Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học

Tại trường Tiểu học Lê Văn Tám, hầu hết học sinh rất yêu thích học Tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là một ngôi trường vùng ven thành phố, dân trí thấp, các em thiếu sự quan tâm, thiếu sự động viên, thiếu sự nhắc nhở trong việc học tập, đa số dân cư thu nhập thấp và là lao động phổ thông nên việc quan tâm, đầu tư, giúp đỡ cho con em trong bộ môn Tiếng Anh còn nhiều hạn chế, nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Các em còn rụt rè, thiếu tự tin trong quan hệ giao tiếp, đặc biệt chỉ thích nghe bạn bè bên cạnh nói mà không dám và không muốn tham gia vào cuộc nói chuyện Tiếng Anh vì sợ mắc lỗi.

 Một thực tế đang tồn tại là học sinh học Tiếng Anh đã 2,3 năm nhưng vẫn không thể sử dụng hoặc khả năng sử dụng Tiếng Anh khi giao tiếp rất kém. Có những tồn tại trên là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong đó căn bản nhất là phương pháp dạy và học chưa thực sự hiệu quả.

 Ở bậc Tiểu học, việc dạy ngoại ngữ thông qua các kênh chính: khẩu ngữ (nghe - nói) và bút ngữ (đọc - viết). Nghe- Nói-Đọc- Viết là 4 kỹ năng cơ bản trong dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên ở bậc Tiểu học, đặc biệt chú trọng 2 kỹ năng nghe - nói. Và 2 kỹ năng này luôn hỗ trợ nhau vì nghe tốt sẽ giúp nói tốt, và nói tốt sẽ giúp cho nghe được dễ dàng. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh thông thạo thì người học phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt là học sinh Tiểu học. Qua quá trình dạy học thực tế tôi mong muốn được chia sẻ với các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp về một vài phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy và rèn kỹ năng nghe cho học sinh với tên đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học”.

 

doc 7 trang haihuy29 15/08/2023 9873
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: “Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
	Tầm quan trọng của Tiếng Anh chưa bao giờ được nâng lên cao như hiện nay. Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển nên Tiếng Anh càng đóng một vai trò quan trọng. Nhận thức được điều này, BGD đã triển khai dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học từ nhiều năm qua. Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị thiết thực và kết quả đã đạt được khi chúng ta thật sự chứng kiến nhiều em học sinh tiểu học có khả năng nói Tiếng Anh rất lưu loát, rất nhiều em đã xuất sắc đạt được những giải thưởng trong các cuộc thi Tiếng Anh và các sân chơi Tiếng Anh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập nhất là chất lượng dạy học Tiếng Anh ở các trường Tiểu học, trong đó trường Lê Văn Tám chúng ta cũng không ngoại lệ.
	II. Thực trạng
	Tại trường Tiểu học Lê Văn Tám, hầu hết học sinh rất yêu thích học Tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là một ngôi trường vùng ven thành phố, dân trí thấp, các em thiếu sự quan tâm, thiếu sự động viên, thiếu sự nhắc nhở trong việc học tập, đa số dân cư thu nhập thấp và là lao động phổ thông nên việc quan tâm, đầu tư, giúp đỡ cho con em trong bộ môn Tiếng Anh còn nhiều hạn chế, nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Các em còn rụt rè, thiếu tự tin trong quan hệ giao tiếp, đặc biệt chỉ thích nghe bạn bè bên cạnh nói mà không dám và không muốn tham gia vào cuộc nói chuyện Tiếng Anh vì sợ mắc lỗi. 
	Một thực tế đang tồn tại là học sinh học Tiếng Anh đã 2,3 năm nhưng vẫn không thể sử dụng hoặc khả năng sử dụng Tiếng Anh khi giao tiếp rất kém. Có những tồn tại trên là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong đó căn bản nhất là phương pháp dạy và học chưa thực sự hiệu quả. 
	Ở bậc Tiểu học, việc dạy ngoại ngữ thông qua các kênh chính: khẩu ngữ (nghe - nói) và bút ngữ (đọc - viết). Nghe- Nói-Đọc- Viết là 4 kỹ năng cơ bản trong dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên ở bậc Tiểu học, đặc biệt chú trọng 2 kỹ năng nghe - nói. Và 2 kỹ năng này luôn hỗ trợ nhau vì nghe tốt sẽ giúp nói tốt, và nói tốt sẽ giúp cho nghe được dễ dàng. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh thông thạo thì người học phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt là học sinh Tiểu học. Qua quá trình dạy học thực tế tôi mong muốn được chia sẻ với các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp về một vài phương pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy và rèn kỹ năng nghe cho học sinh với tên đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học”. 
	III. Một số lí luận và các biện pháp
1. Nghe là gì?
	“ Nghe là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Não sẽ giải mã để biến đổi sóng âm thành ngữ nghĩa”.
	Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng kỹ năng nghe là một kỹ năng ngôn ngữ phức tạp mà yêu cầu cao nhất là khả năng hiểu và tiếp nhận toàn bộ những thông điệp của văn bản. Kỹ năng nghe hiểu là cầu nối giữa việc nghe một cách thụ động (passive listening) đến nghe một cách tích cực (active listening). Mà ở lứa tuổi Tiểu học nếu không được luyện tập và thực hành một cách thường xuyên và có ý thức thì HS rất dễ rơi vào trường hợp nghe thứ nhất (passive listening) 
 2. Các yếu tố tác động trực tiếp đến việc dạy và học kỹ năng nghe
Giáo viên
	- Với phương pháp dạy học tích cực thì học sinh là trung tâm và giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn học sinh hoạt động.
	- Để tiến hành dạy kỹ năng nghe có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
	+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội dung bài dạy.
	+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động.
	+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dụng dạy học phục vụ dạy nghe.
	+ Làm các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.
	+ Tạo không khí lớp học thật thỏa mái, thân thiện.
 	 d. Học sinh
	- Trong mối tương quan giữa dạy và học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển. Học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên.
	- Cần có thái độ lắng nghe nghiêm túc.
 - Chủ động để nghe
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh:
- Luôn đề cao tầm quan trọng của môn học.
- Giáo dục các em ý thức tự giác học tập.
- Hướng dẫn học sinh cách học ở lớp, ở nhà.
- Giải thích cụ thể cho học sinh biết nguyên nhân của việc các em nghe chưa tốt là do các em chưa thật sự lắng nghe. Đặc biệt là chưa có sự chuẩn bị để nghe. Thường thì để nói một điều gì ta thường có sự chuẩn bị nhưng ít khi ta chuẩn bị để lắng nghe. Không chuẩn bị tức là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả. Vậy để nghe có hiệu quả bước đầu các em cần thay đổi một số thói quen như:
	+ Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe có hiệu quả thì đầu tiên phải muốn. Nếu các em không muốn lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.
	3.2. Lập kế hoạch cho việc dạy kỹ năng nghe
	Để dạy kỹ năng nghe được tốt thì giáo viên cần thực hiện các bước sau:
	- Nghiên cứu nội dung bài dạy từ SGK, SGV: SGK, SGV là cơ sở quan trọng để GV hoạch định kế hoạch giảng dạy của mình cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho GV tổ chức, điều khiển bài dạy nghe đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học và hợp lý.
	- Nghiên cứu mục đích, yêu cầu của bài nghe:
	Mục đích, yêu cầu của mỗi phần nghe là đích đến mà cả giáo viên và học sinh phải đạt được sau bài học. Sau khi kết thúc phần nghe, học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó.
	*Qui Trình dạy 1 bài nghe cần đảm bảo 3 giai đoạn:
	- Giai đoạn trước khi nghe (Pre- Listening), giai đoạn trong khi nghe (While- Listening), giai đoạn luyện tập (Post- Listening). Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó.
	a. Pre – Listening (about 1-2 minutes)
	- Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, tập trung suy nghĩ về nội dung, tình huống, ngữ cảnh sắp được nghe. Vì vậy giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị cho học sinh bằng cách dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi liên quan đến vấn đề sắp nghe (soạn sẵn hệ thống câu hỏi)
	- Hầu hết các bài tập nghe trong SGK các lớp 3,4,5 đều có tranh ảnh minh họa do đó giáo viên nên yêu cầu học sinh dựa vào tranh để suy đoán nội dung bài nghe. Giáo viên có thể cho học sinh nhìn tranh để đoán từ.
	- Giáo viên nên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh. Qua tranh luận nhóm học sinh sẽ có nhiều hứng thú hơn trước khi nghe vì tâm lý các em luôn muốn là người đoán giỏi hơn.
	- Nếu bước Pre- Listening được chuẩn bị tốt thì bước While- Listening sẽ là một hoạt động diễn ra dễ dàng hơn đối với học sinh. 
	- Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và yêu cầu của bài nghe là gì.
	b. While- Listening ( about 4-6 minutes)
	Đây là giai đoạn nghe chú tâm. Giáo viên mở máy cho học sinh nghe 2 lần (nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 3 lần). Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe để hiểu bao quát nội dung. Lần thứ hai học sinh cần tập trung nghe chính xác để đưa ra đáp án cuối cùng. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại kết quả nghe của mình. Mục tiêu chính của nghe hiểu ở cấp Tiểu học là nhận biết nội dung chính chứ không phải để lấy thông tin chi tiết do đó giáo viên nên cho học sinh nghe cả bài để các em làm bài tập. Nếu có thời gian, giáo viên có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một.
	c. Post-Listening (about 1-2 minutes)
	Đây là giai đoạn sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh tái hiện hoặc nhớ lại nội dung ngôn ngữ đã nghe ở giai đoạn “While- Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số việc như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát hiện học sinh giỏi như: recall, write-it-up, discussion... 
 Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phần dạy nghe, giáo viên cần có biện pháp dạy học nhằm khuyến khích sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em vừa vui chơi, thư giãn theo tinh thần: “Học mà chơi- chơi mà học”
	3.3. Một số biện pháp kết hợp trong trong qui trình dạy nghe
	 Biện pháp 1: Tổ chức thảo luận nhóm 
Học nhóm có sự dẫn dắt của giáo viên là cách dạy học giúp trẻ hình thành thái độ học tập rất tích cực. Lớp được phân gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ. Trong nhóm các em tự do trao đổi vấn đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận đại diện nhóm trình bày lại bằng Tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ. 
	Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nói về nội dung tranh trước khi nghe. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận xét kết quả của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự tham gia của trẻ và bổ sung những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia. 
 	Biện pháp 2. Tạo bầu không khí thoải mái trong giờ học
Hay nói cách khác là giúp các say mê việc học, bằng cách lôi cuốn các em bằng những câu chuyện thú vị. Giáo viên thường xuyên trình chiếu những phim hoạt hình, những câu chuyện ngắn tiếng Anh mà trẻ thích nghe. Chú ý trước khi cho trẻ nghe giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của câu chuyện. Sau khi nghe xong GV có thể sử dụng một số câu hỏi để nắm bắt khả năng nghe hiểu của học sinh.
Biện pháp 3. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ 
	Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát Tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ nhớ. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát tiếng Anh giúp rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Lồng ghép các bài hát Tiếng Anh vào trong những tiết dạy là rất thiết thực. Qua các buổi tham gia dự giờ đồng nghiệp cũng như các buổi tập huấn bản thân nhận thấy học sinh rất hứng thú với các giờ học hát. Mặt khác, những nội dung bài học được đưa vào lời ca học sinh rất dễ nhớ và nhớ lâu.
Biện pháp 4. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình
Việc dạy Tiếng Anh đạt hiểu quả giúp trẻ nghe Tiếng Anh tốt rất cần sự giúp đỡ, kết hợp chặt chẽ với gia đình. Thời gian các em ở tại nhà rất nhiều, nếu tại gia đình mà các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học Tiếng Anh của các em thì công sức giảng dạy cố gắng trên lớp xem như muối đổ biển. Trẻ đang lứa tuổi ham chơi nên dễ quên khi không được nhắc nhở ôn luyện, thường ở nhà các bậc phụ huynh thường nhắc nhở các em làm bài tập các môn toán, tiếng Việt, TNXH, Còn việc học Tiếng Anh hầu như không biết cách nhắc nhở con em học Tiếng Anh như thế nào. Có một cách mà phụ huynh nhắc con em mình luyện Tiếng Anh rất hiệu quả đó là:
- Các trò chơi trên máy tính như ghép chữ Tiếng Anh giúp trẻ làm quen với cách viết đọc từ vựng, các câu đơn giản và nhất là nghe cách phát âm từ vựng đó. Đây là cách tốt giúp trẻ say sưa với việc học Tiếng Anh từ việc nghe - đọc - viết và đặt câu, một cách học hoàn thiện đồng thời các kỹ năng cho trẻ.
- Xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh nhưng phụ đề Tiếng Việt. Đây là phương pháp rất thu hút trẻ lứa tuổi tiểu học, hiệu quả càng tốt hơn khi đó là bộ phim đang hot mà trẻ đang mê. Trẻ rất chú tâm lắng nghe để hiểu ngữ điệu cảm xúc của nhân vật, đồng thời sẽ rất chăm chú đọc chữ để hiểu nghĩa. Đây có thể xem là phần thưởng các bậc phụ huynh thưởng cho các em học sau một tuần học Tiếng Anh nghiêm túc, có kết quả tốt và tiến bộ hoặc nhận được nhiều lời khen từ cô giáo. 
	Biện pháp 5. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy Tiếng Anh
	Dạy môn Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Muốn dạy tốt môn nghe Tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. 
	Dùng công nghệ thông tin, giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi ô chữ bằng cách điền từ, nhìn tranh thêm từ vào ô chữ, ghép tranh với từ đúng, ghép từ Tiếng Anh với nghĩa Tiếng Việt, sắp xếp các chữ cái thành từng từ có ý nghĩa, chọn con số may mắn (Lucky numbers), với các dạng bài tập này giáo viên có thể kiểm tra từ vựng cho các em mà không làm cho các em cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra giáo viên có thể ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ khác như: Chain Game, Guessing Game, Word square, Simon says, Rub out and remember, Slap the board, Find someone who, Answers given, Ordering statements, Ordering vocabulary, Picture drill, Networks, Survey, Bingo 
	Trên đây, tôi chỉ đưa ra một số thủ thuật minh hoạ, còn rất nhiều thủ thuật hay mà trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ tùy vào nội dung bài dạy mà có những hoạt động phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của mình và giúp học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng, nhanh chóng. 
	IV – Kết luận
 	Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh có hiệu quả ở trường Tiểu học”, tôi cho rằng để thực hiện việc dạy kỹ năng nghe môn Tiếng Anh ở các lớp 3,4,5 có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp với học sinh. Chú trọng sử dụng câu đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Giáo viên phải luôn khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức đã học vào giao tiếp.
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩ của mình bằng Tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.
	- Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình thức “vừa chơi-vừa học”. Luôn nhớ rằng môn học ngoại ngữ thường khác nhiều so với các môn học khác vì các em không chỉ học kiến thức, khái niệm mà còn học cách giao tiếp với nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một tiết học ngoại ngữ thành công là tiết học “lôi cuốn” được các em tham gia một cách tích cực. Hơn nữa, đặc thù của các em là học qua nhìn, nghe, bắt chước và tự làm. Và đây là lứa tuổi mà các em rất hiếu động và có tính tò mò tự nhiên. Dựa vào tâm lý này của các em, hãy làm cho các em thấy việc học Tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy - học Tiếng Anh. 
	- Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe Tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng Tiếng Anh, các chương trình giải trí bằng Tiếng Anh như ABC Bakery, những mảnh ghép (English bites)...
	Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã chú ý lắng nghe!
 	Xin chân thành cảm ơn!
	Đà Nẵng, ngày 02/8/2021
	Người báo cáo
	Ngô Thị Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_nghe_tieng_an.doc