Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao thực chất chất lượng giáo dục đại trà trường THCS Tam Hợp

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao thực chất chất lượng giáo dục đại trà trường THCS Tam Hợp

Giáo viên bộ môn tổ chức hoạt động dạy học theo ba khả năng nhận thức của học sinh (Khá – giỏi, trung bình, yếu – kém). Cùng một chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng mỗi đối tượng nhận thức cần có khối lượng, mức độ và phương pháp khác nhau được giáo viên thể hiện trên giáo án, phiếu học tập; tổ chức thực hiện trên lớp theo ba nhóm tương ứng với ba đối tượng nhận thức theo ba dãy bàn. Nhưng khi hoạt động ngoài sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh còn được hỗ trợ của bạn.

Việc giao bài tập về nhà cho học sinh cần giao vừa sức với từng đối tượng học sinh cả về khối lượng và mức độ khó dễ của bài tập, có hướng dẫn và nhất thiết phải kiểm tra kết quả học và làm bài tập ở nhà trong tiết học (buổi học) tiếp theo; cần động viên khuyến khích các em còn hạn chế trong học tập dù chỉ có tiến bộ rất nhỏ.

Đổi mới cách thức kiểm tra định kỳ các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh: Người ra đề độc lập với người dạy, xếp thời khóa biểu coi kiểm tra cùng một thời điểm, giáo viên coi kiểm tra có trình độ đào tạo trái với môn kiểm tra. Ra đề bám sát chuẩn kiển thức kỹ năng, đủ 4 cấp độ nhận thức theo tỉ lệ thích hợp giữa nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao; đề ra có câu đề mở để phát huy năng lực người học.

Tổ chức đổi mới PPDH-KTĐG thành phong trào thi đua trong nhà trường với cả thầy và trò. Phong trào thi đua có ba nội dung thầy thi đua giờ dạy tốt, trò thi đua điểm tốt, tập thể lớp thi đua có nhiều giờ học tốt xuyên xuốt cả năm học. Thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua theo từng học kỳ (hiệu trưởng là trưởng ban, nội dung giờ dạy tốt do phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn phụ trách, nội dung điểm tốt do Tổng phụ trách đội phụ trách, nội dung giờ học tốt do Bí thư chi đoàn phụ trách). Cuối học kỳ I, cuối năm học có sơ tổng kết và trao thưởng cho giáo viên, tập thể lớp và cá nhân học sinh có thành tích cao trong phong trào thi đua.

docx 7 trang Mai Loan 16/07/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao thực chất chất lượng giáo dục đại trà trường THCS Tam Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
 a) Tác giả sáng kiến: NGUYỄN HỮU TÀI
 - Ngày tháng năm sinh: 23/11/1971 Nam
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
 - Chức danh: Hiệu trưởng
 - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Toán
 - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng 
tác giả, nếu có): 100% của tác giả sáng kiến.
 b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả Nguyễn Hữu Tài.
 c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các 
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
 - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao thực chất chất lượng giáo dục 
đại trà trường THCS Tam Hợp;
 - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng cho công tác quản lý nhà trường trong việc 
nâng cao thực chất chất lượng học lực của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ 
năng;
 - Mô tả sáng kiến:
 + Về nội dung của sáng kiến:
 Để nâng cao một cách thực chất chất lượng giáo dục đại trà học sinh 
Trung học cơ sở nói chung và học sinh trường THCS Tam Hợp nói riêng cần 
phải phối hợp các lực lượng giáo dục với những giải pháp cụ thể và đồng bộ 
trong cả năm học.
 1 sinh tự nêu được trước lớp mục tiêu bài học, nhiệm vụ của tiết học và cách thức 
thực hiện nhằm phát triển năng lực học sinh.
 Giáo viên bộ môn giám sát chặt chẽ việc ghi chép bài của học sinh ở tất cả 
các tiết học trên lớp. Với những học sinh cá biệt cần phân công học sinh có uy 
với bạn ngồi cạnh để hỗ trợ, giáo viên bộ môn cần kiểm tra vở học sinh cuối mỗi 
tiết học, buổi học; giáo viên chủ nhiệm kiểm tra đột xuất và thường xuyên vào 
tiết sinh hoạt lớp; kiên quyết yêu cầu học sinh (có phối kết hợp với giáo viên chủ 
nhiệm và phụ huynh học sinh) học bài và làm bài nếu chưa đạt ở các thời gian 
thích hợp sau tiết học và các tiết học tiếp theo. Giáo viên cần lắng nghe và giải 
thích cho học sinh hiểu rõ những khúc mắc, băn khoăn, không hiểu bài xẩy ra 
trong quá trình học sinh học tập để học sinh có tâm lý tốt trong học tập và rèn 
luyện.
 Thứ ba, tổ chức hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
 Với ba môn công cụ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Đầu năm học và cuối 
học kỳ I, giáo viên bộ môn điều tra và lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn 
(điểm trung bình, điểm trung bình, khảo sát, nhận xét đánh giá) nộp về ban giám 
hiệu. Ban giám hiệu thành lập các lớp phụ đạo học sinh yếu kém, xây dựng kế 
hoạch và phân công giáo viên phụ đạo cho học sinh . Tổ chức phụ đạo học sinh 
yếu kém mỗi tuần 01 buổi theo thời khóa biểu có ghi sổ đầu bài; giáo viên phụ 
đạo có đầy đủ kế hoạch và giáo án.
 Các môn còn lại tích hợp phụ đạo trong các giờ dạy học chính khóa. Cụ 
thể hóa trong tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy có hay không có tác động hiệu 
quả thích hợp đến những học sinh yếu kém bộ môn (người dự giờ có sơ đồ lớp 
và có danh sách học sinh yếu kém bộ môn).
 Phụ trách chuyên môn (Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn) tổ 
chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và cuối kỳ để có căn cứ chính xác đề xuất 
Hội đồng Thi đua khen thưởng nhà trường đề nghị hiệu trưởng tuyên dương 
khen thưởng giáo viên hoàn thành xuất sắc công tác phụ đạo học sinh yếu kém 
và học sinh yếu kém vượt lên chính mình.
 Thứ tư, nâng cao chất lượng các buổi dạy thêm học thêm
 3 Học và chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, học và làm bài khi ở nhà là rất 
quan trọng. Giáo viên tư vấn cho phụ huynh cách cùng con học khi ở nhà (nhất 
là với học sinh cá biệt, học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, học sinh 
còn gặp khó khăn trong học tập) theo chu kỳ: cùng con kiểm tra xem bài viết ở 
lớp hôm nay của con có đủ không, nếu thiếu yêu cầu con hoàn thiện – cùng con 
xem thời khóa biểu buổi học ngày mai – cùng con soạn sách vở, đồ dùng và 
dụng cụ học tập – yêu cầu con làm bài tập và các yêu cầu về nhà của từng môn 
do thầy cô giao. Mật độ cùng con học thưa dần cho đến khi con có ý thức tự giác 
và trách nhiệm với bản thân trong việc học của mình.
 Tại các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối 
năm và cuộc họp khác theo từng khối lớp), hiệu trưởng mời giáo viên bộ môn 
(trước tiên là giáo viên dạy ba môn công cụ Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh) tham 
gia cuộc họp để nghe ý kiến và tư vấn cụ thể cho cha mẹ học sinh cách giáo dục 
con thông qua bộ môn.
 Giáo viên lắng nghe, giải thích và chia sẻ cho phụ huynh rõ những băn 
khoăn, khúc mắc và khó khăn xẩy ra trong quá trình cùng con học ở nhà.
 Thứ bảy, giao khoán chỉ tiêu phấn đấu với xếp loại chuyên môn và bình 
xét thi đua giáo viên. Để gắn trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đại trà 
đây là giải pháp thứ yếu nhưng không thể thiếu. Chỉ tiêu bộ môn được giao đến 
giáo viên bộ môn và chỉ tiêu học lực của lớp được giao đến giáo viên chủ nhiệm 
với tổng số 40 điểm trên tổng số 100 điểm của tiêu chí chuyên môn nằm trong 
bộ tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua giáo viên bằng điểm số (sáng kiến năm học 
2016-2017 đã được Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên công nhận của tác 
giả Nguyễn Hữu Tài trường THCS Tam Hợp).
 + Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Bảy giải pháp trên đã được áp dụng tại trường THCS Tam Hợp từ năm 
học 2016 – 2017 đến nay. Áp dụng với từng mức độ sâu rộng dần theo thời gian, 
có rút kinh nghiệm bổ sung và điều chỉnh thích hợp sau mỗi học kỳ.
 Ban giám hiệu chỉ đạo bằng văn bản bảy giải pháp tới các tổ chuyên môn. 
Hướng dẫn thực hiện, thống nhất việc bổ sung điều chỉnh các giải pháp tại các 
cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng (cả bảy giải pháp). Tổ chức hai cuộc
 5 Khi áp dụng sáng kiến này tại trường THCS Tam Hợp đã đem lại niềm tin 
cho Chính quyền và nhân dân xã Tam Hợp về chất lượng giáo dục của nhà 
trường đã được nâng lên một cách thực chất.
 - Các thông tin cần được bảo mật: Không.
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Bộ chuẩn kiến thức kỹ 
năng THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Thông tư 58/2011/TT- 
BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo, các văn bản chỉ đạo của 
ngành và kế hoạch năm học; các cuộc họp cha mẹ học sinh (các cuộc họp định 
kỳ đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học, cuộc họp giữa kỳ theo lớp), họp 
hội đồng sư phạm, họp chuyên môn chung, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Sáng kiến áp dụng cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên 
môn trong công tác quản lý dạy và học tại các trường THCS.
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao thực chất chất lượng giáo dục đại trà 
trường THCS Tam Hợp”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung 
thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
 Tam Hợp, ngày 25 tháng 01 năm 2018
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 Nguyễn Hữu Tài
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_thuc_chat_chat.docx
  • pdfsk_2017-2018-tai_-_mau_1_31020189.pdf