành, hậu quả và cách phòng tránh).
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn hai lớp của trường THPT Triệu Sơn 4, trong đó lớp 12A2 năm học 2017 - 2018 làm lớp đối chứng (ĐC) và lớp 12B2 năm học 2018 - 2019 làm lớp thực nghiệm (TN). Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập và đặc biệt là năng lực học tập, thái độ học tập với bộ môn hóa học trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí, truy cập thông tin trên
internet để nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe con người liên quan đến nội dung tiết học để có cách thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu vấn đề sức khỏe người dân hiện nay, căn bệnh tiểu đường mà xã hội đang quan tâm và lo lắng.
+ Tìm hiểu về đời sống thường ngày của học sinh (thời gian: ngủ, giải trí, học tập, luyện tập thể thao,...; sử dụng đồ ăn, nước uống,...).
+ Phương pháp quan sát: quan sát học sinh tham gia giao thông, ý thức bảo vệ môi trường, học sinh hút thuốc lá, chơi điện tử,
+ Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động dạy học lồng ghép bảo vệ sức khỏe con người trong các bài giảng và rút ra kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 
1.5. Những điểm mới của đề tài	
	Đề tài chỉ ra được mối liên hệ mật thiết và vô cùng to lớn kiến thức môn hóa học với sức khỏe con người.
	Việc thiết kế giáo án cũng như tổ chức hoạt động cho học sinh theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh với nhiều giáo viên còn nhiều mới mẻ, lúng túng. Trong đề tài này, tôi đã vận dụng kết hợp tối đa các phương pháp dạy học tích cực đặc trưng bộ môn, tổ chức thành công hoạt động lồng ghép kiến thức môn học vào bảo vệ sức khỏe con người.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục, nhận thức của học sinh. Mục đích của môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn, hoàn chỉnh và nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành, của môn học. Hóa học không chỉ để làm các bài tập viết PTHH, nhận biết các chất, tính toán mà còn để biết được các ứng dụng phong phú và thiết thực trong cuộc sống. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người, biết cải tạo thế giới theo mục đích của chính mình. Hoá học xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, biết bảo vệ đời sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú học sinh người giáo viên dạy hoá học còn phải hiểu biết về hoá học đời sống. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có đề cập đến một vấn đề đang là nỗi trăn trở của toàn xã hội “vận dụng kiến thức môn học vào bảo vệ sức khỏe con người” với mục đích góp phần sao cho học sinh có ý thức biết bảo vệ sức khỏe của bản thân, tuyên truyền cho người thân, bạn bè vấn đề bảo vệ sức khỏe con người; qua đó các em đam mê môn hóa học hơn, góp phần nâng cao chất lượng môn học và trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết để các em tự tin bước vào đời.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề đặt lên hàng đầu. Nghĩa là: người học có quyền sáng tạo, tự giác điều này cần thể hiện thông qua phương pháp dạy học của từng giáo viên[2]. Thế nhưng để thiết kế được một bài giảng thực sự đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu giáo dục và gây được hứng thú cho học sinh thì mất nhiều thời gian và phải có sự đầu tư lớn bên cạnh đó còn phải nắm vững các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học tích cực. Thực trạng hiện nay là thi vào lớp 10 không có môn hóa nên các trường trung học cơ sở bộ môn này chưa được nhà trường, phụ huynh và các em dành thời gian quan tâm nhiều nên bước chân vào lớp 10 kiến thức môn hóa học của các em đa số còn rỗng kiến thức. Không ít giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; nhiều giáo viên chạy đua kinh tế làm thêm ngoài rất nhiều, thời gian dành cho nghiên cứu bài dạy của mình còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ đối với môn học và kết quả học tập của học sinh.
Với tình hình xã hội hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên gặp nhiều khó khăn nên nhiều học sinh không có nhu cầu thi đại học chỉ thi tốt nghiệp THPT, các em lựa chọn thi ban khoa học xã hội là chủ yếu. Với những em không chọn ban khoa học tự nhiên thì giờ học môn hóa đối với các em thật nặng nề và cảm thấy nhàm chán hơn nếu như người thầy không có phương pháp dạy học tích cực.
Học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng, các em là những thanh niên chuẩn bị bước vào đời, nguồn nhân lực quan trọng của Đất nước. Ngoài những kiến thức cơ bản truyền đạt cho các em người thầy cần rèn cho các em những kỹ năng cần thiết, đặc biệt kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
Thực trạng vấn đề sức khỏe của con người Việt Nam hiện nay:
Năm 2015, theo công bố của 3 tổ chức: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam đứng thứ 62/145 trong bảng xếp hạng sức khỏe các nước có trên 1 triệu dân. Như vậy sức khỏe con người Việt Nam đang ở tốp dưới. Điều đáng lo ngại là chúng ta đang đối mặt với nhiều tác nhân gây hại cho sức khoẻ. Trong đó, trung bình cứ 2 nam giới thì có một người hút thuốc, 33 triệu người không hút thuốc sẽ phải thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Con số này có thể tăng lên 70.000 người vào năm 2030. Việc sử dụng rượu bia cũng rất cao làm cho các bệnh lý về gan, mật tăng cao, tim mạch và đặc biệt là lượng cholesterol máu tăng cao[3].
Đây là một thực trạng đáng lo ngại. Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng sống, gánh nặng kinh tế gây ra cực kỳ lớn. Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông khiến cho tỷ lệ tai nạn giao thông tăng cao, gây thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ của đa phần những người đang ở độ tuổi lao động chính, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
Đặc biệt khi sử dụng thuốc lá, rượu bia kéo dài sẽ gây nghiện, gia tăng nhóm các bệnh không lây nhiễm và rất nhiều bệnh trực tiếp liên quan đến khói thuốc, suy nhược trí tuệ do ngộ độc tế bào não.
Tuổi thọ của người dân chưa được nâng lên, trong khi đó những nguy cơ có hại cho sức khoẻ vẫn rất cao và ngày càng gia tăng. Trong đó, việc sử dụng thực phẩm hàng ngày không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tồn tại. Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra nhiều vụ sản xuất rượu bia, thực phẩm giả kém chất lượng.
Ở các vùng nông thôn còn ít hiểu biết chung về sức khoẻ, bệnh dịch và đặc biệt là chưa quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.
Tâm lý chung của đa phần người dân thường chỉ khi bệnh nặng mới đi gặp bác sĩ, cho thấy ý thức chăm sóc sức khỏe theo định kỳ của người dân còn thấp. 
Theo thống kê cho thấy, khoảng 3/4 số người đi khám ung thư được chẩn đoán là ung thư giai đoạn cuối, lúc này bệnh đã di căn và khó có thể chữa khỏi. Nếu như các bệnh nhân thường xuyên đi khám bệnh định kỳ có thể phát hiện ra sớm và có cơ hội sống thêm vài năm nữa [4].
Các cơ quan nhà nước đã có chính sách khám chữa bệnh định kỳ, tuy nhiên ở các vùng nông thôn, ngoại thành vẫn ít được quan tâm đúng mực. Để cải thiện tình hình, cần phải có tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân. Đặc biệt, nên đưa chương trình giáo dục sức khỏe vào học đường.
Xã hội hiện đại kèm theo những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, áp lực công việc, con người ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người Việt Nam.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v Người bị mắc bệnh tiểu đường ở tuổi từ 40 đến 49 sẽ mất đi trung bình 10 năm cuộc sống. Đây là căn bệnh phổ biến thế giới, cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người bị đái tháo đường. Thế giới ước tính trong 20 năm, số người mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54%, riêng Việt Nam chỉ cần 10 năm đã tăng đến 200%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng từ 7,7% lên gần 14% [5]. 
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của Việt Nam tăng rất nhanh và trải đều trên toàn quốc. Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Nước ta cũng có đến gần 64% người mắc đái tháo đường nhưng không hề biết mình bị bệnh, tỷ lệ này ở các nước phát triển là 20-30%. Ngoài ra, độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa[6]. 
Nguyên nhân gia tăng nhanh chóng của bệnh tiểu đường: 
Ở Việt Nam nguyên nhân hàng đầu là do lối sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng và sự đô thị hóa. Trong thời gian dài, tổng năng lượng không thay đổi nhưng khẩu phần bữa ăn thay đổi nhanh chóng và tạo ra sự mất cân bằng trong khẩu phần ăn và dư thừa năng lượng. Ví dụ mức độ tiêu thụ dầu, mỡ tăng nhanh từ 12 gam mỗi người trên ngày vào năm 1985 đã tăng lên 24,9 gam vào năm 2000 và tăng vọt lên 37,7gam vào năm 2010, cao hơn rất nhiều các nước [7].
Khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học của học sinh vào bảo vệ sức khỏe con người
Khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe của học sinh còn nhiều hạn chế, thể hiện:
Các em chưa biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình: các em có thể thức trắng đêm để học bài, có em ham điện tử thức cả đêm để chơi cho thỏa mãn nhu cầu, chưa biết sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn sao cho đúng: chưa để ý đến hạn sử dụng của các loại đồ uống thức ăn; lựa chọn đồ ăn, nước uống chưa quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ,
Ý thức bảo vệ sức khỏe còn nhiều hạn chế: lười vận động, không lên kế hoạch và thực hiện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân; không khám bệnh định kỳ mà chỉ khi nào phát bệnh mới đi khám chữa.
Không những thế có một bộ phận học sinh nam còn hút thuốc lá, uống bia rượu, đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu,
Nhiều học sinh (cả nam và nữ) tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mang tính chất đối phó với công an, đi xe dàn thành nhiều hàng ngang.
Một số học sinh nữ trang điểm sử dụng mỹ phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, hàng giả mà các em không hề biết nó có hại như thế nào với sức khỏe bản thân.
Một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường (ỷ lại việc làm trực nhật, bỏ rác không đúng nơi quy định, sử dụng điện và nước chưa hợp lý, chưa tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh,)
Nguyên nhân học sinh vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe còn yếu kém
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít; giáo viên ngại tìm tòi, ít vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, ít sử dụng thí nghiệm, không quan tâm đến vấn đề hoá học với đời sống sức khỏe con người; giáo viên chỉ dạy lý thuyết mà không hướng dẫn cho các em tư duy vận dụng kiến thức vào đời sống, không giáo dục ý thức cần thiết, kỹ năng sống quan trọng cho học sinh. Do vậy, học sinh thấy hoá học khô khan, lí thuyết xa vời, không vận dụng được bao nhiêu cho cuộc sống, hoá học không gần gũi,
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thế nhưng không ít giáo viên ngại học hỏi, ít sử dụng công nghệ thông tin có hình ảnh, thí nghiệm minh họa vào bài giảng, ít vận dụng kiến thức liên môn để thu hút học sinh và qua đó các em hiểu kĩ hơn, nhớ lâu hơn, vận dụng tốt hơn và thấy môn hóa quan trọng hơn.
Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe? Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn hóa học phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Tôi rất trăn trở cho mỗi tiết dạy của mình, luôn tìm cho mình phương pháp để lôi cuốn, thu hút học sinh vào bài giảng để các em thấy môn hóa không bị khô khan, nhàm chán, mà sinh động, lý thuyết không xa vời thực tiễn, học sinh sẽ tiếp thu bài hiệu quả hơn, biết vận dụng kiến thức vào đời sống, bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt những em không chọn ban khoa học tự nhiên thi quốc gia cảm thấy môn hóa là môn giải trí cho các môn học áp lực cho kì thi quốc gia THPT.
Ở năm học 2017 – 2018 khi dạy chương trình lớp 12 tôi chỉ mới sử dụng một số tiết có lồng ghép hóa học với sức khỏe con người thì thấy rằng kết quả học tập của học sinh đã có sự tiến bộ. Vì vậy năm học 2018 - 2019 tôi đã thường xuyên vận dụng kiến thức môn hóa vào bảo vệ sức khỏe thấy đa số học sinh hào hứng học tập môn hóa. Các em luôn chờ đợi môn hóa của tôi, tiết hóa học đối với các em là tiết học thoải mái nhưng đem lại nhiều kết quả cho các em.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
Từ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề, tôi đã thấy rằng “Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài “Glucozơ” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe con người. Để thực hiện được người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, các phương pháp dạy học tích cực; tìm hiểu, tham khảo các vấn đề sức khỏe liên quan kiến thức và phù hợp với lứa tuổi học sinh, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. 
a. Giải pháp thực hiện
Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài dạy, các phương pháp dạy học tích cực.
Sưu tầm về các hình ảnh người bị bệnh tiểu đường.
Sưu tầm về các hình ảnh bệnh nhân tiểu đượng bị biến chứng.
Sưu tầm nhiều tranh ảnh tập thể dục bảo vệ sức khỏe con người.
Học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Trên cơ sở các giải pháp trên, tôi xin đưa ra giáo án: Bài 5 Glucozơ (bài này hai tiết tôi đưa ra giáo án tiết thứ nhất có vận dụng kiến thức vào bảo vệ sức khỏe con người) lớp 12 – chương trình chuẩn.
b. Tổ chức thực hiện
 Thiết kế bài giảng
Bài 5. GLUCOZƠ
Loại hình: Môn hoá học 12 – Chương trình chuẩn
Tiết phân phối chương trình: 7.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ
a. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Các loại hợp chất của gluxit.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của glucozơ.
- Cấu trúc dạng mạch hở của glucozơ.
- Tính chất các nhóm chức của glucozơ.
Học sinh hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của gluco

Tài liệu đính kèm:

  • docxdoi_moi_phuong_phap_day_hoc_vao_day_bai_glucozo_lop_12_chuon.docx