Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói

Bác Hồ kính yêu đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc ta, chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng nó”. Ngôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người, nó phát triển với tốc độ cực lớn trong những năm đầu của cuộc đời[3]. Sự phát triển nhanh chóng ngôn ngữ của trẻ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho tất cả chúng ta, đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người nói chung và có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cả về đạo đức, thẩm mĩ, chuẩn mực hành vi văn hoá, điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử như thế nào cho phù hợp...

Ngôn ngữ giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, bày tỏ mong muốn, tình cảm, suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh, là nền tảng để kích hoạt toàn diện não bộ: Khả năng quan sát, ghi nhớ, tập trung, tư duy phản biện, tư duy đa chiều từ sớm. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ[3].

Nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ rất cao, trẻ luôn có những thắc mắc về mọi thứ xung quanh và rất mong muốn được giao tiếp, được trò chuyện bằng ngôn ngữ[2]. 

doc 30 trang Phúc Hảo 08/03/2024 23369
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG NGỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
CHO TRẺ 25 - 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Người thực hiện: Lê Thị Chúc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2022
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.1. Thuận lợi.
2
2.2.2. Khó khăn.
3
2.2.3. Thực trạng của việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ25-36 tháng tuổi
3
2.3. Những biện pháp thực hiện.
4
2.3.1. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ
4
2.3.2. Chú ý tăng cường luyện phát âm cho trẻ
7
2.3.3. Sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
9
2.3.4. Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động khác và ở mọi lúc, mọi nơi
11
2.3.5. Quan tâm giáo dục trẻ cá biệt
14
2.3.6. Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
16
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận.
18
3.2. Kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo
20
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD&ĐT huyện, tỉnh xếp loại.
21
PHỤ LỤC 
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc ta, chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng nó”. Ngôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người, nó phát triển với tốc độ cực lớn trong những năm đầu của cuộc đời[3]. Sự phát triển nhanh chóng ngôn ngữ của trẻ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho tất cả chúng ta, đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người nói chung và có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cả về đạo đức, thẩm mĩ, chuẩn mực hành vi văn hoá, điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử như thế nào cho phù hợp...
Ngôn ngữ giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, bày tỏ mong muốn, tình cảm, suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh, là nền tảng để kích hoạt toàn diện não bộ: Khả năng quan sát, ghi nhớ, tập trung, tư duy phản biện, tư duy đa chiều từ sớm. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ[3].
Nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ rất cao, trẻ luôn có những thắc mắc về mọi thứ xung quanh và rất mong muốn được giao tiếp, được trò chuyện bằng ngôn ngữ[2]. 
“Trẻ lên ba cả nhà học nói” - ở giai đoạn này khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất nhanhvà mạnh mẽ, trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng về nghe, hiểu, nói của trẻ. Đối với trẻ 25 - 36 tháng tuổi, để hình thành và phát triển kỹ năng nghe, hiểu và nói cho trẻ thì việc dạy trẻ nhận biết và tập nói là rất cần thiết, khi tham gia hoạt động nhận biết tập nói trẻ sẽ được nhận biết các từ ngữ mới, các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua các hình ảnh, các vật thật mà trẻ được tri giác từ đó tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ, góp phần to lớn để hình thành và phát triển kỹ năng nghe, hiểu và nói của trẻ [1].
Qua quá trình tìm hiểu cũng như tiếp xúc với trẻ, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu, từ, cách phát âm, cách diễn đạt. Đa phần trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách thụ động, lời nói chưa rõ ràng, mạch lạc. Khi nói nhiều trẻ bị bớt âm trong các từ, nói dớ, nói lắp nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ muốn nói gì. Một số trẻ thì chỉ mới nói được vài ba từ hoặc chưa rõ tiếng. Mặt khác vì trẻ còn nhỏ nên những phản ứng thường chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu được yêu cầu của cô giáo, thêm vào đó bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt và rất nhạy cảm. Chính vì vậy mà việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói” để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại trường mầm non Quảng Ngọc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động “Nhận biết tập nói”.
Phạm vi nghiên cứu: Lớp nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi do tôi chủ nhiệm. Tổng số: 20 trẻ 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu và hệ thống hóa một số tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Xử lý số liệu kết quả nghiên cứu. Lập bảng thống kê và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt, chưa đạt của trẻ.
- Phương pháp trực quan: Xem vật thật, quan sát tranh ảnh, tham quan, xem phim
- Nhóm phương pháp dùng lời: Trò chuyện, đàm thoại, giảng giải
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
   Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy sẽ giúp trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.Ở giai đoạn này trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong đó có việc dạy cho trẻ nhận biết tập nói. Ngôn ngữ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói[4].
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Trẻ độ tuổi nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chưa mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác nhau của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ tư duy, vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy, kí hiệu tượng trưng ở trẻ.
Trẻ Mầm non bắt đầu học ngôn ngữ mà chủ yếu là hình thành và phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói. Một trong những năng lực tiềm tàng và đầy bí ẩn của trẻ là nói chuyện với nhau. Bởi vì qua cuộc nói chuyện trẻ được đón nhận những cử chỉ thân ái, hoặc không đồng tình của người đối thoại. Trẻ học được những cách biểu lộ thái độ, tình cảm, sự chia sẻ bằng ngôn ngữ có văn hoá xã hội trẻ đang sống. Điều đó là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách trẻ. Như U.sinxky đã nhận định “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- PGD&ĐT, BGH, tổ chuyên môn nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, góp ý kịp thời về chuyên môn. 
- Trường có khuôn viên rộng, nhiều khu vực cho trẻ hoạt động. Cơ sở vật chất
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ và phong phú.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp đầy đủ, đa dạng về kích thước, màu sắc, mẫu mã...rất thuận lợi để dạy trẻ nhận biết và tập nói để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Bản thân là một giáo viên có trình độ đại học, vững về chuyên môn, luôn tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, có năng khiếu, thường xuyên làm được nhiều ĐDĐC bổ sung vào các góc hoạt động cho trẻ. Khả năng phát âm chuẩn tiếng phổ thông, chất giọng truyền cảm, cuốn hút trẻ.
- Độ tuổi của trẻ trong lớp tương đối đồng đều.
- Đa số trẻ trong lớp ngoan, nề nếp tốt. 
2.2.2. Khó khăn:
- Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ.
- Trẻ trong lớp đa phần còn nhút nhát, nhận thức còn hạn chế, nói chưa rõ, còn nói ngọng, thậm chí có trẻ nói mới bập bẹ tập nói, chưa chịu chủ động phối hợp cùng cô nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ
 - Đa số các cháu nói tiếng địa phương nên việc luyện phát âm cho trẻ còn là vấn đề khó khăn.
 - Trẻ còn nhỏ, đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió hoặc giá rét, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 
- Phần lớn phụ huynh bận công việc hoặc một lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ, nghe trẻ nói và chưa thực sự quan tâm đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu nếu trẻ cần, muốn là được mà không cần xin phép. 
2.2.3. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi tại lớp D1
Ngay đầu năm học tôi đã khảo sát trẻ với bốn nội dung và thu được bảng kết quả như sau:
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
TT
NỘI DUNG
Số trẻ
được
khảo sát
KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
1
Khả năng nghe, hiểu của trẻ
20
10
50%
10
50%
2
Khả năng phát âm đúng từ
20
6
30%
14
70%
3
Diễn đạt rõ ràng. Sử dụng từ phù hợp
20
6
30%
14
70%
4
Nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động
20
6
30%
14
70%
Nhìn vào bảng khảo sát tôi nhận thấy, tỷ lệ trẻ chưa đạt còn khá cao, chính vì vậy tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Qua quá trình công tác, tôi rút ra được một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt nhận biết tập nói tại nhóm lớp tôi phụ trách như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng.
2.3.1. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt thì việc xây dựng môi trường là đặc biệt quan trọng. Nên ngay từ đầu năm tôi đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Môi trường trong lớp: 
Ngay từ đầu năm học với mục đích sẽ phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua môn nhận biết tập nói cho nên tôi và giáo viên cùng lớp phối hợp thực hiện trang trí lớp, các góc hoạt động của lớp bằng những hình ảnh gần gũi, sinh động, hấp dẫn và phù hợp với từng chủ đề, màu sắc rõ, đẹp, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi để dạy cho trẻ nhận biết, gọi tên, màu sắc đặc điểm của các con vật, nhân vật, đồ vật, đồ chơi, tranh ảnhKhuyến khích trẻ nói lên ý nghĩ của mình về hình ảnh, về sự vật hiện tượng, để trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển. 
 Một số hình ảnh trang trí lớp nhà trẻ D1
Bên cạnh việc trang trí các góc hoạt động, tôi đã xây dựng được góc “Kể chuyện bé nghe”, góc “Nhận biết phân biệt” với nhiều hình ảnh, tranh truyện, lô tôcó thay đổi theo từng chủ đề, tôi còn chú ý cách bố trí, sắp xếp các học cụ, đảm bảo an toàn và tạo được môi trường hoạt động thoải mái nhất cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp” ở góc “Kể chuyện bé nghe” tôi chuẩn bị các loại tranh truyện chữ to, tranh ảnh về các loại quả, cây, hoađể trẻ xem và chơi với sách, với tranh ảnh sau đó trò chuyện cùng trẻ: “Quả gì đây? Quả cà chua màu gì? Quả đậu mà gì? Lá màu gì?..tôi thấy trẻ rất thích thú. Cứ sau mỗi câu trả lời tôi cho trẻ phát âm lại để củng cố vốn từ cho trẻ và rèn luyện khả năng quan sát, chú ý có chủ định của trẻ.
 Hình ảnh góc kể chuyện bé nghe và NBPB lớp D1
Bên cạnh đó tôi còn làm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, đảm bảo tính thẩm mĩ, phong phú về chủng loại, phù hợp với các góc chơi và an toàn khi sử dụng. Qua đó dạy trẻ tên gọi, màu sắc, đặc điểm của các con vật, nhân vật, đồ vật, đồ chơi. Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển.
Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo của lớp D1
* Tận dụng tối đa môi trường bên ngoài lớp học để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
Tôi tận dụng môi trường ngoài ở các khu vực như: “Vườn thiên nhiên của bé”, Vườn cổ tích, tên các biển cây xanh trong sân trường, tên của các loại đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị ngoài trời để dạy trẻ nhận biết, gọi tên, đặc điểm, màu sắc của các loại cây, các loại hoa, các con vật, nhân vật, các hình ảnh có trong khuôn viên trường. Các hình ảnh ngộ nghĩnh, những câu chuyện gần gũi, những nhân vật đáng yêu quanh khuôn viên trường Để trò chuyện với trẻ: Ai đây? Con gì đây?...để kích thích trẻ được nói ở mọi lúc, mọi nơi.Thông qua đó nhằm cũng cố vốn từ cho trẻ.
Hình ảnh môi trường bên ngoài lớp học
Tận dụng các góc trải nghiệm, khám phá ở các khu gầm cầu thang các Khu nhà để trẻ được tự do khám phá, tự do tìm tòi trải ngiệm thông qua chính những đồ dùng mà các cô đã tự làm, đã chuẩn bị. Từ đó giúp trẻ hình thành và củng cố vốn từ một cách sâu sắc hơn và góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Hình ảnh khu thư viện và khu chợ quê trường MN Quảng Ngọc
Việc tạo môi trường phù hợp, thuận lợi để trẻ được nhận biết tập nói giúp trẻ lớp tôi củng cố được vốn từ, và phát âm rõ tiếng hơn. Trẻ rất hứng hứng thú với môi trường ngoài trời này, trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trẻ được nói nhiều, hỏi nhiều hơn về những gì trẻ thích, trẻ thắc mắc. Từ đó ngôn ngữ của trẻ càng được cũng cố vững chắc và góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ.
 2.3.2. Chú ý tăng cường luyện phát âm cho trẻ
Để lĩnh hội được tiếng mẹ đẻ, đứa trẻ phải phát âm ra được âm vị, âm tiết, phải tách chúng ra được khỏi hỗn hợp âm thanh ngôn ngữ. Với trẻ phát âm đúng các từ quen thuộc là chưa đủ, người lớn phải dạy trẻ phát âm đúng các từ mới và đưa vào lời nói của chúng. Đồng thời dạy trẻ mô phỏng đúng ngữ điệu trong cấu trúc lời nói. Ta thấy, trẻ nhỏ thường phát âm khơng chính. Việc phát âm không đúng của trẻ có nhiều nguyên nhân, có thể là ở chính bản thân trẻ (chủ yếu do cơ quan phát âm) hoặc ở mơi trường giáo dục. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, thời gian lâu dài và có biện pháp giáo dục phù hợp. Tôi đã tập trung luyện thính giác ngôn ngữ cho trẻ như sau:
* Rèn luyện thính giác ngôn ngữ cho trẻ
Trẻ học nói được là nhờ vào sự vận động của thính giác (Trẻ bị điếc sẽ không thể học nói được). Vì vậy việc rèn luyện thính giác ngôn ngữ cho trẻ là rèn luyện tri giác âm thanh ngôn ngữ, giúp trẻ phân biệt được âm thanh nói chung và là nội dung hàng đầu trong quá trình dạy trẻ nói. Muốn trẻ rèn luyện khả năng tri giác âm thanh ngôn ngữ được tốt cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh (bao gồm âm thanh nói chung và âm thanh ngôn ngữ nói riêng) trẻ càng thu nhận được tín hiệu ngôn ngữ bao nhiêu thì sự phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu vì vậy chúng ta cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ phát âm đúng. 
Tôi tạo mọi cơ hội để trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường bên ngoài này như: Tiếng mưa rơi, tiếng chổi quét của bác bảo vệ, tiếng còi xe của các phương tiện giao thông để kích thích thính giác cũng như các giác quan khác của trẻ. Tôi khuyến khích trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ, khuyến khích trẻ bắt chước những âm thanh đó. 
Ví dụ: Chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì”, đề tài “Nhận biết xe đạp - xe ô tô” để gây được hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị mô hình bến xe với các loại xe khác nhau. Tôi cho trẻ vừa hát vừa đến tham quan mô hình, sau đó trò chuyện với trẻ: Xe gì đây? Đây là ô tô gì? Ô tô chở gì? Ô tô kêu như thế nào? Xe đạp đâu? Xe đạp có gì đây? (Cô chỉ vào các bộ phận của xe và hỏi trẻ), Xe đạng kêu như thế nào?... Sau đó tôi cũng cố lại để trẻ nghe và nhắc lại. Cứ như vậy dần dần tôi luyện được khả năng nghe cho trẻ và giúp trẻ hiểu được lời nói của người khác.
* Luyện khả năng phát âm của trẻ
Cơ quan phát âm đóng vai trò quan trọng trong qua trình trẻ nói. Nó điều khiển bộ máy phát âm của trẻ. Để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ giúp trẻ được nói và nói chính xác hơn thì trước hết tôi phải nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt và phải tạo cơ hội cho trẻ được nói.
 Ví dụ: Trong giờ cho trẻ học nhận biết “con gà”. Sau khi cho trẻ xem hình ảnh con gà trên màn hình ti vi bằng papol tôi hỏi trẻ:
+ Con gì đây?
+ Trên đầu gà có gì?
+ Mào gà có màu gì?
+ Gà trống gáy như thế nào? ( Cho trẻ làm tiếng gà gáy)
Trong lúc trẻ nói tôi luôn chú ý bao quát, nếu có trẻ phát âm chưa đúng tôi cho trẻ đó được phát âm lại nhiều lần cho đến khi trẻ nói chính xác hơn.
Hay trong giờ nhận biết quả chuối-quả cam. Tôi cho trẻ phát âm từ “quả chuối” có trẻ sẽ phát âm thành “quả chúi”, khi nghe thấy trẻ phát âm chưa chính xác tôi phát âm lại từ “quả chuối” một cách rõ ràng, chậm rãi để trẻ nghe lại và cho trẻ phát âm lại nhiều lần, dần dần trẻ sẽ nói được đúng hơn.
* Luyện thở ngôn ngữ
 Qua quá trình quan sát và tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đặc điểm của trẻ là chưa biết điều khiển nhịp thở của mình khi nói chưa phù hợp, có nhiều trẻ nói rất nhanh vừa nói vừa thở. Hoặc ngược lại có những trẻ nói rất chậm ê, a...Vì vậy giúp trẻ biết điều khiển nhịp thở của mình khi nói là không thể thiếu trong quá trình rèn luyện phát âm cho trẻ.
Ví dụ: Trong khi cho trẻ tập thể dục tôi có thể cho trẻ khởi động bằng các trò chơi như : Thổi nơ bay cao, xa, thổi chong chóng, gà gáy Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ hít thở được đều đặn dần dần trẻ sẽ biết cách hơi khi nói. 
* Luyện giọng:
 Giọng nói giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình trong từng lời nói như: âu yếm, thủ thỉ, to, nhỏ...Vì vậy để trẻ có được giọng đọc, giọng kể tốt tôi phải thể hiện được tình cảm, thái độ của mình khi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe. Sau đó tôi phải lắng nghe trẻ đọc và giúp trẻ điều chỉnh giọng đọc của trẻ để thể hiện được tình cảm, thái độ, nội dung của câu chuyện, bài thơ
Ví dụ: Khi cho trẻ đọc bài thơ ''Yêu mẹ'' tôi đọc cho trẻ nghe 2-3 lần, cô đọc chậm và rõ thể hiện sắc thái tình cảm của mình trong bài thơ sau đó cho trẻ đọc theo cô. Trong khi trẻ đọc cô sẽ giúp trẻ điều chỉnh giọng đọc để trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ .
2.3.3. Sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Đặc điểm của trẻ nhà trẻ là tư duy trực quan hành động. Trẻ rất thích hoạt động với đồ vật, đặc biệt là những đồ vật có màu sắc rực rỡ, phát ra tiếng kêu và có âm thanh vui nhộn.
Đối với trẻ 25-36 tháng tuổi việc dạy trẻ thông qua đồ dùng trực quan: vật thật, tranh minh hoạ, mô hình, sa bàn vừa giúp cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh, vừa cung cấp vốn từ cho trẻ và đem lại hiệu quả cao trong các giờ hoạt động. Đồ dùng trực quan, hình ảnh minh họa phải to, rõ nét, dễ nhìn và thu hút sự chú ý của trẻ, sử dụng phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để giờ học đạt hiệu quả cao nhất tôi phải xác định được tên đề tài, đối tượng cho trẻ nhận biết, từ đó lựa chọn giáo cụ trực quan khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng tranh ảnh, đồ chơi hay vật thật.
Ví dụ: Đề tài “Nhận biết quả cam, quả xoài” Nếu tôi sử dụng tranh minh họa thì trẻ sẽ không có cơ hội sử dụng các giác quan của mình, giờ học sẽ không sinh động, trẻ sẽ chán chóng quên, qua đó trẻ sẽ được sử dụng các giác quan của mình như: xúc giác, vị giác, thính giácđể nhận biết chính xác hơn về màu sắc, mùi vị của quả cam, quả xoài góp phần phát triển tư duy cho trẻ và giờ học sinh động gây hứng thú đối với trẻ, trẻ tiếp thu kiên thức một cách nhẹ nhàng và vững chắc hơn .
Hình ảnh đàn trẻ lớp D1 nhận biết tập nói thông qua đồ dùng trực quan
Việc sử dụng đồ dùng trực quan bằng những đồ dùng đồ chơi tự tạo cũng giúp trẻ hứng thú trong hoạt động, nhất là trong hoạt động cho trẻ nhận biết tập nói. Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đơn giản, dễ tìm kiếm như những chiếc đĩa hỏng, những lọ sữa và dùng xốp màu, keo dính khối gỗ tôi làm thành những con vật như: con lợn, con gấu, búp bê, con lật đật, con
thỏ, con cá, dùng bìa cáttông để làm con rốiVới loại đồ dùng này không những mang cho trẻ những đồ dùng đẹp mắt, hấp dẫn mà nó còn kích thích ngôn ngữ nói ở trẻ. 
Hoặc khi dạy trẻ nhận biết: “Con chó, Con mèo”. Tôi lại dùng tranh di động, những con chó, con mèo di chuyển sinh động, vừa xuất hiện nhân vật đã thu hút được trẻ gây hứng thú cho trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.doc