Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng là một điều tất yếu. Các thành phần chính của CNTT là máy vi tính cùng với các phần mềm máy tính phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu khoa học, điều hành quản lý, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Cùng với các máy vi tính, khi được kết nối lại với nhau thông qua mạng viễn thông ra đời mạng máy tính toàn cầu (Internet) đã đem lại những hiệu quả vô cùng lớn.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT đã được ứng dụng vào công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập với tất cả các môn học. CNTT chính là phương tiện hữu hiệu để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT.

Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin" ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. CNTT được coi như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.

Thực tế ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi vẫn còn một số giáo viên chỉ sử dụng CNTT trong các giờ thao giảng, còn các tiết dạy bình thường thì giáo viên ít đầu tư sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng CNTT chưa được thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Để học sinh tiếp thu nội dung bài học một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất qua các tiết học có sử dụng CNTT, nên tôi chọn đề tài “Chỉ đạo ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi”.

 

doc 23 trang thuychi01 6690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
	Người thực hiện: Chu Thị Hường
	Chức vụ: Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
	SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học
THANH HOÁ THÁNG 4 NĂM 2017
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần thứ nhất: Mở đầu
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu 
3
Phần thứ hai: Nội dung SKKN
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng là một điều tất yếu. Các thành phần chính của CNTT là máy vi tính cùng với các phần mềm máy tính phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu khoa học, điều hành quản lý, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Cùng với các máy vi tính, khi được kết nối lại với nhau thông qua mạng viễn thông ra đời mạng máy tính toàn cầu (Internet) đã đem lại những hiệu quả vô cùng lớn. 
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT đã được ứng dụng vào công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập với tất cả các môn học. CNTT chính là phương tiện hữu hiệu để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. 
Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin" ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. CNTT được coi như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Thực tế ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi vẫn còn một số giáo viên chỉ sử dụng CNTT trong các giờ thao giảng, còn các tiết dạy bình thường thì giáo viên ít đầu tư sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng CNTT chưa được thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao nhất.
Để học sinh tiếp thu nội dung bài học một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất qua các tiết học có sử dụng CNTT, nên tôi chọn đề tài “Chỉ đạo ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- SKKN này nhằm mục đích trao đổi cùng đồng nghiệp vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Cung cấp kiến thức ban đầu về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Hình thành những kỹ năng cơ bản khi thực hành trên máy tính và biết vận dụng phương pháp dạy học mới trong giảng dạy
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong nhà trường hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và dạy học ở Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra số liệu, kiểm tra, đánh giá, quy nạp, tổng hợp, so sánh.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 6A2 và lớp 7A2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi tôi thấy chất lượng của học sinh học môn Toán chưa cao khi giáo viên chưa sử dụng CNTT vào giảng dạy, tỉ lệ học sinh khá giỏi ít. Cụ thể: 
Lớp
Khá - giỏi
Trung bình
Yếu- kém
SL
%
SL
%
SL
%
6A4 (44 HS)
15
34
21
48
8
18
7A1 (41 HS)
11
26.5
18
44
12
29.5
	Vì chất lượng của học sinh qua khảo sát của 2 lớp 6A4 và 7A1 chưa cao nên tôi đã chỉ đạo toàn thể giáo viên trong trường phải sử dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Căn cứ chỉ thị số 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
- Căn cứ chỉ thị 29/CT của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. Chỉ thị nêu rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở tất cả các môn học”. 
- Căn cứ chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là  sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Thông qua các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Cùng với sự ra đời của Internet kết nối băng rộng tới tất cả các trường học, CNTT đã trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Những khó khăn khi sử dụng giáo án ứng dụng CNTT 
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án ứng dụng CNTT, vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Thực tế, việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng giáo án ứng dụng CNTT, có minh họa đầy đủ băng âm thanh, hình ảnh sống động trong các giờ học ở lớp là một điều mà phần lớn các giáo viên còn thiếu kỹ năng chuẩn bị. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một phương pháp soạn giáo án mới. Ngoài kiến thức căn bản về sử dụng máy vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, Violet, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án ứng dụng CNTT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sống động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thiếu kỹ năng tìm kiếm thông tin, nên thường đưa ra nhiều lý do để tránh né việc thực hiện giờ dạy có ứng dụng CNTT.
Trong các tổ chuyên môn, đối với số giáo viên trẻ, ngoài việc hoàn thiện về chuyên môn bên cạnh đó còn phải trang bị cho bản thân những kiến thức Tin học về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy. Mặc dù đã bước đầu đã có thể soạn giảng theo giáo án ứng dụng CNTT nhưng kinh nghiệm xử lý còn nhiều hạn chế. Mới sử dụng CNTT trong các giờ thao giảng.
Ví dụ: Chương trình hỗ trợ bài giảng bằng Power Point lạm dụng quá nhiều hiệu ứng, màu sắc... suốt cả tiết học làm cho học sinh dễ mỏi mắt, đi vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực. Hoặc có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên. Chưa chắt lọc được phần kiến thức nào thì dùng phần mềm gì để hỗ trợ. Một số hoạt động tiếp cận khái niệm, mô tả khái niệm, quy tắc, tiếp cận định lý chưa biết khai thác thế mạnh của các phần mềm ứng dụng như Power Point, Sketchpat,. . . 
Qua thăm dò, đánh giá học sinh thì các em làm phần trắc nghiệm trả lời rất tốt nhưng cho làm bài toán có tính suy luận thì gặp rất nhiều khó khăn. 
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ khi có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Như vậy, mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ mới được áp dụng trong các tình huống này.
- Thực trạng ứng dụng CNTT ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi năm học 2016 - 2017
Từ năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi chỉ đạo cán bộ giáo viên phải ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn học. Trước đó trường có một phòng máy tính (10 máy tính) nhưng do thời gian sử dụng đã lâu nên hư hỏng nhiều. Phòng máy chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành môn Tin học (môn học tự chọn) và nghề phổ thông. Trường cũng bố trí 04 máy tính cho công tác kế toán, lưu trữ, quản lý hồ sơ học sinh. Như vậy, có thể thấy, còn nhiều khả năng của máy tính chưa được khai thác. Một trong những ứng dụng đó, là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho các tiết học trên lớp đối với các môn văn hoá khác như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ v.v...
Chính vì vậy, năm học 2016 - 2017 nhà trường xin xã hội hóa giáo dục cha mẹ học sinh mua được 20 máy tính. Đã nối mạng LAN trong trường, kết nối với mạng Interrnet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Ban lãnh đạo trường và lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo thành phố đều khuyến khích và coi khả năng ứng dụng CNTT cho bài giảng với giáo án ứng dụng CNTT là ưu điểm của giáo viên. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Các giải pháp cơ bản
- Rà soát, trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện bài giảng có ứng dụng CNTT như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector), nối mạng LAN và kết nối với mạng Internet tốc độ cao cho phòng máy tính và các phòng học trong trường.
- Tổ chức một số buổi bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên toàn trường về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong Power Point, video, khai thác mạng Internet, thiết lập hệ thống mail của giáo viên trong trường để các giáo viên có thể tự thiết kế giáo án ứng dụng CNTT của mình và trao đổi với các đồng nghiệp.
- Các tổ bộ môn tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận về các bài giảng mẫu, giáo án ứng dụng CNTT của tổ xây dựng để thu nhận những góp ý, từ đó trong tổ cùng rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới.
- Tổ chức thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học, rút kinh nghiệm để nắm bắt được thực chất chất lượng dạy và học có ứng dụng CNTT.
* Các biện pháp cụ thể 
Biện pháp 1: Hướng dẫn, bồi dưỡng, trang bị những kiến thức Tin học cơ bản nhất về CNTT cho cán bộ, giáo viên trong trường 
Những năm học trước, bài giảng có ứng dụng CNTT chưa được các giáo viên trong trường sử dụng rộng rãi, chưa thực sự phổ biến. Năm học 2015 - 2016 bước đầu đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Với giáo án ứng dụng CNTT người giáo viên cần phải:
Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính.
Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power Point (đối với môn Toán: Phần mềm Geometer’s Sketchpad, VisuaBasic, Violet,...).
Biết cách truy cập, tìm kiếm và download thông tin trên Internet
Có khả năng sử dụng được một số phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file video, cắt các file âm thanh, làm các ảnh động bằng Flash, 
Giáo viên biết sử dụng máy chiếu Projector ( Máy chiếu đa năng )
Ở đây, vấn đề đặt ra là từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để giáo án đó trở thành giáo án ứng dụng CNTT được trình bày trên màn chiếu projector? Điều này đòi hỏi người giáo viên trước hết phải biết sử dụng phần mềm Power Point (phần mềm trong bộ MS Office) dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Ngoài ra còn có các phần mềm hỗ trợ như Cabri (Toán), GEOSPACW (Toán), GraphCalc (Toán), PhotoFrameShow (xử lý hình ảnh), Geometer’s Sketchpad(GSP)  
Nếu chỉ dừng ở mức độ soạn thảo những nội dung cần thiết và cộng thêm các thao tác định dạng về màu sắc, font chữ thì chưa thực sự thấy được sức mạnh của Power Point, cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ví dụ: trong đại số lớp 9 “ Đồ thị hàm số y = ax2 + b (a≠0)”, thay vì giáo viên hay học sinh lên bảng lập bảng giá trị và vẽ đồ thị hàm số thì bây giờ trên màn chiếu hiện ra công thức và bảng giá trị, học sinh chỉ cần thảo luận tại chỗ và trả lời (phần mềm Power Point) và vẽ đồ thị (phần mềm GSP); Hoặc tiết hình học lớp 8 “hình lăng trụ, hình chóp” thay vì giáo viên vẽ trên bảng hay trên bảng phụ thì bây giờ hiện trên màn chiếu với những hình rõ nét và chuyển động theo không gian (Cabri, GEOSPACW, GraphCalc, Geometer’s Sketchpad); Với môn Lịch sử khi dạy về các trận chiến của quân ta và quân địch, thay vì giáo viên diễn thuật các trận đánh dựa trên bản đồ vẽ sẵn thì bây giờ học sinh nhìn trên màn chiếu các trận đánh sẽ diễn ra qua các đoạn phim tài liệu mà giáo viên chèn vào...
Với hình thức giảng dạy như trên, các em học sinh cảm nhận và khắc sâu, dễ hiểu về bài học; qua đó giáo viên không mất thời gian vẽ hình, xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh...
Với những nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản đòi hỏi người thầy phải nắm được là thiết lập các hiệu ứng để làm sao cho bài giảng được sinh động, mang lại không khí học tập sôi động và mới mẻ. 
Chẳng hạn trong giờ học Toán, giáo viên đưa ra bài toán trắc nghiệm (chọn Đúng hoặc Sai), phần mềm VisuaBasic, Power Point hay Violet sẽ làm được điều đó. Sau đó học sinh có thể kiểm nghiệm kết quả trên màn hình, như thế tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Với đặc điểm này, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, logic hơn, học sinh hiểu bài sâu hơn. 
Đối với môn Lịch sử, Địa lý bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng, hay hình ảnh của các vùng kinh tế, khí hậu, diện tích lãnh thổ của các nước trên thế giới, 
Làm giáo án ứng dụng CNTT thì sẽ cho bài giảng phong phú hơn. Hiện tại những hình ảnh minh họa, phần mềm cho các nội dung bài giảng nói trên có rất nhiều trên Internet. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải biết cách truy cập mạng Inernet để tìm kiếm và lấy thông tin (download). Tuy nhiên không phải hình ảnh nào cũng lấy từ Internet được mà có những hình ảnh cần lấy từ sách giáo khoa thì lúc đó giáo viên phải biết Scanner (quét ảnh), chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh . Nói tóm lại để có được một giáo án ứng dụng CNTT tạm gọi là hiệu quả thì mỗi giáo viên cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng về ứng dụng CNTT. 
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn chiếu thông qua thiết bị projector. Như vậy mỗi giáo viên phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên có một bài giảng có ứng dụng CNTT chất lượng, học sinh sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động.
Biện pháp 2: Hướng dẫn một số quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng CNTT
Khi chuyển từ bài giảng truyền thống (giáo viên giảng - đọc, học sinh ghi chép hay giáo viên vừa giảng vừa ghi bảng – học sinh chép) sang việc giảng bài bằng giáo án ứng dụng CNTT, hầu hết các giáo viên ở trường nói chung thường mang một tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt. Nghĩa là trình bày tất cả những gì mình sẽ nói và viết tất cả các nội dung đó vào trong slide. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài. 
Khi thực hiện bài giảng sử dụng giáo án ứng dụng CNTT, giáo viên nhìn vào slide có nhiệm vụ phát triển ý của từ khóa, giải thích và mở rộng nó chứ không phải đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên cảm thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. giáo viên có thể in ra một bản để vừa giảng vừa nhìn vào để xác định vấn đề tiếp theo.
Sử dụng giáo án ứng dụng CNTT cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì, phải chăng là tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với giáo án ứng dụng CNTT chỉ gồm một số các Slide chỉ chứa văn bản, hình ảnh,.thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu nếu một giáo viên mới có thể nhớ hết nội dung đã chuẩn bị trước buổi dạy hay không? Chỉ cần chúng ta xây dựng kế hoạch giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay. Đề cương này sẽ ghi rõ tên bài dạy, các mục kiến thức cần trình bày, vấn đề nào cần trình bày trước, vấn đề nào cần trình bày sau? Vấn đề nào trọng tâm và nhấn mạnh? Chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết dạy đó giáo viên chưa nói hết các nội dung trong các Slide hay đã trình bày hết nội dung nhưng thời gian còn thừa. Tóm lai, chúng ta phải kết hợp đề cương này cùng với việc trình bày trên các slide một các hợp lý thì lúc đó giáo viên ắt hẳn không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này.
a) Một số chú ý khi thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT.
Giáo viên phải giải quyết ba khâu: soạn giáo án ứng dụng CNTT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép.
Mỗi lớp học có trung bình từ 30 - 40 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy sử dụng giáo án ứng dụng CNTT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn chiếu rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ gặp khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn.
- Về màu sắc của nền hình: Màu sắc không lòe loẹt, không lạm dụng đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
- Về Font chữ: dùng các phông chữ, khung, nền hợp lí. (VD: nền màu trắng, màu đỏ cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau”, màu xanh mực cho học sinh ghi vào vở); Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Times New Roman,) hạn chế dùng các font chữ có chân vì dễ mất nét khi trình chiếu.
- Về cỡ chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 30 trở lên mới đọc rõ được.
- Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
- Trình chiếu giáo án: Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gi

Tài liệu đính kèm:

  • docchi_dao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nang_cao_hieu_qua_quan.doc