Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học Ngọc Phụng 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học Ngọc Phụng 2

 Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào rộng lớn do Bộ GD & ĐT phát động từ năm 2008 nhằm xây dựng trường học là môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực ”, ngay từ khi mới phát động đã được toàn ngành hưởng ứng sôi nổi, các nhà trường của các cấp học trên phạm vị cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã ra sức thi đua thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định.

"Trường học thân thiện, học sinh tích cực" là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Nơi đây học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập và hoạt động xã hội.

Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em đã cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của mình.

 

doc 18 trang thuychi01 6554
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học Ngọc Phụng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
XÂY DỰNG “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC PHỤNG 2.
Người thực hiện: Lê Xuân Văn
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Phụng 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2015
THANH HOÁ NĂM 2015
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.
 1.1. Lí do chọn đề tài
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luận 
 2.2. Thực trạng xây dựng phong trào "trường học thân thiện, học sinh tích cực " ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 2
 2.3. Biện pháp và tổ chức thực hiện
 Biện pháp 1. Chỉ đạo thành lập Hội đồng tự quản lớp
 Biện pháp 2. Chỉ đạo trang trí lớp học thân thiện
 Biện pháp 3. Xây dựng kĩ năng giao tiếp thân thiện
 Biện pháp 4. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp
 Biện pháp 5. Chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh
 Biện pháp 6. Phối hợp với các lớp khác tổ chức các hoạt động ngoại khóa
 Biện pháp 7. Đổi mới phương pháp dạy học
 Biện pháp 8. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh
 2.4. Hiệu quả đạt được
3. Kết luận, kiến nghị
 3.1. Kết luận:
 3.2. Kiến nghị:
2
2
3
3
3
3
3
4
5
5
6
8
10
12
13
13
14
15
15
15
16
1. Mở đầu.
1. 1. Lí do chọn đề tài.
	Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào rộng lớn do Bộ GD & ĐT phát động từ năm 2008 nhằm xây dựng trường học là môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. 
	Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực ”, ngay từ khi mới phát động đã được toàn ngành hưởng ứng sôi nổi, các nhà trường của các cấp học trên phạm vị cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã ra sức thi đua thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định.
"Trường học thân thiện, học sinh tích cực" là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Nơi đây học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập và hoạt động xã hội. 
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em đã cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, sự xuống cấp về đức, về tài của học sinh trong những năm gần đây đã khiến cho quan hê thầy trò, bè bạn trong trường học cũng có nhiều vấn đề đáng báo động thì việc xây  dựng  “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà nòng cốt là “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc quan trọng và rất cần thiết. Vì “Lớp học thân thiện” được xem là “Tế bào sống”, là yếu tố quan trọng của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 
	Đặc biệt, đối với các trường Tiểu học, việc xây dựng “Lớp học thân thiện” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh Tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất hiếu động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân cách, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Do đó,“Lớp học thân thiện” là một môi trường học tập thuận lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất. Các em sẽ hình thành ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể kỹ năng tự giác học tập, tự kiểm tra đánh giá kết quả, tự rèn luyện; củng cố, phát triển kỹ năng sống, các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội... 
	Trong những năm học qua, Trường tiểu học Ngọc Phụng 2 đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đã đạt được một số thành tích đáng kể trong đó không thể không nhắc đến thành tích của việc xây dựng lớp học thân thiện.
	Vậy thế nào là một “Lớp học thân thiện” ? Làm thế nào để xây dựng được một “Lớp học thân thiện”? Đó là nội dung tôi muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp qua sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo "Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 2, huyện Thường Xuân. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
	Nghiên cứu các giải pháp và biện pháp để xây dựng lớp học thận thiện nhằm tạo ra cho các em một không gian thân thiện: hân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên, thân thiện trong môi trường học tậpMôi trường học tập thân thiện sẽ kích thích ở các em niềm say mê học tập, các em thích đến trường, thích hòa mình vào các hoạt động tập thể. Từ đó giúp các em hình thành nhân cách con người mới trên nền tảng tri thức và sự thân thiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp và cách thức tổ chức "xây dựng lớp học thân thiện" ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 2, huyện Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Quan sát
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hành
	2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
	"Lớp học thân thiện" là lớp học có không gian thân thiện, con người thân thiện, tích cực, có kĩ năng sống, ứng xử, giao tiếp tốt; có hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và học tập; giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
	Lớp học thân thiện, học sinh tích cực là nền tảng vững chắc cho Trường học thân thiện học sinh tích cực, là khơi nguồn cho mọi hoạt động của lớp, là sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí.
	Xây dựng lớp học thân thiện nhằm tạo ra nhận thức về “Không gian thân thiện” với các điều kiện cơ sở vật chất, cảnh quan phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý lứa tuổi học sinh, tránh những nguy cơ bất trắc, đe dọa học sinh.  Tạo được “Tình cảm thân thiện” giữa các giáo viên giảng dạy và quản lý lớp, giữa phụ huynh với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau. Từ đó, có sự “Hợp tác thân thiện và tích cực” cùng hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung giữa các giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau trên nền tảng tri thức, đạo đức, kĩ năng sống phù hợp với truyền thống dân tộc. Tăng thêm sự hứng thú trong học tập của học sinh, hình thành nhân cách giáo dục học sinh trở thành “Con ngoan trò giỏi” trở thành người có ích cho xã hội.
	Đối với lớp học được coi là thân thiện thì các em học sinh trong lớp phải luôn có biểu hiện của tình cảm tốt đẹp, đối xử thân thiết và cởi mở với nhau. Như vậy, không thể có “thân thiện” nếu thiếu sự bình đẳng, thiếu dân chủ, vi phạm pháp luật và đạo đức. Cũng có thể không có thân thiện nếu xuất phát từ một phía. “Thân thiện và tích cực” là hai khái niệm luôn đi đôi với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. 
2.2. Thực trạng xây dựng phong trào "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực " ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 2.
Việc xây dựng "Lớp học thân thiện" trên thực tế ở trường đứng trước những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo cùng đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Trường Tiểu học Ngọc Phụng 2 là một trong những trường trong địa bàn huyện luôn tích cực, dẫn đầu trong mọi hoạt động, phong trào của ngành giáo dục. Ngay từ những năm đầu thành lập, các hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng ở nhà trường: việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được chú ý, luôn là địa chỉ đáng tin cậy để phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình học tập. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi đầu tiên để nhà trường xây dựng trường học thân thiện.
 Đa số giáo viên đã trực tiếp đứng lớp nhiều năm, nhiệt tình, yêu nghề, luôn chú trọng đến việc xây dựng trường học thân thiên, đổi mới phương pháp giảng dạy và tiếp cận công nghệ thông tin vào giảng dạy.
	Giáo viên chủ nhiệm luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số phụ huynh học sinh về việc rèn kĩ năng cho con em họ. 
Một số học sinh có năng lực học tập cũng như năng lực quản lí tốt, các em đều cùng lứa tuổi  điều đó giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh. 
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh.
Là 1 trong 3 trường trong huyện thực hiện mô hình giáo dục mới GPE-VNEN. Đây là một mô hình giáo dục mới tại Việt Nam. Mô hình trường học mới sẽ tập trung chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh; trước đây, học sinh học theo lớp là chủ yếu thì nay sẽ chuyển sang dạy và học theo nhóm, cặp, cá nhân. Việc tự học của HS chiếm vai trò chủ đạo, giáo viên sẽ là người tổ chức, theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ và chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Mô hình mới này cũng đề cập tới việc phát huy vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng trong việc dạy dỗ học sinh. 
* Khó khăn:
Thực tế cho thấy đa số giáo viên đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng sống và cách ứng xử thân thiện cho học sinh. Tuy nhiên một số bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa nhạy bén, chưa có sự chủ động sáng tạo để tìm ra các biện pháp nhằm phát huy khả năng được giao lưu, hợp tác, sáng tạo của học sinh.
Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập, vẫn có học sinh còn thiếu tập trung, chưa chăm học, chưa biết cách ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh.
	 Một số em chưa mạnh dạn hòa mình cùng tập thể, còn mắc cỡ, ngại ngùng trong khi giao tiếp, sinh hoạt.
	Việc tham gia của cộng đồng xã hội, của hội cha mẹ học sinh ban đầu còn hạn chế.
2.3. Biện pháp và tổ chức thực hiện.
	Xây dựng “lớp học thân thiện” là một trong những khâu chủ chốt, quan trọng trong việc thực hiện xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Để khơi dậy niềm đam mê học tập của học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, bằng những hoạt động tập thể vui vẻ, bổ ích, bằng môi trường lớp học sạch, đẹp... Mối quan hệ giữa thầy và trò gần gũi và thân thiện hơn...
 	Để góp phần cùng nhà trường xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các biện pháp xây dựng "lớp học thân thiện" với những nội dung sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo "Xây dựng hội đồng tự quản" học sinh.
Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì học sinh và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường, khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và tạo tinh thần đoàn kết, hợp tác cho học sinh. Hội đồng tự quản học sinh giúp các em phát triển các kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng lãnh đạo... Đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện quyền và bổn phận của mình. Từ những thông tin để thành lập hội đồng tự quản trên, 
Do vậy, để phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh thì việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến hành thành lập hội đồng tự quản cho lớp ngay từ khi bắt đầu nhận lớp là việc làm cấn thiết. Giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp hướng dẫn các em cách thức bầu cử để các em được tự do, bình đẳng bầu chọn người mà mình cho là có đủ năng lực và khả năng để làm các công tác của lớp. Giúp các em hiểu được các khái niệm, chức danh và vai trò, trách nhiệm, quyền lực của hội đồng tự quản để các em biết được mình phải làm gì, làm như thế nào? Từ đó các em nhận thức trách nhiệm của từng cá nhân trong hội đồng tự quản trong việc thực hiện nhiệm vụ và phối hợp với các thành viên khác trong hội đồng tự quản để quản lý, điều hành mọi hoạt động của lớp. 
Giáo viên tập huấn kĩ năng làm nhóm trưởng cho học sinh
Biện pháp 2: Chỉ đạo "Trang trí lớp học thân thiện".
 Xây dựng "Trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn”. là một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	Vì vậy đối với lớp học, trước hết phải sạch đẹp, không khí lớp học thân thiện, an toàn là yếu tố rất quan trọng thu hút các em đến trường đến lớp với một tinh thần hăng say và phấn khởi. Muốn có môi trường lớp học sạch đẹp như mong muốn, chúng ta phải thực hiện tốt việc trang trí lớp học. Đây là một trong những điều mà chúng ta cần quan tâm.Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức gìn giữ trường lớp của mình. Cái khó là trang trí làm sao cho hài hoà, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối. Các góc được bài trí đẹp đẽ tao nhã, từ góc nghệ thuật đến góc sáng tạo, mỗi lớp mỗi vẻ. Các góc đó vừa là nơi các em có thể tìm tư liệu trong học tập vừa là nơi mà sản phẩm của các em được trưng bày một cách khoa học, sáng tạo, sinh động từ những bài viết chữ đẹp, những bài thủ công, đến những lời nhắc nhở học sinh... 
Mỗi một môn học trong nhà trường, phải có một góc để tìm tư liệu, trưng bày sản phẩm:
- Góc Toán: có thư viện Toán học ( ghi các công thức, quy tắc tính, các bài toán hay ...), các câu chuyện Toán học, các trò chơi Toán học (Đôminô, câu cá, mèo uống sữa...), các biểu đồ, hay phần sưu tầm về các nhà Toán học ...
- Góc Tiếng Việt: Có các bài văn hay của các HS trong lớp, từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển Tiếng Việt (các từ em hay gặp trong bài học), tập bài viết chữ đẹp của các bạn trong lớp, mặt nạ đóng vai trong môn tập đọc...
- Góc Tự nhiên và Xã hội: nơi sưu tầm tranh ảnh, sách nói về những điều lí thú về tự nhiên: cây cối, thế giới động - thực vật, ...
- Góc Nghệ thuật: nơi trưng bày các sản phẩm thủ công, tranh vẽ của các HS trong lớp.
- Góc cộng đồng: Nơi trưng bày những sản phẩm, dụng cụ, trang phục  đặc trưng của người dân nơi học sinh sinh sống nhằm cung cấp cho các em những thông tin cơ bản về phong tục tập quán và công việc ngành ngề của người dân quê mình, từ đó xây dựng lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
Một góc trang trí lớp học
Ngoài ra, lớp học còn được trang trí bới góc khác: chúc mừng sinh nhật, Điều em muốn nói, đường em đến trường, ảnh chụp của các học sinh trong lớp, các câu khẩu hiệu thân thiện
Như vậy, đến lớp các em được chào mừng, được thấy hình ảnh của mình và bạn bè, các em sẽ có cảm giác đang bước vào một ngôi nhà chung mà trong đó các em là những chủ nhân đích thực. Các em tự tin hơn, đoàn kết hơn và chủ động hơn trong các hoạt động ở lớp. 
Biện pháp 3: Chỉ đạo "Xây dưng kĩ năng giao tiếp thân thiện".
          - Sử dụng lời nói, ánh mắt và cử chỉ thân thiện trong giao tiếp với học sinh: 
 	Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ trực tiếp của người thầy với học sinh. Nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, giàu hình ảnh và đạt giá trị biểu cảm cao sẽ thu hút được học sinh chú ý trong tiết dạy. Ngoài giá trị nội dung của ngôn ngữ, giáo viên còn phải diễn đạt nó bằng âm điệu phù hợp, các lệnh đưa ra phải rõ ràng, tạo được sự hào hứng, kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh.
 	Ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ là những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng cũng không kém phần quan trọng trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Khi giáo viên bước vào lớp, một nụ cười hiền hậu cùng với ánh mắt vui lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các em thoải mái và tự tin để bắt đầu tiết học. Trong tiết dạy, giáo viên cần di chuyển trong lớp học một cách hợp lí, không đứng quá lâu ở vị trí bàn giáo viên hoặc bục giảng sẽ tạo ra một khoảng cách biệt lớn với học sinh. Khi học sinh làm bài hoặc hoạt động nhóm, thầy nên đi xuống lớp vừa là để quan sát cụ thể cách làm việc của học sinh vừa là để hướng dẫn kịp thời (nếu cần). Khi học sinh tổ chức các hoạt động tập thể, có thể ngồi cùng các em ở phía dưới lớp, tạo sự chủ động hoàn toàn cho học sinh. 
 	Trong quá trình dạy học, đặc biệt tránh những lời ra lệnh khô khan, những cử chỉ thiếu thân thiện như đập thước kẻ xuống bàn, chỉ tay vào mặt học sinh... Hãy để các em thấy được sự tôn trọng của thầy cô với mình.
          - Tăng cường khen ngợi học sinh: 
	Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Khi học sinh làm được việc tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên. Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chỉ trích, chê bai. Đặc biệt với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy quá trình học tập của các em.  Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô như lời khen chẳng hạn hay một lời khuyến khích động viên đã làm thay đổi cả cuộc đời của các em. Do vậy nên giáo viên đừng tiết kiệm lời khen, hãy khen các em bất cứ tình huống nào. Ví dụ như: “ Chữ em viết có tiến bộ nhiều rồi đấy, nếu em chăm chỉ luyện viết thì một thời gian nữa chắc chắn em sẽ viết đẹp không thua kém bạn nào trong lớp. “Cố gắng lên em nhé!” hoặc “Em có giọng hát tốt, em nên tham gia đội văn nghệ”; “Hôm nay, em rất giỏi. Cô rất tự hào về em.”;... Trong học tập, sự cần cù có phần bù đắp cho sự thiếu thông minh. Nếu khen ngợi, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh ham thích và dẫn tới chăm chỉ trong học tập. Nếu các em chỉ cần có một chút cố gắng thôi thì cũng đừng ngần ngại tiết kiệm lời khen. Hãy cho các em đôi cánh, hãy tin ở các em, cho các em hy vọng.
          - Luôn tạo tiếng cười trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động học tập: 
	Vì “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Do vậy, tiếng cười trong dạy học – giáo dục sẽ làm tan đi không khí căng thẳng của tiết học. Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ. Những người thông minh thường có tính hài hước, chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, giúp quá trình hình thành kiến thức diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó, không khí lớp học trở nên thân thiện hơn, có hứng thú để bắt đầu cho những tiết học khác.
          - Quan tâm, chia sẻ với học sinh: 
	Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được ngày sinh của các em trong lớp và thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình. Quà sinh nhật có thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp. Điều này giúp các em thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn trong lớp. Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
 Giáo viên là người rất gần gũi với học trò, vì vậy hãy cố gắn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_lop.doc