Chuyên đề Một số kỹ năng khai thác truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 9

Chuyên đề Một số kỹ năng khai thác truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 9

Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thể các tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9, đặc biệt nhiều năm đề thi HSG, đề thi vào lớp 10 THPT đã ra vào phần này. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh sẽ có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại …)và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm ….Đó là một thuận lợi. Vì vậy hS phải nắm vững được những yêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm.

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Phân tích một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét ,đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải rõ ràng, đúng đắn, có sức thuyết phục.

docx 23 trang Mai Loan 26/06/2025 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số kỹ năng khai thác truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề cụm Môn Ngữ văn 9
 MỘT SỐ KỸ NĂNG KHAI THÁC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
 A- PHẦN MỞ ĐẦU
 I- Lý do chọn chuyên đề :
 1. Lí do khách quan:
 Trong những năm gần đây kì thi tuyển sinh vào lớp 10 luôn được xã hội 
quan tâm và đánh giá cao, từ sở giáo dục đến phòng giáo dục đều coi đây là vấn 
đề quan trọng cần được quan tâm hàng đầu và có các động thái như khảo sát 
thường xuyên trước mỗi lần chuẩn bị thi phổ thông trung học (PTTHP) hay nhân 
hệ số rất cao để đánh giá chất lượng giáo dục của một đơn vị, đặc biệt năm nay 
kết quả thi vào THPT sẽ được nhân hệ số 5. Đồng thời nhân dân và các em học 
sinh lo lắng cho chất lượng kì thi, nhân dân lấy đây là thước đo cho con em họ. 
trong mấy năm trở lại đây trường THCS Tam Hồng có kết quả thi vào lớp 10 
cũng tương đối khả quan. Hơn nữa lãnh đaọ cụm chuyên môn số 1 phân công 
nhà trường thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng học sinh đại trà thi vào lớp
 10. Do vậy hôm nay trường THCS Tam Hồng thực hiện chuyên đề: Một số kỹ 
 năng khai thác truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
 Dạy văn nói chung, dạy đọc hiểu về tác phẩm truyện hiện đại nói riêng ở 
khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14,15 - 
lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm biết tìm tòi, khám phá 
ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành 
quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì 
văn học nhất định (thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ, 
hàng thập niên ). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một 
bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ 
tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo 
viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới 
trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn trong nhà 
trường THCS hiện nay.
 1
 Trường THCS Tam Hồng! Chuyên đề cụm Môn Ngữ văn 9
trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho học sinh thi THPT chúng tôi luôn cố gắng 
cho các em tìm hiểu kiến thức cơ bản của chương trình và đánh giá cao những 
HS có phát hiện riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, 
phân tích tinh khôi, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật 
(một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm). Điều đó 
cũng góp phần không nhỏ tạo lên những chuyển biến của bộ môn trong những 
năm qua. Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp chúng tôi quyết 
định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà 
trường.
 II. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
 1. Cơ sở lý luận
 Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thể các tác 
phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9, đặc biệt nhiều năm đề thi HSG, 
đề thi vào lớp 10 THPT đã ra vào phần này. Thông qua việc đọc và học tác 
phẩm văn học, học sinh sẽ có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác 
phẩm, thể loại )và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, 
bình giá tác phẩm .Đó là một thuận lợi. Vì vậy hS phải nắm vững được những 
yêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm.
 Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung 
và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Phân tích một tác phẩm truyện là 
trình bày những nhận xét ,đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay 
nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải 
xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ 
thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh 
giá về tác phẩm truyện phải rõ ràng, đúng đắn, có sức thuyết phục.
 Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ:“Dạy văn lấy cảm làm đầu”. 
Người GV dạy HS phân tích tác phẩm truyện không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi 
những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có 
cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm .phong phú và đa dạng. Cho 
nên trong hướng gợi ý HS trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự
 3
 Trường THCS Tam Hồng! Chuyên đề cụm Môn Ngữ văn 9
 HS lớp 9 trường THCS Tam Hồng.
 B- PHẦN NỘI DUNG
 I. Truyện và đặc trưng của truyện.
 - Truyện được sáng tác theo thể văn xuôi, sử dụng phương thức biểu đạt 
 tự sự là chính. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố 
 và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tư tưởng và 
 tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con 
 người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người 
 đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới 
 tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý 
 muốn của người viết. Tức là kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm 
 tư con người. Đã là truyện thì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết. Tình tiết 
 làm cho những sự việc ngẫu nhiên, hằng ngày kết ngưng đọng lại thành truyện. 
 Tình tiết là dấu hiệu đầu tiên của truyện. Dù biến hóa trăm màu nghìn vẻ, tình 
 tiết luôn tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian, cổ điển, cận đại hay hiện đại.
 Tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu 
tố quan trọng nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát 
triển. Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình 
tiết là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc 
sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các 
sự việc, các biến cố. Bởi vì khoa học cũng làm việc đó. Nhà lịch sử cũng có thể 
kể lại một trận đánh. Truyện là văn học, truyện kể về con người, về vận mệnh 
của những con người.
 Đã là truyện thì phải có lời kể. Lời kể truyện là một yếu tố rất quan trọng 
của truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên 
qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình 
tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để thể hiện thái độ, tình 
cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.
 5
 Trường THCS Tam Hồng! Chuyên đề cụm Môn Ngữ văn 9
một tác phẩm văn học nói chung) thì giáo viên cần đặc biệt chú ý hướng dẫn học 
sinh đi sâu tìm hiểu các yếu tố đặc trưng cơ bản của truyện như sau:
 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm vững bối cảnh xã hội ( Hoàn cảnh 
 sáng tác)
 Chúng ta đều biết rằng khi đọc- hiểu bất kỳ một tác phẩm thuộc thể loại 
nào cũng nên chú ý tới bối cảnh xã hội ( Hoàn cảnh sáng tác )mà tác phẩm ra 
đời đây là yêu cầu quan trọng để thấy được tính lịch sử cụ thể của diễn biến đời 
sống được miêu tả trong truyện từ đó hiểu thêm ý nghĩa của truyện
 Mỗi tác phẩm văn học nói chung đều hình thành trong một hoàn cảnh cụ 
thể, trong đó các yếu tố; Lịch sử, xã hội, văn hóa đều ít nhiều chi phối nội dung 
tư tưởng tác phẩm có những vẫn đề từ thời trung đại nhưng đến nay còn nguyên 
giá trị, chẳng hạn thái độ cứng cỏi trước những bất công ngang trái, trước những 
cái ác ..Nhưng cũng có những truyện đề cập đến vấn đề lịch sử mà nếu không 
hiểu được hoàn cảnh xã hội lúc đó thì không thể nào nắm bắt được cái thần thái 
và dụng ý mà nhà văn muốn đề cập; Chằng hạn vấn đề : ngợi ca những con 
người lao động như anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” Của Nguyễn Thành 
Long. Nếu học sinh không biết rằng truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc 
đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là hậu phương lớn cho tiền 
tuyến miền Nam, trong hoàn cảnh ấy truyện mang dấu án của một thời điểm lịch 
sử mà mọi người đều có ý thức sống cho cái chung và dường như quên đi bản 
thân mình thì sẽ không thấy được vẻ đẹp của anh thanh niên cũng như giá trị của 
tác phẩm. Đó là một ví dụ cho rất nhiều ví dụ để ta có thể khẳng định vai trò 
quan trọng của việc tìm hiểu “ lai lịch xuất thân” của tác phẩm
 Đối với các văn bản truyện hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9, chúng 
tôi luôn chú trọng và yêu cầu học sinh nắm bắt thật chắc bước tìm hiểu bối cảnh 
xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
 Một số hình thức giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh sáng tác của tác 
phẩm : tùy thuộc vào điều kiện dạy học để giáo viện đưa ra phương pháp phù 
hợp bằng cách yêu cầu các em trình bày ngắn ngọn
 2. Hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện.
 7
 Trường THCS Tam Hồng! Chuyên đề cụm Môn Ngữ văn 9
 - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về đề tài và chủ đề của tác
phẩm.
 - Tóm tắt các bước phát triển của dòng cốt truyện dựa vào những sự kiện
nổi bật, những chặng đường diễn biến của tính cách, số phận các nhân vật chủ 
yếu.
 Khi tóm tắt cốt truyện, cần chú ý vị trí của các nhân vật và mối quan hệ 
tương tác giữa chúng. Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác 
phẩm, có vai trò chi phối đối với các nhân vật khác và góp phần chủ yếu thể 
hiện nội dung, bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Bởi thế, cần quan tâm đến những 
bước ngoặt trên đường đời nhân vật chính.
 Ví dụ: Khi tìm hiểu truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, GV cần hướng dẫn 
HS thấy được đây là một tác phẩm có cốt truyện tâm lý. Vì tác phẩm xoay quanh 
diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai – nhân vật trung tâm trong tác phẩm, 
một người nông dân giàu lòng yêu làng, yêu quê hương tha thiết.
 Cốt truyện phát triển theo diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai.
 *Trước Cách mạng ông Hai luôn tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Đi 
đến đâu ông cũng khoe làng Dầu quê mình “ Nhà ngói san sát, đường đi lát toàn 
đá xanh đi từ đầu làng đến cuối làng mưa thế nào cũng không bẩn đến gót chân. 
Ông khoe làng Dầu của có cái chòi cao nhất xã, làng ông lại có cái sinh phần 
của ông tổng đốc.”
 *Khi thực dân Pháp sang xâm lược ông Hai và gia đình phải đi tản cư 
(Ông Hai không muốn đi), ông muốn ở lại để bảo vệ làng, bảo vệ những cái ông 
đã khoe. Nhưng do hoàn cảnh và do yêu cầu của cách mạng ông và gia đình vẫn 
phải tản cư đến nơi mới.
 * Đến nơi tản cư ông Hai vẫn khôn nguôi nhớ làng, ông vẫn theo dõi tin 
tức về làng. Khi nghe tin thất thiệt: “ Làng chợ Dầu Việt gian theo giặc”, ông 
Hai rất buồn, hổ thẹn, tủi cực: Ra đường ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Trong ý 
nghĩ của ông “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”. Ông 
dồn tất cả những băn khoăn vào cuộc trò chuyện với đứa con trai.
 9
 Trường THCS Tam Hồng!

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_ky_nang_khai_thac_truyen_hien_dai_viet_nam.docx
  • pdfchuyendemonnguvan9_2312202015.pdf