Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị Luận văn học thường gặp

Nghị luận văn học là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông. Trước, trong và sau giai đoạn cải cách giáo dục thì các đề thi lại chỉ chú trọng đến nghị luận văn học. Những năm gần đây, với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, nghị luận văn học vẫn được chú ý một cách toàn diện từ THCS đến THPT, từ Đọc - hiểu văn bản (THCS) hay Đọc văn (THPT) trong phần văn học đến luyện tập cách làm, cách viết ở phần Làm văn. Và làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy rèn luyện làm văn nghị luận văn học vẫn là một yêu cầu cần thiết với học sinh trung học nói chung và học sinh giỏi văn nói riêng.
Tuy nhiên, nghị luận văn học là một kiểu bài khó với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử… và đặc biệt là kỹ năng trình bày. Vì thế, nên cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn với kiểu bài này. Về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi. Về phía học sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là học sinh không biết tìm ý và lập dàn ý cho đề nghị luận văn học.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thùy Linh - Ngày tháng năm sinh: 21/10/1981 Giới tính: Nữ - Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Gia Khánh - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Văn - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm một số dạng bài nghị luận văn học thường gặp. - Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn: + Dạy đại trà học sinh lớp 8, 9 + Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 8, 9 - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Nghị luận văn học là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường phổ thông. Trước, trong và sau giai đoạn cải cách giáo dục thì các đề thi lại chỉ chú trọng đến nghị luận văn học. Những năm gần đây, với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, nghị luận văn học vẫn được chú ý một cách toàn diện từ THCS đến THPT, từ Đọc - hiểu văn bản (THCS) hay Đọc văn (THPT) trong phần văn học đến luyện tập cách làm, cách viết ở phần Làm văn. Và làm văn nghị luận văn học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc các đề thi tốt nghiệp THPT, Đại học và đặc biệt là trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy rèn luyện làm văn nghị luận văn học vẫn là một yêu cầu cần thiết với học sinh trung học nói chung và học sinh giỏi văn nói riêng. Tuy nhiên, nghị luận văn học là một kiểu bài khó với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử và đặc biệt là kỹ năng trình bày. Vì thế, nên cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn với kiểu bài này. Về phía giáo viên, nhất là với 1 Ví dụ : Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên. 1.3. Yêu cầu của bài nghị luận văn học. a. Về kiến thức * Nghị luận văn học là khám phá các giá trị văn học và vấn đề văn học qua từng khía cạnh và từng biểu hiện cụ thể của tác phẩm văn học, sáng tác của một tác giả, văn học của một giai đoạn hay của một nhận định lí luận văn học Khi làm kiểu bài này cần thực hiện hai yêu cầu sau đây: - Chia đối tượng nghị luận ra từng phần, từng khía cạnh theo một trình tự logic nhất định. - Phát hiện nội dung từng phần, từng khía cạnh qua các biểu hiện cụ thể * Yêu cầu nghị luận văn học cần có thái độ khách quan khoa học, có hiểu biết đúng đắn về đối tượng nghị luận, có phát hiện nhất định qua các chi tiết. * Bài viết cần có các yếu tố miêu tả, tự sự, biếu cảm và nghị luận. * Bài viết cần có bố cục mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, suy luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng lời văn gợi cảm. b. Về kĩ năng * Trình tự các bước lập ý, làm bài - Định hướng, xác lập và sắp xếp các ý cần nghị luận. - Chọn chi tiết làm dẫn chứng. - Phân tích các dẫn chứng, nêu dẫn chứng minh họa. - Tổng kết, nhận định, đánh giá tác phẩm theo kết quả phân tích. * Xây dựng bố cục bài văn - Mở bài: Giới thiệu đối tượng nghị luận ( Tác giả, tác phẩm, vấn đề) - Thân bài: Trình bày theo từng phần, từng khía cạnh đã đượcphân chia, thông qua các dẫn chứng cụ thể ( nhân vật, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ) Trong từng phần, sự trình bày có thể thực hiện bằng cách diễn dịch ( nêu một ý nhận định chung trước, sau đó nêu dẫn chứng và phân tích, so sánh đối chiếu, giải thích ý nghĩa để chứng minh cho nhận định ấy; tiểu kết kết quả nghị luận) hoặc theo hướng qui nạp ( giới thiêu các biểu hiện, chi tiết và phân tích, sau đó quy nạp thành nhận định đánh giá chung) - Kết bài: Khái quát các kết quả nghị luận trình bày ở trên. Nêu đánh giá tổng quát, mở rộng đào sâu nhận định. * Kĩ năng phân tích chi tiết 3 - Phương pháp đoc, nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp gợi mở, phân tích, bình giảng. - Phương pháp liên hệ, so sánh. - Phương pháp viết đoạn văn, lập luận. 3.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách viết bài. a. Hướng dẫn chung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận. - Cần bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từng phần. - Giáo viên hướng dẫn cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, qui nạp (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp). - Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản. - Hướng dẫn cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu trong văn bản sau đó phân tích những ý nổi bật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề. - Lần lượt hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài. b. Hướng dẫn cách viết mở bài. * Thế nào là một mở bài hay ? Là mở bài đúng, có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo. Thông thường có hai cách: - Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên, khi mở bài trực tiếp ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng nên nói hết nội dung, phải đáp ứng các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. - Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý nghĩa có liên quan đến luận đề (vấn đề nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc) sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết. * Một số “mẹo” mở bài hay : - Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học. - Nhập đề bằng danh ngôn. - Nhập đề bằng thơ. 5 - Rèn kĩ năng lập dàn ý: + Dàn ý thể hiện nội dung sơ lược của bài văn. Lập dàn ý giúp người viết có cái nhìn bao quát, điều chỉnh, sắp xếp nội dung và phân chia thời gian cho từng phần một cách thỏa đáng. Nếu không lập dàn ý, bài văn rất dễ bị trùng lặp, lộn xộn. Một dàn ý không thể quá sơ sài, song cũng không thể quá phức tạp, rườm rà; điều quyết định là thể hiện sự lập luận chặt chẽ, hợp lô gíc + Muốn lập được dàn ý, trước hết phải xác định được luận điểm. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm không xác đáng, không quan trọng, không gây chú ý thì bài nghị luận coi như không có ý nghĩa. Do đó, việc lựa chon và nêu luận điểm có tầm quan trọng đặc biệt cần được quan tâm đúng mức. Khi gặp đề “nổi” nên dựa vào những từ ngữ có sẵn trong bài mà xây dựng tiêu đề cho các luận điểm. Đối với lọai đề “chìm”, việc xác định luận điểm có phức tạp hơn. Để có thể tìm được luận điểm với cần có hiểu biết chắc chắn về nhân vật, về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, về kiến thức lí luận văn họcNgười viết phải có năng lực khái quát, tổng hợp nhất định. + Sau khi có luận điểm, nhất thiết phải xây dựng được các luận cứ. Bài văn nghị luận không thể có sức thuyết phục nếu chỉ có luận cứ. Chỉ khi nào có hệ thống luận cứ thì mới hình thành được dàn ý đại cương. Bài viết phong phú hay sơ sài phần nhiều phụ thuộc vào việc người viết có tìm đủ luận cứ hay không. Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. - Huy động các kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. * Các bước tiến hành. - Tìm hiểu đề: + Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ. + Thao tác lập luận. + Phạm vi dẫn chứng. - Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: + Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? + Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm - Lập dàn ý: + Mở bài: • Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,) • Dẫn bài thơ, đoạn thơ. + Thân bài: • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý) • Bình luận về vị trí bài thơ, đoạn thơ. 7 + Các thao tác nghị luận. + Phạm vi dẫn chứng. - Tìm ý. - Lập dàn ý: + Mở bài: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác) • Dẫn nội dung nghị luận + Thân bài: • Ý khái quát: tóm tắt tác phẩm. • Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề. • Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. + Kết bài: nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo). b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (dạng bài nghị luận văn học chứng minh một nhận định). * Nội dung yêu cầu: - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là bàn luận về một nhận định, đánh giá liên quan đến các vấn đề văn học nhằm giải thích, phân tích, bình luận những luận điểm được đề cập xung quanh vấn đề được bàn luận trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề có tính chất cơ bản về tư tưởng hoặc thẩm mĩ - Người viết bài cần thể hiện khả năng lí giải, phân tích, đồng thời bộc lộ rõ quan điểm, thái độ của bản thân. * Kĩ năng cần rèn luyện: - Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận văn học đặt ra trong đề bài, hình thành các ý nghị luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Người viết cần nắm được bản chất vấn đề nghị luận đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biết đánh giá và phản biện. Chú ý tán đồng hoặc trao đổi, phê phán đều phải có lí lẽ xác đáng, cơ sở khoa học, tránh suy diễn, áp đặt - Huy động kiến thức văn học và những trải nghiệm của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề nghị luận văn học. Kiến thức được nêu ra cần có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân; nhưng quan trọng nhất là cần một tri thức rộng và sâu, những trải nghiệm của bản thân cần được trình bày một cách hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. * Các bước tiến hành: - Tìm hiểu đề: + Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định. + Xác định thao tác. + Phạm vi tư liệu. - Tìm ý: - Lập dàn ý: 9
Tài liệu đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_nang_cao_ky_nang.doc