Xây dựng và thực hiện phần sản xuất/điều chế trong chương halogen (Hóa học 10), theo định hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất, kinh doanh ở địa phương, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia

Xây dựng và thực hiện phần sản xuất/điều chế trong chương halogen (Hóa học 10), theo định hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất, kinh doanh ở địa phương, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia

Sinh thời, Hồ Chủ Tịch có nói “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Đó là lời dạy, là phương châm học tập hoàn toàn đúng đắn đối với người học.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, hướng tới 10 năng lực cốt lõi : năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất[1]

Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới[2]

Việc triển khai chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm. Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép sản xuất, kinh doanh vào trong bài học chưa đồng bộ. Do vậy học sinh tiếp thu kiến thức có phần nào còn thụ động, chưa tạo hứng thú cho học sinh.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực,tiến hành nghiên cứu xây dựng cở sở lý thuyết, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, thông kê xử lí số liệu, xây dựng. tình huống thực tiễn , qua đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành sáng kiến kinh nghiệm. Lựa chọn các nội dung của chương 5 : nhóm halogen trong sách giáo khoa hóa học 10 (Nhà xuất bản giáo dục) để xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 20 trang thuychi01 13152
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và thực hiện phần sản xuất/điều chế trong chương halogen (Hóa học 10), theo định hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất, kinh doanh ở địa phương, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
1. Mở đầu	1
 1.1. Lí do chọn đề tài	1
 1.2. Mục đích nghiên cứu	1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu	2
 1.4 .Phương pháp nghiên cứu	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	2
2.1. Cơ sở lí luận 	2
2.1.1. Khái niệm	2
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất , kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông	2
2.1.3. Nội dung môn Hóa học cấp THPT chương halogen với hoạt động sản xuất, kinh doanh	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	3
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	4
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	4
2.3.2. Các hoạt động dạy học	5
2.3.2.1 Bài Clo 	5
2.3.2.2 Bài hidroclorua. Axit clohdric – muối clorua	6
2.3.2.3 Bài Sơ lược về hợp chất có oxi của clo	12
2.3.2.4 Bài Flo – Brom – Iot 	14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 	16
3. Kết luận, kiến nghị 	17
3.1. Kết luận	17
3.2. Kiến nghị	18
Tài liệu tham khảo	18
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp Sở GD & ĐT 	19
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Hồ Chủ Tịch có nói “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Đó là lời dạy, là phương châm học tập hoàn toàn đúng đắn đối với người học.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, hướng tới 10 năng lực cốt lõi : năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất[1]
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới[2]
Việc triển khai chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm. Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép sản xuất, kinh doanh vào trong bài học chưa đồng bộ. Do vậy học sinh tiếp thu kiến thức có phần nào còn thụ động, chưa tạo hứng thú cho học sinh.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực,tiến hành nghiên cứu xây dựng cở sở lý thuyết, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, thông kê xử lí số liệu, xây dựng. tình huống thực tiễn , qua đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành sáng kiến kinh nghiệm. Lựa chọn các nội dung của chương 5 : nhóm halogen trong sách giáo khoa hóa học 10 (Nhà xuất bản giáo dục) để xây dựng sáng kiến kinh nghiệm.
	Tôi chọn đề tài nghiên cứu ’’Xây dựng và thực hiện phần sản xuất/điều chế trong chương halogen (Hóa học 10), theo định hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất, kinh doanh ở địa phương, nhằm thúc đẩy hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia ’’
Mong muốn của sáng kiến kinh nghiệm từng bước giúp học sinh tiếp cận sản xuất, kinh doanh trong bài học, tham gia bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Để nâng cao chất lượng bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh cần phải đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên, đồng bộ, trong đó việc tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò quan trọng. Xác định mối liên hệ của nội dung môn Hóa học cấp THPT với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lồng ghép tư liệu ở địa phương trong quá trình dạy học sẽ thúc đẩy hứng thú trong học tập vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn từ đó hình thành phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình dạy học ở chương trình hóa học 10, việc lồng ghép hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tham gia trực tiếp chủ động, tích cực trong các hoạt động. Tạo điều kiện để học sinh nhận thức năng lực và phát huy tiềm năng của bản thân, hình thành các phẩm chất và năng lực cốt lõi, nắm được tác động của cơ sở sản xuất, kinh doanh có tác động thế nào đến đời sống, xã hội, môi trường? Làm thế nào có thể bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng và định hướng nghề nghiệp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết theo phương pháp diễn dịch, so sánh.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin về thực trạng dạy học bộ môn hóa học có lồng ghép tư liệu sản xuất, kinh doanh địa phương ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia , từ đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Phương pháp thống kê, sử lý số liệu để có những thông tin cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài. Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh và có kế hoạch thực hiện cụ thể.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn năng lực có sẵn trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận
b. Giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM là dạy học sinh kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của nó trong thực tiễn, tức là ứng dụng trong công nghệ và kĩ thuật.
STEAM: Khoa học và Công nghệ được giải thích thông qua Kỹ thuật và nghệ thuật; Tất cả đều phải dựa trên nền tảng là Toán học
2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất , kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông.[3]
Các thành tố của hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan nội dung kiến thức môn hóa học đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp tư liệu để xây dựng nội dung dạy học.
Ý nghĩa, vai trò của các thành tố của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phân tích dưới các góc độ
a. Về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học: 
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Giúp học sinh phát triễn kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.
- Phát triển trí tuệ của học sinh.
- Giáo dục nhận cách học sinh.
b. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kỹ năng đặt mục tiêu.
- Kỹ năng quản lí thời gian.
- Kỹ năng tìm kiếm xử lí thông tin.
2.1.3. Nội dung môn Hóa học cấp THPT chương halogen với hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khi xác định mối liên hệ giữa nội dung môn Hóa học với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương, giáo viên cần khảo sát thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh đang có và sắp có của địa phương, vùng lân cận. Sau đó đối chiếu với nội dung môn Hóa học để xác định nội dung đó có liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
Trong chương nhóm halogen có một số nội dung ở phần điểu chế/ sản xuất trong các bài: Clo; Hidroclorua-axit clohidric; Sơ lược về hợp chất có oxi của clo; Flo-Brom-Iot có thể lồng ghép nội dung sản xuất kinh doanh trong quá trình dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh qua đó học sinh thấy được bộ môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm.
 Mặt khác, đây là chương đầu tiên nghiên cứu về tính chất của các đơn chất, hợp chất sau khi học xong phần Hóa học đại cương. Do vậy giáo viên cần tạo hứng thú trong quá trình tiếp cận kiến thức của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên và học sinh hoàn chỉnh các mục tiêu bài học,tiếp nhận kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, các hoạt động trải nghiệm thực tế. Đồng thời rèn kỹ năng cho học sinh tư duy bậc cao, khơi gợi sự hứng thú trong học tập và sử dụng kiến thức để biết được hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường? Làm thế nào có thể bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Việc triển khai chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm. Trong quá trình dạy học hiện nay, việc lồng ghép sản xuất, kinh doanh vào trong bài học chưa đồng bộ. Do vậy học sinh tiếp thu kiến thức có phần nào còn thụ động, chưa tạo hứng thú cho học sinh.Trong đề thi trung học phổ thông quốc gia có câu hỏi vận dụng thực tế nhưng một số học sinh còn lúng túng.
 Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian để tìm hiểu đầy đủ qui trình sản xuất/điều chế các chất, các sản phẩm. Điều này khiến các em học sinh chưa phát huy hết năng lực của bản thân, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế. Khi tiếp cận các câu hỏi dạng này không ít học sinh bỡ ngỡ, lúng túng.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sự chuẩn bị quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương giúp kích thích tư duy, tạo sự hứng thú học tập, giúp các em làm chủ tiết học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại 
 địa phương phù hợp với nội dung dạy học
Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh
Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục
Bước 5: Thực hiện kế hoạch giáo dục/dạy học
Vấn đề nghiên cứu:
 Lồng ghép vấn đề sản xuất, kinh doanh vào nội dung dạy học chương halogen theo định hướng phát triễn năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia .
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc lồng ghép vấn đề sản xuất, kinh doanhở nhóm halogen (hóa học 10) cho dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn Hoá học ở lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia.
2.3.1.Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
* Chuẩn bị của Giáo viên
Chuẩn bị mẫu vật( nếu có), tài liệu, địa chỉ web...liên quan đến sản xuất/điều chế clo và hợp chất của clo; sản xuất flo, brom, iot trong công nghiệp để giới thiệu cho HS tham khảo; chuẩn bị phương tiện dạy học.
Khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương và vùng lân cận để xác định các cơ sở sản xuất kinh doanh cụ thể. Từ đó xác định nội dung dạy học có thể gắn liền với sản xuất kinh doanh. Xây dựng các tình huống dạy học; dự kiến các tình huống, phương án trả lời của học sinh; dự đoán các khó khăn của học sinh
* Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu trước các vấn đề về sản xuất/điều chế clo và hợp chất của clo(ứng dụng, điều chế clo. Axit clohidric và khí hiđroclorua, muối clorua, hợp chất nước Gia-ven, clorua vôi,...); sản xuất flo, brom, iot 
- Tìm hiểu các qui trình điều chế clo, khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm
- Tìm hiểu các cánh đồng sản xuất muối, cơ sở sản xuất khí clo, axit clohidric, nước Gia-ven, Clorua vôi, muối iot ở Việt Nam ( thông qua SGK, tài liệu tham khảo, internet,...) và ở địa phương Tĩnh Gia
2.3.2 Các hoạt động dạy học
Giáo viên lồng ghép nội dung điều chế và sản xuất trong từng nội dung bài dạy
2.3.2.1.Ở bài Clo
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Phương án: Dạy học trên lớp. 
Mục đích hoạt động
Huy động các kinh nghiệm, kiến thức của HS đã được học về clo ở lớp 9: điều chế clo trong phòng thí nghiệm, sản xuất clo trong công nghiệp viết một số phương trình hóa học điều chế clo,...tạo hứng thú và nhu cầu học tập cho HS
Nội dung hoạt động
HS tìm hiểu nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, lựa chọn hóa chất phù hợp, viết phương trình hóa học và tìm hiểu vai trò của từng dụng cụ trong sơ đồ điều chế khí clo
HS tìm hiểu qui trình sản xuất clo trong công nghiệp, ứng dụng và các cơ sở sản xuất khí clo ở Việt Nam
Kỹ thuật tổ chức hoạt động.
GV cho HS hoạt động nhóm: tìm hiểu sơ đồ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và qui trình sản xuất khí clo trong công nghiệp trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?
Chọn lựa hóa chất để điều chế, điều kiện phản ứng phù hợp với từng loại hóa chất, viết phương trình hóa học xảy ra?
Cho biết vai trò của các bình chứa dung dịch NaCl, dung dịch H2SO4 đặc trong sơ đồ điều chế ?
Nêu cách sản xuất khí clo trong công nghiệp. Cho biết một số cơ sở sản xuất khí clo. Quá trình hoạt động có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường ? 
GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu bài học ( HS có thể nêu các ý khác nhau nhưng trọng tâm vẫn là các câu trả lời ). Từ đó GV giao nhiệm vụ cho các nhóm ( thực hiện ngoài giờ lên lớp, trả lời trong giờ học):
	+ Nhóm 1 và nhóm 2 : Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
	+ Nhóm 3 và nhóm 4: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet, hỏi ý kiến chuyên gia để tìm hiểu cách sản xuất khí clo trong công nghiệp. Tìm hiểu các cơ sở sản xuất khí clo. Cho biết tác động đến đời sống xã hội và môi trường.
	GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, cử nhóm trưởng, thư kí nhóm,..; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Hướng dẫn các nhóm cách điều tra, thu thập, xử lí thông tin; đảm bảo an toàn; xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Sản phẩm học tập
HS biết được nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
Oxi hóa ion Cl- thành Cl2 từ axit HCl đặc với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7, PbO2,....
Nếu dùng MnO2 thì cần đun nóng: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Nếu dùng KMnO4 hoặc KClO3 có thể đun hoặc không
 2KMnO4 + 16HCl " 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
 KClO3 + 6HCl " KCl + 3Cl2 + 3H2O
HS biết qui trình sản xuất khí clo trong công nghiệp: Phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn cách 2 điện cực để khí clo không tiếp xúc với dung dịch NaOH. Dưới tác dụng của dòng điện 1 chiểu: ở cực dương (anot) ion Cl- bị oxi hóa thành Cl2, ở cực âm (anot) H2O bị khử thu được H2 và dung dịch NaOH. Trong công nghiệp, clo được sản xuất như một sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất NaOH
 Một số cơ sở sản xuất khí clo ở Việt Nam như Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì – Phú Thọ, Công ty cổ phần Đông Á (Đông Á chemical) – Phú Thọ, Công ty cổ phần khí công nghiệp Bắc Hà
Ảnh : Điện phân màng trao đổi ion tại nhà máy hóa chất công ti Đông Á. Nguồn: dongachem.vn
HS đặt ra được câu hỏi nghiên cứu bài học
2.3.2.2.Ở bài: Hidroclorua – Axit clohidric và muối clorua
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Phương án: Dạy học trên lớp kết hợp với dạy học tại cơ sở sản xuất kinh doanh
Mục đích hoạt động
Huy động các kinh nghiệm, kiến thức của HS đã được học về axit clohdric và muối clorua ở lớp 9: điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm, sản xuất trong công nghiệp viết một số phương trình hóa học điều chế HCl, NaCl,...tạo hứng thú và nhu cầu học tập cho HS
Nội dung hoạt động
HS tìm hiểu nguyên tắc điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm, viết phương trình hóa học và tìm hiểu vai trò của từng dụng cụ trong sơ đồ điều chế khí hidroclorua
HS tìm hiểu qui trình sản xuất axit clohidric trong công nghiệp, các cơ sở sản xuất axit clohdric ở Việt Nam
HS tìm hiểu thực tế qui trình sản xuất muối ăn của diêm dân địa phương Tĩnh Gia
Kỹ thuật tổ chức hoạt động.
GV cho HS hoạt động nhóm: tìm hiểu sơ đồ điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm và qui trình sản xuất axit clohdric trong công nghiệp trả lời các câu hỏi sau:
Phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm?
Chọn lựa hóa chất để điều chế, điều kiện phản ứng phù hợp, viết phương trình hóa học xảy ra?
Vẽ được sơ đồ điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm?
Nêu phương pháp hiện đại sản xuất axit clohdric trong công nghiệp? Cho biết một số cơ sở sản xuất khí clo. Quá trình hoạt động có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường?
Hiện nay trong công nghiệp ngoài phương pháp tổng hợp thi còn cách nào để sản xuất, thu được HCl?
Cho biết qui trình sản xuất muối ăn ở địa phương Tĩnh Gia. Quá trình sản xuất của diêm dân có tác động như thế nào đến đời sống xã hội, môi trường. Làm thế nào để bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm
 GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu bài học ( HS có thể nêu các ý khác nhau nhưng trọng tâm vẫn là các câu trả lời ). Từ đó GV giao nhiệm vụ cho các nhóm ( thực hiện ngoài giờ lên lớp, trả lời trong giờ học):
	+ Nhóm 1 : Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu cách điều chế khí hidroclorua và axit clohidric trong phòng thí nghiệm.
	+ Nhóm 2 : Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet , hỏi ý kiến chuyên gia để tìm hiểu cách sản xuất axit clohidric trong công nghiệp. Tìm hiểu các cơ sở sản xuất axit clohdric ở Việt Nam. Cho biết tác động đến đời sống xã hội và môi trường; xây dựng chiến lược để bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
	+ Nhóm 3 : Nghiên cứu tài liệu tham khảo, internet, hỏi ý kiến diêm dân, đồng thời tham quan các ruộng muối ở địa phương, tìm hiểu qui trình sản xuất muối sạch trong thực tế. Tác động của cánh đồng muối đó đến đời sống xã hội và môi trường; xây dựng chiến lược để bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng 
+ Nhóm 4 : Nghiên cứu tài liệu tham khảo, internet, hỏi ý kiến chuyên gia, đồng thời tham quan các cơ sở sản xuất nước mắm ở địa phương, tìm hiểu kỉ thuật muối cá thu được nước mắm . Xây dựng chiến lược để bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng 
	GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, cử nhóm trưởng, thư kí nhóm,..; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Hướng dẫn các nhóm cách điều tra, thu thập, xử lí thông tin; đảm bảo an toàn; xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Sản phẩm học tập
HS biết được phương pháp điều sunfat chế khí hidroclorua và dung dịch axit clohidric trong phòng thí nghiệm
Cho tinh thể NaCl rắn và dung dịch axit H2SO4 đậm đặc và đun nóng, rồi hấp thụ nước để thu được dung dịch HCl
 NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl
 2NaCl + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl
HS biết qui trình sản xuất axit clohidric trong công nghiệp theo phương pháp tổng hợp
Ảnh: Sơ đồ thiết bị sản xuất axit HCl trong công nghiệp. 
Nguồn: hoabinhxanh.vn
Thuyết minh qui trình [4]. 
Dòng khí H2 và Cl2 sau điện giải được đưa vào buồng đốt của tháp axít. 
H2 + Cl2 2HCl
Hỗn hợp (HCl và H2 dư) sẽ được hấp thu bằng nước vô khoáng.
Ngoài ra còn có ejector dùng hơi cao áp tạo chân không cho toàn tháp, nhờ đó dòng khí chuyển động từ dưới lên trên.
Thiết bị chính
Buồng đốt:
Chức năng: Tạo không gian cho quá trình đốt cháy H2 trong Cl2
Cấu tạo: Là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vỏ áo 
Hoạt động: Trước khi khởi động phải thông khí N2 đuổi hết H2 trong buồng đốt để đảm bảo an toàn cháy nổ.
Khi khởi động H2 được mồi rồi đưa vào tháp, sau đó dòng Cl2 đi vào tham gia phản ứng cháy với H2 tạo sản phẩm khí HCl. H2 + Cl2 2HCl
Buồng hấp thu chính:
Chức năng: Hấp thu khí HCl bằng nước vô khoáng tạo dung dịch HCl.
Cấu tạo: Bên trong chứa những lớp than xếp chồng lên nhau, trong các khối than này có những đường ống nhỏ theo chiều dọc và các khe nước làm nguội.
Hoạt động: Khí HCl từ buồng đốt lên sẽ vào các ống than thực hiện quá trình hấp thu màng, dòng nước hấp thu đi từ trên xuống, dung dich HCl (31,5 – 32,5%) theo đường lấy sản phẩm ra ngoài.
Buồng hấp thu khí thừa:
Chức năng: Hấp thu khí HCl sau hấp thu chính còn sót lại.
Cấu tạo: Là thiết bị dạng mâm chóp, có 6 mâm và 6 ống chảy chuyền.
Hoạt động: Quá trình xảy ra tương tự. Dòng HCl đi ra được về buồng hấp thu chính.
Đĩa an toàn:
Chức năng: Kiểm soát an toàn khi tháp làm việc.
Cấu tạo: Đĩa làm bằng gr

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_va_thuc_hien_phan_san_xuatdieu_che_trong_chuong_hal.doc
  • docCV34-M2-Bia1.doc