Chuyên đề Vận dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy Sinh học 8 - Bài 18, Tiết 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Chuyên đề Vận dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy Sinh học 8 - Bài 18, Tiết 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn: năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương trình môn Sinh học giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống; trên cơ sở đó học sinh định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển sau trung học phổ thông.

Sinh học là môn học tự chọn trong nhóm môn Khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Sinh học được xây dựng, phát triển cùng với sự đóng góp của nhiều thành tựu thuộc các lĩnh vực khoa học như: Hoá học, Vật lí, Toán học, Y – Dược học,... Vì vậy, bản thân nội dung sinh học đã tích hợp các lĩnh vực khoa học đó. Sự tiến bộ về các thành tựu đạt được của các khoa học đó thúc đẩy sự phát triển của Sinh học và ngược lại.

Sinh học là khoa học thực nghiệm, vì vậy thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học, đồng thời cũng là phương pháp đặc trưng của dạy học môn học này. Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống được phát triển chủ yếu thông qua thực nghiệm. Thực hành trong phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, ngoài thực địa là phương pháp, hình thức dạy học cơ bản của môn Sinh học.

docx 40 trang Mai Loan 27/04/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Vận dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy Sinh học 8 - Bài 18, Tiết 19: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚC YÊN
 CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 8
 Bài 18- Tiết 19. VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH - 
 VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
 Người thực hiện: Đào Thị Thanh Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Phúc Yên, tháng 4 năm 2019 1
 GIÁO VIÊN: ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
 TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
 B¶n b¸o c¸o 
 thµnh tÝch c¸ nh©n
§Ò nghi c«ng nhËn: Danh hiÖu chiÕn sÜ thi ®ua cÊp c¬ së
Gi¸o viªn: Hoµng ThÞ Hoa
Tæ: Khoa häc tù nhiªn
Tr­êng: THCS Tr­ng V­¬ng
 N¨m häc: 2009 - 2010
 Hµ Néi: 2010 vực, nhiều môn học để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được 
nhiều mục tiêu khác nhau.
 Xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực 
học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải 
quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm 
cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên 
quan đến nhiều môn học. Từ những lý do trên, chúng ta cần tích cực dạy học theo 
hướng tích hợp liên môn nhằm không ngừng đổi mới phương pháp, nâng cao chất 
lượng dạy học. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp 
liên môn.
 Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
 3 Vì vậy nên chúng tôi lựa chọn viết và báo cáo chuyên đề dạy học tích hợp 
liên môn trong giảng dạy sinh học 8.
 Khi nghiên cứu các kiến thức trong chương trình sinh học 8 cần các kiến 
thức hỗ trợ liên môn như vật lý, hóa học, toán học, tin học, y học, dược học, ... để 
có thể hiểu một cách sâu sắc về bản chất của các quá trình sinh lý của các cơ quan, 
hệ cơ quan. Trong chương trình sinh học 8 có nhiều bài cần sự hỗ trợ kiến thức 
liên môn và bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn là một 
trong các bài học thể hiện rõ nhất việc vận dụng các kiến thức của các môn vật lý, 
hóa học, toán học, tin học, y học, dược học, ... để giải quyết nội dung bài học này.
 Tổng hợp những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên nên chúng tôi 
quyết định viết chuyên đề: Vận dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy sinh học 
8.Bài 18 - Tiết 19. Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh hệ tuần hoàn. 
 5 1.1. Khó khăn:
 - Đối với giáo viên:
 Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
 Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo 
chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội 
dung chương trình, sách giáo khoa, bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù 
hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên 
cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có 
cảm giác ngại thay đổi.
 Việc soạn giảng yêu cầu giáo viên có hiểu biết sâu, rộng về kiến thức của 
nhiều môn học khác nhau. 
 Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc 
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
 - Đối với học sinh:
 Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu 
này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới 
học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. 
 Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc 
quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ 
huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ). Nên không 
có nhiều học sinh học tập các môn một cách đồng đều và có hiểu biết toàn diện 
về các môn khoa học khác nhau.
 Khi học tập theo nội dung tích hợp liên môn, học sinh khó khăn trong việc 
huy động kiến thức và lựa chọn các kiến thức để phục vụ nghiên cứu vấn đề của 
bài học. 
 1. 2. Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên:
 7 hội. Học sinh sẽ tự rút ra được kiến thức giữa các bộ môn trong cùng nhóm có 
quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.
 - Đặc biệt là ta có thể giải thích một số câu tục ngữ, thành ngữ bằng những 
kiến thức khoa học, cụ thể mà các em đã được học như vậy sẽ làm cho học sinh 
cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn rất nhiều khi học bộ môn văn .
 Ví dụ: trong văn học, khi giải thích câu thành ngữ: "Nước chảy đá mòn", 
giáo viên có thể liên hệ với vấn đề này ở phần "muối các bon nát". Như chúng ta 
đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước 
mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành 
Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat là muối tan). Theo Phương trình hóa học 
sau:
 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
 Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển 
cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian 
nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở 
những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật 
sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết 
được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên 
rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.
 - Khi giải thích câu thành ngữ :”Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem 
giống”. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần kiến thức di truyền học ở 
chương trình sinh học để giải thích một cách có cơ sở khoa học cho học sinh .
3. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên môn.
 3.1. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn.
 - Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một 
bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học 
sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh 
thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách 
theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai 
phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ 
 9 đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo 
viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho 
học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, 
rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng 
tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách 
sáng tạo.
 - Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh 
biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ 
đề dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.
4. Mục đích, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên 
môn:
 4.1. Mục đích:
 Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của 
cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh 
hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm 
đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó 
đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo 
ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. 
 Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng 
thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm 
vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát 
triển những năng lực cần thiết.
 Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm 
hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực 
vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Dạy học 
tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình 
huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó 
trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa 
 11 II. NỘI DUNG CỤ THỂ
 VẬN DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 8
 Bài 18 – Tiết 19. VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
 VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
 1. Mục tiêu dạy học
 Giảng dạy theo chủ đề: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy sinh 
học thông qua bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. Hoạt 
động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh cần vận dụng các 
kiến thức liên quan đến nhiều môn học khác nhau như:
 Môn Văn học: Kiến thức của môn văn học được sử như phương tiện, công 
cụ cho học sinh mô tả, diễn đạt, trình bày nội dung bài học bằng lời nói hoặc dưới 
dạng văn bản. Bằng khả năng đọc, hiểu văn bản học sinh dễ dàng tìm được các 
“từ chìa khoá” trong thông tin từ kênh chữ, từ đó, học sinh biết cách tổng hợp một 
cách khoa học các kết quả nghiên cứu; lập luận: chứng minh, giải thích làm sáng 
tỏ vấn đề; thuyết trình một vấn đề trước cả nhóm hoặc báo cáo kết quả học tập 
trước bạn bè, thầy, cô giáo. 
 Môn toán học: Kiến thức của môn toán học sẽ giúp học sinh khả năng tính 
toán một cách chính xác, tìm tòi và chứng minh các vấn đề một cách rõ ràng, có 
khả năng tập trung và lưu ý đến từng chi tiết, làm chủ những ý tưởng chính xác 
và phức tạp, hệ thống một vấn đề bằng những lý lẽ chính xác, nhận dạng được 
những vấn đề then chốt.
 Môn tin học: Kiến thức giúp học sinh biết cách truy cập internet, biết cách 
thu thập thông tin, soạn thảo văn bản và làm các báo cáo một nhanh, gọn rõ ràng 
và khoa học.
 Môn Mỹ thuật: Kiến thức mỹ thuật giúp học thông qua ngôn ngữ tạo hình, 
học sinh có thể diễn đạt thành công bằng lời các thông tin từ kênh hình cho dù các 
hình tượng trong tranh (ảnh) mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng.
 Ngoài các môn học kể trên, học sinh khi học một bài, một chương hoặc một 
phần kiến thức của một bộ môn khoa học nào đó hoặc cần vận dụng kiến thức 
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_van_dung_tich_hop_lien_mon_trong_giang_day_sinh_ho.docx