Báo cáo sáng kiến Công tác xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn của Hiệu trưởng
Trường Tiểu học D Châu Phong được thành lập mới từ tháng 11 năm
2009 theo Quyết định số 11/QĐ-UBND v/v đổi tên, thành lập mới do chia
tách đơn vị trường học trên địa bàn thị xã Tân Châu ngày 30 tháng 11 năm
2009. Đến nay, thực hiện theo quyết định 3257/QĐ-UBND ngày 23/06/2017
của UBND thị xã Tân Châu v/v sáp nhập trường Tiểu học E Châu Phong với
trường Tiểu học D Châu Phong thành Trường Tiểu học D Châu Phong năm
học 2017-2018, hiện nay có 26 phòng với 20 phòng học kiên cố được xây
dựng từ năm 2009 theo chương trình kiên cố hóa trường học, và được sự quan
tâm của Chính quyền địa phương và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tân Châu xây
dựng thêm CSVC giúp nhà trường có đầy đủ các phòng học đáp ứng theo lộ
trình chuẩn quốc gia; bên cạnh đó cảnh quan sư phạm nhà trường cũng thay
đổi và đầu tư khang trang sạch đẹp hơn để thu hút học sinh. Trường Tiểu học
D Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đa số là đồng bào dân
tộc Chăm, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm
ruộng và mua bán nhỏ -> từ đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục
của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường nhờ đội ngũ giáo viên có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy và cán bộ quản lí rất nhiệt tình trong công tác, biết
vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên
để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra.
PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG TH D CHÂU PHONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Châu Phong, ngày 3 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO Công tác xây dựng Trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Đoàn Đại Đức Nam. - Ngày tháng năm sinh: 05-11-1976 - Nơi thường trú: ấp Hòa Thạnh, xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu - Đơn vị công tác: Trường tiểu học D Châu Phong - Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: ĐHSP - Lĩnh vực công tác: Quản lí II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Trường Tiểu học D Châu Phong được thành lập mới từ tháng 11 năm 2009 theo Quyết định số 11/QĐ-UBND v/v đổi tên, thành lập mới do chia tách đơn vị trường học trên địa bàn thị xã Tân Châu ngày 30 tháng 11 năm 2009. Đến nay, thực hiện theo quyết định 3257/QĐ-UBND ngày 23/06/2017 của UBND thị xã Tân Châu v/v sáp nhập trường Tiểu học E Châu Phong với trường Tiểu học D Châu Phong thành Trường Tiểu học D Châu Phong năm học 2017-2018, hiện nay có 26 phòng với 20 phòng học kiên cố được xây dựng từ năm 2009 theo chương trình kiên cố hóa trường học, và được sự quan tâm của Chính quyền địa phương và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tân Châu xây dựng thêm CSVC giúp nhà trường có đầy đủ các phòng học đáp ứng theo lộ trình chuẩn quốc gia; bên cạnh đó cảnh quan sư phạm nhà trường cũng thay đổi và đầu tư khang trang sạch đẹp hơn để thu hút học sinh. Trường Tiểu học D Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đa số là đồng bào dân tộc Chăm, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua bán nhỏ -> từ đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường nhờ đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và cán bộ quản lí rất nhiệt tình trong công tác, biết vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra. Tên sáng kiến: Công tác xây dựng Trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng Lĩnh vực: Quản lí III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là chú trọng đến mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở. Trường học là cái nôi đầu tiên để mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội. Trường học là nơi tiến hành các hoạt động dạy học- giáo dục, nơi giáo viên và học sinh học tập, lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ. Đó là lớp học, sân chơi, vườn trường và cả quang cảnh tự nhiên xung quanh trường, là cảnh quan sư phạm nhà trường tươi đẹp, xanh mát, an toàn. Nhằm thực hiện tốt phong trào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động cụ thể là xây dựng Trường Tiểu học D Châu Phong ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh (HS), góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện. Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Từ đó góp phần giáo dục học sinh về vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và các em có thái độ, kĩ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày. Thúc đẩy và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tăng cường khả năng thực hành, giáo dục thói quen lao động, gắn học với hành của học sinh trong nhà trường. Từ đó phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trong nhà trường ngày càng phát triển. Chính vì thế tôi đặt ra cho mình một câu hỏi lớn trong công tác quản lí là: Phải làm gì để quản lí nhà trường phát triển về mọi mặt đáp ứng theo yêu cầu trường học đạt chuẩn quốc gia; để giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng giáo dục học sinh -> đưa nhà trường ngày càng đi lên. Cho nên với những kiến thức đã được học cũng như kinh nghiệm quản lí, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra các giải pháp với đề tài: “Công tác xây dựng Trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng”. Từ đó tôi đã tìm hiểu nghiên cứu đề tài rồi áp dụng vào thực tế tại trường cho thấy kết quả rất khả quan. A. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Châu đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất năm 2007, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2009, với cơ sở vật chất khá khang trang để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường. - Đa số giáo viên là người địa phương; có gia đình, đời sống kinh tế khá ổn định, luôn an tâm, khắc phục khó khăn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và sinh hoạt ngoại khóa nhất là các giáo viên trẻ. - Thư viện nhà trường có đủ tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng dạy học để phục vụ cho giáo viên và học sinh. Nhà trường còn đầu tư thêm Thư viện xanh có thêm chỗ đọc sách góp phần thu hút học sinh. - Ban giám hiệu nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong quản lí điều hành công việc, nhất là đồng chí Hiệu trưởng, thêm vào đó Ban giám hiệu cũng rất nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công việc. Cán bộ lãnh đạo, quản lí gương mẫu trong các công tác chỉ đạo của mình. Tạo nên tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực. 2. Khó khăn: - Mặc dù trường đóng trên địa bàn thị xã, xã Châu Phong được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và chính sách an sinh xã hội cho người dân theo đề án Nông thôn mới, nhưng đa số học sinh của trường là con em gia đình không có nghề nghiệp ổn định, làm thuê nhiều và đặc biệt có gần 40% là người dân tộc Chăm. Học sinh diện chính sách, đói nghèo nhiều nên việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em có phần hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu và chưa đồng bộ như phòng bộ môn, sân chơi bãi tập, phòng nghỉ đầy đủ ... - Một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén trong công tác, còn thụ động trong công việc, chưa có sự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và nhất là công tác giáo dục môi trường và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Một vài giáo viên ít quan tâm đến học sinh. - Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, không có kế hoach tổ chức các phong trào mũi nhọn vì vậy mà hoạt động phong trào còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng trí dục chưa thật sự cao và ổn định nên cũng chưa thuyết phục được địa phương và phụ huynh học sinh - Học sinh tuy tương đối thực hiện tốt các nội qui nhà trường nhưng sức học chưa tốt, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con em, ý thức tự giác chưa cao. - Trường lại đóng ở xa khu dân cư và có địa bàn phức tạp, vì vậy công tác giáo dục cũng như xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. 3. Thực trạng về nhà trường: 3.1. Đặc điểm tình hình 3.1.1 Cơ cấu tổ chức: * Cán bộ, giáo viên và nhân viên: 36 đ/c, trong đó có 16 nữ, nhà trường có đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả. Bao gồm: 02 đồng chí trong BGH, 28 Giáo viên và 06 nhân viên tổ văn phòng. * Học sinh: tổng số 19 lớp: 481 học sinh/ 235 nữ/106 HS dân tộc/53 nữ HS dân tộc. 3.1.2. Cơ sở vật chất: Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường hiện nay của nhà trường: - Cơ sở vật chất nhà trường gồm 26 phòng học: trong đó chia ra: 19 phòng học, 1 phòng Hội trường, 1 phòng Anh văn và 05 phòng phục vụ công tác văn phòng, khuôn viên nhà trường rộng (nhất là ở điểm 2), có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đủ các phòng học, nhà vệ sinh đúng qui cách và hệ thống nước sạch đầy đủ. Có cây xanh, một số cây có bóng mát nhưng chưa nhiều, một số cây do nhiễm bệnh đã chết và do nhu cầu xây dựng nên đã chặt đốn nhiều. Chậu kiểng còn ít, bồn cây thiếu cây xanh .... - Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, một số khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây, sân trường chưa phủ xanh bóng mát, yếu tố “xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung. Lớp học khô cứng khó tạo được không khí thân thiện chưa có cây xanh, còn trang trí theo truyền thống (ảnh Bác, bảng dạy tốt học tốt, 5 điều bác dạy, .....). Sân trường còn hơn 2/3 chưa đảm bảo an toàn và sạch sẽ cho học sinh (sân trường chưa tráng bê tông, bụi nhiều nhất là vào những ngày trời nắng gió nhiều, các em đi giày dép kéo theo đất bùn vào lớp...) một số học sinh còn tùy tiện khi đi vệ sinh, còn vất giấy vào lổ đi tiêu gây tắc nghẽn bồn cầu rất mất vệ sinh và thậm chí là không dội rửa sau khi đi đại tiện làm mất vệ sinh và thẩm mĩ cho người đi sau. - Khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục còn ít, hiệu quả chưa cao. Cầu thang học sinh lên xuống ở các dãy phòng học lầu hẹp chiều ngang mà lượng học sinh lên xuống nhất là giờ tan học, giờ ra chơi rất đông học sinh có thể chen lấn xô đẩy nhau gây té ngã, đôi lúc các em làm vệ sinh chưa tốt. Trường nằm gần tỉnh lộ 954 vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nếu các em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ khi đến trường. 3.2. Tình hình giáo viên- học sinh: - Về tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: việc tiếp cận thông tin mới còn chậm, điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa có lực lượng nồng cốt vững vàng, hoạt động dạy và học lồng ghép giáo dục môi trường chưa đạt hiệu quả cao. Phương pháp giáo dục còn mang tính áp đặt, chưa chú ý đến việc tự học của học sinh. Người giáo viên chưa thật sự gần gũi với các em, chưa tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ học sinh học tập; còn hạn chế, chưa thoải mái, thiếu các kĩ năng giao tiếp, tự bảo vệ và hợp tác, các hoạt động giáo dục chưa được đầu tư đúng mức để giúp học sinh có kĩ năng tốt. - Đối với học sinh ngoài những mặt mạnh sẵn có như: học giỏi, học chăm, ham thích hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động đội, thì điểm yếu của học sinh ở đây là kĩ năng sống chưa được chú trọng: kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, ý thức bảo vệ của công, cây cảnh, chậu hoa kiểng,...Ý thức kỉ luật khi tham gia sinh hoạt tập thể và tính tích cực của học sinh nhà trường còn nhiều hạn chế. Mặt khác, các em chưa được phụ huynh quan tâm chăm sóc. Các em đến trường còn thiếu thốn áo quần, sách vở, đồ dùng học tập,Tất cả những vấn đề nói trên đã và đang làm trăn trở lương tâm trách nhiệm của tất cả chúng ta. Nhất là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị nhà trường phải chăm lo rèn luyện phát triển nhân cách toàn diện cho các em. B. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Trong những năm qua công tác giáo dục môi trường trong trường phổ thông đã được ngành giáo dục quan tâm và từ năm học 2008-2009 việc giáo dục môi trường được lồng ghép trong các bộ môn văn hóa, nhất là từ khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Và hiện nay việc giáo dục môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp được nhà trường chú trọng, tổ chức trồng cây xanh trên sân trường, lao động làm vệ sinh trường lớp, phân công học sinh các lớp làm vệ sinh hàng tuần. Tuy nhiên do ý thức của học sinh và một số bộ phận giáo viên, nhân viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường nên ý thức bảo vệ môi trường xanh–sạch-đẹp và an toàn vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở học sinh làm vệ sinh lớp học hàng ngày chưa để ý đến khu vực xung quanh. Mặt khác do trường vừa mới được xây dựng, nền đất thổi cát nên việc trồng cây xanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy công tác chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch – đẹp và an toàn chưa mang lại hiệu quả, khuôn viên nhà trường thiếu bóng mát của cây xanh, công tác vệ sinh trường lớp nhiều lúc không đảm bảo nhất là trong thời gian có mưa bão, khu xử lí rác chưa đảm bảo, con đường đi vào trường nhỏ hẹp, không có hàng rào che chắn an toàn. Công tác kiểm tra việc làm vệ sinh của các lớp học chưa thường xuyên, có nhiều lớp sau khi làm vệ sinh xong chưa tập kết rác về hố rác. Qua thực trạng công tác giáo dục môi trường ở nhà trường, chúng tôi nhận thấy rằng công tác này được đưa vào trường là một việc làm rất cần thiết, trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu của nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động. Từ những năm 2014, 2015 thực trạng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm còn rất nhiều hạn chế. Nó chỉ mới giải quyết những vấn đề bức xúc về nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn. Với mức độ tăng dân số cơ học tại địa phương cao, việc ổn định và đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan trường học là điều cần phải đặt ra với người Hiệu trưởng trong vai trò là cán bộ quản lí. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường chính là điểm nhấn của trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. C. Nội dung sáng kiến 1/ Tiến trình thực hiện Căn cứ vào Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở và Phòng GD&ĐT. Căn cứ kế hoạch năm học của trường. Đặc biệt là Kế hoạch số 530/KH- GDĐT(NG) ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Phòng GD&ĐT Tân Châu v/v Phát động phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” năm học 2018-2019; Kết hợp điều kiện thực tế nhà trường để Hiệu trưởng (HT) xây dựng kế hoạch năm học, thông qua đó trong quá trình thực hiện kế hoạch người HT cũng xây dựng Kế hoạch phát động phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” năm học 2018-2019 trong nhà trường sao cho có hiệu quả và đạt nhiều thành công. - Việc xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tại trường Tiểu học D Châu Phong đã được bắt đầu từ năm học 2017-2018, đây là một quá trình và trọng tâm là năm học 2018-2019. Để thực hiện đề tài từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường theo hướng dẫn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” - Việc khảo sát giúp tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện đề tài “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học 2017- 2018 và những năm tiếp theo. Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh. Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong các năm học 2016-2017; 2017-2018 thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo tổng kết năm học, phiếu đánh giá “trường học xanh sạch đẹp” và bảng điểm chấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, báo cáo việc thực hiện phong trào “xanh, sạch, đẹp” và “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt vấn đề này, HT nhà trường đã chủ động làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu với Chi bộ nhà trường trong công tác lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ và gắn bó với lãnh đạo Phòng Giáo dục, Chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh và các tổ chức trong nhà trường trong công tác huy động nguồn lực nhằm góp phần giáo dục tốt và xây dựng trường chuẩn quốc gia. 2/ Thời gian thực hiện - Năm học 2017-2018 -> năm học 2018-2019. - Công tác xây dựng Trường học "Xanh, sạch, đẹp, an toàn" của Hiệu trưởng thực hiện theo qui định của Điều lệ trường tiểu học, Nghiệp vụ quản lí, Tâm lý học trong quản lý Nhà Nước, theo Hướng dẫn số 1741/BGDĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học; Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/04/2012 của Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” 3/ Biện pháp tổ chức 3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp-an toàn Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường, đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kĩ năng sống cho học sinh. 3.1.1. Đối với cán bộ quản lí nhà trường: - Ban giám hiệu là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với Hiệu trưởng - người cán bộ quản lí trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trong nhà trường để từ đó triển khai cụ thể đến từng giáo viên về yêu cầu, tiêu chí trường học “xanh-sạch-đẹp-an toàn” theo kế hoạch của trường đã đề ra. - Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của Hiệu trưởng và Hội đồng trường. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Qua đó Hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất. - Ban giám hiệu lên kế hoạch, phương hướng cho từng năm học bằng những việc làm cụ thể, để chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp-an toàn” trong nhà trường. Triển khai cụ thể trong buổi họp Hội đồng sư phạm các nội dung yêu cầu thực hiện tiêu chí “Trường học Xanh, sạch, đẹp, an toàn” cho từng thành viên trong nhà trường thông suốt và thực hiện tốt theo kế hoạch, nhất là lực lượng Đoàn Đội trong nhà trường. 3.1.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên: - Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và giáo viên chuyên (GVC) có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. - Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng... giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này thì mỗi viên chức phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 3.1.3. Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh- sạch-đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy cần phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các em thường xuyên vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết học chính khóa c
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_cong_tac_xay_dung_truong_hoc_xanh_sach_dep.pdf