Báo cáo Vận dụng phương pháp học thông qua chơi để nâng cao chất lượng học tập môn Khoa học Lớp 5

Báo cáo Vận dụng phương pháp học thông qua chơi để nâng cao chất lượng học tập môn Khoa học Lớp 5

Qua việc nghiên cứu và áp dụng, với vốn kiến thức - kinh nghiệm dạy học của bản thân cùng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi lên lớp:

- Nắm vững nội dung, chương trình sách giáo khoa.

- Xác định đúng mục tiêu của tiết dạy, kiến thức trọng tâm cần cung cấp cho học sinh.

- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy, đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

pptx 15 trang Hiền Tài 07/07/2024 1401
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Vận dụng phương pháp học thông qua chơi để nâng cao chất lượng học tập môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN 
TRƯỜNG TH 
BÁO CÁO 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THÔNG QUA CHƠI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 
Người thực hiện: Hà Văn Hiếu 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường TH 
2. Thực hiện biện pháp 
2 
 Lý do chọn biện pháp 
1 
 Kết luận và đề xuất 
4 
 BÁO CÁO 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THÔNG QUA CHƠI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 
3. Hiệu quả của biện pháp 
3 
Đề xuất biện pháp 
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THÔNG QUA CHƠI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 
Môn khoa học được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên và xã hội của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo các chủ đề: Con người và sức khỏe; Vật chất và năng lượng 
Trò chơi học tập giúp học sinh tiếp thu và củng cố kiến thức một cách thú vị và hiệu quả. Bên cạnh đó, trò chơi học tập cung cấp cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân, thúc đẩy động lực chủ động học tập suy luận, tư duy logic và sáng tạo. 
Đa số học sinh nắm nội dung bài học một cách sơ sài nên không khắc sâu được phần kiến thức cần lĩnh hội, nhanh quên các nội dung cần ghi nhớ. Việc vận dụng những kiến thức khoa học đã được học vào thực tế còn hạn chế. 
Nhiều em chưa nhận thức đúng vai trò của môn khoa học, xem môn học như môn phụ. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, chưa tích cực tư duy, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy cô thành tri thức của riêng mình. 
 Trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm” 
 Trò chơi: “Ghép chữ vào hình” 
Thứ nhất 
Thứ hai 
Thứ ba 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Trò chơi: “Bé là con ai?” 
Trò chơi 1: “Chiếc ghế nguy hiểm” 
Chuẩn bị: Một chiếc ghế có phủ một chiếc khăn 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Phổ biến cách chơi và luật chơi 
Chiếc ghế phủ khăn đặt ở giữa cửa rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. 
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi 
Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang và yêu cầu cả lớp lần lượt đi vào. 
Tình huống có thể xảy ra: Các em đi đầu rất thận trọng và cố gắng không chạm vào ghế, sau đó có em cố ý chạm vào ghế, có em cố ý đẩy bạn chạm vào ghế, vài em đi sau cảnh giác và né tránh được để không chạm vào người em đã bị chạm vào ghế,... 
Bước 3: Nhận xét, kết luận 
Trò chơi 1: “Chiếc ghế nguy hiểm” 
Trò chơi 2: “Ghép chữ vào hình” 
Chuẩn bị: 2 tranh: Sơ đồ cơ quan sinh sản của thực vật có hoa 
Hạt phấn 
Vòi nhụy 
Bao phấn 
Đầu nhụy 
Ống phấn 
Bầu nhụy 
Noãn 
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi 
Có 2 đội chơi, mỗi đội 7 em, các em trong đội của mình sẽ lên một chọn một tấm thẻ có ghi chú thích trong hộp để gắn vào sơ đồ câm: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa” . 
Bước 2: Học sinh chơi như đã hướng dẫn 
Bước 3: Nhận xét, đánh giá 
Giáo viên cùng học sinh nhận xét. 
Tuyên dương đội thắng cuộc. 
Trò chơi 2: “Ghép chữ vào hình” 
Trò chơi 3: “Bé là con ai?” 
Chuẩn bị: Giấy vẽ 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Phổ biến cách chơi và luật chơi 
Học sinh nhận phiếu trắng và vẽ 1 trong 3 hình: em bé, mẹ hoặc bố 
Học sinh có nhiệm vụ tìm bố hoặc mẹ của em bé khi nhận được phiếu có hình em bé và ngược lại. 
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi 
Giáo viên phát cho học sinh các phiếu giấy trắng và yêu cầu mỗi cặp học sinh vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. Sau đó, giáo viên thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để học sinh chơi. 
Mỗi học sinh được phát một phiếu, nếu học sinh nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Bước 3: Nhận xét, kết luận 
Trò chơi 3: “Bé là con ai?” 
3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
Biện pháp mà giáo viên nghiên cứu có thể vận dụng hiệu quả cho môn Khoa học của các khối lớp khác. Các biện pháp trên có thể giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập, các trò chơi đều phù hợp với lứa tuổi cũng như trình độ của học sinh. 
Mức độ 
Trước khi áp dụng biện pháp 
Sau khi áp dụng biện pháp 
Số lượng 
Tỷ lệ % 
Số lượng 
Tỷ lệ % 
Hoàn thành tốt 
5 học sinh 
12% 
35 Học sinh 
83% 
Hoàn thành 
6 học sinh 
14% 
7 Học sinh 
17% 
Chưa hoàn thành 
31 học sinh 
 74% 
0 Học sinh 
0 % 
Bảng khảo sát khả năng học tập môn Khoa học của 42 học sinh lớp 5 trước và sau khi áp dụng biện pháp 
22 
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Qua việc nghiên cứu và áp dụng, với vốn kiến thức - kinh nghiệm dạy học của bản thân cùng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi lên lớp: 
- Nắm vững nội dung, chương trình sách giáo khoa. 
- Xác định đúng mục tiêu của tiết dạy, kiến thức trọng tâm cần cung cấp cho học sinh. 
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 
- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị và đồ dùng dạy học. 
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy, đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.	 
Những kiến nghị, đề xuất 
PGD và SGD 
Cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường 
Giáo viên 
Cần tăng cường việc tự học và tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân, trong đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Toán. 
Nhà trường 
Tổ chức cho học sinh một số trò chơi dưới dạng họa như: “Em yêu khoa học” ... trong phạm vi toàn trường và tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_van_dung_phuong_phap_hoc_thong_qua_choi_de_nang_cao.pptx