Đổi mới giảng dạy lịch sử địa phương nói chung và lịch sử địa phương thanh hóa nói riêng tại trường THCS Trung Chính

Đổi mới giảng dạy lịch sử địa phương nói chung và lịch sử địa phương thanh hóa nói riêng tại trường THCS Trung Chính

 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy dạy học là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.

 Bộ môn Lịch Sử trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn có dung lượng kiến thức nhiều mà số tiết dạy lại tương đối ít nên việc dạy, học Lịch Sử cũng gặp nhiều khó khăn. Dung lượng kiến thức mỗi tiết lại dài và có độ khái quát rất lớn. Vì vậy để giờ dạy có hiệu quả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời gian. Trong khi đó, kiến thức lại khó và rộng, chủ yếu là các khái niệm khoa học trừu tượng nên không phải người học nào cũng tạo cho mình một tâm lí thoải mỏi, hưng phấn khi học, thậm chí còn thấy mệt mỏi, không hứng thú. Hơn nữa phương pháp chủ yếu trong các giờ học này là thuyết trình để chạy đua với thời gian nhằm đảm bảo dung lượng kiến thức. Vì thế cần tìm một phương pháp phù hợp giảng dạy Lịch Sử.

 Năm học 2016 - 2017, 2017- 2018 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của các môn học trong nhà trường phổ thông trong đó có môn Lịch Sử một trong những môn học quan trọng trong nhà trường.

 

docx 21 trang thuychi01 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới giảng dạy lịch sử địa phương nói chung và lịch sử địa phương thanh hóa nói riêng tại trường THCS Trung Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NÔNG CỐNG
 ===================================
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NÓI CHUNG 
VÀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA NÓI RIÊNG
TẠI TRƯỜNG THCS TRUNG CHÍNH
 Người thực hiện: Hoàng Xuân Thuận
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Chính
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
NÔNG CỐNG, NĂM 2018
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy dạy học là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.
	Bộ môn Lịch Sử trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn có dung lượng kiến thức nhiều mà số tiết dạy lại tương đối ít nên việc dạy, học Lịch Sử cũng gặp nhiều khó khăn. Dung lượng kiến thức mỗi tiết lại dài và có độ khái quát rất lớn. Vì vậy để giờ dạy có hiệu quả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời gian. Trong khi đó, kiến thức lại khó và rộng, chủ yếu là các khái niệm khoa học trừu tượng nên không phải người học nào cũng tạo cho mình một tâm lí thoải mỏi, hưng phấn khi học, thậm chí còn thấy mệt mỏi, không hứng thú. Hơn nữa phương pháp chủ yếu trong các giờ học này là thuyết trình để chạy đua với thời gian nhằm đảm bảo dung lượng kiến thức. Vì thế cần tìm một phương pháp phù hợp giảng dạy Lịch Sử.
 	Năm học 2016 - 2017, 2017- 2018 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của các môn học trong nhà trường phổ thông trong đó có môn Lịch Sử một trong những môn học quan trọng trong nhà trường.
 	Qua việc tìm hiểu và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học Lịch Sử địa phương tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Lịch Sử.
 	Qua thời gian áp dụng đổi mới giảng dạy Lịch Sử tại trường THCS Trung Chính, tôi nhận thấy đây là phương pháp mà học sinh và giáo viên hỗ trợ nhau rất nhiều trong quá trình lĩnh hội tri thức. Vì thế, tôi chọn đề tài:
“Đổi mới giảng dạy Lịch Sử địa phương nói chung và Lịch Sử địa phương Thanh Hóa nói riêng tại trường thcs Trung Chính”
 	Đó là những vấn đề tôi muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu, hoàn thiện đề tài “Đổi mới giảng dạy Lịch Sử địa phương nói chung và Lịch Sử địa phương Thanh Hóa nói riêng tại trường thcs Trung Chính” rồi áp dụng để giảm số lượng và tỉ lệ học sinh ngại học hoặc không có hứng thú học môn lịch sử ở trong trường THCS Trung Chính nói riêng. Qua đó tôi cũng muốn trao đổi kinh nghiệm đối với các đồng nghiệp góp phần làm giàu
thêm các tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm dạy Lịch Sử địa phương nói chung
và Lịch Sử địa phương Thanh Hóa nói riêng. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
 	Tập trung khảo sát và đổi mới giảng dạy Lịch Sử địa phương Thanh Hóa cụ thể tại trường THCS Trung Chính - Nông Cống - Thanh Hoá
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh hình thành và lĩnh hội tri thức ở tất cả các khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy tại trường THCS Trung Chính - Nông Cống - Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, lý luận dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo.
- Dạy học theo phương pháp đổi mới.
- Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để hình thành tư duy trong quá trinh học bộ môn Lịch Sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra, khảo sát cụ thể việc hình thành kiến thức trong giờ học Lịch Sử ở các lớp khác nhau trong một trường. 
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tích luỹ kinh nghiệm, đúc rút chọn lọc thành bài học cho bản thân.
 II: PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Lịch Sử là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh về lòng tự hào dân tộc. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ. Môn Lịch Sử cũng thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông. Học tốt môn học này sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Lịch Sử. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, thực địa, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học bằng thực địa luôn tạo hứng thú cho học sinh.
 	Môn Lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng, môn học cung cấp cho học sinh hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, truyền thống của địa phương mình, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ những của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật của tương lai cũng như với tất cả các bộ môn khác. Học tập lịch sử càng cần thiết, học không phải chỉ để biết mà còn phải hiểu tường tận cặn kẽ.
Mở đầu cuốn lịch sử nước ta Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Những nhận thức quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử và lịch sử địa phương. Kiến thức ngoại khoá đang bị xem nhẹ trong xã hội dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, tình trạng học sinh không biết những kiến thức lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai và nhầm lẫn kiến thức đang diễn ra và phổ biến ở nhiều trường.
Trong thời đại bùng nổ thông tin trí thức ngày càng lớn thời lượng giáo dục tại trường có hạn, thông qua kênh hình, tranh ảnh, sách báo nhiều em (nếu không gọi là đa số) ít hiểu biết về lịch sử nước nhà, về nguồn gốc và quá khứ đáng tự hào về quê hương mình sống hơn là lịch sử nước khác.
Ví dụ: Khi nói đến Tần Thuỷ Hoàng qua phim ảnh Trung Quốc các em học sinh có thể thông thạo đến Triều đại Tần Thuỷ Hoàng từ năm 246 trước Công nguyện đến 210 trước Công nguyên nhưng khi giáo viên đặt câu hỏi “thời điểm đó lịch sử Việt Nam thuộc triều đại nào? ” thì học sinh không trả lời được.
Hỏi lý do thì các em cho biết: Do phim Trung Quốc hay, có trong tiết kiểm tra. Không được ngoại khoá nên khi giáo viên ra đề kiểm tra “Em hãy nên thời gian, địa điểm của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam” thì nhiều em học sinh liên tưởng đến Hội nghị ngày nay tức là phải có hội trường trang điểm lộng lẫy, có cờ, hoa và có nhiều đại biểu nên làm bài như một bài văn dẫn đến chất lượng không cao mà các em không biết rằng lịch sử diễn ra ở thời điểm ấy tại gia đình của một người công dân ở Cửu Long Hương Cảng “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị, có 2 đại biểu: một là đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng là Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, hai đại biểu của An nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liên, Nguyễn Thiệu và 2 đại biểu hoạt động ở nước ngoài”.
Xuất phát từ các vị trí trên tôi thấy cần phải coi trọng việc giảng dạy lịch sử địa phương và ngoại khoá cho học sinh, coi việc làm đó là việc làm cần thiết thường xuyên, nó không những góp phần vào việc xây dựng môn học lịch sử trong nhà trường mà thể hiện được mục tiêu đào tạo của trường phổ thông, tránh tình trạng quan niệm sai lầm về học lịch sử hay lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá như học lịch sử chỉ cần trí nhớ không phải tư duy động não, không có bài tập thực hành cho lịch sử, là môn học phụ, môn thứ yếu trong đó lịch sử địa phương càng không được coi trọng.
Chúng ta đều biết lịch sử địa phương là một bộ phận để cấu thành lịch sử dân tộc phản ánh tình hình phong trào của lịch sử dân tộc trên một quê hương, trên một vùng đất cụ thể do vậy trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, giáo viên cần khai thác và bổ sung một số thông tin về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ở địa phương liên quan đến lịch sử dân tộc. Sự đóng góp ấy làm rạng rỡ truyền thống dân tộc, là niềm tự hào cho truyền thống quê hương, cách khai thác như vậy chính là sự giảng dạy lịch sử bằng cách ghép giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc làm tăng thêm tính cụ thể linh động của lịch sử dân tộc qua lịch sử địa phương, đồng thời giáo dục lòng yêu dân tộc, quê hương đất nước thông qua một chương trình giảng dạy lịch sử địa phương cụ thể qua các tấm gương trên quê hương mình.
Trong tiến trình chung của lịch sử dân tộc, mỗi địa phương đều có những đóng góp quan trọng vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tuỳ theo mức độ khác nhau ở những thời điểm cụ thể mà địa phương có những con người tiêu biểu đáp ứng với yêu cầu lịch sử hoặc do vị trí địa lý mà mỗi địa phương diễn ra các sự kiện lịch sử khác nhau. Do vậy phải giảng dạy và tìm hiểu lịch sử địa phương, tìm hiểu những sự kiện, nhân vật đã diễn ra ở chính quê hương các em có tác dụng rất lớn.
Mỗi địa phương là hình ảnh thu nhỏ của đất nước phản ánh lịch sử của dân tộc, ở mỗi địa phương đều có truyền thống và bản sắc độc đáo, do đó việc tìm hiểu truyền thống quê hương sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn niềm tự hào của quê hương, vẻ đẹp của quê hương trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hoá, qua việc được học lịch sử địa phương hoặc được nghe giảng dạy ngoại khoá lớp 8, các em học sinh lớp 8 sẽ hiểu được, hiểu sâu sắc về các nhân vật lịch sử đó là ai, đã cống hiến gì cho địa phương và cho dân tộc. Thông qua giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho học sinh.
Ví dụ: Như nhân vật lịch sử Hà Văn Mao các em sẽ hiểu được Hà Văn Mao người dân tộc Mường quê ở Điền Lư - Bá Thước một trong những lãnh tụ của nhân dân miền núi chống Pháp ở thế kỷ 19, hay nhân vật lịch sử Cầm Bá Thước quê ở Chòm Lùm Nưa, Tổng Trịnh Vạn, Thường Xuân hay Tống Duy Tân quê xã Đông Biện, Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá nhưng vốn là người họ Nguyễn ở huyện Tống Sơn (Hà Trung) sau đó di cư lện Đông Biện và đổi thành họ Tống lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hồng Lĩnh.
Giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho các em để bồi dưỡng cho các em những kỹ năng cần thiết để các em có thể hiểu được các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử trên chính quê hương mình, sớm cảm nhận được sự đa dạng sinh động thú vị của lịch sử địa phương và sự quan hệ mật thiết của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại và việc giảng dạy này có ý nghĩa sâu sắc lòng tự hào của các em trên chính mảnh đất các em đang sống, hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản của dân tộc. Khi giảng dạy lịch sử lớp 7 bài 10 Nhà Hồ thay Nhà Trần, giáo viên giới thiệu về Thành Nhà Hồ cần thông qua ngoại khoá và lịch sử địa phương để giới thiệu cho các em về công trình xây dựng Thành Nhà Hồ, từ đó đưa ra nhận xét câu nói LBơdatxie: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” bằng cách giảng dạy này các em sẽ hiểu được đây là một công trình xây dựng có quy mô lớn vào năm 1397 thông qua tư liệu lịch sử địa phương, giáo viên có thể giới thiệu để các em hiểu được đây là một công trình kiến trúc độc đáo dài 900m, rộng 700, mặt ngoài thành được ghép đá khối, phía trong đắp đất cao từ 5m đến 6m, các khối đá bên ngoài là đá xanh được mài đẽo công phu. Do Thượng thư Đỗ Tình chỉ huy xây dựng mộti công trình như vật mà chỉ làm 3 tháng là xong. Việc cung cấp kiến thức như vật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương, khơi dậy lòng tự hào về quê hương xứ sở.
Với ý nghĩa đó lịch sử địa phương cùng với tổ chức ngoại khoá cho các em để bổ sung thêm tri thức về lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, luôn luôn là nguồn cảm hứng của các em đối với lịch sử.
2. Thực trạng của vấn đề
	2.1. Thực trạng của việc học Lịch Sử hiện nay:
	Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học Lịch Sử. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đó trực tiếp dạy và chấm bài Lịch sử của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy và học lịch sử, nhất là lịch sử địa phương hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học của học sinh. Cụ thể là:
	- Học sinh thờ ơ với môn học lịch sử: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục đã không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học lịch sử ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy lịch sử là các em xem môn lịch sử là môn phụ vá các em cũng phải dành thời gian học các môn học khác. 
  	Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp khêu gợi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, khơi gợi lại hứng thú học tập lịch sử của dân tộc, của địa phương mình. 
2.2. Nguyên nhân:
 	a. Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém vì ham chơi dẫn đến chất lượng chưa cao đặc biệt đối với học sinh như địa bàn xã Trung Chính - Nông Cống - Thanh Húa.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan và nhất là tham quan thực địa cũng hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. Chưa cho học sinh thấy hết được tầm quan trọng của môn học.
 	b. Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, nên bị hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Lịch sử.
- Địa phương Trung Chính có bề dày lịch sử, được xem là trung tâm của khu bắc Nông Cống tuy nhiên nhìn chung về mặt bằng chung kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, hầu hết phụ huynh ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình mà chỉ lo làm kinh tế, vả lại còn nhiều em học sinh phải ở với ông bà, cô gì, chú, bác hoặc ở một mình vì bố mẹ đi làm ăn xa nên không có ý thức học tập. Mặt khác bản thân các em cũng phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lờn lớp, không có thời gian học bài ở nhà. Bên cạnh đó trình dộ dân trí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học. Các em còn bị lôi cuốn vào nhu cầu giải trí nên sao nhãng việc học tập.
 3. Các giải pháp thực hiện 
 	3.1. Những khó khăn tồn đọng trong việc đổi mới giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho học sinh.
Nghiên cứu lịch sử địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của trường trung học cơ sở. Thông qua công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. Tổ chức ngoại khoá cho học sinh để học sinh có điều kiện hiểu được lịch sử địa phương. Giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho các em để phát huy vốn hiểu biết của các em về địa phương. Nhưng việc giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho học sinh còn thiếu tồn đọng và vướng mắc, nhiều vấn đề còn bất cập không phù hợp với tình hình thực tại, nhiều giáo viên khi giảng dạy chỉ quan tâm dạy xong chương trình cơ bản chính quy ở sách giáo khoa mà Bộ đã đề ra không chú trọng đến lịch sử địa phương. Các tài liệu về lịch sử địa phương mấy năm gần đây đã được nâng cao song chưa đáp ứng được nhu cầu chưa đúng mức thậm chí nhiều trường không giảng dạy có tình trạng trên do tài liệu về lịch sử địa phương còn quá ít. Lịch Sử địa phương lớp 6, 7, 8, 9 là tài liệu lịch sử Thanh Hoá của Hoàng Thanh Hải, Vũ Quý Thu, Lê Văn Nham, Nguyễn Văn Sơn, Lê Thiện Duyên, Nguyễn Thị Phượng, Trần Văn Lưu nhà xuất bản Thanh Hoá 1996. Hoặc Lịch sử địa phương ( sách dùng trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa) NXB giáo dục việt nam của Nguyễn Văn Hổ - Trịnh Trung Châu. 
Số tài liệu phục vụ giảng dạy còn quá ít, nhiều địa phương chưa biên soạn được lịch sử cuả hụyện, xã để cung cấp cho việc giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho học sinh, chính việc đó dẫn đến các em học sinh trên địa bàn còn bất cập khi học môn lịch sử của địa phương mình.
Tất cả khó khăn tồn đọng nói trên đang đòi hỏi phải đẩy mạnh việc nghiên cứu đổi mới việc dạy và học lịch sử địa phương. Không ai có thể thay thế công việc nghiên cứu của người giáo viên giảng dạy lịch sử trên chính quê hương, hay đó là nơi công tác của mình.
 	3.2. Một số yêu cầu cần thiết phải đổi mới việc giảng dạy lịch sử địa phương.
Lịch sử địa phương được giảng dạy trong các trường phổ thông trung học cơ sở là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục các em lòng yêu quê hương, hình thành cho các em khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho các em nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Giảng dạy lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị lao động đạo đức thẩm mỹ cho học sinh. Hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, học sinh tự hào về đất nước Việt Nam bắt đầu tư niềm tự hào vì những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương từ trước tới nay đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống anh hùng bất khuất mà còn tự hào về sự tài giỏi, bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên các sản phẩm nổi tiếng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải làm cho mình biết mình đang sống trong một xã hội, một huyện một tỉnh. Như thế nào là quá khứ tương lai của loài người, quê hương ra sao, bản thân con người mình như thế nào? Mình phải làm gì để cống hiến cho dân, cho đất nước”.
Xuất phát từ quan điểm trên cần phải đổi mới việc giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho học sinh để học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương thông qua lịch sử dân tộc các em hiểu và giải thích được nét riêng biệt đặc thù cuả lịch sử địa phương đồng thời phát triển sự tư duy cho các em.
Đối với giảng dạy lịch sử địa phương và tổ chức ngoại khoá cho các em thấy được sự tiến bộ của xã hội chủ nghĩa trên toàn bộ đất nước bắt đầu từ địa phương. Đem lại nhiều thành quả to lớn trong việc nâng cao vật chất và tinh thần của nhiều lao động ở mỗi địa phương đồng thời góp phần tự hào về quê hương cho các em. Thành tựu chiến đấu và xây dựng địa phương có ảnh hưởng đến thắng lợi của cả nước, sự hy sinh anh dũng của con em địa phương đã góp phần làm nên chiến công của cả nước.
Với yêu cầu ngày càng cao của tri thức lịch sử địa phương việc cung cấp tri thức ngày càng quan trọng. Đối với phương pháp là một yêu cầu cơ bản vì phương pháp quan hệ với nhiều yếu tố khác như kỹ năng phân tích so sánh đánh giá khái quát tổng nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức về lịch sử địa phương của các em

Tài liệu đính kèm:

  • docxdoi_moi_giang_day_lich_su_dia_phuong_noi_chung_va_lich_su_di.docx