Biện pháp Vận dụng phương pháp "Học thông qua chơi" nhằm nâng cao hứng thú học toán cho học sinh Lớp 4

Biện pháp Vận dụng phương pháp "Học thông qua chơi" nhằm nâng cao hứng thú học toán cho học sinh Lớp 4

Chương trình GDPT 2018

đã vạch ra những đổi mới trong yêu cầu giảng dạy giáo viên và nhà trường, tập trung phát triển về kỹ năng và phẩm chất cho học sinh.

Môn Toán lớp 4

trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về toán số, toán hình và các kiến thức mang giá trị ứng dụng trong cuộc sống

“Học thông qua chơi”

Là một trong những biện pháp chủ yếu để gây được chú ý, giúp học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin và giảm bớt tính “cứng nhắc” của giờ học

ppt 21 trang Hiền Tài 09/07/2024 1841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Vận dụng phương pháp "Học thông qua chơi" nhằm nâng cao hứng thú học toán cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP "HỌC THÔNG QUA CHƠI" NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 
Bộ sách Chân trời sáng tạo 
Bố cục biện pháp 
1 
Lý do chọn biện pháp 
2 
Cách tổ chức trò chơi 
3 
Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
4 
Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 
5 
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 
6 
Những kiến nghị, đề xuất 
1. Lý do chọn biện pháp 
Chương trình GDPT 2018 
đã vạch ra những đổi mới trong yêu cầu giảng dạy giáo viên và nhà trường, tập trung phát triển về kỹ năng và phẩm chất cho học sinh. 
Môn Toán lớp 4 
trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về toán số, toán hình và các kiến thức mang giá trị ứng dụng trong cuộc sống 
“Học thông qua chơi” 
Là một trong những biện pháp chủ yếu để gây được chú ý, giúp học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin và giảm bớt tính “cứng nhắc” của giờ học 
Trò chơi có nội dung giải toán 
01 
Trò chơi có nội dung số học 
Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng 
02 
03 
Các trò chơi 
2. Cách tổ chức trò chơi 
a. Thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung từng bài học 
Các yêu cầu khi thiết kế trò chơi Toán học 
1) Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục 
2) Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học 
3) Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh 
4) Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú 
5) Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo 
6) Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh 
2. Cách tổ chức trò chơi 
b. Cấu trúc của Trò chơi học tập 
Tên trò chơi 
Mục đích 
Đồ dùng, đồ chơi 
Nêu lên luật chơi 
Số người tham gia chơi 
Nêu cách chơi 
2. Cách tổ chức trò chơi 
c. Cách tổ chức trò chơi 
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. 
2 
Giới thiệu trò chơi 
1 
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự 
4 
Chơi thật 
3 
Thưởng - phạt 
5 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
1. Trò chơi có nội dung số học 
Trò chơi thứ nhất: Tìm nhà 
Chuẩn bị 8 bút chì và các thẻ bài được ghi các phân số như trên. 
Hai đội, mỗi đội có 4 học sinh tham gia chơi một lần và chơi trong 2 lượt. 
Chuẩn bị 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
1. Trò chơi có nội dung số học 
Trò chơi thứ nhất: Tìm nhà 
Cách chơi 
Một học sinh trong lớp (ngoài hai đội chơi) tráo đều các thẻ bài rồi chia cho các thành viên của hai đội một cách ngẫu nhiên 
Người chơi ghi tên mình bằng bút màu ở sau thẻ bài và ở bên dưới hình vẽ của ngôi nhà. Sau đó chuyển thẻ bài cho giáo viên và về chỗ. 
Giáo viên cùng hai học sinh được chọn làm người “ kiểm soát” để kiểm tra thẻ vào cửa và tên đã ghi ở dưới ngôi nhà. 
Nếu hai phân số không bằng nhau, tức là học sinh nào vào nhầm nhà thì sẽ “được” dùng dây chun buộc tóc túm lại ở trên đầu. 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
1. Trò chơi có nội dung số học 
Trò chơi thứ hai: Ai nhanh - Ai đúng 
Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 3 học sinh 
Giáo viên chuẩn bị các dấu bằng và dấu ngoặc cho gắn nam châm, hai tấm giấy khổ lớn với nội dung giống nhau: 
4 x 10 + 15 : 5 + 6 58 
4 x 10 + 15 : 5 + 6 76 
4 x 10 + 15 : 5 + 6 26 
Chuẩn bị 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
1. Trò chơi có nội dung số học 
Trò chơi thứ hai: Ai nhanh - Ai đúng 
Cách chơi 
Giáo viên hô “kết bạn”. 
Từng đội cùng bàn nhau cách làm 
Giáo viên tổ chức theo kiểu “tiếp sức”, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên gắn dấu ngoặc và dấu bằng để giá trị biểu thức đúng là số ghi bên cạnh mỗi biểu thức. Đội nào xong trước và đúng đội đó sẽ thắng cuộc. 
Hướng dẫn thực hiện trò chơi: 
4 x (10 + 15 : 5) + 6 = 58 
4 x (10 + 15 : 5 + 6) = 76 
4 x (10 + 15) : 5 + 6 = 26 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng 
Trò chơi thứ nhất: Đúng hay sai 
Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 3 em 
Giáo viên viết sẵn vào bảng nhóm với nội dung sau: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 
48 dm2 = 48 cm2 
200 dm2 = 2000 cm2 
8 m2 50 dm2 = 8500 cm2 
3 dm2 5 cm2 = 305 m2 
15 m2 = 150000 cm2 
5 m2 3 cm2 = 50003 cm2 
Chuẩn bị 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng 
Trò chơi thứ nhất: Đúng hay sai 
Chơi theo kiểu “tiếp sức” với mỗi đội 3 em, khi giáo viên bắt đầu tính giờ, mỗi đội một em lên điền và giải quyết 2 ý trong 6 ý, làm xong về chỗ ngồi thì bạn khác lên “tiếp sức”. 
Cách chơi 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng 
Trò chơi thứ hai: Thế kỉ thứ mấy? 
Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 6 học sinh 
Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung câu hỏi vào hai vào bảng nhóm cho 2 đội, nội dung như sau: 
a. Năm 1945 thuộc thế kỉ ..... 
Năm 1010 thuộc thế kỉ ..... 
Năm 40 thuộc thế kỉ ..... 
b. 1 năm rưỡi = ......... tháng 
1 năm = ......... tháng 
1 thế kỉ = ....... năm 
Chuẩn bị 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
2. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng 
Trò chơi thứ hai: Thế kỉ thứ mấy? 
Cách chơi 
Hai đội tổ chức thi chơi theo kiểu “đồng đội”. Khi giáo viên bắt đầu tính giờ, mỗi đội cử một bạn lên điền 1 ý, khi bạn thứ nhất làm xong về cuối hàng thì bạn thứ hai tiếp tục lên điền, lần lượt cho đến bạn thứ 6 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
3. Trò chơi có nội dung giải toán 
Trò chơi: Đặt đề cho bài toán 
Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 4 em đại diện chơi, số còn lại cổ vũ đội mình. 
Chuẩn bị 
Giáo viên viết sẵn vào giấy khổ lớn, yêu cầu. 
Đặt 4 đề toán với một sơ đồ tóm tắt sau đây: 
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi 
3. Trò chơi có nội dung giải toán 
Trò chơi: Đặt đề cho bài toán 
Cách chơi 
4 bạn của mỗi đội cần đặt được 4 đề toán khác nhau sao cho khi tóm tắt đề bài đều có sơ đồ hình vẽ 
Mỗi đề toán cần chính xác (không thừa, không thiếu dữ kiện) phù hợp với thực tiễn thì được 5 điểm, đội nhiều điểm hơn sẽ thắng 
4. Hiệu quả của các biện pháp 
5. Những bài học kinh nghiệm 
Giáo viên phải xác định rõ mục đích của từng trò chơi để áp dụng vào từng dạng bài, kiến thức phù hợp 
01 
Giáo viên cần xem xét điều kiện giảng dạy thực tế, mong muốn và đặc điểm của học sinh để lựa chọn trò chơi học tập thích hợp 
02 
Trong quá trình triển khai, giáo viên cần theo dõi, đánh giá tinh thần chủ động, hứng thú của học sinh 
03 
Cần lưu ý tổ chức trò chơi nhẹ nhàng, trật tự, không làm ảnh hưởng đến các lớp học khác. 
04 
6. Những kiến nghị, đề xuất 
PGD và SGD 
Cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường 
Giáo viên 
Cần tăng cường việc tự học và tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân, trong đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Toán. 
Nhà trường 
Tổ chức cho học sinh một số trò chơi dưới dạng họa như: “Em yêu Toán học” ... trong phạm vi toàn trường và tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn 
CẢM ƠN 
Q uý thầy cô đã lắng nghe! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_van_dung_phuong_phap_hoc_thong_qua_choi_nham_nang.ppt