Dạy học tích hợp tiếng anh vào bài 8, 9, 10 - Tế bào nhân thực - Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học tích hợp tiếng anh vào bài 8, 9, 10 - Tế bào nhân thực - Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, đây cũng là xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng theo năng lực sẽ thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng trong các tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho học sinh (HS) năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai.

Bởi vậy, giáo viên (GV) không chỉ là người mang kiến thức cho học sinh mà cần hình thành năng lực tự tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho sự học tập, sáng tạo và lao động suốt đời. Nghĩa là phải vận dụng được kiến thức khoa học và phải sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành riêng, trong đó Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ thông quan trọng là một trong những ngôn ngữ chung của thế giới, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Vì lí do đó Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp Tiếng Anh vào bài 8, 9, 10 - Tế bào nhân thực - Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”

 

doc 21 trang thuychi01 6756
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học tích hợp tiếng anh vào bài 8, 9, 10 - Tế bào nhân thực - Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 DẠY HỌC TÍCH HỢP TIẾNG ANH VÀO BÀI 8, 9, 10 - TẾ BÀO NHÂN THỰC - SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Người thực hiện: Nguyễn Quốc Vương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
3
2. Nội dung SKKN
3
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.
3
2.2. Thực trạng vấn đề.
4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4 - 15
2.4. Hiệu quả của SKNKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
17
Tài liệu tham khảo
18
PHỤ LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài. 
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, đây cũng là xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng theo năng lực sẽ thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng trong các tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho học sinh (HS) năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai.
Bởi vậy, giáo viên (GV) không chỉ là người mang kiến thức cho học sinh mà cần hình thành năng lực tự tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho sự học tập, sáng tạo và lao động suốt đời. Nghĩa là phải vận dụng được kiến thức khoa học và phải sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành riêng, trong đó Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ thông quan trọng là một trong những ngôn ngữ chung của thế giới, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Vì lí do đó Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học tích hợp Tiếng Anh vào bài 8, 9, 10 - Tế bào nhân thực - Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1. Đối với giáo viên
- Vận dụng dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng năng lực vào thực tiễn dạy học để thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu của ngành.
- Góp phần khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ Tiếng Anh.
2. Đối với học sinh 
- Thông qua các tiết học theo hình thức tích hợp Tiếng Anh và định hướng năng lực của chuyên đề hình thành ở các em các năng lực chung và phát triển năng lực riêng, giúp các em học tập kiến thức một cách chủ động, hiệu quả hơn.
- Bước đầu làm quen với Tiếng Anh chuyên ngành Sinh học, bổ sung thêm vốn từ vựng Tiếng Anh, đồng thời qua đó giúp học sinh hứng thú học tập môn Sinh học
- Biết khai thác nguồn kiến thức từ Internet.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh lớp 10 A10 và học sinh lớp 10 A12
 Năm học 2016 - 2017
Đối tượng: Học sinh lớp 10 A7 và học sinh lớp 10 A8
 Năm học 2018 – 2019
 3. Địa điểm: Trường THPT Yên Định I. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
2. Nghiên cứu thực tiễn: Soạn và thiết kế giáo án theo dạy học, tiến hành thực nghiệm 
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến. 
- Tích hợp từ và cụm từ tiếng Anh chuyên ngành sinh học vào bài dạy.
- Tạo điểm nhấn trong dạy học theo định hướng năng lực học sinh. 
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
 Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt như: “Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28”. [3]* Trong trang này, mục 2.1 có trích từ TLTK [3] và TLTK [4].
.
 Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [3]*
Những quan điểm và đường hướng chỉ đạo trên của nhà nước đã được toàn ngành đang được thực hiện ở nhiều cơ sở giáo dục trong cả nước. 
a. Dạy học tích hợp
- Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy các môn học như tích hợp giáo dục môi trường vào các môn Sinh học, Địa lí, Công nghệ, tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào phòng chống thiên tai vào môn Công nghệ...
- “ Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ tư tưởng giáo dục toàn diện, làm cho con người phát triển hài hòa, cân đối.” [4]*
- Dạy học tích hợp mang lại phát triển toàn diện năng lực của học sinh, là một cách thức hữu hiệu trong việc truyền đạt được nhiều kiến thức mà không có quá nhiều đầu môn học, phù hợp với xu thế tinh lọc kiến thức trong giáo dục phổ thông hiện đại. 
b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
- Chú trọng vào kết quả đầu ra, nhấn mạnh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
- Khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
+ Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học, mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực được hình thành.
- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành nên các năng lực.
+ Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học.
+ Năng lực hành động bao gồm 4 thành phần năng lực: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
Dạy học theo định hướng năng lực có hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý đến các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: kỹ thuật động não, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tranh luận - ủng hộ, kỹ thuật lược đồ tư duy mà trong đó dạy học tích hợp là một trong những hình thức có vai trò quan trọng của chương trình dạy học theo định hướng năng lực.
 Dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển toàn diện cho học sinh đáp là xu thế giáo dục tiến bộ của thế giới. 
2.2 Thực trạng của vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy:
- Môn Tiếng anh có vai trò quan trọng đối với học sinh, sinh viên và những người đã đi làm trong xu thế hội nhập quốc tế, trong nghiên cứu khoa học, trong tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên việc học tập tốt được môn học này và vận dụng ra thực tế xã hội cũng là một vấn đề lớn cần phải có sự quan tâm của giáo viên bộ môn và nhiều giáo viên khác nữa trong mỗi nhà trường.
Vì vậy, dạy học tích hợp Tiếng Anh, dạy học theo định hướng năng lực sẽ góp phần tạo hứng thú, giúp học sinh chủ động học tập, tìm hiểu môn Sinh học, môn Tiếng Anh tốt hơn.
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
 Thiết kế xây dựng nội dung dạy - học tích hợp Tiếng Anh vào Sinh học 
10 dựa trên sách giáo khoa (SGK) Sinh học 10 cơ bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thuật ngữ Anh văn Sinh học từ các nguồn tài liệu tham khảo. 
Gồm các bước : 
Bước 1. Xác định tên chuyên đề, thời lượng dạy - học, xác định nội dung kiến thức môn học và kiến thức tích hợp.
Bước 2. Xác định mục tiêu, định hướng năng lực.
Bước 3. Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức kiến thức và biên soạn câu hỏi, PHT dùng trong giảng dạy chuyên đề theo định hướng năng lực.
Bước 4. Thiết kế tiến trình dạy - học và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Bước 5. Kiểm tra đánh giá hiệu quả quá trình dạy - học thực nghiệm. 
Các bước trên được tiến hành thực hiện cụ thể như sau: 
TẾ BÀO NHÂN THỰC (EUKARYOTE)
Bài 8, 9, 10. Thời lượng: 2 tiết
I. Nội dung 
1.1 Nội dung 1
Cấu trúc tế bào nhân thực bao gồm: 
Cấu trúc và chức năng các bào quan và thành phần cơ bản của tế bào: 
I. Nhân tế bào. II. Ri bôxôm. III. Lưới nội chất IV. Bộ máy gôn gi. 
V. Ti thể. VI. Lục lạp. VII. Một số bào quan khác. VIII. Khung xương tế bào 
IX. Màng sinh chất X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. [1]* Trong trong này mục I. 1.1 Nội dung 1 có trích từ TLTK [1]. 
1.2 Nội dung 2
Thuật ngữ Anh văn Sinh học trong chuyên đề: Tế bào nhân thực
Tiếng Việt
Thuật ngữ Anh văn
1
Tế bào (TB)
Cell
2
Tế bào chất
Cytoplasm
3
TB nhân sơ
Procaryote
4
TB nhân thực
Eukaryote
5
TB nhân chuẩn
Eukaryotic cells
6
TB sinh dưỡng
Somatic cell
7
TB sinh sản
Reproductive cell
8
TB lưỡng bội
Diploid
9
TB đơn bội
Haploid cell
10
TB chưa biệt hóa
Unspecialized cell
11
TB nhớ
Memory cell
12
Thân TB
Soma
13
TB gốc
Stem cell
14
TB động vật
Animal cell
15
TB thực vật
Plant cell
16
Cấu trúc TB
Cellular structure
17
Bào quan
Organella
18
Nhân TB
Cell Nucleus
19
Ribôxôm
Ribosome
20
Lưới nội chất
Endoplasmic reculum
21
Lưới nội chất hạt
Rough endoplasmic reticulum
22
Lưới nội chất trơn
Smooth endoplasmic reticulum
23
Bộ máy gôngi
Golgi body
24
Ti thể
Mitochondrion
25
Lục lạp
Chloroplast
26
Không bào
Vacuoles
27
Lyzôxôm 
Lysosome
28
Khung xương TB
Cytoskeleton
29
Màng sinh chất
Plasma membrane
30
Màng nhân
Nuclear envelop
31
Thành TB
Cell wall
32
Sự trao đổi chất
Metabolism
33
Đơn vị cấu trúc
Structural unit
34
Gen
Gene
35
NST( nhiễm sắc thể)
Chromosome
 Tổng hợp [2]* và [4]* Trong trang này, mục 1.2 có trích từ TLTK [3] và TLTK [4].
. 
II. Mục tiêu
 2.1. Kiến thức: 
- Biết được các thành phần, bào quan cấu trúc ở tế bào nhân thực, chỉ ra được các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, động vật
- Nêu được cấu trúc, chức năng của các bào quan như: Nhân tế bào, Ribôxôm, Lưới nội chất, Bộ máy gôngi, Ti thể, Lục lạp, Màng sinh chất
- Phân biệt được sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ
- Biết được một số thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành Sinh học
 2.2. Kĩ năng: - Quan sát, làm việc với SGK, hợp tác làm việc theo nhóm.
 2.3 Thái độ: - Nghiêm túc trong quá trình học tập, tích cực trong học tập.
- Cũng cố thế giới quan khoa học khi biết tế bào là đơn vị cấu trúc, đơn vị chức năng của các cơ thể sinh vật, biết quý trọng sự sống. 
- Hình thành được các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, Đất nước.
- Tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó vươn lên. 
2.4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành
III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức kiến thức và câu hỏi, PHT dùng trong giảng dạy chuyên đề theo định hướng năng lực.
1. Bảng mô tả mức độ nhận thức
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tế bào 
nhân 
thực 
- Nêu lên được 
 các thành phần 
cấu tạo tế bào
- Nêu được hình
dạng các bào 
quan.
- Mô tả được 
cấu trúc, chức
năng của các
thành phần cấu 
tạo tế bào 
- Phân biệt được 
cấu trúc và cấu 
tạo là khác nhau.
- Nêu rõ được 
chất khuếch tán 
và không 
khuếch tán được
qua màng sinh 
chất.
- So sánh được 
những điểm
 khác với tế 
bào nhân sơ, 
sự khác nhau 
giữa tế bào 
động vật và tế
 bào thực vật
- Giải thích thí
nghiệm nhân 
bản vô tính ếch
(SGK) 
- Giải thích hiện 
tượng nòng nọc
đứt đuôi.
- Nêu lên được 
 các thành phần 
cấu tạo tế bào bằng 
Tiếng Anh
- Phân tích được 
Mối quan hệ giữa
Nhân, Ribôxôm,
Lưới nội chất, Bộ 
máy gôngi
- Dịch được đoạn 
ngắn Tiếng Anh 
chuyên ngành Sinh
 học. 
3. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao 
 tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt: làm quen và sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành 
( Tiếng Anh chuyên ngành Sinh học)
2. Biên soạn câu hỏi, phiếu học tập (PHT) minh họa từng mức độ nhận thức về kiến thức và kĩ năng, năng lực trong tiến trình giảng dạy 
2.1. Hệ thống câu hỏi dạy ở tiết 1
a. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Quan sát hình sau kết hợp SGK cho biết các bào quan cấu tạo tế bào?
 Các bào quan riêng của tế bào động vật, thực vật?
 Hình 1. Cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật.
 Các hình ảnh từ [4]
* Trong trang này, mục 2.1. hình 2 , 3 , 4 có trích từ TLTK [4].
. 
b. Mức độ thông hiểu
Câu 2. Quan sát hình ảnh, kết hợp SGK hãy hoàn thành PHT. 
 PHIẾU HỌC TẬP số 1 (Thời gian: 15 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào
Tên bào quan
Cấu trúc
Chức năng
I. Nhân tế bào
II. Ribôxôm
III. Lưới nội chất
IV. Bộ máy gôngi
V. Ti thể
Hình 2. Cấu trúc nhân tế bào. Hình 3. Cấu trúc Ribôxôm 
Các hình ảnh từ [4]
.
Hình 4. Cấu trúc Ti thể. Hình 5. Cấu trúc Lưới nội chất
Các hình ảnh từ [4]* * Trong trang này, hình 4 , 5 và mục d câu 5b có trích từ TLTK [4].
.
c. Vận dụng thấp
Câu 3. Thí nghiệm nhân bản vô tính giữa 2 loài ếch A và B (SGK Sinh 10 cơ bản trang 37) tiến hành như thế nào, các ếch con mang đặc điểm loài nào? Thí nghiệm cho biết chức năng của nhân tế bào là gì? 
d. Vận dụng cao
Câu 4. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa nhân tế bào, ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy gôngi ?
Câu 5. a. Em hãy đọc tên các thành phần, bào quan sau bằng tiếng anh: Nhân tế bào, Ti thể, Lưới nội chất, bộ máy gôngi?
b. Dịch đoạn sau: “Eukayotes are the cells that have helped organisms advance to new levels of specialization”. [4]*. 
Gợi ý trả lời: (Các câu hỏi được thiết kế thành PHT số 2. và gợi ý trả lời có ở hộp kiến thức phần VI. Thiết kế tiến trình dạy học tiết 1)
 2.2 Hệ thống câu hỏi, PHT dạy ở tiết 2 
 Các nội dung V, VI, VII, VIII, IX, X, SGK Sinh học 10 cơ bản.
a. Cấp độ thông hiểu
Câu 1. Quan sát hình ảnh và kết hợp với SGK, hoàn thành PHT. 
 PHIẾU HỌC TẬP số 3 ( Thời gian: 15 phút )
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào
Tên bào quan
Cấu trúc
Chức năng
VI. Lục lạp
VII.1. Không bào
VII.2. Lizôxôm
VIII. Khung xương TB
IX. Màng sinh chất
X. Các cấu trúc bên 
ngoài màng sinh chất
Hình 6. Cấu trúc Lục lap Hình 7. Cấu trúc màng sinh chất.
Các hình ảnh từ [4]*Trong trang này, hình 6, 7 và mục b câu 7 có trích từ TLTK [4]. 
. 
b. Cấp độ vận dụng
Câu 2. Tại sao đa sô lá các loài cây có màu xanh? Vì sao khi lá già thì không còn màu xanh nữa?
Câu 3. Làm thế nào mà nòng nọc của ếch có thể đứt đuôi để thành ếch được?
Câu 4. Tại sao gọi màng sinh chất có cấu trúc theo mô hình khảm động?
Câu 5. Tại sao nói màng sinh chất có tính bán thấm? 
Câu 6. Em hãy đọc tên các thành phần, bào quan sau bằng tiếng anh: Lục lạp, không bào, lizôxôm, màng sinh chất, thành tế bào? 
Câu 7. Dịch đoạn sau
: “(1)All organisms are made of cells, a cell is the structural and functional unit of organs, and therefore cells are organisms; 
(2) and cell are capable of self- reproduction and come only from preexisting cells.” [4]*. 
Gợi ý trả lời: (Các câu hỏi được thiết kế thành PHT số 4, gợi ý trả lời có ở hộp kiến thức phầnVI.Trong phần thiết kế tiến trình dạy học tiết 2)
IV. Thiết kế tiến trình dạy học 
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Theo nhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu SGK tìm tòi bộ phận, phân tích giảng giải.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật làm việc nhóm, động não, tranh luận ủng hộ - phản đối
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: 
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint
 + Máy tính, PHT. 
- Học sinh : Vở, SGK, đồ dùng học tập
3. Tiến trình dạy học: 
(2 tiết ứng với phân phối chương trình là tiết 8, 9)
3.1 TIẾT 1
Hoạt động khởi động
GV chiếu Hình 1. Cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật và yêu cầu HS quan sát và kết hợp SGK trả lời câu hỏi:
Câu 1. Quan sát hình sau kết hợp SGK cho biết các bào quan cấu tạo tế bào?
 Các bào quan riêng của tế bào động vật, thực vật?
HS trả lời: 
 I. Nhân tế bào; II. Ri bô xôm; III. Lưới nội chất; IV. Bộ máy gôn gi; V. Ti thể
 VI. Lục lạp; VII. Một số bào quan khác; VIII.Khung xương tế bào.
 IX. Màng sinh chất; X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Sau đó GV thông báo cho HS biết mục tiêu của chuyên đề, thời gian, cách thức dạy học và yêu cầu các em nghiêm túc, vui vẻ thực hiện.
Hoạt động 1.
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào
(Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm / Toàn lớp / Cá nhân)
 GV: Chia lớp thành 4 nhóm 
 Sau đó chiếu (Hình 3, 4, 5) giao nhiệm vụ học tâp cho các nhóm:
 Câu 2. Quan sát hình ảnh (Hình 3, 4, 5) và kết hợp SGK và hoàn thành PHT sau:
PHIẾU HỌC TẬP số 1 (Thời gian: 15 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào.
Tên bào quan
Cấu trúc
Chức năng
I. Nhân tế bào
II. Ri bô xôm
III. Lưới nội chất
IV. Bộ máy gôngi
V. Ti thể
 - HS: Cùng nhau thảo luận. HS: Báo cáo, các nhóm nhận xét cho nhau.
- GV: Nhận xét sự hoạt động các nhóm và chốt lại các kiến thức. Cho điểm một số em hoạt động tốt. 
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP 1 (Thời gian: 15 phút)
Cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào. [1]* Trong trang này, đáp án PHT số 1, dựa vào TLTK [1], [4]. 
Tên bào
quan
Cấu trúc
Chức năng
I. Nhân tế
bào - Cell Nucleus
Phần lớn hình cầu đường kính 5µm, được bao bọc bởi màng 
kép lipit và prôtêin, bên trong 
là dịch nhân chứa chất nhiễm 
sắc (NST) và nhân con.
- Lưu giữ thông tin di truyền 
của loài trên bộ NST 2n
- Là trung tâm điều hành, giám 
sát điều khiển mọi hoạt động
 của TB.
II. Ribôxôm
Ribosome
Bào quan không có màng bao 
bọc, cấu tạo từ một số rARN 
và nhiều loại prôtêin khác 
nhau, cấu trúc gồm 2 tiểu phần
một hạt lớn và một hạt bé 
- Trong TB có nhiều Ribôxôm tới 
- Tổng hợp prôtêin cho TB.
III. Lưới 
nội chất
Endoplasmic reculum
Là một hệ thống màng bên 
 trong TB tạo nên hệ thống các 
 ống và xoang dẹp thông với 
 nhau 
Lưới nội chất hạt (Rough endoplasmic reticulum) có 
các hạt ribôxôm.
- Lưới nội chất (Smooth endoplasmic reticulum)
trơn, không có các hạt 
Ribôxôm, có nhiều loại enzim
- Lưới nội chất hạt: tổng hợp 
prôtêin cho tế bào
- Lưới nội chất trơn: tổng hợp
lipit, chuyển hóa đường, phân 
hủy các chất độc hại đối với TB
IV. Bộ máy
gôngi
Golgi body
Là chồng túi màng dẹp 
cái nọ tách biệt cái kia
- Lắp ráp, đóng gói và phân
 phối sản phẩm của TB
V. Ti thể
Mitochondrion
Có 2 lớp màng bao bọc, màng 
trong gấp khúc tạo thành các 
mào trên đó c nhiều enzim hô 
hấp, bên trong chất nền có 
chứa ADN và ribôxôm
- Hình dạng đa dạng 
- Có đến 1000 ti thể / TB
- Cung cấp năng lượng ATP 
cho TB.
- Tạo các chất trung gian cho 
quá trình tổng hợp các chất 
của TB.
- Tự sinh sản ra ti thể cho TB
GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.
Phân tích nâng cao mức độ nhận thức và lồng nghép thuật
ngữ Anh văn Sinh học.
( Hình thức tổ chức dạy học. Cá nhân / nhóm/ Toàn lớp)
GV: Nêu các vấn đề thông qua các câu hỏi, bài tập Trong PHT số 2
PHT số 2. HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP SAU ( thời gian: 8 phút)
Câu 3. Thí nghiệm nhân bản vô tính giữa 2 loài ếch A, B (SGK sinh 10 cơ bản trang 37) tiến hành như thế nào, các ếch con mang đặc điểm loài nào? Thí nghiệm cho biết chức năng của nhân tế bào là gì? 
d. Vận dụng cao
Câu 4. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa nhân tế bào, ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy gôngi ?
Câu 5. a. Em hãy đọc tên các thành phần, bào quan sau bằng Tiếng Anh: Nhân tế bào, Ti thể, Bộ máy gôngi, Lưới nội chất?
b. Dịch đoạn sau: “Eukayotes are the cells that have helped organisms advance to new levels of specialization”. [4]* Trong trang này, trong PHT số 2 câu 5b có trích từ TLTK [4].
. 
- HS: Cùng nhau thảo luận. 
- HS: Báo cáo, các nhóm nhận xét cho nhau
- GV: Nhận xét sự hoạt động các nhóm và chốt lại các kiến thức, cho điểm những cá nhân tiêu biểu.
Hộp kiến thức cho hoạt động 2. PHT số 2
Câu 3. Tế bào trứng ếch loài A phá hủy nhân, còn lại “vỏ” (màng, tế bào 
chất, các bào quan), lấy nhân (2n) tế bào sinh dưỡng loài B chuyển vào 
“vỏ” tạo tế bào tái tổ hợp → phát triển thành phôi → các ếch con mang đặc 
điểm của loài B. 
 - Lưu giữ thông tin di truyền của loài trên bộ NST 2n
Câu 4. Nhân có ADN phiên mã ARN được sử dụng tổng hợp prôtêin nhờ 
ribôxôm nằm trên lưới nội chất hạt → bộ máy gôngi hoàn chỉnh sản phẩm, 
đóng gói, phân phối đến các nơi trong TB hoặc tiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_tich_hop_tieng_anh_vao_bai_8_9_10_te_bao_nhan_thuc_s.doc