Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 - Phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Cơ sở phương pháp luận.
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về lịch sử và giáo dục lịch sử để nghiên cứu.
- Tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp luận sử học mácxít, phương pháp dạy học lịch sử để nghiên cứu.
- Dựa trờn kinh nghiệm thực tiễn của việc bồi dưỡng Học sinh giỏi lớp 9 trong quá trình công tác và bồi dưỡng.
- Tham khảo và tiếp thu những kinh nghiệm của đồng nghiệp, các loại tài liệu tham khảo trong quá trình công tác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 - Phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9 – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thế giới từ sau năm 1945 đến nay vận động không ngừng, có nhiều biến cố quan trọng, có nhiều sự kiện tác động và làm thay đổi tình hình thế giới. Trật tự hai cực I-an- ta ra đời, một cực là Liên Xô và lực lượng xã hội chủ nghĩa, một cực do Mĩ và Đồng minh, hai cực này có nhiều lúc đối đầu nhau và thực hiện những hành động như chạy đua vũ trang, chiến tranh đã làm cho tình hình thế giới có nhiều bất ổn trong suốt nửa cuối thế kỉ XX. Ngoài ra, thế giới cũng cần chung tay giải hợp tác cùng nhau giải quyết những vấn đề nóng bỏng còn tồn đọng chưa làm được trong thế kỷ XX: Đó là vấn đề phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS, vấn đề bài trừ tệ nạn ma tuý đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vấn đề tôn giáo, sắc tộc, xung đột biên giới, bất ổn chính trị, Tuy nhiên, vấn đề nóng bỏng cần giải quyết nhất trong lúc này là chiến tranh và hoà bình, giải quyết những bất đồng, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc để cùng nhau sống trong hoà bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển. Đây là vấn đề cực kỳ nan giải, chưa thể giải quyết được một lúc được mà đòi hỏi các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, hiếu chiến âm mưu gây ra chiến tranh đe doạ nền hoà bình thế giới. Thế hệ trẻ nước ta hiện nay được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước không có chiến tranh, được hưởng một cuộc sống thanh bình hạnh phúc, cho nên các em chưa hiểu được tác hại xấu của chiến tranh gây ra cho con người, sự tàn phá khủng khiếp đối với đối với mọi sự sống trên Trái đất. Nắm bắt được vấn đề này, chúng ta cần phải giáo dục các em tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh để có thể nhận thức rõ về bản chất chiến tranh. Qua đó, các sẽ thấy được giá trị của cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh. Việc giáo dục học sinh lòng yêu hoà bình chống chiến tranh nằm trong phạm trù giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh trong chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nước, với mục tiêu đào tào nên những con người hiện đại - con tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh trong chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất nước, với mục tiêu đào tạo nên những con người hiện đại - con người XHCN "Phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có kỹ năng lao động, có tính tích cực chính trị xã hội" nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà trường THCS cũng như các nhà trường phổ thông cũng có trách nhiệm quan trọng cùng với các lực lượng xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua các môn học trong nhà trường. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cùng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh. Lịch sử giúp các em nhận thức đúng quá khứ, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, tránh lập lại những sai lầm của quá khứ, để các em đi đúng quỹ đạo của sự phát triển. Lịch sử cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước để các em có một niềm tin lý tưởng vững chắc vào con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay – Lớp 9, được cấu trúc 5 chương đề cập những vấn đề cơ bản như các nước Xã hội chủ nghĩa, Các nước thuộc thế giới thứ ba, các nước Tư bản chủ nghĩa, Quan hệ quốc tế qua các giai đoạn cụ thể, Cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật Dạy cho học sinh đại trà là một vấn đề rất khó khăn, việc dạy cho học sinh giỏi càng gặp nhiều khó khăn, và để các em có thể nắm bắt các vấn đề, hiểu bản chất vấn đề, tiếp cận chân lí do người ra đề đưa ra là rất khó khăn. Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định xây dựng đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay ” làm bài tập nghiệp vụ, sáng kiến kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy lịch sử khối THCS. 2. Phạm vi nghiên cứu : Tập trung giải quyết việc “ Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay ” Trung học cơ sở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài không chỉ là kinh nghiệm mà là thực tiễn để áp dụng vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử khối 9, giúp các em có thể phản ứng đúng được với các vấn đề mà người ra đề đưa ra qua nội dung của 5 chương phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay. nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. Thực nghiệm sư phạm, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để chứng minh tính khả thi của đề tài. Thống kê và phân tích, đánh giá các kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp trong quá trỡnh bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử qua các kì thi cấp huyện và cấp tỉnh trong những năm gần đây. 6. ý nghĩa của bài tập nghiệp vụ: Việc nghiên cứu bài tập này giúp cho bản thân nắm vững kiến thức về lí luận phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, khơi dậy, giáo dục học sinh lòng hăng say học tập nghiên cứu bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử phần thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. Thực hiện bài tập này còn giúp cho bản thân và đồng nghiệp có thể vận dụng đề tài này vào trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 9 ở trường Trung học cơ sở. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9. 1. Một số khái niệm lịch sử cho phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay, như: Thế nào là "Chiến tranh", "Chiến tranh chính nghĩa","Chiến tranh phi nghĩa"?... Kể từ khi lịch sử xã hội loài người xuất hiện giai cấp và nhà nước đến nay, nhân loại đã trải qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt. Nó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu sinh linh trên trái đất, huỷ diệt và tàn phá nền văn minh nhân loại, kéo lùi sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Không một thời kỳ nào của lịch sử là không xảy ra các cuộc chiến tranh. Chiến tranh đã trở thành một hiện tượng xã hội, một mặt kích thích xã hội phát triển, mặt khác lại là nguyên nhân kéo lùi sự phát triển của xã hội. Bàn về chiến tranh, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã viết "Chiến tranh không bao giờ xuất hiện như một cái gì riêng biệt, mà nó là một hiện tượng xã hội cụ thể". Cho dù chiến tranh mang một màu sắc chính trị nào đi chăng nữa thì nó vẫn là kẻ thù số một của con người, bởi nó luôn đe doạ sự sống của cũng chỉ có thể là chiến tranh phản động mà thôi"(chiến tranh phi nghĩa). Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, bàn về cuộc chiến này, Hội nghị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tháng 11 - 1939 đã nhận đinh "Khác hẳn với cách mệnh, chiến tranh là một thứ chiến tranh hợp công lý. Đế quốc chiến tranh chỉ là một thứ chiến tranh cướp bóc, tối phản động và trái với công lý". Chủ nghĩa tư bản hiện đại, tên thường gọi giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, có các đặc điểm: - Có những nét mới trong quá trình tập trung tư bản, về quy mô và tổ chức sản xuất. - Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, lao động sáng tạo. - Quá trình tư nhân hóa các khu vực kinh tế nhà nước, chuyển từ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước sang gián tiếp đối với nền kinh tế. - Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển vó nhiều thay đổi. - Tạo nên bước phát triển nhanh chóng về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật. - Điều chỉnh các chính sách về chính trị, xã hội để thích nghi với tình hình thế giới, như chính sách phúc lợi xã hội, tiến bộ xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ tư sản, bảo vệ nhân quyền. - Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, nảy sinh những mâu thuẫn mới, như mây thuẫn giữa Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản; giữa các nước đang phát triển, các nước đang phát triển với các nước chậm phát triển. - Phát triển lối sống “xã hội tiêu dùng” với nhiều mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là mô hình thức của Chủ nghĩa tư bản để thích hợp với tình hình thế giới ngày nay. Sự thay đổi của Chủ nghĩa tư bản ngày nay bắt nguồn từ cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhiều nước thuộc địa để giành độc lập và xây dựng chế độ xã hội mới; từ cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, các nước tư bản, đế quốc; từ những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật. Bản chất của Chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay vẫn không hề thay đổi. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó có chế độ cộng sản về tư liệu sản xuất được xác lập; quan hệ sản xuất giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với trí thức là đoàn kết, liên lại các nướcn XHCN và các lực lượng cách mạng xã hội. “Chiến tranh lạnh” đã làm tình hình thế giới thường xuyên căng thẳng “bên miệng hô chiến tranh”. Do sự đấu tranh bền bỉ của Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới, ngày từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách của “Chiến tranh lạnh” đã dần dần bị phá sản. Cuối năm 1989, cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp tại Man-ta (Địa trung hải) đã tuyên bố chấm rứt Chiến tranh lạnh sau hơn 4 thập kỉ chạy đua vũ trang quá tốn kém. Thế giới chuyển từ “đối đấu” sang “đối thoại”, giảm bớt sự căng thẳng 2. Thực trạng của việc bồi dưỡng Học sinh giỏi Lớp 9 phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. Hơn ai hết chúng ta hiểu rằng "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho các em luôn là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục nước nhà. Và bộ môn Lịch sử trường THCS phải thể hiện vai trò đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục trên. Bộ môn lịch sử lớp 9 phần lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay gồm nhiều vấn đề cụ thể, đôi khi là phức tạp đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong công tác giảng dạy đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi sự phức tạp của thực chất vấn đề đòi hỏi học sinh phải đứng trên quan điểm của sử học mácxít, quan điểm của Đảng về dạy học lịch sử. Đồi hỏi học sinh có cái nhìn và hiểu sâu vấn đề mà đề bài yêu cầu. Thực tế phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay rất nhiều vấn đề, rất dài, mức độ kiến thức rộng, nhưng cấu trúc đề thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử chỉ khoảng từ 3 điểm đó là một khó khăn cho học sinh và giáo viên. Học sinh thường hay chủ quan, chưa thực đề cao phần này mày chú trọng vào phần Lịch sử Việt Nam. Mà không biết rằng đây lại là phần mà học sinh có thể kiếm được nhiều điểm nhất trong đề thi. Giáo viên cũng vậy, thường chỉ dạy cho học sinh một số vấn đề cơ bản, đôi khi chưa giảng cho học sinh nhiều kiến thức sâu và rộng của nó, chủ yếu là dạy theo SGK mà ít tham khảo đến tài liệu tham khảo.
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9_phan_lich_su.doc