Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 1
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và khoa học
kĩ thuật hiện đại. Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy, rèn phương
pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới
"Giải toán có lời văn", là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt
chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán, các em được phát triển trí tuệ,
được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Là chiếc cầu
nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Thực tế tại đơn vị
trong những năm qua, việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì: Giáo viên chưa
chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, chưa phân hoá đối tượng học sinh, chưa
chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm
tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Học sinh
chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho
biết gì ? bài toán hỏi gì? chưa biết trình bày bài giải
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khánh Bình Đông, ngày 26 tháng 10 năm 2015 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 1 - Họ và tên người thực hiện: Cao Thùy Dương - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 10/2014 đến ngày 5/2015 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Việc dạy học giải toán nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới "Giải toán có lời văn", là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Thực tế tại đơn vị trong những năm qua, việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì: Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, chưa phân hoá đối tượng học sinh, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Học sinh chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì? chưa biết trình bày bài giải Nhằm khắc phục những hạn chế trên nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” - Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 1A của trường tiểu học 3 Khánh Bình Đông. - Thời gian thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. 2. Mô tả sáng kiến: 2.1 Thực trạng: 2.2 Các biện pháp thực hiện: 2.1) Nắm bắt nội dung chương trình; 2.2) Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ; 2.3) Dạy "Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một; 2.4) Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn; 2.5) Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy : "Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một’ * Hiệu quả đạt được. 3. Đánh giá về tính mới của sáng kiến: Từ những khó khăn trong việc "Giải toán có lời văn"cho học sinh lớp 1 trong những năm học qua và từ kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đưa ra các biện pháp nêu trên và là lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 1A năm học 2014-2015. 4. Đánh giá về tính hiê êu quả và khả thi của sáng kiến: Khi áp dụng nội dung SKKN vào lớp 1A, thì kết quả đạt được của học sinh rất khả quan. Lớp không còn học sinh yếu về giải toán, học sinh khá giỏi tăng lên. Hầu hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài toán, thực hiện đúng phép tính. Biết trình bày bài giải, các em tìm được nhiều câu lời giải khác nhau và nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán. Đặc biệt nắm được các bước khi giải toán, tự tin học toán. Khi áp dụng chỉ cần tinh thần và trách nhiệm của người thực hiện. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Nội dung sáng kiến là những nội dung, phương pháp rất thiết thực và rất cần thiết cho giáo viên khi thực hiện giảng dạy dạng toán "Giải toán có lời văn", khi áp dụng rộng rãi trong toàn khối 1 của trường thì kết quả học tập môn toán lớp 1 nói riêng và toán tiểu học nói chung đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thành mục tiêu giáo dục của trường đề ra. 6. Kết luân, đề xuất: - Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”. Để học sinh làm tốt các bài toán về :“Giải toán có lời văn”Giáo viên cần: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán để nắm chắc dạng toán. - Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Lấy học sinh làm trung tâm , tổ chức học sinh độc lập, sáng tạo. Dạy phân hoá đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao kiến thức theo hướng tăng dần. - Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Động viên khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải ngắn gọn, có sáng tạo. - Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, - Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt nhất. Đạt được kết quả cao nhất. Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Cao Thùy Dương
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang.docx