Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Phân môn Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay từ tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu.Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại.Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết. Trong khi đó ở sách giáo viên hầu như chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế nào nên giáo viên gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học để kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh

 Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách trung trung tác dụng của so sánh. Các em đã gặp một số khó khăn khi đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả. Điều đó cũng phần nào lý giải vì sao các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn.

 Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để học sinh hiểu và làm được bài là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu.

 

doc 18 trang thuychi01 18831
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
KHI DẠY KIỂU BÀI SO SÁNH 
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
 Người thực hiện: Lê Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1- TP Thanh Hóa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2019
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC 
Mục
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
2.1
Cơ sở lý luận của việc “ Rèn luyện kĩ năng so sánh” trong phạm vi phân môn luyện từ và câu lớp 3
4
2.2
Thực trạng của việc dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3.
4
2.3
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Giải pháp 1: Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí
5
Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
8
Giải pháp 3: Tổ chức phong phú các hình thức dạy học
9
Giải pháp 4: Thiết kế bài tập theo hướng cá thể hóa học sinh.
12
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3
KIẾN NGHỊ
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
17
1 . PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Phân môn Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay từ tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu...Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại...Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết. Trong khi đó ở sách giáo viên hầu như chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế nào nên giáo viên gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học để kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh
 Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách trung trung tác dụng của so sánh. Các em đã gặp một số khó khăn khi đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả... Điều đó cũng phần nào lý giải vì sao các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn. 
 Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để học sinh hiểu và làm được bài là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu. 
 1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài để giúp học sinh có được một số kỹ năng so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3; biết vận dụng khi đặt câu và viết đoạn văn, bài văn để bài văn hay và sinh động.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 3B, khảo sát thực tế về kĩ năng so sánh và việc vận dụng biện pháp so sánh của học sinh.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu
- Quan sát học sinh khi dạy phân môn Luyện từ và câu. 
- Điều tra, khảo sát thực tế 
- Thực nghiệm 
- Thống kê, so sánh đối chiếu
- Kiểm tra, đánh giá .
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của việc “Rèn luyện kỹ năng so sánh” trong phạm vi phân môn luyện từ và câu lớp 3.
 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đào tạo giáo dục hiện nay là : hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 
	Hơn nữa, văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người trong đó biện pháp tu từ so sánh góp phần không nhỏ làm nên điều này.
	Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. 
So sánh trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, các kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập để rút ra cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ này chứ không có lý thuyết cụ thể nên hệ thống dữ liệu được cung cấp cho học sinh.
Việc dạy cho học sinh phân biệt và sử dụng tốt biện pháp tu từ so sánh sẽ giúp các em rèn được kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp. Học sinh biết cách nói, viết câu văn có hình ảnh. Từ đó giúp học sinh học tốt các phân môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học.
2.2. Thực trạng của việc dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3.
* Thực trạng chương trình: 
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện hành nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lí: mặc dù sách giáo khoa đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân qua môn học.
* Thực trạng dạy của giáo viên: 
 Mặc dù đã bước vào thời kì công nghệ cao nhưng một số giáo viên chưa chú trọng quan tâm tới việc sử dụng công nghệ thông tin hữu hiệu nhất trong việc dạy và học hoặc có sử dụng nhưng lạm dụng công nghệ thông tin nên đưa ra những hình ảnh không đúng hoặc chưa có sức gợi tả, liên tưởng cho học sinh.
Một số giáo viên khi dạy học còn chưa chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học, chưa khai thác hết nội dung bài hoặc chưa chú ý đến sự phân hóa đối tượng học sinh. Phần lớn các giáo viên chỉ mới khai thác nội dung sách giáo khoa hoặc đôi khi còn khai thác chưa hết, chưa sâu nội dung bài. 
* Thực trạng học của học sinh: 
Do khả năng tư duy của học sinh lớp 3 còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Hơn nữa, vốn kiến thức thực tế của học sinh, nhất là học sinh thành phố còn hạn chế. Nhiều em chưa biết cách sử dụng từ ngữ để miêu tả hay diễn đạt ý trọn vẹn. Có em lại sử dụng từ ngữ so sánh chưa phù hợp. 
Qua khảo sát chất lượng đầu của học sinh lớp 3B năm học 2017 – 2018 về mức độ nhận biết biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3, kết quả như sau
Tổng số học sinh
Số HS đạt yêu cầu
về nhận biết tu từ so sánh
Số HS chưa có kỹ năng nhận biết tu từ so sánh nhanh
Số HS còn nhầm lẫn khi nhận biết tu từ so sánh.
38
12/38
20/38
6/38
	Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy cần đưa ra những biện pháp phù hợp để dạy tốt biện pháp tu từ só sánh cho học sinh lớp 3B.
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
 	Sau khi đã tìm hiểu đánh giá về thực trạng dạy học kiểu bài “So sánh” ở lớp 3, tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy học kiểu bài “so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 đó là: 
Giải pháp 1. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí:
 	Do nhận thức của học sinh Tiểu học là : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khác quan” . Mặt khác, trong quá trình dạy học trên lớp, tôi nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong một tiết dạy. Nếu giáo viên sử dụng hiệu quả thì tiết dạy trở nên sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Đồ dùng trực quan còn giúp cho tiết học nhẹ nhàng hơn, tránh sự giảng giải nhiều của giáo viên và giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh nhanh hơn.
Các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu nói chung trong dạy học kiểu bài “so sánh” nói riêng được cung cấp qua hệ thống bài tập nên áp dụng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Với mỗi bài tập, giáo viên có thể chép sẵn ngữ liệu hoặc đáp án ra bảng phụ trước khi bước vào giờ học và sử dung bảng phụ hợp lý với tiến trình giờ học. Sau khi đã yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chữa trực tiếp. Giáo viên có thể dùng giấy khổ to để ghi lại nội dung bài tập, nếu bảng phụ không đủ. Tương tự như bảng phụ và giấy khổ to, các bảng giấy hoặc thẻ từ ghi sẵn ngữ liệu cũng là những đồ dùng dạy học hiệu quả, nên được sử dụng linh hoạt trong giờ luyện từ và câu. Đối với lớp tôi phụ trách có ti vi nên tôi đã sử dụng giáo án Powerpoint trong các môn học. Đặc biệt là phan môn luyện từ và câu càng được giáo viên sử dụng ti vi để trình chiếu hình ảnh nhiều hơn. Vì vậy, việc tôi áp dụng khi dạy kiểu bài “so sánh” bằng cách đưa ra các hình ảnh động để HS cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật với sự vật. Từ đó các em sẽ dễ dàng so sánh sự vật một cách cụ thể hơn chứ không còn trừu tượng nữa. Qua đó, giờ học sinh động và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giáo viên cần phải biết sử dụng khéo léo hợp lý đối với từng bài tập không quá lạm dụng hình ảnh, tránh sa vào giảng giải quá nhiều làm thiên lệch ý đồ so sánh của tác giả.
	Học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 3 nói riêng khả năng tư duy trừu tượng kém. Đa số các em phải dựa vào mô hình, vật thật, tranh, ...Vốn từ của các em nghèo nàn, ít, đơn điệu, kiến thức thực tế ít. Vì vậy, trong dạy học biện pháp tu từ so sánh việc sử dụng đồ dùng không thể thiếu được. Đồ dùng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 đó là : 
* Vật thật :
+ Chính học sinh là vật thật khi cho học sinh quan sát hai bàn tay của em để so sánh với hoa đầu cành – Bài tập 2 tuần 1.
Hay để tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ :
 Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ nghê
 Như vành tai nhỏ 
 Hỏi rồi lắng nghe
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề
- Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
- HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK
- Học sinh trình bày ( Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó )
- Giáo viên đưa ra đáp án 
Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi
Như
vành tai nhỏ
+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
 	Trên thực tế có những HS chưa từng được nhìn thấy hoa xoan đặc biệt là HS thành phố. Do vậy hình ảnh hoa xoan – mây sẽ giúp HS thấy được đặc điểm giống nhau giữa 2 sự vật và qua đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp. “Hoa xoan nhỏ li ti, màu tím ngắt, mọc thành chùm. Khi hoa xoan nở rộ gợi cho ta cảm giác, chúng như những chùm mây tím xốp đang bồng bềnh trôi”. 
+ Âm thanh của tiếng thác trên rừng để học sinh so sánh tiếng mưa với tiếng thác; âm thanh của đàn chim ríu rít để so sánh với những rổ tiền đồng (vì hiện nay sử dụng tiền giấy nên học sinh chưa bao giờ được nghe âm thanh của rổ tiền đồng – Bài tập 2 câu c tuần 10)
+ Quả cam Xã Đoài để học sinh được cắt, vắt nước ra quan sát và rút ra được giọt cam như mật ong.
* Tranh ảnh ( Do giáo viên và học sinh sưu tầm): 
Hình ảnh chùm hoa xoan để học sinh so sánh với từng chùm mây – bài tập 1 câu b tuần 3; hình ảnh cây dừa đang sai trĩu quả so sánh với đàn lợn con - Bài tập 3 tuần 5. Hình ảnh cây pơ – mu so sánh với người lính đứng canh. Hình ảnh cái đập đất khi cho học sinh so sánh con trâu đen có chân như cái đập đất.
+ Giáo viên : Chuẩn bị các tranh, ảnh sưu tầm trên mạng sử dụng slide trình chiếu cho học sinh quan sát.
+ Học sinh : Sưu tầm các loại tranh ảnh chỉ về các sự vật được nhắc đến trong bài học.
* Hình ảnh : là những tư liệu mà giáo viên sưu tầm, chụp trước những sự vật có trong bài học.
 Sau khi HS luyện tập tìm được các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
a. 	 Mắt hiền sáng tựa vì sao 
 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời 
b. 	Hoa xao xuyến nở 
 Như mây từng chùm 
c. 	 Mùa đông 
 Trời là cái tủ ướp lạnh 
 	GV cho các em bước đầu cảm nhận thấy trong mỗi hình ảnh so sánh các sự vật được so sánh với nhau đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống nhau) chẳng hạn: (Đưa hình ảnh động hoa xoan – mây). 
* Phiếu học tập: 
Do vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 in các bài tập còn dày thậm chí thiếu dòng cho học sinh trình bày bài tập. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo có thể thiết kế và sử dụng phiếu bài tập nhằm thay đổi hình thức tổ chức dạy học, tạo hứng thú cho các em trong giờ học. Phiếu học tập là một đồ dùng dạy học được giáo viên sử dụng trong tiết dạy Luyện từ và câu. Vì nó đánh giá ngay được kết quả học tập của học sinh. Giúp giáo viên nắm được chất lượng của học sinh ngay trong tiết học. Từ đó có biện pháp dạy học phù hợp hơn. Qua đó cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài, vốn từ cũng phong phú hơn.
	 Chẳng hạn, GV có thể thiết kế phiếu bài tập cho tiết Luyện từ và câu. Tuần 12 /98, 99 tập 1 như sau: 
Họ và tên: 
Lớp: 
Trường tiểu học: 
Phiếu học tập
Bài 1: Đọc nội dung bài tập 2 trong sách giáo khoa trang 98,99 rồi hoàn thành bảng sau: 
Hoạt động của sự vật
Từ so sánh
Hoạt động của sự vật
Bài 2: Chọn từ thích hợp ở hai cột A và B để ghép thành câu: 
Những ruộng lúa cấy sớm 
huơ vòi chào khán giả
Những chú voi thắng cuộc 
đã trả bông
Cây cầu kim bằng thân dừa 
lao băng băng trên sông
Con thuyền cắm cờ đỏ 
bắc ngang dòng kênh
Trong các giờ Luyện từ và câu ta có thể sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác nhau để giờ học sinh động hấp dẫn không tẻ nhạt. GV phải biết phối hợp sử dụng các đồ dùng dạy học một cách linh hoạt. Có như vậy hiệu quả giờ học mới được như mong muốn. 
Giáo viên cần nắm vững và tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu; Để HS tự thực hành luyện tập làm các bài tập để làm quen khám phá kiến thức. Cuối bài, GV có thể tóm lưu ý (chốt kiến thức) thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài. 
Giải pháp 2. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp:
 Có nhiều phương pháp để dạy luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên, khi dạy nội dung so sánh ta thường hay sử dụng các phương pháp cơ bản : trực quan, vấn đáp, tự học, giải quyết vấn đề, ...Trong các bài tập của sách Tiếng Việt 3 các câu văn, thơ trích dẫn đều thuộc loại so sánh tu từ (so sánh hình ảnh) nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của sự vật. Trong khi đó tư duy của trẻ tiểu học là tư duy trực quan cụ thể. Có em chưa hề nhìn thấy cánh diều, có em sẽ khó khăn khi liên tưởng (dấu hỏi) với “Vành tai nhỏ” hoặc “Những chùm dừa” với hình ảnh “đàn lợn con” nằm quây quanh bụng mẹ. Bởi vậy trực quan tranh hoặc hình ảnh động về cánh diều, vành tai hay cây dừa sai quả ...sẽ góp phần đắc lực giúp các em dễ dàng nhận thấy các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, sinh động và gợi tả...
 	Tuy nhiên có những hình ảnh so sánh không thể dùng trực quan để giảng giải vì nó thuộc kiểu so sánh khác loại (so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng)
VD : 	+ 	Công cha nghĩa mẹ như núi cao biển rộng
 	+ 	 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 	 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 	Khi đó GV phải dùng phương pháp giảng giải, mô tả để HS phát huy tư duy trừu tượng của mình, để hình dung tưởng tượng ra đặc điểm giống nhau giữa cái cụ thể và trừu tượng ấy (ý nói công ơn sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo của cha giành cho con như biển nước biển không bao giờ vô cạn)
Hoặc: Hình bóng mẹ, tình cảm của mẹ luôn là nguồn động viên an ủi con, là ngọn gió lành thổi mát tâm hồn con đến cuộc đời. Tuy nhiên để giờ học sinh động GV cần linh hoạt phối hợp cả 3 phương pháp trên và các phương pháp khác
	Phương pháp tự học là một trong những phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên cần sử dụng khi dạy kiểu bài so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3. 
	Ví dụ : Ở tuần 3 có 3 bài tập. Trong đó bài 1, bài 2 có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh. Thay vì giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bài tập thì giáo viên nên tổ chức cho các em bằng các lệnh: 
+ Đọc yêu cầu bài 1, 2 và xác định yêu cầu của bài tập.
+ Cho học sinh làm mẫu.
+ Học sinh thảo luận cặp đôi, bàn bạc để tìm câu trả lời đúng.
+ Học sinh nêu kết quả, các nhóm khác chia sẻ ý kiến.
+ Giáo viên kết luận và chốt ý kiến đúng.
	Sử dụng các phương pháp dạy học hợp lí sẽ giúp học sinh không bị nhàm chán khi học luyện từ và câu. Từ đó giúp các em hiểu bài 
Giải pháp 3. Tổ chức phong phú các hình thức dạy học.
Trong mỗi giờ học, GV cần đa dạng hóa các hoạt động học tập nhằm kích thích được tính chủ động sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên thể phối hợp các hoạt động học tập như học cá nhân, học theo cặp, học theo nhóm để tránh sự nhàm chán của HS. Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy học nhưng khi dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 tôi thường sử dụng các bình thức sau: 
* Học trong lớp 
Hầu hết các tiết học môn Luyện từ đều được tổ chức trong lớp học. Hình thức dạy học này giúp giáo viên quản lí học sinh dễ dàng hơn. Không gian nhỏ nên giáo viên hướng dẫn học sinh nghe rõ hơn. Giáo viên có điều kiện để chữa lỗi sai cho học sinh nhiều hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài 1/ tuần 3 giáo viên tổ chức cho học sinh học theo lớp. 
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Xác định yêu cầu.
+ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Giáo viên kết hợp chiếu các hình ảnh như hoa xoan, hình ảnh Bác Hồ, dòng sông trong đêm trăng sáng để học sinh tìm ra các hình ảnh so sánh trong những câu văn, câu thơ đó. ( đôi mắt Bác – tựa vì sao; hoa xoan – chùm mây; mùa đông trời là cái tủ ướp lạnh, mùa hè trời là bếp lò nung, trăng trong đêm trăng sáng – lung linh dát vàng...) 
* Học cá nhân.
Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, trong mỗi tiết học giáo viên thường tập trung hướng dẫn học sinh làm bài cá nhân. Mỗi học sinh được độc lập suy nghĩ, được trình bày ý kiến của mình. Khi được bạn hoặc giáo viên sửa ( nếu sai) học sinh cũng cảm thấy tự tin hơn và hình thành cho học sinh thói quen suy nghĩ, động não để tìm câu trả lời.
* Học nhóm
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn,phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
Ví dụ: Khi dạy bài luyện từ và câu tuần 5, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm các hình ảnh so sánh trong bài tập 1. Sau đó cho học sinh nêu kết quả và giáo viên chốt lại lời giải đúng. Giáo viên giúp học sinh phân biệt loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a. Cháu khỏe hơn ông nhiều!
 Ông là buổi trời chiều
 Cháu là ngày rạng sáng.
hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_khi_day_kieu_bai_so_sanh.doc