Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao hoạt động đọc trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao hoạt động đọc trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng

- Nguyên tắc về tính tư tưởng:

Là nguyên tắc chủ đạo, coi công tác bạn đọc là một quá trình giáo dục tư tưởng.Thư viện giúp bạn đọc biết các thành tựu, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng vào giảng dạy và học tập. Giới thiệu cho bạn đọc trình độ phát triển , thành tựu của khoa học tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu độc giả bằng cách trả lời những câu hỏi thường xuyên trong nhóm bạn đọc cũng như các cá nhân.

- Nguyên tắc phục vụ độc giả có phân biệt:

Nghiên cứu đối tượng bạn đọc là giáo viên hay học sinh. Nghiên cứu về các yếu tố: điều kiện sinh hoạt, thành phần độc giả hợp thành nhằm mục đích nhận định khách quan từng nhóm, phát hiện đặc điểm cơ bản; nghiên cứu đặc điểm cá nhân của từng độc giả.Có 3 loại độc giả: Nghệ thuật , tư duy, trung bình.

+ Nghệ thuật: Tiếp thu nhanh những vấn đề cụ thể nhưng khó tiếp thu những vấn đề trìu tượng, tư duy, lí luận, phân tích.

+ Tư duy: Ngược lại với nghệ thuật, ít quan tâm tới cụ thể tỉ mỉ, nặng về phân tích tổng hợp.

+ Trung bình: Có khả năng lĩnh hội hết, có hình ảnh cụ thể, có tính phân tích tổng hợp.

Trong quá trình đọc còn nhiều yếu tố khác tác dộng như: sự hưng phấn, bản năng, sắc thái tình cảm, không gian,...

- Nguyên tắc phát triển tính tự giác và tính sáng tạo trong khi đọc:

Đọc sách như thế nào?Đọc để tăng kiến thức chứ không phải để giết thời gian, cuốn sách có nội dung chủ đề gì?Tác giả muốn truyền đạt đến người đọc tư tưởng gì?....xác định quá trình nhận thức của con người là một quá trình có khả năng sáng tạo, linh hoạt, phát huy cao độ trong quá trình đọc sách nên đòi hỏi phải đọc liên tục, thường xuyên.

- Nguyên tắc tính hệ thống

Đọc sách và nhận thức có hệ thống từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp.Phải giúp độc giả các kiến thức có tính thực tiễn, tính hệ thống, tính phù hợp với trình độ logic.Trình tự đọc sách của người đọc phụ thuộc vào người đọc, trình độ ngôn ngữ,tôn giáo phụ thuộc phạm vi một loại tài liệu, một nghành khoa học và các khối nghành liên quan với nhau.Khi tuyên truyền chú ý các loại sách báo và tính nội bộ của nó.

- Tính trực quan;

Các hệ thống, phương tiện tra cứu,...được trưng bày tác động vào nhận thức của độc giả nhanh nhất.Tính trực quan là yếu tố giúp họ ra được quyết định.

- Nguyên tắc tính khoa học

- Nguyên tắc tiếp cận tổng hợp:

Cần có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên tắc , khẳng định được vị trí của mình trong xã hội, người cán bộ thư viện cần có trách nhiệm đối với bạn đọc trong quá trình mượn đọc tài liệu:

- Tạo điều kiện cho bạn đọc sử dụng tài liệu: Không lấy tài liệu chậm, cáu bẳn...

- Nghiên cứu và đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu của bạn đọc

- Lôi cuốn được nhiều người tới sử dụng thư viện: Tổ chức phục vụ ngoài thư viện,...

docx 14 trang Mai Loan 06/05/2025 330
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao hoạt động đọc trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
 a) Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ THANH HOA
 - Ngày tháng năm sinh: 10/10/1987 ; Nam, nữ: Nữ
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. 
 - Chức danh: Thư viện viên;
 - Trình độ chuyên môn: Trung cấp thư viện;
 - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến :100%
 b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hoa
 c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông 
tin cần được bảo mật (nếu có):
 - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hoạt động đọc trong thư viện 
trường THCS Lý Tự Trọng
 - Lĩnh vực áp dụng: Thư viện trường học
 - Mô tả sáng kiến:
 + Về nội dung của sáng kiến: Qua chuyên đề “ Một số biện pháp nâng cao 
hoạt động đọc trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng” sẽ giúp cán bộ thư viện 
có thêm những biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đọc 
trong thư viện mình quản lý.
 Biện pháp thực hiện: 
 1. Kiến thức chuẩn bị:
 1.1. Các nguyên tắc:
 - Nguyên tắc về tính tư tưởng:
 Là nguyên tắc chủ đạo, coi công tác bạn đọc là một quá trình giáo dục tư 
tưởng.Thư viện giúp bạn đọc biết các thành tựu, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng 
vào giảng dạy và học tập. Giới thiệu cho bạn đọc trình độ phát triển , thành tựu 
của khoa học tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu độc giả bằng cách trả lời những câu hỏi 
thường xuyên trong nhóm bạn đọc cũng như các cá nhân.
 - Nguyên tắc phục vụ độc giả có phân biệt:
 Nghiên cứu đối tượng bạn đọc là giáo viên hay học sinh. Nghiên cứu về các 
yếu tố: điều kiện sinh hoạt, thành phần độc giả hợp thành nhằm mục đích nhận 
định khách quan từng nhóm, phát hiện đặc điểm cơ bản; nghiên cứu đặc điểm cá 
nhân của từng độc giả.Có 3 loại độc giả: Nghệ thuật , tư duy, trung bình.
 1 * Tìm hiểu gián tiếp:
 Cán bộ thư viện trưng cầu ý kiến bằng cách hỏi các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. 
Có thể hỏi miệng khi gặp bạn đọc hoặc có thể dùng phiếu điều tra. Mẫu phiều 
điều tra có thể như sau: 
 MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH
 Các em thân mến!
Để thư viện có thể cung cấp những cuốn sách các em yêu thích và giúp các em 
đọc sách có hiệu quả nhất, mong các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau (các 
em hãy khoanh tròn vào mục tương ứng với câu trả lời của mình).
Cảm ơn sự giúp đỡ của các em rất nhiều!
 Câu 1: Năm nay em học lớp mấy? *
 a. Lớp 6
 b. Lớp 7
 c. Lớp 8
 d. Lớp 9 
 Em thuộc giới tính nào? *
 a. Nam
 b. Nữ
 Câu 2: Em có sử dụng thư viện thường xuyên không? *
 a.Thường xuyên
 b.Thỉnh thoảng
 c.Không sử dụng
Câu 3: Lý do em sử dụng thư viện là: (có thể khoanh vào nhiều hơn một lựa 
chọn)
 a.Em thích đọc sách
 b.Do yêu cầu của việc học tập
 c.Do giáo viên gợi ý
 d.Do thư viện hoạt động tốt
 e.Mục khác:
Câu 4: Nếu câu trả lời cho câu hỏi 2 là “không sử dụng”, lý do là: (em có thể 
khoanh vào nhiều hơn một lựa chọn)
 a.Do thư viện không mở cửa thường xuyên
 b.Do thư viện thiếu sách, báo, tài liệu
 c.Do tài liệu của thư viện không phù hợp với nhu cầu của em
 d.Do các dịch vụ của thư viện chưa tốt
 e.Do thái độ của cán bộ thư viện không tốt
 f.Mục khác:
Câu 5. Em sử dụng dịch vụ nào của thư viện? (em có thể khoanh vào nhiều hơn 
một lựa chọn)Xin kể tên cụ thể các dịch vụ khác nếu có ở trong "mục khác"
 a.Đọc tại chỗ
 b.Mượn về nhà
 c.Mục khác:
 3 c.1. Bàn ghế
 c.2. Đèn điện
 c.3. Hệ thống máy tính, internet
 c.4. Quạt điện
 c.5. Bàn ghế
 c.6. Đèn điện
 c.7 Hệ thống máy tính, internet
 c.8 Quạt điện
Câu 14: Theo em thư viện trường mình cần có những biện pháp gì để đáp ứng 
tốt hơn nhu cầu đọc của các em:
 a.Tăng cường thời gian phục vụ
 b.Bổ sung thêm sách, báo, tài liệu
 c.Mở rộng các hình thức phục vụ
 d.Không có ý kiến gì
 e.Mục khác:
Câu 15: Theo em, thư viện nên bổ sung thêm loại sách nào trong năm học này?
 a. Sách giáo khoa
 b. Sách tham khảo
Nếu câu trả lời là sách tham khảo, xin cho biết loại sách cụ thể.
 Câu trả lời của bạn: 
Câu 16: Em có mong muốn hay kiến nghị gì về thư viện trường mình không?
 Câu tả lời của bạn:
Sau khi thu phiếu, cán bộ thư viện sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể.
 2.2. Biện pháp thứ hai: Phát động đọc sách theo từng chủ điểm của năm 
học
 - Cán bộ thư viện tổ chức và phát động hoạt động đọc sách theo các chủ 
điểm của năm học như: Ôn luyện và giải các bài tập khi thi giữa kì, Ôn luyện và 
giải các bài tập thi học kì, Đọc sách tìm hiểu về các ngày lễ kỉ niệm trong năm 
học,...
 - Việc tổ chức và phát động cần phải bám sát nội dung chương trình học 
tập và hứng thú của người đọc
 - Đây cũng là một trong những biện pháp thu hút bạn đọc đọc thêm được 
nhiều tài liệu mở rộng thêm kiến thức và đạt kết quả cao trong việc dạy và học.
 2.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn 
 Để bạn đọc tiếp cận tài liệu được tốt hơn, thư viện nên tổ chức các buổi tọa 
đàm, tư vấn.
 - Tọa đàm: Trao đổi, mạn đàm, phỏng vấn với nhau. Đua ra các chủ đề, 
 nêu lên những vấn đề và các câu hỏi. Các độc giả sẽ đưa ra ý kiến của 
 mình. Buổi tọa đàm sẽ giúp các đối tượng bạn đọcnắm bắt được những 
 vấn đề, những nội dung cơ bản về tài liệu. Những sách độc giả đã đọc 
 cũng có thể tọa đàm thông qua đó phát hiện, chỉnh lý nhu cầu, hứng thú 
 của các đối tượng bạn đọc khi đọc.Sự phát triển về văn hóa và trình độ 
 5 do Đỗ Hương Trà sưu tầm và biên khảo, được xuất bản năm 2007, khổ 20,3 cm, 
chỉ với giá 7.300đ. Hình ảnh trang bìa là chân dung của bà với khuôn mặt nghiêm 
nghị, dưới vầng trán rộng, ánh mắt chăm chú nhìn về phía trước như thách thức 
mọi khó khăn và dòng chữ : “Những điều còn chưa biết về Mari Quyri” đã gây ấn 
tượng ban đầu với bạn đọc.
 Các em có biết không?Cuốn sách chỉ vẻn vẹn 87 trang nhưng bao gồm trong 
đó 5 phần lớn với hơn 30 câu chuyện nhỏ ghép lại thành bức chân dung của một 
nhà khoa học lỗi lạc, vĩ đại cả về nhân cách và tài năng. Cuốn sách đã tạo ra sức 
cuốn hút kì diệu với bạn đọc mà đặc biệt là lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi. Có lẽ, 
khi đã tìm đọc cuốn sách này thì không ai trong chúng ta không thấy yêu nó và 
nhất là đối với những ai say mê môn vật lý và hóa học.
 Nói đến Mari Quyri, chúng ta biết về nhà khoa học với 2 giải thưởng Nobel 
vật lý và hóa học với những công trình nghiên cứu và khám phá vĩ đại : Poloni và 
Radi mà ít ai thấy được bao nhiêu nước mắt khổ đau mà Mary đã nhỏ xuống con 
đường đi đến vinh quang ấy. Bên cạnh đó, còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết 
về bà, đó là một màn bí mật mà hôm nay, tôi giới thiệu cuốn sách này để cùng các 
em vén màn bí mật đó.
 Ở phần 1 của cuốn sách sẽ giới thiệu cho chúng ta biết Mari Quyri là một 
người phụ nữ lỗi lạc. Một con người đáng trân trọng, đáng ngưỡng mộ,đáng khâm 
phục, đáng tôn vinh. Bà không phải là một người bình thường mà là một con 
người phi thường. Vâng, nhắc tới Mari Quyri, nếu không nhấn mạnh về tầm quan 
trọng của một phát minh đã 2 lần được nhận giải Nobel thì người ta cũng luôn 
nhắc đến việc vươn lên vượt qua những điều kiện làm việc vô cùng khó khăn của 
một vị nữ ân nhân của nhân loại ấy, luôn nhắc đến nghị lực phi thường mà bà đã 
chứng tỏ cho tới những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. 
 Các em thân mến! Các em chỉ biết Mari Quyri ở vai trò là nhà khoa học 
nhưng sẽ biết đến Mari Quyri là một nhà sư phạm tiên tiến ở phần 2 của cuốn 
sách. Bà có tài soạn các bài giảng hết sức độc đáo với những phương pháp mới 
làm cho trẻ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
 Các em ạ, ở trang 15 của cuốn sách là phần 3 với lời giới thiệu của Helen – 
Lăng giơ vanh. Ở phần này, các em sẽ biết sáng kiến độc đáo của Mari Quyri đã 
đánh thức niềm say mê khoa học của bà.
 Và, phần 4 của cuốn sách nói về việc “ Hợp tác dạy học” giữa bà và các 
nhà khoa học khác. Đó là những ngày không thể quên với những người được Mari 
Quyri đào tạo. Các học trò ấy về sau đã trở thành những nhà bác học và họ vẫn 
giữ mãi những kỉ niệm đẹp về những bài giảng hấp dẫn và sự hóm hỉnh của bà.
 Phần 5 của cuốn sách là 10 bài học mà Mari đã dạy cho bọn trẻ. Đã bao giờ 
các em tự hỏi: “ Người ta phát hiện ra cách làm nổi những chiếc thuyền như thế 
nào?” hay “ Người ta có thể làm 1 quả trứng nổi lên bằng cách nào?”. Các em hãy 
đọc ở bài học thứ 8 và bài học thứ 9 trong cuốn sách để trả lời câu hỏi đó. 
 7 + Sách phù hợp với đối tượng (Giáo viên, học sinh)
 + Sách có sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc
 2.4.4. Thi vui đọc sách
 - Là một hình thức sinh hoạt văn hóa gây hứng thú đọc sách, có tác dụng 
hệ thống hóa củng cố và kiểm tra kiến thức về một vấn đề, về một môn học, rèn 
luyện chí nhớ và khả năng diến đạt của học sinh.
 - Thi vui đọc sách đề cập đến nhiều đề tài trong nhà trường: Tìm hiểu về 
Đội và Đoàn, về Đảng về các ngày lễ lớn.
 - Khi tổ chức cần xây dựng kế hoạch tỉ mỉ. Nội dung gồm trả lời câu hỏi, 
đọc và làm theo sách, thành lập ban giám khảo. Thời gian thi từ 30-40 
phút.Thường kết hợp với Đoàn Đội để triển khai vào giờ chào cờ đầu tuần.
 2.4.5. Đố vui
 - Là hình thức hấp dẫn với bạn đọc làm tăng tính ham học và mở rộng tri 
thức, hỗ trợ thêm cho việc học tập của học sinh, biết cách so sánh,đối chiếu,khả 
năng tư duy của học sinh sau khi đọc sách.
 Câu hỏi đố vui cần có những yêu cầu sau: gây cười, tạo sự phỏng đoán, chờ 
đợi,khích lệ học sinh đọc kỹ hiểu sâu và nhớ lâu.
 2.4.6. Thành lập câu lạc bộ đọc sách:
 Cán bộ thư viện có thể tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để thành 
lập câu lạc bộ đọc sách trong học sinh. Khi tổ chức được câu lạc bộ sẽ có những 
buổi sinh hoạt định kì thảo luận về những cuốn sách hay mà các thành viên trong 
câu lạc bộ tâm đắc, hoặc chính những thành viên của câu lạc bộ sẽ giới thiệu với 
các bạn của mình những cuốn sách hay để các bạn cùng tìm đọc.
 Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường 
khen thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ 
đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em.
 + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Chuyên đề Một số biện pháp nâng 
cao hoạt động đọc trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng đã được áp dụng 
tại trường THCS Lý Tự Trọng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đọc 
trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Từ khi áp dụng sáng 
kiến trên, hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện của trường THCS Lý Tự 
Trọng trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt.Thư viện không chỉ giữ 
chân các bạn đọc cũ mà còn thu hút được thêm các bạn đọc mới đến với thư 
viện.Trong những giờ ra chơi, những buổi trong tuần các em được nghỉ học, số 
lượng giáo viên và học sinh đến với thư viện ngày một nhiều hơn. 
Ngoài ra, chuyên đề này còn có thể áp dụng cho các thư viện cấp tiểu học và 
THPT để nâng cao hiệu quả đọc trong học sinh, giáo viên.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: So với việc đi mua sách, mỗi bạn đọc phải bỏ ra một 
khoản tiền để mua và nhân lên thì con số sẽ rất lớn. Nhưng khi áp dụng các biện 
pháp trong chuyên đề này thì số tiền sẽ đó được giảm hơn và hiệu quả kinh tế sẽ 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_doc_t.docx