Báo cáo biện pháp Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An

Báo cáo biện pháp Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An

Theo quan sát và tìm hiều của giáo viên thì đa số học sinh ở trường chưa nhận thức hoặc chưa có điều kiện và động lực để tìm hiểu những biểu hiện của BĐKH – NBD (biến đổi khí hậu – nước biển dâng). Phần lớn các em chưa phân tích được những hậu quả mà BĐKH – NBD tác động đến đời sống, đặc biệt là tác động đến sản xuất nông nghiệp, các em chưa nắm được nguyên nhân gây nên BĐKH – NBD, chính vì thế việc đề ra giải pháp khắc phục BĐKH - NBD đối với các em là rất khó. Mặt khác với việc học kiến thức theo kiểu truyền thống có phần khô khan sẽ làm cho các em cảm thấy thiếu thuyết phục, khó tiếp thu và không mấy hứng thú.

Đứng trước thực trạng trên đã thôi thúc tôi lòng ghép các “hình ảnh, video, tổ chức các tiết học ngoại khóa, các cuộc thi làm đồ tái chế, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dã ngoại” nhằm giáo dục về tác động của BĐKH – NBD. Thông qua các hoạt động với sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên các em sẽ rút ra được nguyên nhân, cũng như hậu quả nghiêm trọng mà BĐKH – NBD tác động, qua đó cũng giúp cho tiết học trở nên sôi động, hứng thú với các em hơn. Mặt khác với những kiến thức mà các em trang bị được sau tiết học còn giúp ít rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình và là hành trang quý giá cho các em sau này.

 

doc 10 trang haihuy29 15/08/2023 5210
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An năm học 2017 - 2018”.
2. Quyết định: Sáng kiến được công nhận số 28/QĐ-THPTTA ngày 02 tháng 04 năm 2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An.
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 01
 ĐINH CHÍ THIỆN
 01/04/1994
Giáo viên – Trường THPT Trung An.
Đại học sư phạm Địa lí.
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học 2017-2018.
5. Nội dung sáng kiến:
Trường THPT Trung An là một trường ở vùng nông thôn, tọa lạc tại ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. 
	Trường được thành lập từ năm 2000, phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh ở các xã trên địa huyện Cờ Đỏ và các phường thuộc quận Thốt Nốt. 
	Năm học 2017 – 2018 trường có 29 lớp, 10 lớp 10, 10 lớp 11 và 9 lớp 12 với khoảng 1050 học sinh.
Đa số học sinh ở trường thuộc khu vực nông thôn, phần lớn gia đình các em hoạt động nông nghiệp như: trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản là chủ yếu. Hầu hết các em chưa nhận thức được hết hậu quả cũng như tính nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu – nước biển dâng tác động đến cuộc sống, đặc biệt là tác động đến sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù là một xã với phần lớn dân cư làm nghề nông nghiệp thì việc “Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An” là hết sức cần thiết.
Theo quan sát và tìm hiều của giáo viên thì đa số học sinh ở trường chưa nhận thức hoặc chưa có điều kiện và động lực để tìm hiểu những biểu hiện của BĐKH – NBD (biến đổi khí hậu – nước biển dâng). Phần lớn các em chưa phân tích được những hậu quả mà BĐKH – NBD tác động đến đời sống, đặc biệt là tác động đến sản xuất nông nghiệp, các em chưa nắm được nguyên nhân gây nên BĐKH – NBD, chính vì thế việc đề ra giải pháp khắc phục BĐKH - NBD đối với các em là rất khó. Mặt khác với việc học kiến thức theo kiểu truyền thống có phần khô khan sẽ làm cho các em cảm thấy thiếu thuyết phục, khó tiếp thu và không mấy hứng thú.
Đứng trước thực trạng trên đã thôi thúc tôi lòng ghép các “hình ảnh, video, tổ chức các tiết học ngoại khóa, các cuộc thi làm đồ tái chế, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dã ngoại” nhằm giáo dục về tác động của BĐKH – NBD. Thông qua các hoạt động với sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên các em sẽ rút ra được nguyên nhân, cũng như hậu quả nghiêm trọng mà BĐKH – NBD tác động, qua đó cũng giúp cho tiết học trở nên sôi động, hứng thú với các em hơn. Mặt khác với những kiến thức mà các em trang bị được sau tiết học còn giúp ít rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình và là hành trang quý giá cho các em sau này.
Đề tài “Giáo dục sự tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho học sinh trường THPT Trung An năm học 2017 - 2018” nhằm: giúp cho học sinh ở trường THPT Trung An có cơ hội tìm hiểu biểu hiện của BĐKH, NBD. Nắm được các nguyên nhân chính gây BĐKH, NBD hiện nay. Tác động của BĐKH, NBD đối với môi trường tự nhiên, đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó hướng dẫn các em tìm một số giải pháp ứng phó, khắc phục. Bên cạnh đó với việc áp dụng phương pháp dạy học mới của giáo viên cũng giúp cho các em cảm thấy hứng thú, trãi nghiệm và nắm vững kiến thức hơn.
= > GIẢI PHÁP CẢI TIẾN ĐỂ TIẾT GIẢNG DẠY ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT HƠN
+ Giải pháp 1: Ngoài cung cấp các thông tin cần thiết về BĐKH – NBD như: biểu hiện, tác động, nguyên nhân, giải pháp thì ở mỗi phần, ngoài lý thuyết giáo viên nên minh họa bằng hình ảnh, video, hoặc cho các em đi thực địa, tham gia các hoạt động trãi nghiệm (GV có thể tổ chức thực địa cho các em trong điều kiện cho phép).
* Ví dụ: Khi nói về “Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở ĐBSCL - TP.Cần Thơ”.
Ngoài phần kiến thức mà giáo viên cung cấp thì GV nên kèm theo một số hình ảnh, video đã được chuẩn bị 
(Lưu ý: hình ảnh, video sẽ thuyết phục hơn khi: hình ảnh, video đó có nguồn, được chụp hay quay tại nơi mà các em biết, có độ phân giải tốt, rõ ràng. Nếu hình ảnh do giáo viên tự chụp hoặc tự quay càng hiệu quả và thuyết phục các em hơn).
* Minh họa:
Lượng mưa trung bình năm
“Lượng mưa trung bình năm của thành phố Cần Thơ giảm khoảng 200 mm. Từ năm 2010 đến nay, lượng mưa giao động từ 1200 đến 1500 mm. Đi kèm với lượng mưa giảm là hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.
Theo số liệu ghi nhận trong quá khứ lưu lượng thấp nhất vào mùa khô của sông Hậu tại Cần Thơ có nhiều lúc chưa đạt 800m3/s, trong khi nhu cầu nước cho lúa có khả năng lên đến 850m3/s. Lưu lượng nước sông mùa khô giảm, gây khô hạn ở vùng thượng nguồn (Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt) và xâm nhập mặn ở vùng thấp (Vĩnh Thạnh, Cái Răng) do nước biển không có đối lực nên đi sâu vào đất liền, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và dịch vụ.”
Cống đầu mối ngăn mặn giữ ngọt ở Viện Lúa 
(Nguồn ảnh: 
Nắng nóng vào những ngày cuối tháng 03/2018 trên địa bàn xã Trung An – Cờ Đỏ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Tác giả)
+ Giải pháp 2: Cung cấp cho các em các trang wed, sách, báo, tạp chí, văn bản, báo cáo,về BĐKH – NBD để các em có thể tự tham khảo.
- Bên cạnh các thông tin, kiến thức, tranh ảnh, video mà giáo viên cung cấp, giảng dạy trên lớp thì giáo viên nên cung cấp thêm cho các em học sinh giỏi hay các em học sinh có sự quan tâm, hứng thú đến BĐKH - NBD một số trang wed, sách, báo, tạp chí, văn bản, báo cáo có liên quan.
* Minh họa:
- Sách
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Ths. Trần Hữu Hiệp, Nguyễn Phong Quang, 04/2012, Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật 6.
Hoàng Ngọc Oanh, Nguyễn Văn Âu, Lê Thị Ngọc Khanh, 2011, Địa lí tự nhiên đại cương 2 – Khí quyển và Thủy quyển, NXB Đại học Sư phạm.
- Báo, tạp chí
Thế Anh, Ngô Văn, 2016, “Ngổn ngang” bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang.
Lương Ngọc Thúy, Phan Đức Nam, 2015, Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và di cư của người nông dân.
- Văn bản, báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
Viện Khoa Học Kỹ Nông Nghiệp Miền Nam (11/2013), Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
GS.TS Trần Thọ Đạt, TS. Đinh Đức Trường, Ths. Vũ Thị Hoài Thu, (11/2013), Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
- Trang web
Chí Sơn, Lan Anh, 03/2016, Gần 1 triệu ha lúa ở ĐBSCCL bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, Báo điện tử VTV Đài truyền hình Việt Nam, 
Đỉnh Khang, 2006, Biến đổi khí hậu – “thủ phạm” gây cháy rừng và nắng nóng bất thường, 
Những biểu hiện thời tiết dị thường của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, 2012,  ""&HYPERLINK ""cid=4668
+ Giải pháp 3: Tổ chức các cuộc thi: làm đồ tái chế, các tiết dạy học theo dự án, dạy học theo chủ đề, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham quan, thực tế để thông tin về BĐKH – NBD đến với các em một cách sinh động, thiết thực và khoa học hơn.
=> Thông qua hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh trường, giáo viên bộ môn cũng có thể giáo dục BĐKH cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh trường THPT Trung An năm học 2017 – 2018.(Ảnh: tác giả)
Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh trường THPT Trung An năm học 2017 – 2018. (Ảnh: tác giả)
 (Giảng dạy, ảnh: Tác giả)
Học tập thực tế - kết hợp giáo dục tác động biến đổi khí hậu – nước biển dâng. (Thực hiện tháng 02/2018, lớp 12C3,12C8)
Giáo dục BĐKH – NBD thông qua các tiết dạy học theo chủ đề, dạy học dự án. (thực hiện vào tháng 9/2017 và tháng 2/2018, tại lớp 11C1)
Học tập thực tế - kết hợp giáo dục tác động biến đổi khí hậu – nước biển dâng. 
(Thực hiện 02/2018 - Ảnh: Tác giả)
+ Giải pháp 4: Ở những lớp khá giỏi, giáo viên còn có thể hướng dẫn cho các em làm các đề tài nghiên cứu nhỏ, làm báo cáo, thu thập tranh ảnh, tư liệu về BĐKH – NBD.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- Sau khi thực hiện một số cải tiến như trên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục tác động của BĐKH – NBD thì kết quả bước đầu đạt được là rất khả quan:
	+ Thông qua khảo sát nhỏ ở lớp thí điểm 11C1 (lớp được thực hiện một số tiết dạy dự án và chủ đề kết hợp giáo dục tác động BĐKH - NBD có ảnh ở phần 4.2) thì có 38/41 học sinh cho rằng các em cảm thấy việc học theo hướng cải tiến có kèm hình ảnh, video và có sản phẩm thu hoạch sau tiết học sẽ hứng thú, dễ tiếp thu kiến thức và đỡ nhàm chán hơn so với việc học đơn điệu như trước đây.
	+ 3 học sinh của lớp 11C1 lại cho rằng cần phải đi thực địa để quan sát, tìm hiểu những ảnh hưởng và tác động cụ thể của BĐKH – NBD thì sẽ hay và thuyết phục các em hơn.
	+ Ở một số lớp khác của trường theo quan sát của giáo viên, thông qua việc cải tiến tiết dạy đa số học sinh chú ý lắng nghe hơn, các em không còn ồn và lo ra như khi học lý thuyết thông thường, mặt dù gần đến giờ ra chơi hoặc ra về nhưng các em vẫn rất tập trung lắng nghe, ghi chép và giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra.
 Cảm nhận sau tiết học cải tiến.
 Lớp
Số lượng học sinh
Rất thích
Thích
Bình thường
(không có sự thay đổi)
10C4
32
31
1
0
11C2
39
37
2
0
12C5
40
35
5
0
Bảng khảo sát cảm nhận của học sinh ở một số lớp sau khi học giáo dục BĐKH theo hướng cải tiến.
+ Thông qua việc dạy giáo dục biến đổi khí hậu theo hướng cải tiến thì học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống, thực hành tiết kiệm điện, nước và bước đầu làm quen với việc sử dụng đồ tài chế.
	+ Tuy chưa nhiều nhưng đã có một bộ phận học sinh sau tiết học đã sử dụng kiến thức mình học được ứng dụng vào hoạt động kinh tế và sinh hoạt của gia đình. (Cụ thể sau tiết học các em đã biết tận dụng nước rửa rau để tưới cây và rửa một số chén bẩn để tiết kiệm nước. Mở thoáng các cửa sổ để tiết kiệm điện vào những ngày thời tiết nắng nóng). Tuy nhỏ nhưng đó là kết quả bước đầu mà việc giáo dục BĐKH – NBD theo hướng cải tiến mang lại.
	+ Qua việc dạy giáo dục BĐKH – NBD theo hướng cải tiến, bản thân tôi nhận thấy các em có sự chú ý nhiều hơn đến môn địa lí, các em sự có thích thú, mong chờ đến tiết học, học tập nghiêm túc và nhớ bài lâu hơn so với trước đây.
6. Tính hiệu quả:
+ Hiệu quả kinh tế: Từ những kiến thức đã học, học sinh biết được BĐKH – NBD có những tác động nào, hậu quả ra sau, giải pháp giảm thiểu, khắc phục là gì?. Từ đó áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình hoặc triển khai những kiến thức đã học được cho gia đình, lối xóm từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu những thiệt hại mà BĐKH – NBD tác động. Biết được nguyên nhân gây nên BĐKH – NBD nên phần lớn các em thực hiện chính sách tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và các tài nguyên khác, các em biết sử dụng đồ tái chế và tuyên truyền giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường cho những người xung quanh,
+ Lợi ích xã hội: Nâng cao ý thức của học sinh về công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh trường lớp, nhà cửa, địa phương nơi mình sinh sống qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình,Qua việc cải tiến cũng làm cho hiệu quả và chất lượng tiết dạy của giáo viên tăng lên, kết quả học tập của học sinh được cải thiện hơn so với trước đây.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
- Phạm vi áp dụng đề tài: Trường THPT Trung An và một số trường THPT có điều kiện và đặc điểm tương tự trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, các trường THPT thuộc ngoại ô TP.Cần Thơ và cả nước. (nơi có hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế và chịu tác động mạnh của BĐKH - NBD).
Ngoài ra đề tài còn có thể là tài liệu tham khảo cho các báo cáo viên về giáo dục tác động của BĐKH – NBD đối với sản xuất nông nghiệp ở các ban, ngành, trung tâm, các viện, sở Tài nguyên và Môi trường,
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.., ngày ... tháng... năm 
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐINH CHÍ THIỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giao_duc_su_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau.doc