Cách làm mới phương pháp vấn đáp (đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11

Cách làm mới phương pháp vấn đáp (đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11

 Môn giáo dục công dân ( GDCD) có vị trí, vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Vì vậy, môn GDCD ở THPT cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của đối mới đất nước, thực hiện CNH - HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD phải góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất, năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và hợp với xung thế phát triển chung của thời đại.

Tuy nhiên, hiện nay ở trường phổ thông cho thấy, môn GDCD chưa được

quan tâm đúng mức. Nhiều nhà quản lý, GV, HS, phụ huynh vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn GDCD, thậm chí cho rằng đây là môn phụ, môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn học này với môn chính trị hoặc đạo đức thuần túy. Nhiều giáo viên dạy theo lối truyền đạt kiến thức một chiều, còn học sinh quen học với cách học thụ động, thiếu sự tìm tòi, sáng tạo. Hơn thế nữa những tri thức của môn GDCD mang tính khái quát và trừu tượng cao, mà đối với các em HS- lứa tuổi mà trình độ, kỹ năng, vốn sống, tầm nhìn còn hạn chế. Chính điều này đã tạo

ra ở học sinh tâm lý buồn chán, không thích học môn GDCD.

 

doc 12 trang thuychi01 12252
Bạn đang xem tài liệu "Cách làm mới phương pháp vấn đáp (đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM MỚI PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI) 
ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
--------------------------
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
 	Môn giáo dục công dân ( GDCD) có vị trí, vai trò rất quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Vì vậy, môn GDCD ở THPT cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của đối mới đất nước, thực hiện CNH - HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD phải góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất, năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và hợp với xung thế phát triển chung của thời đại..
Tuy nhiên, hiện nay ở trường phổ thông cho thấy, môn GDCD chưa được
quan tâm đúng mức. Nhiều nhà quản lý, GV, HS, phụ huynh vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn GDCD, thậm chí cho rằng đây là môn phụ, môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn học này với môn chính trị hoặc đạo đức thuần túy. Nhiều giáo viên dạy theo lối truyền đạt kiến thức một chiều, còn học sinh quen học với cách học thụ động, thiếu sự tìm tòi, sáng tạo. Hơn thế nữa những tri thức của môn GDCD mang tính khái quát và trừu tượng cao, mà đối với các em HS- lứa tuổi mà trình độ, kỹ năng, vốn sống, tầm nhìn còn hạn chế. Chính điều này đã tạo
ra ở học sinh tâm lý buồn chán, không thích học môn GDCD.
Trước thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy tôi thiết nghĩ mình phải tìm ra các biện pháp áp dụng cho từng bài dạy cụ thể là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Vì vậy, với kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Cách làm mới phương pháp vấn đáp ( đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11 để lôi cuốn học sinh cùng tham gia vào tiết học, ngay từ bài học, phút học đầu tiên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. 
Cùng với phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, bộ môn GDCD - mặc dù là một bộ môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung, thiên về lý luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao, song bản thân tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy: từ vận dụng các phương pháp dạy học mới nhờ đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm, ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu qủa cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT. 
Bộ môn GDCD trong trường THPT là một môn học vừa khô khan vừa khó, lượng kiến thức lớn, vấn đề đặt ra rộng, trong khi thời gian phân phối lại chỉ có 1tiết( 45 phút)/tuần. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy không phù hợp sẽ khó thu hút được sự chú ý của học sinh do kiến thức dài và rất trừu tượng, nếu không có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như vậy mục dích giáo dục sẽ không đạt được kết quả cũng như học sinh sẽ có thái độ thờ ơ trước các vấn đề cấp thiết mang tính giáo dục rất cao. Vì vậy đề tài Cách làm mới phương pháp vấn đáp 
( đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11 với tham vọng các em học sinh sẽ cùng đồng hành với giáo viên trong việc thực hiện bài giảng đạt được kết quả giáo dục cao hơn, học sinh được tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu, hình ảnh và chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, giúp cho giờ học GĐCD giảm bớt sự căng thẳng, khô khan vốn có.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 11 trong trường PT Nguyễn Mộng Tuân năm học 2018-2019.
Ngày nay trong xã hội bùng nổ thông tin, niềm đam mê nghiên cứu và cố gắng tìm mọi cách để việc học trở thành một hoạt động lao động thoải mái và đa chức năng đối với người dạy và với cả người học. Mỗi đối tượng lại nghiên cứu và tìm hiểu theo những gì mình cảm thấy tâm đắc và đạt hiệu quả trong giảng dạy. Không biết đã có ai nghiên cứu giống như tôi đã làm chưa? Nhưng theo tất cả những gì tôi làm được là tự bản thân nghiên cứu và chiêm nghiệm thực tiễn đã đúc rút ra kinh nghiệm nhỏ này. Nói như vậy cũng không hoàn toàn vì tôi đã lấy một phần thi trong đường lên đỉnh Olympia làm nguồn cảm xúc và một số tác dụng của phương pháp này trong những sách nghiên cứu khác để xây dựng nên nội dung của đề tài. Cũng với mong muốn nhỏ là làm như thế nào để học sinh cảm thấy yêu việc học hơn và còn gây sự chú ý của các em vào môn học của mình.
Đề tài mà tôi tìm hiểu và viết chỉ với mục đích duy nhất đối với bản thân tôi là một người giáo viên luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt và tốt hơn nữa.Trên cơ sở những quan điểm về phương pháp dạy học thì đó là một cách làm mới hy vọng nếu ai đó sử dụng cũng sẽ có những hiệu quả giống như mong đợi của tôi và của các đối tượng học tập nữa.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là: phương pháp trình bày để hiểu hơn về cơ sở và bản chất của đề tài, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích gắn liền với tổng hợp lí giải cho nội dung đề tài. Ngoài ra phải sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để thấy được kết quả trong thực tiễn, để hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu này.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết học sinh cấp 3 và nhất là học sinh lớp 11. Khối lớp này luôn được đánh giá là khối lớp học nặng nhất trong ba năm cấp 3. Mà những kiến thức thuộc môn giáo dục công dân cũng khá khô khan và cứng. Sẽ tạo cho các em cảm thấy giờ học giáo dục công dân là những giờ học tra tấn đầu óc của các em. Muốn các em thoải mái, vui vẻ hợp tác giáo viên phải có nhiều cách để biến giờ học đó thành thú vị mà sau khi kết thúc tiết học rồi học sinh vẫn còn mong đợi nhanh đến tiết của tuần sau để biết thêm những điều thú vị khác và quan trọng là để năng lực của các em được đánh giá và công nhận. Tất cả các phương pháp mới hay các cách làm mới sẽ hiệu quả với một điều kiện nếu thiếu nó thì không phương pháp và cách thức nào có thể đạt hiệu quả như mong đợi của học sinh và giáo viên. Điều kiện đó là “ phải có sự đoàn kết, tôn trọng giữa thầy và trò.” (318 HCM về giáo dục)
Đa số quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của những năm gần đây yêu cầu phải sử dụng phương pháp mới. Giống như một cuộc cách mạng về phương pháp. Những phương pháp mới được giáo viên tất cả các cấp học quan tâm, sửa đổi cho phù hợp với đối tượng người học mới và phù hợp với phương tiện hiện đại mới. Như : Phương pháp động não; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp đóng vai; phương pháp dự án; phương pháp trò chơi; hương pháp xử lí tình huống.
 Đối với phương pháp vấn đáp (đàm thoại) hạn chế là: Phụ thuộc vào năng lực, thái độ của học sinh. Phương pháp này có thể làm nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên dễ gây lệch hướng. Phương pháp này mất nhiều thời gian xây dựng hệ thống câu hỏi. Quá trình thực hiện phương pháp dễ biến thành cuộc tranh luận giữa giáo viên và học sinh. 
Trong quá trình tiến hành áp dụng phương pháp mới, tôi nhận thấy có sự tiến bộ đáng kể. Từ chỗ các em còn chán nản, thờ ơ thì nay đã học tập một cách tích cực hơn
Kết quả
Thời gian
Tỉ lệ
Dưới TB
TB
Khá
Khi chưa áp dụng phương pháp mới
40%
47%
13%
Khi đã áp dụng phương pháp mới
20%
53%
27%
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Theo từ điển thuộc viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2006 do Hoàng Phê chủ biên thì vấn đáp và đàm thoại được hiểu như sau: 
-Vấn đáp : Hỏi và trả lời.
-Đàm thoại : Nói và trả lời giữa thầy giáo và học sinh nhằm gợi mở, kiểm tra củng cố kiến thức của học sinh.
 Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục công dân nhà xuất bản giáo dục do Mai Văn Bính chủ biên nói về một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Trong đó phương pháp được đề cập và nói đến đầu tiên là phương pháp vấn đáp , đàm thoại. Và nó được nêu lên như sau: “ Vấn đáp đàm thoại là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.” 
 Ngoài ra phương pháp vấn đáp và đàm thoại có thể khuyến khích và từ đó hình thành cho học sinh thói quen tự học và khi chưa hiểu bản chất của vấn đề học sinh sẽ tìm hiểu hoặc hỏi giáo viên để thỏa mãn về nhu cầu mà mình đang vướng mắc. Học sinh vận dụng nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng,thói quen không chỉ trong một thời gian ngắn mà trong cả cuộc đời để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những tri thức của nhân loại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đây là phương pháp cũ. Phương pháp này đã gắn bó với giáo viên và với cả học sinh ngay từ khi sự nghiệp giáo dục của loài người được khởi nguyên. Nó gần gũi với tất cả mọi người , mọi thành phần , mọi lứa tuổi. Vì vậy nên ông cha ta đã từng nói “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học” thể hiện được từ xưa về phương pháp học tập của cha ông ta, và ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn của nó.
Trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân lớp 11 có nêu như sau: “Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể.  Tạo hứng thú học tập của học sinh và tăng sức hấp dẫn của giờ học.”
 Đây là phương pháp kích thích tư duy của học sinh và thông qua đó học sinh sẽ thu nhận được nhiều tri thức bổ ích thậm chí có nhiều yếu tố thú vị mà phương pháp này có thể tạo ra cho người học và cả người dạy. Nhất là đối với khối lớp 11. Các em học về kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số chính sách cụ thể trong đời sống để đất nước có thể phát triển
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi sẽ không thực hiện hết tất cả các bài học trong chương trình lớp 11 mà chỉ thực hiện một số bài của khối lớp này để chứng minh cho cách làm mới đó. Trong tất cả các bài của khối lớp này đều thực hiện cách làm mới đó được nhưng giới hạn của sáng kiến này tôi sẽ thực hiện một số nội dung của hai bài đó là : ( bài 1, bài 7) Sử dụng hình thức hỏi đáp thông qua một nội dung thi của chương trình: “Đường lên đỉnh Olympia” đó là phần thi tăng tốc. Các em sẽ có gợi ý và từ gợi ý đó sẽ suy nghĩ và cho biết nội dung cần trả lời là gì.
Nếu từ gợi ý đầu tiên nếu các em trả lời được thể hiện tư duy của các em rất tốt. Nó cũng là bước đệm sau này khi các em bước ra khỏi trường phổ thông tham gia vào những môi trường lớn hơn hoặc tổ chức và viết nội dung cho các cuộc thi chắc chắn các em sẽ không bao giờ không vận dụng những gì mình đã có trước đó trong quá trình học phổ thông.
Như chúng ta đã biết trò chơi truyền hình và cũng là một cuộc thi về trí tuệ : “ Đường lên đỉnh olympia” trong đó có một phần thi là phần thi tăng tốc hệ thống câu hỏi có ba gợi ý tương đương với các mức thời gian ( 10 giây đầu là gợi ý thứ nhất, 10 giây sau là gợi ý tiếp theo, 10 giây cuối là gợi ý cuối cùng). Gợi ý đầu tiên mang tính chất sơ lược, gợi ý thứ hai rõ ràng hơn một chút so với gợi ý đầu, gợi ý thứ ba cụ thể hơn để các thí sinh có thể trả lời đúng và chính xác câu hỏi. Đối với đường lên đỉnh Olympia trong phần thi tăng tốc sử dụng chủ yếu là kênh hình còn trong sáng kiến kinh nghiệm của mình khi áp dụng tôi chủ yếu sử dụng kênh chữ cũng không hoàn toàn giống như vậy nhưng đường lên đỉnh là nguồn cảm xúc, là cơ sở đầu tiên để tôi thực hiện việc làm mới này. Đây là một hình thức được học sinh hào hứng và tham gia rất nhiệt tình. Chúng ta cũng biết khi chương trình “Đường lên đỉnh” phát sóng thì có rất nhiều đối tượng quan tâm, thích thú mong muốn hiểu biết thêm và từ đó nhen nhóm nhiều ước mơ cho nhiều đối tượng. Riêng đối với học sinh cấp ba thì theo dõi những cuộc thi như thế là niềm vui, là một nhu cầu không thể thiếu. Nếu chúng ta đưa hình thức này vào áp dụng trong quá trình giảng dạy thì chắc chắn sẽ có những hiệu quả lớn. Không chỉ đối với học sinh khối 11 mà cả khối 10, khối 12 cũng thế.
Để thấy được cách làm mới này hiệu quả thì tôi sẽ có hình thức vấn đáp (đàm thoại) theo cách cũ và cách làm mới sẽ song hành với nhau và để cụ thể hơn tôi xin trình bày vấn đáp theo cách cũ trước và vấn đáp theo cách làm mới sau. Để thấy rõ được sự khác biệt và hiệu quả của nó. Sau đây là bài đầu tiên.
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
 ( theo cách cũ)
Bài học này có 3 nội dung cơ bản. 
Sản xuất của cải vật chất.
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội.
 *Vấn đáp ( đàm thoại) theo cách thông thường mà các giáo viên thường xuyên sử dụng sẽ có những câu hỏi đặt ra cho nội dung bài học mà tôi sẽ trình bày thông qua những câu hỏi sau đây:
Trong phần 1. Sản xuất của cải vật chất.
Theo như trong sách thiết kế bài giảng giáo dục công dân lớp 11 sẽ có những câu hỏi đặt ra như sau:
? Con người tác động làm biến đổi tự nhiên như thế nào?
? Thế nào là sản xuất của cải vật chất? cho ví dụ chúng minh?
? Vai trò của sản xuất của cải vật chất là gì?
Trong phần 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Sách thiết kế bài giảng đặt ra câu hỏi như sau:
? Để tồn tại và phát triển con người cần phải làm gì?
? Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên với mục đích gì?
? Đối tượng lao động là gì?...
 Cách vấn đáp ( đàm thoại) đặt câu hỏi sau đó học sinh trả lời như trên các em sẽ nhìn vào sách có nội dung nào thì các em sẽ đọc và trình bày y như trong sách không có gì mới lạ. Những dấu hỏi trên thể hiện cho vấn đáp ( đàm thoại) theo cách cũ.
 Cách làm mới cũng là hỏi nhưng hỏi chỉ là gợi ý và thông qua gợi ý học sinh phải tìm đáp án là gì, hoặc không phải là câu hỏi mà đó là những câu trả lời và học sinh phải tìm đáp án đúng cho những câu trả lời là những gợi ý mà giáo viên nêu ra. Sau đây là những câu hỏi những gợi ý và những câu trả lời theo hình thức làm mới trong bài 1
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
( Làm mới)
Bài học này có 3 nội dung cơ bản.
1. Sản xuất của cải vật chất.
2. Các yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối cá nhân, gia đình, xã hội.
Nội dung của phần 1. Sản xuất của cải vật chất.
Sẽ có những câu hỏi như sau thể hiện cho cách làm mới phương pháp này.
Câu 1. Hãy trả lời cho những gợi ý sau đang nói về cái gì?
 - Con người làm gì để tạo nên các vật phẩm của xã hội?
Nếu học sinh trả lời chưa chính xác sẽ có gợi ý thứ hai.
 - Thông qua đó con người tạo ra của cải vật chất?
Nếu học sinh chưa trả lời được sẽ có gợi ý tiếp theo.
 -Nó luôn gắn với một quá trình, hay một dây truyền để làm ra của cải , vật chất?
Đáp án : SẢN XUẤT.
Câu 2. Gợi ý sau nói về cái gì?
 - Nó có thể là công cụ, vật dụng. 
Nếu học sinh không trả lời được sẽ có gợi ý thứ hai.
 - Nó có thể là các đồ vật.
Nếu chưa trả lời được sẽ có gợi ý thứ ba.
 - Nó là những tài sản có giá trị.
Đáp án: CỦA CẢI.
Câu 3. Những gợi ý sau đang nói về điều gì?
 - Sự tác động của con người vào tự nhiên.
Nếu chưa trả lời được sẽ có gợi ý thứ hai.
 - Sự tác động của con người làm biến đổi tự nhiên.
Nếu chưa trả lời chính xác sẽ có gợi ý thứ ba.
 - Tác động làm ra các vật phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
Đáp án: SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT. 
Câu 4. Những câu trả lời sau đang nói đến nội dung gì?
 - Là cơ sở tồn tại của xã hội.
Nếu học sinh trả lời chưa chính xác, có gợi ý sau.
 - Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
Nếu vẫn chưa chính xác .	
 - Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất.
Hoặc.
 - Thông qua sản xuất con người ngày càng hoàn thiện.
Đáp án: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT.
Nội dung của phần 2. : Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Câu 1. Hãy trả lời cho những câu hỏi sau:
 - Cái gì tồn tại trong bản thân con người?
Nếu trả lời chưa chính xác sẽ có gợi ý thứ hai.
 - Cái gì được gọi là năng lực của con người?
Nếu vẫn trả lời chưa chính xác.
 - Cái gì mà thiếu nó con người cũng giống như vật kí sinh?
Đáp án: SỨC LAO ĐỘNG. 
Câu 2. Hãy trả lời đó là hoạt động gì cho những câu hỏi sau:
 - Đó là một hoạt động của con người.
Nếu trả lời chưa chính xác.
 - Là một hoạt động có mục đích, có ý thức.
Nếu trả lời chưa chính xác.
 - Là hoạt động làm biến đổi tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người.
Đáp án: LAO ĐỘNG
 Câu 3. Trả lời cho những câu hỏi sau:
 - Cái gì có sẵn trong tự nhiên?
Nếu trả lời chưa đúng.
 - Cái gì vừa có trong rự nhiên vừa có qua tác động của con người?
Nếu trả lời chưa chính xác.
 - Cái gì mà nhờ có con người nó ngày càng phong phú , đa dạng hơn?
Đáp án: ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
Câu 4. Trả lời cho những câu hỏi sau:
 - Cái gì mà có nó con người đã tạo ra lịch sử của mình?
Nếu trả lời chưa đúng.
 - Cái gì mà khi nó xuất hiện đã tách con người khỏi thế giới loài vật chuyển sang loài người và lịch sử cũng bắt đầu?
Nếu trả lời chưa chính xác.
 - Cái gì mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động?
Đáp án: TƯ LIỆU LAO ĐỘNG.
 Nội dung của phần 3: Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân , gia đình và xã hội.
Có những câu hỏi thể hiện cách làm mới như sau:
Câu 1. hãy cho biết những nội dung sau đang nói đến khái niệm nào?
 - Khái niệm đó thể hiện sự tăng trưởng.
Nếu trả lời chưa đúng.
 - Khái niệm đó thể hiện quy mô ngày càng lớn , tốc độ ngày càng nhanh.
Nếu chưa trả lời chính xác.
 -Khi nó ngày càng đi lên sẽ làm cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ và giàu có hơn.
Đáp án: PHÁT RIỂN KINH TẾ.
Câu 2. những nội dung sau đang nói về điều gì?
 - Nó phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế.
Nếu trả lời chưa đúng.
 - Nó phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại.
Nếu chưa trả lời chính xác.
 - Nó gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Đáp án: CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÍ.
Câu 3. Những gợi ý sau đang nói đến điều gì?
 - điều đó thể hiện sự biến đổi.
Nếu trả lời chưa đúng.
 - Điều đó thể hiện sự tiến bộ.
Nếu trả lời chưa chính xác. 
 - Điều đó làm cho mọi thứ từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Đáp án: PHÁT TRIỂN
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 Những lớp hay sử dụng phương pháp này theo cách thức làm mới.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá 
Tb 
Yếu
Kém
11A1
44
13,6%
34%
52,4%
0%
0%
11A2
39
5.1%
25,7%
69,2%
0%
0%
 Trên đây là những số liệu qua quá trình giảng dạy và đánh giá tôi đã rút ra thông qua các lớp của khối lớp 11. Để thấy được kết quả và có những đánh giá cụ thể , rõ ràng hơn cho sáng kiến này.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể còn nhiều khiếm khuyết kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để tôi sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa những suy nghĩ của mình để đem đến những điều mà giáo dục mong đợi đó là truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những vai trò không thể thiếu của giáo dục nước ta nhất là trong thời đại ngày nay chúng ta đang xây dựng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. 
3.2. Kiến nghị
- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, để giáo viên trau dồi chuyên môn.
- Mở lớp bồi dưỡng chuyên môn để giáo viên có thể trao đổi phương pháp giảng dạy . 
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đông Sơn ngày 06 tháng 04 năm 2019	 
 Tôi xin cam doan đây là SKKN của mình, 
 không sao chép nội dung của người khác
 Người viết
 Cao Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình: Đường lên đỉnh Olympia.
2. Kể chuyện Bác Hồ - tập 3
 Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2009.
3. Hồ Chí Minh về giáo dục. 
 Nhà xuất bản từ điển bách khoa. Năm 2007.
4. Hồ Chí Minh sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại.
 Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Năm 2007.
5. Quản lí hành chính nhà nước v

Tài liệu đính kèm:

  • doccach_lam_moi_phuong_phap_van_dap_dam_thoai_dat_hieu_qua_tron.doc