Chuyên đề Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn Ngữ văn

Tình trạng về học sinh yếu kém hiện nay là một vấn đề luôn được xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng chú trọng quan tâm và thúc đẩy mọi giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho đối tượng học sinh này.
Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối ưu nhất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Giúp học sinh yếu, kém củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hổng từ các lớp dưới.
Đồng thời giúp các em có thói quen độc lâp suy nghĩ, tự giác trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”.
Mặt khác, nếu chúng ta quan tâm hơn đến việc giúp đỡ học sinh yếu, kém thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp. Công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở ở mỗi địa phương.
Với những thực tế trên, ngay từ đầu năm học, tổ KHXH của trường chúng tôi luôn chú ý quan tâm đến việc tìm “Giải pháp khắc phục để giúp học sinh yếu, kém học tốt hơn bộ môn Ngữ văn”, luôn tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em học tốt hơn… Đây sẽ là nền tảng, là động lực thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Đó chính là lý do mà trường chúng tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trường bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp đỡ học sinh yếu, kém nhằm có được chất lượng thực trong giáo dục
PHÒNG GD& ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS SƠN SÔI ----------*---------- CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN. Người viết chuyên đề: Phan Thị Luyến Người thực hiện chuyên đề: Nguyễn Thị Thu Hằng Sơn Lôi, tháng 11năm 2019 1 2.1. Thuận lợi Nhà trường và tổ bộ môn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngành. Có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên đều có trình đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy, luôn nhiệt tình trong công tác, có trách nhiệm trong công việc và công tác giáo dục học sinh cả về kiến thức và kĩ năng. Học sinh trên địa bàn cơ bản ngoan ngoãn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường tương đối có đủ để đảm bảo cho việc dạy và học. 2.2. Khó khăn Đa Phần gia đình học sinh trên địa bàn xã Sơn Lôi là con em thuần nông nên điều kiện đầu tư cho việc học tập chưa tốt. Nhiều học sinh còn chưa xác định được động cơ học tập, lơ là việc học, chưa chịu khó học bài ở nhà. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em, số phụ huynh phải đi làm ăn xa, đi làm công ty nhiều, thường xuyên vắng nhà nên không quan tâm được đến việc học của con, còn phó mặc cho nhà trường. Học sinh yếu kém các môn học, đặc biệt là học sinh yếu kém bộ môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ cao. II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG - Phạm vi: Trong thời gian có hạn, chúng tôi xin thực hiện chuyên đề: Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn Ngữ văn. - Đối tượng tiếp nhận chuyên đề: Học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối lớp 6. 3 Xã hội phát triển, cùng với sự bùng nổ thông tin trên mạng internet nhiều trò chơi giải trí vô bổ như games, chat qua mạng, tin nhắn điện thoại đã thu hút các em làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tự học ở nhà của các em học sinh. 2.3. Đối với phụ huynh: Phần lớn phụ huynh học sinh đi làm vắng nhà thường xuyên nên chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con. Phụ huynh còn hướng cho con em mình sau khi tốt nghiệp THCS sẽ đi học nghề. Mà điểm thi vào các trường nghề thường rất thấp nên học sinh không có cố gắng trong học tập, thiếu động cơ học tập các bộ môn văn hóa và nhất là môn Ngữ văn. Đứng trước thực trạng học sinh yếu kém như thế, nhóm giáo viên Ngữ văn chúng tôi đã trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh yếu kém, trên cơ sở đó để tìm ra giải pháp khắc phục nhằm giúp cho đối tượng học sinh yếu kém của nhà trường có được cách tiếp cận với nội dung bài học Ngữ văn phù hợp nhất, trang bị cho các em phương pháp học tập phù hợp nhất với trình độ và khả năng nhận thức của mình, góp phần từng bước nâng cao trình độ học sinh yếu kém bộ môn Ngữ văn nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN 1. Với Nhà trường và giáo viên giảng dạy: 1.1. Phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp dạy phù hợp Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn phương pháp giúp đỡ phù hợp. Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng. Đây là giải pháp hữu hiệu, giáo viên chú ý đến từng đối tượng học sinh yếu kém dạy chậm, kĩ, giúp học sinh lấy lại một phần những kiến thức đã hổng. Trong giờ phụ đạo, giáo viên nên quan tâm hơn đối với những học sinh yếu, gọi các em lên bảng để hướng dẫn các em viết câu, trình bày đoạn văn, chuyển ý, sử dụng các phép liên kết đồng thời giúp các em nhận ra những lỗi sai cơ bản để các em sữa chữa khắc phục kịp thời. 1.2. Tạo cho học sinh môi trường học tập thân thiện: Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để giúp học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn của học sinh, giúp các em có cơ hội bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Đó là yếu tố động lực giúp các em vượt qua những khó khăn về tâm lí đề phấn đấu vươn lên trong học tập. 5 đóng góp ý kiến của mình, đồng thời lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hiểu thêm kiến thức của bài học. Sau thời gian thảo luận, giáo viên có thể gọi bất kì em nào trong nhóm (không trừ những em yếu, kém) trình bày. Động viên khuyến khích cho điểm. Như thế các em sẽ tham gia tích cực hơn. Hoặc những tiết đọc thêm,giáo viên dành thời gian cho các em đố vui văn học giữa các tổ bằng những câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học của những tiết trước. Đồng thời kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi tiết học trên lớp nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. 2.3. Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời đối với những em có dấu hiệu tiến bộ. Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời sẽ có tác động rất lớn đối với những học sinh yếu, kém, chậm tiến bộ, tạo cho các em sự tự tin, phấn chấn trong học tập. Bởi vì điều đó xác nhận sự tiến bộ của các em, kích thích sự say mê hứng thú học tập đồng thời giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như bạn. Từ đó sửa chữa hành vi sai lệch, kiềm chế sự bộc phát, lười biếng. Tập thói quen chu đáo và cẩn thận Trong quá trình giảng dạy, chúng ta nên chú ý đến những em yếu, kém. Học sinh yếu vào lớp thường thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, ta nên đặt những câu hỏi dễ và tạo cơ hội cho các em trình bày ý kiến của mình. Dù câu trả lời của các em chưa thật sự đầy đủ, trọn vẹn ý mà ta mong muốn nhưng ta vẫn khen, tuyên dương trước lớp, động viên các em có tiến bộ để khuyến khích các em sự tự tin khi trả lời và hứng thú học tập hơn. Ngược lại, nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập sáng tạo của học sinh sẽ càng làm cho các em tự ti, rụt rè co mình lại trước tập thể, thui chột mất ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập của các em. 2.4. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tốt bộ môn ngữ văn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do các em lười học và không nắm bắt được phương pháp học tập. Chính vì thế, để giúp các em định hướng được phương pháp học tập tốt bộ môn, chúng tôi đã áp dụng cách thức cho các em học sinh yếu kém nghe một số bạn học sinh giỏi văn của lớp trình bày phương pháp học tốt của mình để các em tham khảo và định hướng cho bản thân. Sau đó giáo viên chốt lại và định hướng cho các em phương pháp học tốt môn Ngữ văn. • Phương pháp học tốt môn Văn: Gồm bốn bước: + NGHE, ĐỌC, QUAN SÁT + HIẾU + NHỚ + VẬN DỤNG Giáo viên cần định hướng cho học sinh: Không học tủ nhưng cần học có trọng tâm. 7 của các em, giáo viên và phụ huynh phải có sự liên kết hai chiều nhằm có phương pháp tác động phù hợp để khuyến khích các em tiến bộ hơn trong học tập. C. KẾT LUẬN Muốn khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, đồng thời tạo sự hứng thú, hướng niềm say mê và yêu thích các em đến với bộ môn Ngữ văn thì mỗi giáo viên phải linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp, phải quan tâm, yêu thương và giúp đỡ các em hết lòng, thực sự là người thầy “Tận tâm, tận lực, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu”. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trên đây chỉ là một vài giải pháp mà chúng tôi đã áp dụng giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu kém trường THCS Sơn Lôi trong thời gian vừa qua. Xin được mạnh dạn trình bày, chia sẻ để quý đồng nghiệp cùng tham khảo, trao đổi góp ý kiến bổ sung, xây dựng nhằm cùng nhau đưa ra giải pháp hữu hiệu cho công tác bồi dưỡng, phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém bộ môn Ngữ văn trong trường THCS hiện nay. Trong quá trình viết chuyên đề, chúng tôi không khỏi mắc những sai sót, hạn chế hoặc đưa ra những nhận định mang tính chủ quan. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý chân thành của các thầy cô để chúng tôi hoàn thiện chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn ! Sơn Lôi, ngày 01tháng 11 năm 2019 Người viết chuyên đề Phan Thị Luyến Nguyễn Thị Thu Hằng 9
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_mot_so_giai_phap_khac_phuc_tinh_trang_hoc_sinh_yeu.doc